Thiết kế bài giảng khối 5 - Tuần 19 năm 2012 - Trường tiểu học Thắng Lợi

Thiết kế bài giảng khối 5 - Tuần 19 năm 2012 - Trường tiểu học Thắng Lợi

I. MỤC TIÊU:

1. Biết đọc đúng một văn bản kịch. Cụ thể là:

- Đọc phân biệt lời các nhân vật: Anh Thành, anh Lê, lời tác giả.

- Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu cảm, câu hỏi, câu khiến, phù hợp với tính cách, tâm trạng của từng nhân vật.

- Biết phân vai, đọc diễn cảm đoạn kịch

2. Hiểu nội dung phần 1 của trích đoạn kịch: Tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành day dứt, trăn trở tìm con đường cứu nước, cứu dân.

3. Giáo dục lòng kính trọng Bác Hồ.

 

doc 130 trang Người đăng huong21 Lượt xem 707Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài giảng khối 5 - Tuần 19 năm 2012 - Trường tiểu học Thắng Lợi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19
 Thứ hai, ngày 31 tháng 12 năm 2012
TIẾT 1: ANH VĂN (GV BỘ MÔN DẠY)
**************************************************************
TIẾT 2: TẬP ĐỌC
BÀI: NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT
I. MỤC TIÊU:
1. Biết đọc đúng một văn bản kịch. Cụ thể là:
- Đọc phân biệt lời các nhân vật: Anh Thành, anh Lê, lời tác giả.
- Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu cảm, câu hỏi, câu khiến, phù hợp với tính cách, tâm trạng của từng nhân vật.
- Biết phân vai, đọc diễn cảm đoạn kịch
2. Hiểu nội dung phần 1 của trích đoạn kịch: Tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành day dứt, trăn trở tìm con đường cứu nước, cứu dân.
3. Giáo dục lòng kính trọng Bác Hồ.
II. ĐỒ DÙNG:
- Tranh minh hoạ, bảng phụ 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 1. Giới thiệu bài: 
- Giới thiệu bài tập đọc đầu tiên “Người công dân số 1” viết về chủ tịch Hồ Chí Minh từ khi còn là một thanh niên đang trăn trở tìm đường cứu nước, cứu dân tộc. Đoạn kịch nói về những năm tháng người thanh niên yêu nướcNguyễn Tất Thành chuẩn bị ra nước ngoài tìm đường cứu nước. 
- GV ghi bảng Người công dân số Một.
2. Giảng bài:
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc.
 - Mời 1 học sinh đọc lời giới thiệu nhân vật, cảnh trí.
- GV ghi bảng các từ gốc tiếng Pháp: phắc-tuya, Sa-xơ-lu Lô-ba, Phú Lẵng Sa. Mời học sinh luyện đọc từ khó.
- Y/C học sinh chia đoạn.
- Mời 2 tốp, mỗi tốp 3 học sinh đọc nối tiếp.
- Mời 1 học sinh đọc phần chú giải.
- Y/C học sinh luyện đọc theo cặp.
- Mời 1 học sinh đọc toàn bài.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
+ Anh Lê giúp anh Thành việc gì?
+ Em hãy gạch dưới câu nói của anh Thành trong bài cho thấy anh luôn luôn nghĩ tới dân, tới nước?
+ Tìm chi tiết thể hiện câu chuyện giữa anh Thành và anh Lê không ăn nhập với nhau.
Hoạt động 3: Rèn đọc diễn cảm. 
 - Mời 3 học sinh đọc phân vai theo cách sau:
+ HS 1: dẫn chuyện, giới thiệu cảnh trí.
+ HS 2: đọc nhân vật anh Thành.
+ HS 3: đọc nhân vật anh Lê.
- GV nhận xét, treo bảng phụ ghi sẵn đoạn 1. Yêu cầu luyện đọc diễn cảm đoạn 1.
- Cho học sinh các nhóm, cá nhân thi đua phân vai đọc diễn cảm.
- Giáo viên nhận xét, khen ngợi học sinh đọc hay.
3. Củng cố - dặn dò: 
- GV yêu cầu luyện đọc thêm ở nhà.
- Giáo dục lòng kính trọng Bác Hồ.
- GV nhận xét tiết học. 
- HS theo dõi, lắng nghe.
- HS theo dõi, lắng nghe.
- 2-3 học sinh luyện đọc.
- Chia 3 đoạn: 
+ Đoạn 1: Từ đầu đến vào Sài Gòn này làm gì?
+ Đoạn 2: Tiếp theo đến ở Sài Gòn này nữa.
+ Đoạn 3: Phần còn lại.
- 2 tốp đọc, cả lớp theo dõi.
- 1 học sinh đọc.
- HS luyện đọc theo cặp.
-1 học sinh khá giỏi đọc. Cả lớp đọc thầm.
- Anh Lê giúp anh Thành tìm việc làm ở Sài Gòn.
- VD: “Chúng ta là đồng bào nghĩ đến đồng bào không?”
“Vì anh với tôi  chúng ta là công dân nước Việt”
+ Anh Lê hỏi: Vậy anh vào Sài Gòn này làm gì?
Anh Thành đáp: Anh học trương Sa-xơ-lu Lô-ba thìờ.anh là người nước nào?
+ Anh Lê nói: Nhưng tôi chưa hiểu vì sao anh thay đổi ý kiến,không định xin việc làm ở Sài Gòn này nữa.
Anh Thành: Vì đèn dầu ta không sáng bằng đèn hoa kì”
- 3 học sinh đọc nối tiếp thể hiện đúng lời nhân vật.
- HS luyện đọc
- HS thi đọc diễn cảm, cả lớp lắng nghe bạn đọc, nhận xét 
***********************************************************
TIẾT 3: TOÁN
BÀI: DIỆN TÍCH HÌNH THANG
I. MỤC TIÊU:
- Hình thành công thức tính diện tích của hình thang. Nhớ và biết vận dụng công thức tính diện tích hình thang để giải các bài toán có liên quan.
- Rèn học sinh ghi nhớ, vận dụng công thức để tính diện tích hình thang nhanh, chính xác.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học. 
II. ĐỒ DÙNG:
- Bộ đồ dùng học toán
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 1. Bài cũ: Hình thang.
- Gọi HS nêu đặc điểm của hình thang.
Giáo viên nhận xét và ghi điểm.
2.Giới thiệu bài: ghi đầu bài: Diện tích hình thang.
3.Giảng bài: 
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh hình thành công thức tính diện tích của hình thang.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh lắp ghép hình – Tính diện tích hình ABCD.
- Hình thang ABCD ® hình tam giác ADK.
- Từ cách làm trên em có nhận xét gì về diện tích hình thang và diện tích hình tam giác.
- Nêu cách tính diện tích hình tam giác ADM.
- Nêu cách tính diện tích hình thang ABCD.
- Vậy muốn tính diện tích hình thang ta làm thế nào?
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh biết vận dụng công thức tính diện tích hình thang để giải các bài toán có liên quan.
Bài 1: 
- Cho HS làm bài vào vở.
- Gọi 1 em lên bảng sửa bài.
- Nhận xét, ghi điểm.
Bài 2. 
- Giáo viên lưu ý học sinh cách tính diện tích hình thang vuông.
Bài 3: 
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- Cho HS nhắc lại cách tính trung bình cộng của hai số.
- Cho HS làm bài vào vở
- Gọi 1 em lên bảng làm, nhận xét ghi điểm
4. Dặn dò.
- Gọi học sinh nhắc lại cách tính diện tích của hình thang.
- Về nhà xem lại bài.
- Nhận xét tiết học 
- Lớp nhận xét.
- Học sinh thực hành nhóm, cắt, ghép hình như trong sgk. 
 A B cắt đi
 M 
 D H C	
 A 
 B
 D H C M - Diện tích hình thang bằng diện tích hình tam giác
AH ® đường cao hình thang
- Diện tích hình tam giác là:	
 S = 
- Diện tích hình thang là:
	S = 
- HS nêu quy tắc trong sgk/trang 93.
(S là diện tích đáy; a, b là độ dài các cạnh đáy; h là chiều cao)
- Lần lượt học sinh nhắc lại công thức diện tích hình thang.
Bài 1.
Diện tích hình thang là:
(12 + 8) x 5 : 2 = 50 (cm2)
Diện tích hình thang là:
( 9,4 + 6,6) x 10,5 : 2 = 84 (m2)
 Đáp số: 84 m2
Bài 2.
- HS quan sát SGK và làm bài vào vở.
Diện tích hình thang ở câu a là:
(9 + 4) x 5 : 2 = 32,5 (cm2)
Diện tích hình thang ở câu b là:
(7 + 3) x 4 : 2 = 20 (cm2)
 Đáp số: 20 m2
Bài 3. 
Bài giải
Chiều cao của hình thang là:
( 110 + 90,2) : 2 = 100,1 (m)
Diện tích của thửa ruộng hình thang là:
(110 + 90,2) x 100,1: 2 = 10020,01 (m2)
 Đáp số: 10020,01 m2
**************************************************************
TIẾT 4: KHOA HỌC
BÀI: DUNG DỊCH
I. MỤC TIÊU:
- Cách tạo ra một dung dịch.
- Kể tên một số dung dịch.
- Nêu một số cách tách các chất trong dung dịch. 
- Giáo dục học sinh bảo vệ môi trường
II. ĐỒ DÙNG:
- Hình trang 76, 77 SGK.
- Một ít đường (hoặc muối), nước sôi để nguội, một cốc thuỷ tinh, một thìa có cán dài. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: “Hỗn hợp”
- Hỗn hợp là gì?
- Kể tên một số hỗn hợp.
2. Bài mới: 
a)Giới thiệu bài: Các em đã biết thế nào là hỗn hợp rồi. Còn như thế nào gọi là dung dịch, chúng ta cùng tìm hiểu ở bài học hôm nay.
b)Hoạt động1: Thực hành “Tạo ra một dung dịch”
- GV cho HS làm việc theo nhóm tạo ra một dung dịch nước đường (dung dịch nước muối ) như hướng dẫn trong SGK.
+ Gọi đại diện mỗi nhóm nêu công thức pha dung dịch đường (hoặc dung dịch muối) & mời các nhóm khác nếm thử nước đường hoặc nước muối của nhóm mình.
- YC thảo luận các câu hỏi:
 + Để tạo ra một dung dịch cần có những điều kiện gì ?
+ Dung dịch là gì?
+ Kể tên một số dung dịch khác.
c)Hoạt động 2: Thực hành 
- Làm việc theo nhóm: Úp đĩa lên một cốc nước muối nóng khoảng một phút rồi nhấc đĩa ra, đưa ra dự đoán kết quả thí nghiệm theo câu hỏi SGK
+ Những giọt nước đọng trên đĩa có mặn như nước muối trong cốc không? Tại sao? 
 + Theo các em, ta có thể làm thế nào để tách các chất trong dung dịch?
3. Củng cố – dặn dò: 
- GV cho HS chơi trò chơi "Đố bạn” theo yêu cầu trang 77 SGK. 
+ Để sản xuất ra nước cất dùng trong y tế người ta sử dụng phương pháp nào ?
+ Để sản xuất muối từ nước biển người ta đã làm cách nào ?
- GV hệ thống lại kiến thức bài học.
- Nhận xét tiết học 
- Hỗn hợp là từ hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau. Trong hỗn hợp, mỗi chất giữ nguyên tính chất của nó. 
 - Muối trộn với hạt tiêu xay và mì chính; xi măng trộn với cát, với vôi để làm nhà
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình theo sự hướng dẫn của GV. 
+ Các nhóm khác nhận xét so sánh độ mặn hoặc ngọt của dung dịch do mỗi nhóm tạo ra 
- Để tạo ra một dung dịch ít nhất phải có hai chất trở lên, trong đó phải có một chất ở thể lỏng và chất kia hòa tan được vào trong chất đó.
+ Hỗn hợp chất lỏng với chất rắn bị hoà tan và phân bố đều hoặc hỗn hợp chất lỏng với chất lỏng hoà tan vào nhau được gọi là dung dịch.
+ Dung dịch nước & xà phòng; dung dịch giấm & đường, hỗn hợp nước mắm, mì chính và nước chanh
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình lần lượt làm các công việc.
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm thí nghiệm & thảo luận của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung.
+ Những gịot nước đọng trên đĩa không có vị mặn như nước muối trong cốc. Vì chỉ có hơi nước bốc lên, khi gặp lạnh sẽ ngưng tụ lại thành nước, muối vẫn còn lại trong cốc.
+ Ta có thể tách các chất trong dung dịch bằng cách chưng chất.
- HS chơi theo hướng dẫn của GV 
+ Để sản xuất ra nước cất dùng trong y tế người ta sử dụng phương pháp chưng cất.
+ Để sản xuất muối từ nước biển người ta đã dẫn nước biển vào các ruộng làm muối. Dưới ánh sáng mặt trời nước sẽ bay hơi còn lại muối.
- HS lắng nghe.
**********************************************************
TIẾT 5: CHÍNH TẢ
BÀI: NHÀ YÊU NƯỚC NGUYỄN TRUNG TRỰC
I. MỤC TIÊU:
 - Nghe – viết đúng, trình bày đúng bài chính tả Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực.
 - Luyện tập đúng các tiếng có chứa âm đầu r / d / gi.
II. ĐỒ DÙNG:
- Bảng phụ, bảng con
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Bài mới: Trong tiết học hôm nay, chúng ta sẽ viết chính tả bài Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực và phân biệt các tiếng có âm đầu r / d / gi.
2. Hướng dẫn HS nghe – viết :
 - GV đọc bài chính tả trong SGK, phát âm rõ ràng, chính xác các tiếng có âm vần dễ lẫn.
- Bài chính tả cho em biết điều gì ?
- Cho HS đọc thầm lại đoạn văn 
- Hướng dẫn HS viết đúng những từ mà HS dễ viết sai: chài lưới, nổi dậy, khẳng khái, thống đốc; các danh từ riêng 
- GV đọc bài cho HS viết 
- GV đọc toàn bài cho HS soát lỗi 
+ GV chọn chấm một số bài của HS, nêu lỗi phổ biến.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập:
 Bài 2 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu của bài tập 
- GV lưu ý: 
+ ô số 1 là chữ có r, d hoặc gi.
+ ô số 2 là chữ có o hoặc ô.
 - Cho HS trao đổi theo cặp làm bài vào VBT, gọi hs nối tiếp lên bảng làm, cho lớp nhận xét.
 - GV nhận xét tuyên dương.
Bài 3a 
 - Gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài tập
 - Cho HS đọc thầm bài. GV nhắc học sinh dựa vào những từ ngữ cạng đó để tìm tiếng điền cho đúng.
- Cho 1 HS đọc toàn bài.
4.Củng cố - dặn dò 
- GD tính tiết kiệm, siêng năng.
 - Dặn HS về xem lạ ...  dân châu Á.
- GV cho HS quan sát hình 4 và gọi một số em, yêu cầu kể tên những hoạt động sản xuất được phản ánh một phần qua các ảnh trong SGK.
3. Củng cố, dặn dò 
- Mời học sinh đọc mục bài học, trả lời các câu hỏi ở cuối bài.
- Chuẩn bị bài sau (Một số nước ở châu Âu).
- GV nhận xét tiết học.
- HS chỉ bản đồ.
- HS quan sát.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- Châu Âu nằn ở phía Tây châu Á, giáp Bắc Bắc Dương, Đại Tây Dương, phía nam giáp Địa Trung Hải
- Dt châu Âu đứng thứ năm trong số các châu lục, gần bằng ¼ dt châu Á.
- HS làm việc theo cặp, nêu được: Châu Âu có dãy núi U-ran ở phía Tây, dãy Xcăng-đi-na-vi ở phía Bắc, dãy Các-pát ở phía Nam, các đồng bằng lớn: đồng bằng ở Tây Âu, Trung Âu và Đông Âu.
- HS nêu được: dân số ở châu Âu đứng thứ 4 trong số các châu lục trên thế giới và gần bằng dân số châu Á; dân cư châu Âu thuộc chủng tộc da trắng, mũi cao, tóc vàng hoặc nâu. 
- Trong sx nông nghiệp người dân châu Âu làm việc với máy móc hiện đại. Sản xuất các hoá chất, ô tô, được phẩm, mĩ phẩm.
- 2 hs đọc
- Lắng nghe
************************************************************
Thứ sáu, ngày 10 tháng 02 năm 2012
TIẾT 1: TOÁN 
BÀI: THỂ TÍCH CỦA MỘT HÌNH
I. MỤC TIÊU:
 - Giúp HS có biểu tượng về thể tích của một hình 
 - Biết so sánh thể tích của hai hình trong một số tình huống đơn giản 
II. ĐỒ DÙNG:
- Bộ đồ dùng dạy học toán 5
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1.Kiểm tra bài cũ: Gọi hs lên bảng trả lời: Muốn tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật, hình lập phương ta làm thế nào ?
 2. Bài mới:
 - Giới thiệu bài – Ghi đầu bài.
 GV
 HS
HĐ1: Hình thành biểu tượng về thể tích của một hình 
- GV cho HS quan sát, nhận xét trên các mô hình trực quan theo hình vẽ trong các ví dụ của SGK 
- Trong hình trên hình lập phương nằm hoàn toàn trong hình hộp chữ nhật, vậy em có nhận xét gì về thể tích của hình lập phương so với hình hộp chữ nhật ?
- Giáo viên vẽ các hình ở ví dụ 2 và ví dụ 3 lên bảng, hướng dẫn học sinh nhận xét:
- Hình C gồm 4 hình lập phương như nhau và hình D cúng gồm 4 hình lập phương như thế, em có nhận xét gì về thể tích hai hình lập phương ?
- Hình P gồm 6 hình lập phương như nhau.Ta tách hình P thành hai hình M và N: Hình M gồm 4 hình lập phương và hình N gồm hai hình lập phương như thế, em có nhận xét gì về thể tích của hai hình lập phương M và N so với hình lập phương P.
HĐ 2: Thực hành 
Bài 1. 
- Gọi HS đọc đề bài, quan sát hình và trả lời câu hỏi.
- Gọi HS trả lời, gv nhận xét, kết luận.
Bài 2. 
- Gọi hs đọc đề, quan sát hình và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, kết luận.
Bài 3. 
- Gọi HS đọc đề bài, tìm hiểu đề, suy nghĩ để tìm ra cách xếp.
3. Củng cố, dặn dò.
- Thể tích hình C So với thể tích hình D như thế nào ?
- Về chuẩn bị bài học sau
- Nhận xét tiết học
- Quan sát đồ dùng trực quan gv đưa ra và nhận xét
- Thể tích hình lập phương bé hơn thể tích hình hộp chữ nhật, hay thể thích hình hộp chữ nhật lớn hơn thể tích hình lập phương.
- Thể tích hình C bằng thể tích hình D.
- Thể tích hình P bằng tổng thể tích 
Bài 1: 
+ Hình hộp chữ nhật A gồm 16 hình lập phương nhỏ 
+ Hình hộp chữ nhật B gồm 18 hình lập phương nhỏ 
+ Hình hộp chữ nhật B có thể tích lớn hơn hình hộp chữ nhật A.
Bài 2: 
+ Hình A gồm 45 hình lập phương nhỏ 
+ Hình B gồm 27 - 1 = 26 (hình lập phương nhỏ )
+ Thể tích hình A lớn hơn thể tích hình B(Hay thể tích hình B bé hơn thể tích hình A)
Bài 3: 
Giải:
Vì 6 = 6 x 1 = 2 x 3 nên có hai cách xếp sau: Xếp ngang và xếp chồng lên nhau
- 1 HS trả lời
**********************************************************
TIẾT 2: ANH VĂN (GV BỘ MÔN DẠY)
*********************************************************
TIẾT 3: KHOA HỌC
BÀI: SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG GIÓ
 VÀ NĂNG LƯỢNG NƯỚC CHẢY
I. MỤC TIÊU:
 - Trình bày tác dụng của năng lượng gió, năng lượng nước chảy trong tự nhiên.
 - Kể ra những thành tựu trong việc khai thác để sử dụng năng lượng gió, năng lượng nước chảy.
- GDHS biết sử dụng tiết kiệm năng lượng gió và nước.
II. ĐỒ DÙNG:
- Hình minh họa SGK
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Họat động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: 
+ Tại sao không nên chặt cây bừa bãi để lấy củi đun, đốt than?
+ Tác hại của việc sử dụng các loại chất đốt đối với môi trường không khí và các biện pháp để làm giảm những tác hại đó?
2. Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu và ghi bảng đề bài: Sử dụng năng lượng gió và năng lượng nước chảy
a) Hoạt động 1: Thảo luận về năng lượng gió. 
- Yêu cầu HS quan sát hình vẽ SGK và vốn hiểu biết của mình trả lời câu hỏi .
- Nêu một số tác dụng của năng lượng gió trong tự nhiên?
- Con người sử dụng năng lượng gió trong những việc gì ? Liên hệ thực tế ở địa phương. 
b) Hoạt động 2: Thảo luận về năng lượng nước chảy.
+ Nêu một số ví dụ về tác dụng của năng lượng nước chảy trong tự nhiên ?
+ Con người sử dụng năng lượng nước chảy trong những việc gì?
c) Hoạt động 3: Thực hành “Làm quay Tua-bin 
- GV hướng dẫn HS thực hành theo nhóm: Đổ nước làm quay tua-bin của mô hình “Tua-bin nước” hoặc bánh xe nước.
 3/ Củng cố, dặn dò 
- Kể tên một số nhà máy thuỷ điện mà bạn biết ?
+ Nêu vai trò của năng lượng gió?
+ Nêu tác dụng của năng lượng nước chảy trong tự nhiên.
- Nhận xét tiết học.
+ Chặt cây bừa bãi để lấy củi đun, đốt than sẽ làm ảnh hưởng tới tài nguyên rừng, tới môi trường. 
+ Làm ô nhiễm bầu không khí, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Vì vậy, ta phải làm ống dẫn khói, lọc khí
- HS nghe.
- HS thảo luận theo nhóm 
- Năng lượng gió có tác dụng dùng để chạy thuyền buồm, làm quay tua-bin của máy phát điện,
- Con người sử dụng năng lượng gió để: Đẩy thuyền buồm, làm máy phát điện,
- Năng lượng nước chảythường dùng để chở hàng hoá xuôi dòng nước chảy, làm quay bánh xe nước đưa nước lên cao,
- Dùng sức nước để tạo ra dòng điện phục vụ sinh hoạt ở vùng núi, sử dụng năng lượng nước chảy để quay tua-bin.
- HS làm theo hướng dẫn của GV.
- Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, Sông Đà,
- Năng lượng gió có thể dùng để chạy thuyền buồm, làm quay tua-bin của máy phát điện,
- Dùng sức nước để tạo ra dòng điện phục vụ sinh hoạt ở vùng núi, sử dụng năng lượng nước chảy để quay tua-bin.
************************************************************
TIẾT 4: TẬP LÀM VĂN
BÀI: KỂ CHUYỆN (Kiểm tra viết)
I. MỤC TIÊU:
 - Dựa vào những hiểu biết về kiến thức, kỹ năng đã có, HS viết được một bài văn kể chuyện 
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1.Giới thiệu bài
 2.Hướng dẫn HS làm bài:
- Một HS đọc 3 đề trong SGK 
- Đề 3 yêu cầu các em kể chuyện theo lời một nhân vật trong truyện cổ tích
- Các em cần nhớ yêu cầu của bài này để thực hiện đúng 
- HS nối tiếp nhau nói tên của bài em đã chọn 
 3. HS làm bài 
- HS làm bài, GV bao quát lớp 
- GV thu bài, nhận xét 
 4. Củng cố dặn dò 
 - Về xem lại bài, chuẩn bị bài sau 
**********************************************************
TIẾT 5: THỂ DỤC: BÀI 44 
I. MỤC TIÊU:
- Ôn tung và bất bóng theo nhóm 2-3 người, ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng 
- Tiếp tục làm quen động tác bật cao. Yêu cầu thực hiện động tác cơ bản 
- Làm quen trò chơi trồng nụ trồng hoa.Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi đúng cách 
II. ĐỊA ĐIỂM-PHƯƠNG TIỆN.
- Địa điểm trên sân trường, vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện 
- Phuẩn bị dây nhảy và quả bóng 
III.NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
GV
HS
1. Phần mở đầu 
- YC lớp tập hợp 3 hàng dọc.
- GV phổ biến nhiệm vụ yêu cầu bài học 
- YC lớp chạy thành vòng tròn quanh sân, đứng lại quay mặt vào trong, xoay các khớp cổ chân đầu gối hông 
- YC học sinh chơi trò chơi mèo đuổi chuột 
2. Phần cơ bản 
a) Ôn tung và bắt bóng theo nhóm 3 người 
- GV chia tổ tự luyện tập. GV đi lại quan sát và sửa sai nhắc nhở, giúp đỡ HS thực hiện chưa đúng 
b) Ôn nhảy dây kiểu chân trước, chân sau 
- YC học sinh thi nhảy theo cặp trong tổ, chọn mỗi tổ 4 bạn thi với bạn ở tổ khác.
c) Làm quen bật cao tại chỗ: 
- YC tập theo đội hình 4 hàng ngang. GV làm mẫu sau đó cho HS tập: Bật người, với tay lên chạm vật chuẩn.
d) Chơi trò chơi trồng nụ trồng hoa 
- GV nêu tên trò chơi, phổ biến cách chơi, cho HS tập xếp nụ và hoa trước khi chơi, chia lớp thành các đội chơi đều nhau, HS chơi, GV động viên khuyến khích HS chơi.
- GV nhắc học sinh bảo đảm an toàn trong khi chơi.
- YC các tổ chọn bạn nhảy tốt nhất thi đấu.
3. Phần kết thúc: 
- YC chạy chậm thả lỏng hít thở sâu.
- GV cùng HS hệ thống bài, nhận xét đánh giá kết quả học tập .
- Về nhà tập nhảy dây kiểu chân trước chân sau.
- HS lắng nghe.
- HS chạy thành vòng tròn quanh sân, đứng lại quay mặt vào trong, xoay các khớp cổ chân đầu gối hông 
- Học sinh chơi trò chơi mèo đuổi chuột 
- Các tổ tập theo khu vực, dưới sự chỉ huy của tổ trưởng, tập tung bắt bóng theo nhóm 3 người.
- HS thi nhảy dây.
- HS theo dõi, tập nhảy.
- Tổ trưởng điều khiển, chơi trò chơi.
- HS thi đấu, chọn bạn nhảy cao nhất.
- HS chạy chậm thả lỏng hít thở sâu.
*************************************************************
SINH HOẠT TUẦN 22
I.MỤC TIÊU:
 - HS nhận ra những ưu, khuyết điểm trong tuần.
 - Phát huy những mặt đạt được và khắc phục những mặt hạn chế.
 - GD hs chăm ngoan, lễ phép, ý thức phê và tự phê.
 - Đưa ra kế hoạch tuần 23
II. NỘI DUNG:
 1/Lớp trưởng nhận xét chung.
 2/Các tổ nhân xét các thành viên trong tổ và bình xét.
 3/GV nhận xét chung 
 *ƯU ĐIỂM: 
 + Đạo đức: Ngoan ngoãn, lễ phép với các thầy cô giáo. Thực hiện tốt nội quy hs.
 + Học tập: Có ý thức trong học tập, đi học đều đúng giờ đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập, làm bài đầy đủ. 
 + Vệ sinh: Trường lớp và cá nhân sạch sẽ gọn gàng.
 + Nề nếp: Tốt
 *TỒN TẠI :
 + Nói chuyện trong giờ học: Tuần, Thanh, Phạm Sơn
 + Không thuộc bài: Dũng, Châu, Giang
 *BIỆN PHÁP:
 + Phê bình nhắc nhở những học sinh làm việc riêng và không học bài.
 + Dành thời gian kèm cặp học sinh chậm tiến.
 + Chấm chữa bài, kiểm tra bài cũ thường xuyên
 + Tuyên dương, động viên kịp thời, đúng lúc.
 4/ KẾ HOẠCH TUẦN 23 
 - Tiếp tục duy trì sĩ số và nề nếp trong tuần, khắc phục một số hạn chế ở tuần trước.
 - Học chương trình tuần 23 theo thời khoá biểu. 
 - Thực hiện tốt an toàn giao thông – Giữ vững an ninh học đường 
 - Theo dõi và giúp đỡ các bạn HS cá biệt. 
 - Giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch sẽ. 
 - Học tập và rèn luyện nghiêm túc hơn. Giảm dần tiến tới chấm dứt tình trạng không làm bài và học bài ở nhà. Thực hiện tốt việc tự học ở nhà.
**************************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 5 tuan 19(1).doc