Thiết kế bài giảng khối 5 - Tuần 16 năm 2009

Thiết kế bài giảng khối 5 - Tuần 16 năm 2009

I. Mục đích yêu cầu.

- Rèn kĩ năng tìm tỉ số phần trăm của hai số.

- Làm quen với các khái niệm :

+ Thực hiện một số phần trăm kế hoạch, vượt mức một số phần trăm kế hoạch.

+ Tiền vốn, tiền bán, tiền lãi, số phần trăm lãi.

- Làm quen với các phép tính với tỉ số phần trăm (Cộng và trừ hai tỉ số phần trăm, nhân và chia số phần trăm với một số tự nhiên).

II. Đồ dùng.

 - Bảng phụ.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

 

doc 31 trang Người đăng huong21 Lượt xem 687Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài giảng khối 5 - Tuần 16 năm 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16
Ngày soạn: 29/11/2009.
Ngày giảng: 06/12/2009. Thứ hai
Chào cờ
(Tập trung dưới cờ)
Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục đích yêu cầu.
- Rèn kĩ năng tìm tỉ số phần trăm của hai số.
- Làm quen với các khái niệm :
+ Thực hiện một số phần trăm kế hoạch, vượt mức một số phần trăm kế hoạch.
+ Tiền vốn, tiền bán, tiền lãi, số phần trăm lãi.
- Làm quen với các phép tính với tỉ số phần trăm (Cộng và trừ hai tỉ số phần trăm, nhân và chia số phần trăm với một số tự nhiên).
II. Đồ dùng.
 - Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 2 HS làm bài 2 T75
* BĐ: HS làm đúng 9đ, trình bày bảng 1đ.
- GV nhận xét ghi điểm.
2. Dạy học bài mới.
2.1. Giới thiệu bài.
2.2 Hướng dẫn luyện tập.
*Bài 1.
- GV hướng dẫn mẫu SGK T76.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
*Bài 2. - GV gọi HS đọc đề toán.
+ Bài tập cho chúng ta biết gì ?
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- Bài toán hỏi gì ?
- GV hướng dẫn làm
- 2 HS lên bảng làm bài
( KQ: b, 73,7705 ; c, 4,6154 )
- HS nghe
- HS nêu yêu cầu.
- HS theo dõi.
- 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Kq: a,65,5% b, 14% c, 56,8% 
 d, 27 % 
- HS nhận xét.
- 1 HS đọc đề toán trước lớp.
- HS: Bài tập cho biết:
Kế hoạch năm : 20ha ngô
Đến tháng 9 : 18ha
Hết năm : 23,5ha
 - Bài toán hỏi :
Hết tháng 9 : ....%kế hoạch ?
Hết năm : ....% vượt kế hoạch 
- 1 HS làm bảng
Bài giải
a, Theo kế hoạch cả năm, đến hết tháng 9 thôn Hoà An đã thực hiện được là:
18 : 20 = 0,9
0,9 = 90%
b, Đến hết năm thôn Hoà An đã thực hiện được kế hoạch là :
23,5 : 20 = 1,175
1,175 = 117,5%
Thôn Hoà An đã vượt mức kế hoạch là :
 117,5% - 100% = 17,5%
Đáp số : a, Đạt 90% ; b, Thực hiện 117,5% và vượt 17,5%
3 Củng cố dặn dò.
- Hỏi: Muốn tìm tỉ số phần trăm của hai số a và b ta làm như thế nào? 
- Hướng dẫn HS về làm các bài tập trong VBT bài 1, 2, 3 tương tự như các bài trong SGK. HS yếu làn bài tập 1 và bài 2. Chuẩn bị bài sau: Giải toán về tỉ số phần trăm (tiếp theo).
 - Nhận xét tiết học.
- 2 HS phát biểu.
- HS lắng nghe GV hướng dẫn về nhà chuẩn bị bài sau.
Tập đọc
THẦY THUỐC NHƯ MẸ HIỀN
 	Theo TRẦN PHƯƠNG HẠNH
I. Mục đích yêu cầu
1. Đọc thành tiếng.
- Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ : Danh lợi, nóng nực, nồng nặc, nổi tiếng...
- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ nói về tình cảm của người bệnh, sự tận tụy và lòng nhân hậu của Lãn Ông. Đọc diễn cảm toàn bài văn.
2. Đọc - hiểu .
- Hiểu nghĩa các từ ngữ : Hải Thượng Lãn Ông, danh lợi, bệnh đậu, tái phát, vời...
- Hiểu nội dung của bài: Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông.
- GD HS biết yêu quí và kính trọng thầy thuốc.
II. Đồ dùng dạy – học.
- Tranh minh hoạ trang 153, SGK. Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ. 
- Yêu cầu 2 HS đọc bài thơ Về ngôi nhà đang xây và trả lờicâu hỏi: 
+ Bài thơ nói lên điều gì ?
*BĐ: Đọc to, lưu loát, trôi chảy, đúng chính âm 8đ; trả lời câu hỏi 2đ.
- Nhận xét cho điểm từng HS.
2. Dạy - học bài mới.
2.1. Giới thiệu bài.
- 2.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
a) Luyện đọc.
* Đọc đoạn.
- Yêu cầu SHHS đọc nối tiếp đoạn (3 lượt). GV chú ý sửa lỗi phát âm. Ngắt giọng cho từng HS. Đánh giá ghi điểm.
- Gọi HS đọc phần chú giải.
- Giải thích: Lãn Ông có nghĩa là ông lão lười. Đây là biệt hiệu danh y tự đặt cho mình, ngụ ý nói rằng ông lười biếng với chuyện danh lợi.
* HS luyện đọc theo cặp.
* Đọc trước lớp.
- GV đọc mẫu, nêu cách đọc toàn bài.
b) Tìm hiểu bài.
+ Hải Thượng Lãn Ông là người như thế nào?
+ Tìm những chi tiết nói lên lòng nhân ái của Lãn Ông trong công việc ông chữa bệnh cho con người thuyền chài?
+ Điều gì thể hiện lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc chữa bệnh cho người phụ nữ ?
- Giảng: Hải Thượng Lão Ông là một thầy thuốc giàu lòng nhân ái. Ông giúp những người dân nghèo khổ, Ông tự buộc mình về cái chết ... Điều đó cho thấy ông là một thầy thuốc có lương tâm và trách nhiệm. Ông còn là một người cao thượng và không màng danh lợi
+ Em hiểu nội dung hai câu thơ cuối bài thơ thế nào ?
+ Bài văn cho em biết điều gì ?
- Ghi nội dung chính của bài lên bảng.
- Kết luận : Nhắc lại nội dung chính.
c, Đọc diễn cảm. 
- Tổ chức cho HS luyện đọc d/c đoạn 1
+ Treo bảng phụ có viết đoạn 1.
+ Đọc mẫu.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét cho điểm HS.
3. Củng cố - dặn dò. 
- Em học được điều gì ở Hải Thượng
Lãn Ông 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học và soạn trước bài Thầy cúng đi bệnh viện- GV đọc mẫu và hướng dẫn cách đọc như sau: Toàn bài đọc với giọng kể chuuyện, chậm rãi, thong thả. Nhấn giọng ở những từ ngữ: làng xa bản gần, dau quặn, cứa mạnh, không thuyên giảm, dâu nặng, khẩn khoản, nói mãi, nể lời, mổ, sợ mổ, trốn về, quằn quại, giỏ net, suốt ngày đêm, không lui, tất cả, tiêm thuốc, đỡ, ôn tồn, khỏi bệnh, dứt khoát, ốm đau nên đi bệnh viện 
- 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng toàn bài thơ trả lời câu hỏi..
- Nhận xét bạn đọc và trả lời câu hỏi.
- Lắng nghe.
- HS đọc bài theo trình tự:
- HS 1: Hải Thượng .... thêm gạo, củi.
- HS 2: Một lần khác ... càng hối hận.
- HS 3: Là thầy thuốc ... đổi phương.
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- Theo dõi.
- 2 HS ngồi cùng bàn đọc.
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS theo dõi GV đọc mẫu.
+ Hải Thượng Lãn Ông là một thầy thuốc giàu lòng nhân ái, không màng danh lợi.
+ Những chi tiết: Lãn Ông nghe tin con nhà thuyền chài bị bệnh đậu nặng mà nghèo, không có tiền chữa, tự tìm đến thăm. Ông tận tụy chăm sóc cháu bé hàng tháng trời không ngại khổ, ngại bẩn. Ông chữa khỏi bệnh cho cháu bé, không những không lấy tiền mà còn cho họ thêm gạo, củi.
+ Người phụ nữ chết do tay thầy thuốc khác song ông tự buộc tội mình về cái chết ấy. Ông rất hối hận.
- Lắng nghe.
+ Hai câu thơ cuối bài cho thấy Hải Thượng Lãn Ông coi công danh trước mắt trôi đi như nước còn tấm lòng nhân nghĩa thì còn mãi.
+ Bài văn cho em hiểu rõ về tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông.
- 2 HS nhắc lại nội dung của bài.
- 4 HS đọc nối tiếp bài.
- Đọc và tìm cách đọc hay.
+ Theo dõi GV đọc mẫu.
+ 2 HS ngồi cạnh nhau cùng đọc bài.
- 3 HS thi đọc diễn cảm.
- 2 HS phát biểu.
- HS Lắng nghe GV hướng dẫn về nhà chuẩn bị bài sau. 
Ngày soạn: 30/11/2010.
Ngày giảng: 07/12/2010. Thứ ba
Toán 
GIẢI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM (tiếp theo)
I. Mục đích yêu cầu.
- Biết cách tính một số phần trăm của một số.
- Vận dụng cách tính một số phần trăm của một số để giải các bài toán có liên quan.
II. Đồ dùng dạy học.
 - Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 2 HS lên bảng làm:
14,2% x 5 ; 216% : 8
*BĐ: HS làm đúng 9đ, trình bày bảng 1đ.
- GV nhận xét ghi điểm.
2. Dạy học bài mới.
2.1. Giới thiệu bài.
2.2. Hướng dẫn giải toán về tỉ số phần trăm.
a, Ví dụ SGK.
- GV nêu bài toán ví dụ.
+ Em hiểu ' số học nữ chiếm 52,5% số HS của cả trường" như thế nào ?
- GV Cả trường có bao nhiêu học sinh?
- GV ghi lên bảng:
100%
1%
52,5%
: 800 học sinh
: ....học sinh ?
: ....học sinh ?
- Coi số học sinh toàn trường là 100% thì 1% là mấy học sinh ?
- 52,5% số học sinh toàn trường là bao nhiêu học sinh ?
+ Vậy trường đó có bao nhiêu HS nữ 
- GV chốt theo SGK
+ Trong bài toán trên để tính 52,5% của 800 chúng ta đã làm ntn ?
b, Bài toán về tìm một số phần trăm của một số.
- GV nêu bài toán SGK.
+ Em hiểu câu "Lãi suất tiết kiệm 0,5 một tháng" như thế nào ?
- GV viết lên bảng: 
100 đồng lãi
1 000 000 đồng lãi
: 0,5 đồng
:......đồng ?
- GV yêu cầu học sinh làm bài:
- GV chữa bài trên bảng lớp.
+ Để tính 0,5% của 1 000 000 đồng chúng ta làm như thế nào?
2.3 Luyện tập - thực hành.
Bài 1 
- GV gọi HS đọc đề bài.
- GV gọi HS tóm tắt bài toán.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Gọi HS làm.
- GV chữa bài và ghi điểm HS.
Bài 2 
- GV gọi HS đọc đề toán.
- GV yêu cầu HS tóm tắt bài toán.
+ 0,5% của 5 000 000 là gì ?
+ Bài tập yêu cầu chúng ta tìm gì ?
+ Vậy chúng ta phải đi tìm gì ?
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét ghi điểm.
3. Củng cố – dặn dò.
- GV tổng kết tiết học. Hỏi: Muốn tìm A% của B ta làm như thế nào?
- Về nhà làm các bài tập trong VBT bài 1,2,4 tương tự như các bài tập trên lớp. Yêu cầu HS yếu làm bài tập 1 và 2.
- GV hướng dẫn bài 3: 
+ Cả vườn cây chiếm bao nhiêu phần trăm?
+ 100% gấp bao nhiêu lần 50%.
+ Vậy 50% số cây ta tính như thế nào?
- Các phần còn lại yêu càu HS làm tương tự.
- Nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài sau: Luyện tập.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lới làm nháp. Q: 71% ; 27%
- Nhận xét bài làm của bạn.
- HS nghe.
- HS nghe và tóm tắt lại bài toán.
+ Coi số HS của cả trường là 100% thì số học sinh nữ chiếm 52,5 phần như thế.
 - Cả trường có 800 học sinh.
- 1% số học sinh toàn trường là :
800 : 100 = 8 (học sinh)
- 52,5% số học sinh toàn trường là :
8 x 52,5 = 420 (học sinh)
+ Trường đó có 420 học sinh nữ.
+ Ta lấy 800 nhân với 52,5 rồi chia cho 100 hoặc lấy 800 chia cho 100 rồi nhân với 52,5.
- HS nghe và tóm tắt lại bài toán.
+ Một số học phát biểu trước lớp.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở. Bài giải
Sau một tháng thu được số tiền lãi là :
1 000 000 : 100 x 0,5 = 5 000 (đồng)
Đáp số : 5 000 đồng
- Để tính 0,5% của 1 000 000 ta lấy 1000000 chia cho 100 rồi nhân với 0,5.
- 1 HS đọc đề bài trước lớp.
- 1 HS tóm tắt bài toán trước lớp.
- 1 HS lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
Số học sinh 10 tuổi là :
32 x 75 : 100 = 24 (học sinh)
Số học mười một tuổi là :
32 - 24 = 8 (học sinh)
Đáp số : 8 học sinh
- 1 HS đọc đề bài trước lớp
- 1 HS tóm tắt bài toán trước lớp.
+ Là số tiền lãi sau một tháng gửi tiết kiệm.
+ Tính xem sau một tháng cả tiền gốc và tiền lãi là bao nhiêu ?
+ Chúng ta phải đi tìm số tiền lãi sau một tháng.
- 1 HS lên bảng làm, HS lớp làm vào vở.
Bài giải
Số tiền lãi gửi tiết kiệm một tháng là :
5 000 000 : 100 x 0,5 = 25 000 (đồng)
Tổng số tiền gửi và tiền lãi sau một tháng là:
5 000 000 + 25 000 = 5 025 000 (đồng)
Đáp số : 5 025 000 đồng
- HS nhận xét bài làm của bạn.
- HS phát biểu như nghi nhớ bài học.
- HS lắng nghe GV hướng dẫn bài tập về nhà. 
+ Cả vườn cây chiếm 100%.
+ 100% gấp 2 lần 50%
+ Để tính 50% ... c sinh hát.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng.
 - HS nghe .
- 2 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận trả lời câu hỏi
- Nối tiếp nhau phát biểu, bổ sung ý kiến để có câu trả lời hoàn chỉnh.
Sự giống nhau
Sự khác nhau
- Ghi lại diễn biến để làm bằng chứng.
- Phần mở đầu : Có tên biên bản, có Quốc hiệu, tiêu ngữ.
- Phần chính: có:
+ Thời gian.
+ Địa điểm.
+ Thành phần có mặt.
+ Nội dung sự việc.
- Phần kết : có :
+ Ghi tên.
 + Chữ kí của người có trách nhiệm. 
Bài 2 
 - Gọi HS đọc yêu cầu và gợi ý bài tập.
 - Yêu cầu HS tự làm bài
 - Gọi HS viết vào giấy dán bài lên bảng, HS cùng GV nhận xét, bổ sung ý kiến.
 - Gọi HS dưới lớp đọc bài làm của mình. 
 - Nhận xét, ghi điểm cho HS viết đạt yêu cầu.
- Biên bản cuộc họp có : Báo cáo, phát biểu.
- Biên bản một vụ việc có : Lời khai của những người có mặt.
- 2 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- 1 HS làm vào giấy khổ to, HS cả lớp làm vào vở.
- 1 HS báo cáo biên bản của mình, HS cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến.
- 3 HS dưới lớp đọc bài làm của mình.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Điện Biên, ngày 10 tháng 12 năm 2010
BIÊN BẢN VỀ VIỆC BỆNH NHÂN TRỐN VIỆN
Hôm nay, vào hồi 7 giờ sáng ngày 10 tháng 12 năm 2010 chúng tôi gồm những người sau đây lập biên bản về việc bệnh nhân Lò Văn Ún trốn viện.
+ Bác sĩ : Nguyễn Minh Đức - Trưởng ca trực.
+ BS : Nguyễn Hoàng Long
+ Y tá : Lê Thu Hồng
Hai bệnh nhân nằm cùng phòng 205 với bệnh nhân Lò Văn Ún, Sùng A Chính, Nông Văn Thành.
Sau đây là toàn bộ sự việc:
1. Bệnh nhân : Lò Văn Ún ; 70 tuổi đang nằm chờ mổ sỏi thận.
2. Lời khai của bác sĩ Đức :
Vào lúc 22 giờ đêm ngày 13 tháng 12 năm 2006, tôi đến phòng 205 để khám cho bệnh nhân lần cuối thì phát hiện cụ Ún không có trong phòng. Anh Chính và anh Thành nói là cụ Ún đi vệ sinh từ lúc khoảng 16 giờ chưa thấy về.
3. Lời khai của y tá Hồng :
Tôi tiêm cho cụ Ún lúc 15 giờ 30 phút. Cụ vẫn bình thường nhưng tâm lí hơi lo sợ.
4. Lời khai của bệnh nhân cùng phòng :
Lúc 16 giờ chúng tôi thấy cụ bảo đi vệ sinh. Không thấy cụ về chúng tôi cứ nghĩ cụ đi dạo đâu đó nên đi ngủ.
5. Lúc 22 giờ 30 phút, các bác sĩ, y tá kiểm tra đồ đạc của cụ Ún thì thấy trống không. Tìm hết trong khuôn viên bệnh viện mà không thấy cụ. Chúng tôi dự đoán cụ Ún lần đầu tiên đi bệnh viện, rất sợ phải mổ nên đã trốn viện về nhà.
Đề nghị lãnh đạo viện có biện pháp khẩn cấp tìm cụ Ún, đưa cụ về bệnh viện để mổ sỏi mật. Nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
Đại diện bác sĩ, y tá
Nguyễn Minh Đức
Đại diện các bệnh nhân cùng phòng
Sùng A Chính
3. Củng cố - dặn dò.
-Gọi học sinh nêu lại các bước làm biên bản một vụ việc.
- Dặn HS về nhà hoàn thành biên biên bản và chuẩn bị bài sau: Ôn tập về viết đơn.
- Nhận xét tiết học.
Kể chuyện 
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I . Mục đích yêu cầu.
- Tìm và kể lại được câu chuyện về một buổi sum họp đầm ấm trong gia đình.
- Biết sắp xếp các tình tiết trong truyện theo một trình tự hợp lí.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện mà các bạn kể.
- Nói được suy nghĩ của mình về buổi sum họp đó.
- Lời kể tự nhiên sinh động, sáng tạo, kết hợp với cử chỉ điệu bộ.
II. Đồ dùng dạy - học
- Tranh ảnh về cảnh sum họp gia đình.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 2 HS kể lại một câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu vì hạnh phúc của nhân dân..
*BĐ: Kể lu loát, to, rõ ràng, nội dung tốt 9-10đ. Kể còn hạn chế 5-8đ.
- Nhận xét, cho điểm HS.
2. Dạy - học bài mới.
2.1. Giới thiệu bài.
2.2 Hướng dẫn kể chuyện.
a) Tìm hiểu đề bài.
- Gọi HS đọc đề bài.
- GV phân tích đề bài dùng phấn màu gạch chân dưới các từ ngữ: một buổi sum họp đầm ấm trong gia đình.
 + Đề yêu cầu gì ?
- Yêu cầu HS đọc phần Gợi ý trong SGK
+ Em định kể một câu chuyện về một buổi sum họp nào ? Hãy giới thiệu cho các bạn cùng nghe.
b, Kể trong nhóm.
- HS thành nhóm nhỏ, mỗi nhóm 4 HS, yêu cầu các em kể câu chuyện của mình trong nhóm và nói lên suy nghĩ của mình về buổi sum họp đó.
- GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
c, Kể trước lớp.
 - Tổ chức cho HS thi kể trước lớp.
- Gọi HS nhận xét bạn kể chuyện.
- Nhận xét cho điểm từng HS.
3. Củng cố - dặn dò.
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện mà các em đã được nghe, được đọc nói về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho những người xung quanh.
- 2 HS kể lại chuyện.
- Lắng nghe.
- 2 HS đọc thành tiếng trước lớp.
+ Đề yêu cầu kể về một buổi sum họp đầm ấm trong gia đình.
- 4 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng.
+ 3 đến 5 HS nối tiếp nhau giới thiệu về câu chuyện mình sẽ kể.
- 4 HS ngồi 2 bàn trên dưới tạo thành một nhóm cùng kể chuyện, trao đổi với nhau về ý nghĩa của chuyện.
- 5 đến 7 HS thi kể chuyện của mình trên lớp.
- Nhận xét.
- HS lắng nghe, chuẩn bị bài sau.
Địa lí 
TIẾT 16 : ÔN TẬP
I. Mục đích yêu cầu.
Giúp HS ôn tập và củng cố, hệ thống hoá các kiến thức, kĩ năng địa lí sau: Dân cư và các ngành kinh tế Việt Nam.
- Xác định trên bản đồ 1 thành phố, trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn của đất nước.
- GD HS ý thức học tập, yêu quê hương đất nước.
II. Đồ dùng dạy - học
- Bản đồ hành chính Việt Nam nhưng không có tên các tỉnh, thành phố.
- Các thẻ từ ghi tên các thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Thành Phố Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng.
- Phiếu học tập của HS.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
- GV goi HS lên bảng trả lời .
+) Thương mại gồm các hoạt động nào. Thương mại có vai trò gì?
+) Nêu những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch nước ta.
- GV nhận xét và ghi điểm HS.
- Biểu điểm:Học sinh trả lời đúng mỗi ý 5 điểm.
3. Dạy học bài mới.
 3.1. Giới thiệu bài mới.
 3.2. Nội dung.
Hoạt Động 1: Bài tập tổng hợp
 - GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu các em thảo luận để hoàn thành phiếu học tập sau:
- Học sinh hát.
- 2 HS trả lời các câu hỏi .
- Học sinh theo dõi.
- HS làm việc theo nhóm, mỗi nhóm 4 HS cùng thảo luận, xem lại các lượt đồtừ bài 8-15 để hoàn thành phiếu.
PHIẾU HỌC TẬP
Nhóm.....................
Các em hãy cùng thảo luận để hoàn thành các bài tập sau:
1. Điều số liệu, thông tin thích hợp vào ô trống.
a) Nước ta có   dân tộc.
b) Dân tộc có dân số đông nhất là dân tộc   sống chủ yếu ở  
c) Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở   .
d) Các sân bay quốc tế của nước ta là sân bay
..........................................................................................................................
e) Ba thành phố có cảnh biển lớn nhất nước ta là:
 Ở miền bắc
 Ở miền trung
 Ở miền nam
2) Ghi vào ô □ chữ Đ trước câu đúng, chữ s cho câu sai.
  d) Nước ta có nhiều nghành công nghiệp và thủ công nghiệp.
  e) Đường sắt có vai trò quan trọng nhất trong việc vận chuyển hàng hoá và hành khách ở nước ta.
  g) Thành phố Hồ Chí Minh vừa là trung tâm công nghiệp lớn, vừa là nơi hoạt động thương mại phát triển nhất nước ta.
- GV yêu cầu HS báo cáo kết quả.
- GV nhận xét sửa chữa câu trả lời cho HS.
- 2 nhóm HS cử học sinh đại diện báo cáo kết quả của nhóm mình trước lớp.
Hoạt động 2: Trò chơi những ô chữ kì diệu.
- Chuẩn bị:
+) 2 bản đồ hành chính Việt Nam ( không có tên các tỉnh ).Phát thẻ cho HS.
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi như sau:
+) Chọn 2 đội chơi, mỗi đội có 4 HS, phát cho mỗi đội một lá cờ.
+) GV lần lượt đọc câu hỏi về mỗi tỉnh, HS 2 đội dành quyền trả lời bằng cách phất cờ.
+) Đội trả lời đúng nhận một ô chữ có ghi tên tỉnh đó và gắn lên bản đồ của mình (gắn đúng vị trí).
+) Trò chơi kết thúc khi giáo viên đọc hết các câu hỏi.
+) Đội thắng cuộc là đội có nhiều bảng tên các tỉnh trên bản đồ.
- Các câu hỏi:
1) Đây là 2 tỉnh trồng nhiều cà phê ở nước ta.
2. Đây là tỉnh có sản phẩm nổi tiếng là chè Mộc Châu.
3. Đây là tỉnh có nhà máy nhiệt điện Phú Mĩ.
4. Tỉnh này khai thác than nhiều nhất nước ta.
5. Tỉnh này có nghành công nghiệp khai thác a-pa-tít phát triển nhất nước ta.
6. Sân bay Nội Bài nằm ở thành phố này.
7. Thành phố này là trung tâm kinh tế lớn nhất nước ta.
8. Tỉnh này có khu du lịch Ngũ Hành Sơn.
9. Tỉnh này nổi tiếng vì có nghề thủ công làm tranh thêu.
10. Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng nằm ở tỉnh này.
- GV tổng kết trò chơi, tuyên dương đội thắng.
 4. Củng cố - Dặn dò
- GV hỏi:Sau những bài đã học, em thấy đất nước ta như thế nào?
-Dặn dò học sinh về ôn lại các kiến thức, kĩ năng địa lý đã học và chuẩn bị bài sau: Ôn tập học kỳ I.
- GV nhận xét giờ học.
Giáo dục tập thể
SINH HOẠT TUẦN 16
I. Mục tiêu:
- Học sinh nắm được những ưu điểm cần phát huy và những nhược điểm cần khắc phục trong tuần.
- Có ý thức vươn lên trong học tập, ý thức giúp đỡ bạn cùng tiến bộ.
II. Chuẩn bị:
- Tổ trưởng tổng điểm thi đua của từng cá nhân trong tổ.
III. Các hoạt động dạy- học:
HĐ của thầy
HĐ của trò
A. Tổ chức:
 B. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của các tổ trưởng.
1. Tiến hành:
a) Nêu mục đích yêu cầu giờ học.
- Yêu cầu các tổ trưởng đọc nội dung theo dõi thi đua.
- Giáo viên chốt lại phần kiểm điểm nổi bật, những vấn đề quan tâm.
*Ưu điểm: 
..
*Nhược điểm: ..
..
* Các em gương mẫu như.
..
* Các em còn mắc nhiều lỗi như: 
.
b) phương hướng tuần sau.
- Duy trì tốt nề nếp.
- Giúp đỡ bạn yếu.
- Tích cực hoạt động trong các giờ học. Thi đua dành nhiều điểm tốt chào mừng 22/12, học tập và làm theo tấm gương Bác.
- Thực hiện tốt ATGT.
c) Vui văn nghệ.
- Hát.
- Lấy sổ theo dõi thi đua của tổ mình.
- Lắng nghe.
- Từng tổ đọc.
- Cả lớp lắng nghe.
- Nhận xét, bổ xung ý kiến.
- Cả lớp lắng nghe, rút kinh nghiệm cho bản thân.
- Thực hiện tốt nề nếp.
- Học sinh phát biểu.
- Vui văn nghệ.
- Chơi trò chơi.
 o0o
Kí duyệt của tổ trưởng.
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
.....................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 16.doc