Thiết kế bài giảng khối 5 - Tuần 19 (chuẩn kiến thức)

I. MỤC TIÊU:

 - Củng cố để HS nắm được quy tắc tính diện tích hình tam giác, hình thang.

 - Vận dụng để tính diện tích tam giác, hình thang.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

 

doc Người đăng huong21 Lượt xem 462Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài giảng khối 5 - Tuần 19 (chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19
Thứ hai ngày 31 tháng 12 năm 2012
Ôn Toán:
I. MỤC TIÊU: 
 - Củng cố để HS nắm được quy tắc tính diện tích hình tam giác, hình thang.
 - Vận dụng để tính diện tích tam giác, hình thang.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: (5’)
- Nêu quy tắc tính diện tích hình tam giác, hình thang?
2. Hướng dẫn HS làm bài tập: (30’)
Bài 1: 
- Gọi 1 HS TB làm ở bảng, cả lớp làm vào vở, nhận xét bổ sung.
- Chữa bài
Bài 2:
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu cả lớp giải vào vở. 
- Gọi 1 HS TB lên bảng làm.
- Nhận xét.
Bài 3: 
- Gọi HS đọc đề bài, xác định dạng.
- Yêu cầu cả lớp giải vào vở. 1 HS khá lên bảng
- Nhận xét.
3. Củng cố: (3’)
- Nhận xét tiết học
- 2 Học sinh trả lời.
- Lớp nhận xét 
Bài giải:
Diện tích hình tam giác vuông đó là:
3 x 2,5 : 2 = 3,75 ( cm )
Đáp số: 3,75cm.
Bài giải:
Diện tích hình thang vuông đó là:
( 3,5 + 5,5) x 2,8 : 2 = 12,6 ( cm )
Đáp số: 12,6 cm.
Bài giải:
Diện tích của mảnh vườn là:
(80 + 120) x 60 : 2 = 6000 ( m )
Diện tích trồng rau là:
6000 : 100 x 60 = 3600 ( m )
Diện tích trồng cây ăn quả là:
6000 - 3600 = 2400 ( m )
Đáp số: 2400 m 
Thứ tư ngày 2 tháng 1 năm 2013
Ôn Tiếng Việt:
I. MỤC TIÊU: 
- Đọc trôi chảy và rành mạch bài “Về thăm mạ”.
- Hiểu và trả lời được các câu hỏi liên quan đến nội dung bài.
- Xác định được bộ phận chủ ngữ, vị ngữ trong câu ghép.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Giới thiệu bài: (2’)
- GV nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học.
2. Hướng dẫn làm bài tập: (30’)
Bài 1:
- 1 HS đọc cả bài. Chia đoạn.
- Gọi HS đọc tiếp nối từng đoạn.
- Nhận xét.
Bài 2:
- Cho HS đọc thầm lại bài, làm bài tập.
- Gọi HS nêu câu trả lời.
- Nhận xét, chốt câu trả lời đúng.
Đáp án:
a, ý 2 b, ý 3 c, ý 1 d, ý 3 
 e, ý 2 g. ý 1 h. ý 3 
Bài 3:
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở.
- Chữa bài.
3. Củng cố: (3’) 
- Nhận xét tiết học 
- Lắng nghe.
- Đọc thầm và tìm cách chia đoạn.
- HS đọc nối tiếp, 3 lượt.
- Cả lớp suy nghĩ làm vào vở.
- Lần lượt trả lời từng câu.
ĐA: Vế 1: Em / về trễ một ngày
 Vế 2: Các bạn / nhận hết công tác
 Vế 3: Em / không được nhận.
 Toán:( Thực hành)
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu.
- Củng cố cách tính hình tam giác, hình thang.
- Rèn kĩ năng trình bày bài.
- Giúp HS có ý thức học tốt.
II. Đồ dùng: Hệ thống bài tập.
III.Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: 
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
Hoạt động 1 :Ôn cách tính diện tích hình thang.
- Cho HS nêu cách tính diện tích hình thang
- Cho HS lên bảng viết công thức tính diện tích hình thang.
Hoạt động 2 : Thực hành.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập1: Một tờ bìa hình thang có đáy lớn 2,8dm, đáy bé 1,6dm, chiều cao 0,8dm. 
a) Tính diện tích của tấm bìa đó?
b) Người ta cắt ra 1/4 diện tích. 
 Tính diện tích tấm bìa còn lại?
Bài tập 2: 
 Hình chữ nhật ABCD có chiều dài 27cm, chiều rộng 20,4cm.
Tính diện tích tam giác ECD?	 E
 A	 B	
20,4 cm 
 D C 
 27cm
Bài tập3: (HSKG)
Một thửa ruộng hình thang có đáy bé 26m, đáy lớn hơn đáy bé 8m, đáy bé hơn chiều cao 6m. Trung bình cứ 100m2thu hoạch được 70,5 kg thóc. Hỏi ruộng đó thu hoạch được bao nhiêu tạ thóc?
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS trình bày.
- HS nêu cách tính diện tích hình thang.
- HS lên bảng viết công thức tính diện tích hình thang.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Lời giải:
Diện tích của tấm bìa đó là:
 ( 2,8 + 1,6) x 0,8 : 2 = 1,76 (dm2)
 Diện tích tấm bìa còn lại là:
 1,76 – 1,76 : 4 = 1,32 (dm2)
 Đáp số: 1,32 dm2
Lời giải: 
Theo đầu bài, đáy tam giác ECD chính là chiều dài hình chữ nhật, đường cao của tam giác chính là chiều rộng của hình chữ nhật.
Vậy diện tích tam giác ECD là: 
 27 x 20,4 : 2 = 275,4 ( cm2)
 Đáp số: 275,4 cm2
Lời giải:
Đáy lớn của thửa ruộng là:
 26 + 8 = 34 (m)
Chiều cao của thửa ruộng là:
 26 – 6 = 20 (m)
Diện tích của thửa ruộng là:
 (34 + 26) x 20 : 2 = 600 (m2)
Ruộng đó thu hoạch được số tạ thóc là: 600 : 100 x 70,5 = 423 (kg)
 = 4,23 tạ.
 Đáp số: 4,23 tạ.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Tiếng việt: Thực hành
ÔN TẬP VỀ CÁC LOẠI TỪ.
I. Mục tiêu.
- Củng cố cho học sinh những kiến thức về quan hệ từ, danh từ, động từ, tính từ mà các em đã được học.
- Rèn cho học sinh có kĩ năng làm bài tập thành thạo.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Chuẩn bị : 
 Nội dung ôn tập.
III.Hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: Thế nào là danh từ, động từ, tính từ?
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập 1: Tìm quan hệ từ trong các câu sau:
a) Giữa vườn lá um tùm, xanh mướt còn ướt đẫm sương đêm, một bông hoa nở rực rỡ.
b) Cánh hoa mịn mành úp sát vào nhau như còn đang e lệ.
c) Tuy Lê không đẹp nhưng Lê trông rất ưa nhìn.
Bài tập 2: Các từ được gạch chân trong các câu sau, từ nào là từ nhiều nghĩa, từ nào là từ đồng nghĩa, từ nào là từ đồng âm? 
a) Trời trong gió mát. 
 Buồm căng trong gió.
b) Bố đang đọc báo.
 Hai cha con đi xem phim.
c) Con bò đang kéo xe.
 Em bé bò dưới sân.
Bài tập 3: Gạch chân các động từ, tính từ trong đoạn văn sau:
 Nước xiên xuống, lao xuống, lao vào bụi cây. Lá đào, lá na, lá sói vẫy tai run rẩy. Con gà trống ướt lướt thướt, ngật ngưỡng tìm chỗ trú. Mưa lao xuống sầm sập, giọt ngã, giọt bay.
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS trình bày.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Lời giải:
a) Giữa vườn lá um tùm, xanh mướt còn ướt đẫm sương đêm, một bông hoa nở rực rỡ.
b) Cánh hoa mịn mành úp sát vào nhau như còn đang e lệ.
c) Tuy Lê không đẹp nhưng Lê trông rất ưa nhìn.
Lời giải: 
a)Từ “trong” là từ đồng âm.
b) Từ “cha”, “bố” là từ đồng nghĩa.
c) Từ “bò” là từ nhiều nghĩa. 
Lời giải:
Nước xiên xuống, lao xuống, lao vào 
 ĐT ĐT ĐT
bụi cây. Lá đào, lá na, lá sói vẫy tai 
	 ĐT
run rẩy. Con gà trống ướt lướt thướt, 
 TT ĐT TT
ngật ngưỡng tìm chỗ trú. Mưa xuống
 TT ĐT ĐT ĐT
sầm sập, giọt ngã, giọt bay.
 TT ĐT ĐT
- HS lắng nghe và thực hiện.
Thứ năm ngày 3 tháng 1 năm 2013
Ôn Toán:
I. MỤC TIÊU: 
 - Củng cố để HS nắm được quy tắc tính diện tích hình thang.
 - Vận dụng quy tắc tính diện tích hình thang.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: (5’)
- Gọi HS nêu quy tắc tính diện tích hình thang. 
2. Hướng dẫn HS làm bài tập: (30’)
Bài 1: Tính diện tích hình thang, biết:
a. Độ dài hai đáy lần lượt là 16cm và 9cm; chiều cao là 7 cm
b. Độ dài hai đáy lần lượt là 6,8dm và 3,2dm; chiều cao là 2,5 dm
Bài 2: 
 Một mảnh đất hình thang có độ dài hai đáy lần lượt là 98m và 80,4m. Chiều cao bằng trung bình cộng của 2 đáy. Tính diện tích mảnh đất đó.
- Gọi HS đọc đề bài, xác định dạng.
- Yêu cầu cả lớp giải vào vở. 1 HS lên bảng
- Nhận xét.
Bài 3: Dành cho HS khá
Một thửa ruộng hình thang có đáy lớn 180m, đáy bé bằng 2/3 đáy lớn. Đáy bé dài hơn chiều cao 15m. Trung bình cứ 100 thu hoạch được 65,8 kg thóc. Tính số kg thóc thu hoạch được trên thửa ruộng đó?
- Gọi HS đọc đề bài, xác định dạng.
- Yêu cầu cả lớp giải vào vở. 1 HS lên bảng
- Chữa bài.
3. Củng cố: (5’) 
- Nhận xét tiết học
- 2 Học sinh lên trả lời.
- Lớp nhận xét 
- 2 HS TB làm ở bảng, cả lớp làm vào vở, nhận xét bổ sung
KQ: a.87,5 cm ; b.12,5dm 
 Bài giải:
Chiều cao của mảnh đất đó là:
(98 + 80,4) : 2 = 89,2 (m)
Diện tích mảnh đất đó là:
( 98 + 80,4) x 89,2 : 2 = 7956,64 ( m )
Đáp số: 7956,64 m.
Bài giải:
Đáy bé của thửa ruộng là:
180 x 2 : 3 = 120 (m)
Chiều cao của thửa ruộng là:
120 - 15 = 105 (m)
Diện tích của thửa ruộng là:
(180 + 120) x 105 : 2 =15750 ( m )
Số thóc thu hoạch được trên thửa ruộng là:
15750 : 100 x 65,8 = 10363,5 (kg)
Đáp số: 10363,5 kg
Tiếng việt: Thực hành
LUYỆN TẬP VỀ CẤU TẠO TỪ.
I. Mục tiêu.
- Củng cố cho học sinh những kiến thức về từ và cấu tạo từ mà các em đã được học.
- Rèn cho học sinh có kĩ năng làm bài tập thành thạo.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Chuẩn bị : 
 Nội dung ôn tập.
III.Hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: Thế nào là danh từ, động từ, tính từ?
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập 1: Tìm câu ghép trong
 đoạn văn văn sau:
Ở phía bờ đông bắc, mặt hồ phẳng lặng như gương (1). Những cây gỗ tếch xoè tán rộng soi bóng xuống mặt nước(2). Nhưng về phía bờ tây, một khung cảnh hùng vĩ hiện ra trước mắt (3). Mặt hồ, sóng chồm dữ dội, bọt tung trắng xoá, nước réo ào ào(4). 
H: Trong câu ghép em vừa tìm được có thể tách mỗi cụm chủ – vị thành một câu đơn được không? Vì sao?
Bài tập 2: Đặt 3 câu ghép?
Bài tập 3: Thêm một vế câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép..
a) Vì trời nắng to ...... 
b) Mùa hè đã đến ........
c) .....còn Cám lười nhác và độc ác.
d) ........, gà rủ nhau lên chuồng.
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS trình bày.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Lời giải:
 Mặt hồ, sóng /chồm dữ dội, bọt / tung trắng xoá, nước / réo ào ào. 
- Trong đoạn văn trên câu 4 là câu ghép. Ta không thể tách mỗi cụm chủ – vị trong câu ghép thành câu đơn được vì các vế câu diễn tả những ý có quan hệ chặt chẽ với nhau. Nếu tách ra sẽ tạo thành một chuỗi câu rời rạc.
Lời giải: 
 - Do Tú chăm chỉ học tập nên cuối năm bạn ấy đạt danh hiệu học sinh giỏi.
 - Sáng nay, bố em đi làm, mẹ em đi chợ, em đi học.
 - Trời mưa rất to nhưng Lan vẫn đi học đúng giờ.
Lời giải:
a) Vì trời nắng to nên ruộng đồng nứt nẻ.
b) Mùa hè đã đến nên hoa phượng nở đỏ rực.
c) Tấm chăm chỉ, hiền lành còn Cám lười nhác và độc ác.
d) Mặt trời lặn, gà rủ nhau lên chuồng.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Thứ sáu ngày 4 tháng 1 năm 2013.
Toán: Thực hành
LUYỆN TẬP.
I.Mục tiêu.
- Củng cố cách tính chu vi, đường kính, bán kính của hình tròn.
- Rèn kĩ năng trình bày bài.
- Giúp HS có ý thức học tốt.
II. Đồ dùng: Hệ thống bài tập.
III.Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: 
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
Hoạt động 1 :Ôn công thức tính chu vi hình tròn.
- Cho HS nêu cách tính chu vi hình tròn.
- Nêu cách tìm bán kính, đường kính khi biết chu vi hình tròn.
Hoạt động 2 : Thực hành.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập1: Một bánh xe của một đầu máy xe lửa có đường kính là 1,2 m. Tính chu vi của bánh xe đó?
Bài tập 2: Chu vi của một hình tròn là 12,56 dm. Tính bán kính của hình tròn đó?
Bài tập3: Chu vi của một hình tròn là 188,4 cm. Tính đường kính của hình tròn đó?
Bài tập4: (HSKG)
 Đường kính của một bánh xe ô tô là 0,8m. 
a) Tính chu vi của bánh xe đó?
b) Ô tô đó sẽ đi được bao nhiêu m nếu bánh xe lăn trên mặt đất 10 vòng, 80 vòng, 1200 vòng?
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS trình bày.
C = d x 3,14
 = r x 2 x 3,14
 r = C : 2 : 3,14
 d = C : 3,14
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Lời giải:
Chu vi của bánh xe đó là:
 1,2 x 3,14 = 3,768 (m)
 Đáp số: 3,768 m.
Lời giải: 
Bán kính của hình tròn đó là:
 12,56 : 2 : 3,14 = 2 (dm)
 Đáp số: 2 dm.
Lời giải:
Đường kính của hình tròn đó là:
 188,4 : 3,14 = 60 (cm)
 Đáp số: 60cm.
Lời giải:
Chu vi của bánh xe đó là:
 0,8 x 3,14 = 2,512 (m)
Quãng đường ô tô đi trong 10 vòng là:
 2,512 x 10 = 25,12 (m)
Quãng đường ô tô đi trong 80 vòng là:
 2,512 x 80 = 200,96(m)
Quãng đường ô tô đi 1200 vòng là:
 2,512 x 10 = 3014,4 (m)
 Đáp số: 2,512 (m); 25,12 (m)
 200,96(m); 3014,4 (m)
- HS lắng nghe và thực hiện.
Thứ sáu ngày 30 tháng 12 năm 2011
Ôn Tiếng Việt:
I. MỤC TIÊU: 
 - Nắm được 2 kiểu mở bài: mở bài gián tiếp,mở bài trực tiếp trong bài văn tả người.
 - Viết được 2 đoạn mở bài trực tiếp, gián tiếp theo đúng yêu cầu, diễn đạt mạch lạc, lời văn sinh động, giàu hình ảnh. 
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Giới thiệu bài: (2’)
- GV nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học.
2. Hướng dẫn làm bài tập : (30’)
Bài 1:
- Cho HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu cả lớp xác định loại mở bài.
- Chữa bài.
KQ: a, c: trực tiếp b: gián tiếp
Bài 2:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS viết vào vở.
- Gọi một số HS đọc bài làm.
- Nhận xét, sửa lỗi dùng từ, viết câu.
3. Củng cố: (3’)
- Nhận xét tiết học 
- Lắng nghe.
- 2 HS đọc nối tiếp, cả lớp đọc thầm.
- Một số HS nêu câu trả lời, HS khác nhận xét.
- Cả lớp đọc thầm.
- Chọn đề và viết vào vở.
- 4-5 HS trình bày, HS khác nhận xét.
- Viết lại mở bài cho hay hơn.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an on lop 5.doc