Thiết kế bài giảng khối 5 - Tuần 22 - Trường Tiểu Học Hoà Tiến

Thiết kế bài giảng khối 5 - Tuần 22 - Trường Tiểu Học Hoà Tiến

I.Mục tiêu:

 - HS biết được những ưu điểm, những hạn chế về các mặt trong tuần 21.

- Biết đưa ra biện pháp khắc phục những hạn chế của bản thân.

- Nắm được những công việc trọng tâm trong tuần 22.

- Giáo dục HS thái độ học tập đúng đắn, biết nêu cao tinh thần tự học, tự rèn luyện bản thân.

II. Lên lớp:

1. Nhận xét, đánh giá tuần 21.

Nề nếp, học tập, vệ sinh, hoạt động khác.

 2. Triển khai kế hoạch tuần 22:

 

doc 30 trang Người đăng huong21 Lượt xem 565Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài giảng khối 5 - Tuần 22 - Trường Tiểu Học Hoà Tiến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuaàn 22
Thứ hai ngày 28 tháng 1 năm 2013
Tiết 1: CHÀO CỜ - SINH HOẠT
1. Tập trung toàn trường- chào cờ.
	2. Sinh hoạt chủ nhiệm.
I.Mục tiêu:
 - HS biết được những ưu điểm, những hạn chế về các mặt trong tuần 21.
- Biết đưa ra biện pháp khắc phục những hạn chế của bản thân.
- Nắm được những công việc trọng tâm trong tuần 22.
- Giáo dục HS thái độ học tập đúng đắn, biết nêu cao tinh thần tự học, tự rèn luyện bản thân.
II. Lên lớp:
1. Nhận xét, đánh giá tuần 21.
Nề nếp, học tập, vệ sinh, hoạt động khác.
 2. Triển khai kế hoạch tuần 22:
 - Thi đua hoa điểm 10 giữa các tổ. Giúp bạn cùng tiến.
- Tiếp tục dạy và học theo đúng PPCT – TKB tuần 22.
 	 - Tiếp tục duy trì SS, tỉ lệ chuyên cần, nề nếp ra vào lớp, nghỉ học phải xin phép.
- Chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp. 
- Tiếp tục rèn : giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
- Tiếp tục bồi dưỡng HS giỏi , phụ đạo HS yếu qua từng tiết dạy.
- Thực hiện VS trong và ngoài lớp. Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống.
- Nhắc nhở động viên học sinh tham gia sinh hoạt Chi đội mẫu theo lịch, kể chuyện về Bác Hồ.
3. Tổ chức sinh hoạt ngoại khoá.
- GV tổ chức cho HS tìm hiểu về phòng bệnh do muỗi truyền.
+ HS biết được nguyên nhân và cách đề phòng 1 số bệnh do muỗi truyền.
+Có ý trhức gìn giữ vệ sinh phòng bệnh do muỗi truyền và vận động mọi người cùng thực hiện.
5. Dặn dò: Thực hiện tốt công việc tuần tới.
Tiết 2: TẬP ĐỌC
LẬP LÀNG GIỮ BIỂN
I. Mục tiêu:
- Biết đọc diễn cảm bài văn, giọng đọc thay đổi phù hợp lời nhân vật.
 - Hiểu nội dung: Bố con ông Nhụ dũng cảm lập làng giữ biển.
- Trả lời được 3 câu hỏi trong SGK; HS khá giỏi trả lời cả 4 câu hỏi.
BVMT: HD học sinh tìm hiểu bài để thấy được việc lập làng mới ngoài đảo chính là góp phần gìn giữ môi trường biển trên đất nước ta. (Khai thác trực tiếp nội dung bài)
II. Đồ dùng dạy học:
	- Tranh minh họa trong SGK. 
	- Bảng phụ viết đoạn: Để có một ngôi làng đến  ở mãi phía chân trời.
III. Hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ Ổn định 
2/ Kiểm tra bài cũ 
- Yêu cầu HS đọc bài Tiếng rao đêm và trả lời câu hỏi sau bài. 
- Nhận xét, ghi điểm.
3/ Bài mới
- Giới thiệu: Giới thiệu chủ điểm : Vì cuộc sống thanh bình, giới thiẹu bài học Lập làng giữ biển 
4/ Phát triển các hoạt động.
* HĐ1: Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài 
a) Luyện đọc
- HS khá giỏi đọc toàn bài.
- Yêu cầu chia đoạn bài văn. 
- Bài văn chia 4 đoạn ( như SGK)
- Yêu cầu từng nhóm 4 HS nối tiếp nhau đọc.
- Kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ mới, từ khó.
- Yêu cầu luyện đọc theo cặp.
- Yêu cầu đọc lại toàn bài.
- Đọc mẫu diễn cảm bài văn.
b) Tìm hiểu bài 
- Yêu cầu đọc thầm bài văn và trả lời câu hỏi:
 + Bố Nhụ và ông Nhụ bàn với nhau về việc gì ?
+ Việc lập làng mới ngoài đảo có lợi gì ?
+ Tìm những chi tiết cho thấy ông của Nhụ suy nghĩ rất kĩ và cuối cùng đã đồng tình với việc với kế hoạch lập làng giữ biển của bố Nhụ ?
+ Yêu cầu HS khá giỏi trả lời câu hỏi: Nhụ nghĩ về kế hoạch của bố như thế nào ?
 - Nhận xét và chốt ý sao mỗi câu trả lời.
BVMT: HD học sinh tìm hiểu bài để thấy được việc lập làng mới ngoài đảo chính là góp phần gìn giữ môi trường biển trên đất nước ta.
* HĐ2: Luyện đọc diễn cảm 
- Hướng dẫn đọc thể hiện đúng lời các nhân vật: 
- Yêu cầu 4 HS phân vai đọc diễn cảm.
- Treo bảng phụ và đọc mẫu.
- Tổ chức thi đọc diễn cảm theo cách phân vai.
- Nhận xét, ghi điểm cho HS đọc hay.
* HĐ3: Củng cố 
- Yêu cầu thảo luận và trả lời câu hỏi: Nêu nội dung, ý nghĩa của bài văn.
- Nhận xét, chốt ý và ghi nội dung bài.
- Việc làm của bố con ông Nhụ cho chúng ta thấy: Bố con ông Nhụ là những người bình thường nhưng với lòng dũng cảm cũng đã góp phần đem lại cuộc sống thanh bình cho dân làng.
5/ Dặn dò 
- Nhận xét tiết học.
- Tập đọc và trả lời các câu hỏi sau bài.
- Chuẩn bị bài Cao Bằng.
- Hát vui.
- HS được chỉ đỉnh thực hiện theo yêu cầu.
- Nhắc tựa bài.
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- HS chia đoạn.
- Từng nhóm 4 HS nối tiếp nhau đọc.
- Luyện đọc từ khó, đọc thầm chú giải và nêu những từ ngữ cần giải đáp.
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- Lắng nghe.
- Đọc thầm và tiếp nối nhau trả lời:
- Lớp nhận xét bổ sung.
- Họp làng để di dân ra đảo, đưa dần cả nhà Nhụ ra đảo.
- Đất rộng, bãi dài, cây xanh, nước ngọt, ngư trường gần, đáp ứng được mong ước bấy lâu của những người dân chài.
-Ông bước ra, ngồi xuống võng, vặn mình, hai má phập phồng như người súc miệng khan. Ông đã hiểu những ý tưởng hình thành trong suy tính của con trai ông quan trọng nhường nào.
-Nhụ tin vào kế hoạch của bố và mơ tưởng đến một làng mới
- Chú ý.
- 4 HS phân vai đọc diễn cảm.
- Lắng nghe.
- Các đối tượng phân vai thi đọc.
- Nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt.
- Tiếp nối nhau trả lời và nhắc lại nội dung bài .
- Học sinh nêu lại.
- Theo dõi.
Tiết 3: TOÁN
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
- Biết tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật (BT1).
- Vận dụng để giải một số bài toán đơn giản (BT2).
- HS khá giỏi làm cả 3 bài tập.
II. Đồ dùng dạy học
	- Hình vẽ trong SGK.
	- Bảng nhóm.
III. Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ Ổn định 
2/ Kiểm tra bài cũ: Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật .
+ Tùy theo đối tượng, yêu cầu làm lại các BT trong SGK.
- Nhận xét, ghi điểm. 
3/ Bài mới
- Giới thiệu: Luyện tập 
4/ Phát triển các hoạt động.
*HĐ1: Luyện tập
- Bài 1 : Biết tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật 
 + Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
 + Hỗ trợ: 
 a) Lưu ý và chuyển về cùng một đơn vị đo.
 b) Nhắc lại các phép tính với phân số.
 + Yêu cầu lớp làm vào vở, phát bảng nhóm cho 2 HS thực hiện.
 + Nhận xét và sửa chữa.
a) 25dm = 2,5m
DTXQ: 14,4m2 và DTTP: 2190m2
b) DTXQ: m2 và DTTP: 1m2
- Bài 2 : Vận dụng để giải một số bài toán đơn giản 
 + Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
 + Hỗ trợ: 
 . Chuyển về cùng một đơn vị đo.
 . Thùng không nắp nên chỉ có một mặt đáy.
 + Yêu cầu lớp làm vào vở, 1 HS thực hiện trên bảng.
 + Nhận xét và sửa chữa.
 Đáp số: 4,26m2
 Bài 3 : 
- Gọi hs đọc yêu cầu bài tập 3.( HS khá, giỏi giải BT3) 
 - Cho hs làm bài 
 - Cho hs trình vày kết quả 
 - GV chốt lại : 
 a/ Đ b/ S c/ S d/ Đ
* HĐ2: Củng cố 
- Yêu cầu nhắc lại quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật 
- Nắm vững kiến thức đã học, các em sẽ vận dụng để tính các bài toán có liên quan đến diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật.
 5/ Dặn dò 
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình lập phương. 
- Hát vui.
- HS được chỉ định thực hiện theo yêu cầu.
- Nhắc tựa bài.
- 2 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- Chú ý và thực hiện
- Nhóm trình bày.
- Nhận xét và bổ sung.
- 2 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- Chú ý và thực hiện
- Nhận xét và bổ sung.
- Học sinh đọc đề bài 3.
- Học sinh thảo luận nhóm đôi và nêu kết quả.
- Nhận xét bổ sung.
- Tiếp nối nhau phát biểu.
- Chú ý.
Tiết 4 : KHOA HỌC
SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG CHẤT ĐỐT
I. Mục tiêu:
- Nêu được một số biện pháp phòng cháy, bỏng, ô nhiễm khi sử dụng năng lượng chất đốt.
- Thực hiện tiết kiệm năng lượng chất đốt.
-BVMT: Tõ viÖc t×m hiÓu c«ng dông cña m«t sè chÊt ®èt. GV liªn hÖ ý thøc b¶o vÖ nguån tµi nguyªn 
II. Giáo dục KNS:
- Kĩ năng biết cách tìm tòi, xử lí, trình bày thông tin về việc sử dụng chất đốt.
- Kĩ năng bình luận, đánh giá về các quan điểm khác nhau về khai thác và xử dụng chất đốt.
III. Các PP/KT dạy học tích cực.
- Động não. Quan sát và thảo luận nhóm. Điều tra. Chuyên gia.
II. Đồ dùng dạy học
	- Hình và thông tin trang 86-89 SGK. 
- Sưu tầm tranh ảnh về các tai nạn do chất đốt gây ra.
III. Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ Ổn định 
2/ Kiểm tra bài cũ 
- Yêu cầu trả lời câu hỏi: 
 + Kể tên một số loại chất đốt thường dùng và cho biết chúng ở thể nào ?
 + Kể tên một loại chất đốt và cho biết chúng được khai thác từ đâu ?
- Nhận xét, ghi điểm.
3/ Bài mới
- Giới thiệu: Sử dụng năng lượng chất đốt 
4/ Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Thảo luận về sử dụng an toàn, tiết kiệm chất đốt 
- Mục tiêu: HS nêu được sự cần thiết và một số biện pháp sử dụng an toàn, tiết kiệm các loại chất đốt.
- Cách tiến hành: 
 + Chia lớp thành nhóm 4, yêu cầu quan sát hình, thông tin trong SGK và thảo luận các câu hỏi: 
 . Tại sao không nên chặt cây bừa bãi để lấy củi, đốt than ?
 . Than, dầu mỏ, khí tự nhiên có phải là nguồn năng lượng vô tận không ? Tại sao ?
 . Nêu ví dụ về việc sử dụng lãng phí năng lượng. Tại sao cần sử dụng tiết kiệm, chống lãng phí năng lượng ?
 . Gia đình bạn sử dụng chất đốt gì để đun nấu? Nêu các việc nên làm để tiết kiệm, chống lãng phí chất đốt ở gia đình bạn.
 . Nêu những nguy hiểm có thể xảy ra khi sử dụng chất đốt trong sinh hoạt.
 . Cần phải làm gì để phòng tránh tai nạn khi sử dụng chất đốt trong sinh hoạt ?
 . Nêu tác hại của việc sử dụng các loại chất đốt đối với môi trường không khí và các biện pháp để làm giảm những tác hại đó.
 + Yêu cầu trình bày kết quả thảo luận.
 + Nhận xét, kết luận .
+ Sẽ làm ảnh hưởng đến tài nguyên rừng và đến môi trường.
 + không. Vì các nguồn năng lượng này có nguy cơ sẽ bị cạn kiệt do việc sử dụng của con người.
 + Nêu ví dụ. Vì nguồn năng lượng không phải là vô tận nên cần phải sử dụng tiết kiệm.
+ Gây ra cháy, bỏng, 
 + Không để những chất dễ cháy như xăng, dầu,  gần lửa; 
 + Ô nhiễm môi trường, ; hạn chế sử dụng các loại chất đốt gây ra nhiều khói, khí độc.
BVMT- KNS: Từ việc tìm hiểu được công dung của các chất đốt. Các em phải biết lựa chọn sử dung sao cho phù hợp với kinh tế gia đình và đảm bảo vệ sinh không gây ảnh hưởng đối vời môi trường.
* HĐ2: Củng cố 
- Yêu cầu đọc mục Bạn cần biết trang 89 SGK.
- Các nguồn năng lượng có nguy cơ bị cạn kiệt và khi cháy đều sinh ra khí độc làm ô nhiễm môi trường gây hại cho người, động thực vật. Do vậy, chúng ta cần tránh lãng phí và đảm bảo an toàn khi sử dụng chất đốt.
5/ Dặn dò 
- Nhận xét tiết học. 
- Xem lại bài học.
- Chuẩn bị phần tiếp theo của bài Sử dụng năng lượng gió và năng lượng nước chảy. 
- Hát vui.
- HS được chỉ định trả lời câu hỏi.
- Nhắc tựa bài.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm hoạt động theo yêu cầu:
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Nhận xét, bổ sung.
- Tiếp nối nhau đọc.
- Theo dõi.
Thứ ba ngày 29 tháng 1 năm 2013
Tiết 1 : CHÍNH TẢ ( Nghe- viết)
HÀ NỘI
I. Mục tiêu:
	- Nghe - viết đúng bài chính tả; trình ... ng dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ Ổn định 
2/ Kiểm tra bài cũ 
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
 + Đế quốc Mĩ phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ bằng cách nào ?
 + Sự lựa chọn cầm súng đánh giặc của nhân dân ta thể hiện điều gì ?
- Nhận xét, ghi điểm.
3/ Bài mới
- Giới thiệu: Bến Tre đồng khởi 
4/ Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: 
- Treo bản đồ và xác định tỉnh Bến Tre.
- Yêu cầu tham khảo SGK, thảo luận và trả lời các câu hỏi sau theo nhóm 4: 
 + Tìm hiểu nguyên nhân bùng nổ phong trào "Đồng khởi".
 + Tóm tắt diễn biến chính cuộc "Đồng khởi" ở Bến Tre.
 + Nêu ý nghĩa của phong trào "Đồng khởi".
- Yêu cầu trình bày kết quả.
- Nhận xét, kết luận và cho xem tranh.
+ Do sự đàn áp của Mĩ - Diệm, nhân dân miền Nam buộc phải vùng lên phá tan ách kìm kẹp.
 + Tóm tắt diễn biến.
 + Mở ra thời kì mới: nhân dân miền Nam cầm vũ khí chiến đấu chống quân thù, đẩy quân Mĩ và quân đội Sài Gòn vào thế bị động, lúng túng.
* Hoạt động 2: 
- Yêu cầu tham khảo SGK và trả lời câu hỏi: Em biết gì về phong trào "Đồng khởi" ở địa phương ta ?
- Nhận xét, chốt lại ý đúng: Cuối năm 1959 - đầu năm 1960, phong trào "Đồng khởi" nổ ra và thắng lợi ở nhiều vùng nông thôn miền Nam. Bến tre là nơi tiêu biểu của phong trào "Đồng khởi".
- Ghi bảng nội dung bài.
* HĐ3: Củng cố 
- Gọi học sinh nêu lại tựa bài.
- Giáo viên nêu lại các câu hỏi trong SGK và yêu cầu học sinh trả lời.
- Nhận xét chốt lại.
- Phong trào "Đồng khởi" của quân dân miền Nam đã làm tan rã cơ cấu chính quyền cơ sở của địch ở nông thôn.
5/ Dặn dò 
- Nhận xét tiết học. 
- Xem lại bài đã học.
- Chuẩn bị bài Nhà máy hiện đại đầu tiên của nước ta.
- Hát vui.
- HS được chỉ định trả lời câu hỏi.
- Nhắc tựa bài.
- Xác định tỉnh Bến Tre trên bản đồ. 
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm tham khảo và thảo luận:
- Đại diện nhóm tiếp nối nhau trả lời.
- Nhận xét, bổ sung và quan sát tranh.
- Tham khảo SGK, thảo luận và tiếp nối nhau trả lời.
- Nhận xét, bổ sung.
- Tiếp nối nhau đọc.
-Học sinh nêu lại.
-Học sinh trả lời.
Tiết 3: TOÁN
THỂ TÍCH CỦA MỘT HÌNH
I. Mục tiêu:
- Có biểu tượng về thể tích của một hình (BT1).
- Biết so sánh thể tích của hai hình trong một số tình huống đơn giản (BT2).
	- HS khá gỏi làm cả 3 bài tập trong SGK.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Bộ đồ dùng dạy học Toán lớp 5.
III. Hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ Ổn định 
2/ Kiểm tra bài cũ (
- Tùy theo đối tượng, yêu cầu làm lại các BT trong SGK.
- Nhận xét, ghi điểm. 
3/ Bài mới
- Giới thiệu: Thể tích của một hình 
4/ Phát triển các hoạt động.
* HĐ1: Hình thành biểu tượng về thể tích của một hình 
a) Ví dụ 1:
- Dùng Bộ đồ dùng dạy học Toán 5 để xếp hình hộp chữ nhật và hình lập phương như trong SGK, yêu cầu quan sát và so sánh thể tích của hai hình.
- Hỗ trợ: Nhận xét vị trí của hình lập phương và hình hộp chữ nhật.
- Yêu cầu trình bày kết quả.
- Nhận xét, kết luận.
Hình lập phương nằm hoàn toàn bên trong hình hộp chữ nhật, ta nói: Thể tích hình lập phương bé hơn thể tích hình hộp chữ nhật hay thể tích hình hộp chữ nhật lớn hơn thể tích hình lập phương.
 b) Ví dụ 2:
- Dùng Bộ đồ dùng dạy học Toán 5 để xếp hình C và hình D như trong SGK, yêu cầu quan sát và so sánh thể tích của hai hình.
- Hỗ trợ: Nhận xét xem mỗi hình C và D gồm mấy hình lập phương rồi so sánh chúng với nhau.
- Yêu cầu trình bày kết quả.
- Nhận xét, kết luận. 
HìnhC và hìnhD đều gồm 4 hình lập phương như nhau, ta nói: Thể tích hình C bằng thể tích hình D.
c) Ví dụ 3:
- Dùng Bộ đồ dùng dạy học Toán 5 để xếp hình P, hình M và hình N như trong SGK, yêu cầu quan sát và so sánh thể tích của hình P với tổng thể tích của hình M và hình N.
- Hỗ trợ: Nhận xét xem mỗi hình P, M và N gồm mấy hình lập phương rồi so sánh thể tích của hình P với tổng thể tích của hình M vàN với nhau.
- Yêu cầu trình bày kết quả.
- Nhận xét, kết luận.
Hình P gồm 6 hình lập phương, hình m gồm 4 hình lập phương, hình N gồm 2 hình lập phương, ta nói:Thể tích hìnhP bằng tổng thể tích các hình M và N.
* HĐ2:Thực hành
- Bài 1: Có biểu tượng về thể tích của một hình 
 + Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
 + Dùng Bộ đồ dùng dạy học Toán 5 để xếp hình A và hình B như trong SGK, yêu cầu quan sát các hình và nêu kết quả.
 + Hỗ trợ: Chú ý số hình lập phương có ở chiều dài, chiều rộng và chiều cao của từng hình với mỗi cạnh hình lập phương là 1cm.
 + Yêu cầu trình bày kết quả và giải thích.
 + Nhận xét và sửa chữa.
+ Hình A có 16 hình lập phương nhỏ.
 + Hình B có 18 hình lập phương nhỏ.
 + Thể tích hình B lớn hơn thể tích hình A.
- Bài 2 : Biết so sánh thể tích của hai hình
 + Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
 + Dùng Bộ đồ dùng dạy học Toán 5 để xếp hình A và hình B như trong SGK, yêu cầu quan sát các hình và nêu kết quả.
 + Hỗ trợ: Chú ý số hình lập phương có ở chiều dài, chiều rộng và chiều cao của từng hình.
 + Yêu cầu trình bày kết quả và giải thích.
 + Nhận xét và sửa chữa.
+ Hình A có 45 hình lập phương nhỏ.
 + Hình B có 26 hình lập phương nhỏ.
 + Thể tích hình A lớn hơn thể tích hình B.
* HĐ3: Củng cố 
Gọi học sinh nêu lại tựa bài.
Yêu câu học sinh nêu lại thê tích của một hình.
 Nắm vững kiến thức đã học, các em sẽ vận dụng để so sánh thể tích của các hình khối trong thực tế.
 5/ Dặn dò 
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài Xăng-ti-mét khối. Đề-xi-mét khối. 
- Hát vui.
- HS được chỉ định thực hiện theo yêu cầu.
- Nhắc tựa bài.
- Quan sát, so sánh và trình bày kết quả theo yêu cầu 
- Nhận xét, bổ sung.
- Quan sát, so sánh và trình bày kết quả theo yêu cầu:
- Nhận xét và bổ sung.
- Quan sát, so sánh và trình bày kết quả theo yêu cầu 
- Nhận xét, bổ sung.
- 2 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- Quan sát, chú ý và tiếp nối nhau nêu
- Nhận xét, bổ sung.
- 2 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- Quan sát, chú ý và tiếp nối nhau nêu:
- Nhận xét, bổ sung.
- Học sinh nêu lại.
- Học sinh nêu.
- Chú ý.
Tiết 4: KĨ THUẬT
LẮP XE CẦN CẨU
I. Mục tiêu:
- Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết lắp xe cần cẩu.
- Biết cách lắp được xe cần cẩu theo mẫu. Xe lắp tương đối chắc chắn và có thể chuyển động được.
- Với HS khéo tay: Lắp được xe cần cẩu theo mẫu. Xe lắp chắc chắn, chuyển động xễ dàng; tay quay, dây tời quấn vào và nhả ra được.
- Rèn tính cẩn thận, khéo léo cho học sinh.
II. Đồ dùng dạy học:
- Mẫu xe cần cẩu đã lắp sẵn.
- Bộ Lắp ghép kĩ thuật lớp 5.
III. Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ Ổn định 
2/ Kiểm tra bài cũ 
- Yêu cầu trả lời câu hỏi:
 + Thế nào là vệ sinh phòng bệnh cho gà ?
 + Nêu tác dụng và mục đích của việc vệ sinh phòng bệnh cho gà.
- Nhận xét, đánh giá.
3/ Bài mới
- Giới thiệu: Lắp xe cần cẩu 
4/ Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét mẫu 
- Cho xem mẫu xe cần cẩu đã lắp.
- Yêu cầu thảo luận và trả lời câu hỏi: Để lắp được xe cần cẩu, theo em cần lắp mấy bộ phận, nêu tên những bộ phận đó ?
- Nhận xét và kết luận.
5 bộ phận: giá đỡ cẩu, cần cẩu, ròng rọc, dây tời, trục bánh xe.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật 
a) Hướng dẫn chọn chi tiết:
- Yêu cầu chọn đủ, đúng từng loại chi tiết theo bảng trong SGK.
- Yêu cầu xếp các chi tiết đã chọn vào nắp hộp theo từng loại.
- Yêu cầu kiểm tra theo nhóm đôi.
b) Lắp từng bộ phận:
- Lắp giá đỡ: 
 + Yêu cầu quan sát hình 2 SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi: Để lắp giá đở cẩu, em cần chọn những chi tiết nào ?
 + Thực hiện và hướng dẫn từng thao tác:
 . Lắp 4 thanh thẳng 7 lỗ vào tấm nhỏ. 
 . Lắp các thanh 5 lỗ vào thanh 7 lỗ.
 . Lắp thanh chữ U dài vào thanh thẳng 7 lỗ.
 . Lắp vào thanh chữ U ngắn, lắp tiếp vào bánh đai và tấm nhỏ.
- Lắp cần cẩu:
 + Yêu cầu quan sát hình 3 SGK và lưu ý vị trí các lỗ lắp của các thanh thẳng, 
 + Thực hiện và hướng dẫn lắp và yêu cầu 1 HS lắp theo hình 3a, 1 HS lắp theo hình 3b.
 + Hướng dẫn lắp hình 3c. 
- Lắp các bộ phận khác:
 + Yêu cầu quan sát hình 4 SGK.
 + Thao tác và hướng dẫn chọn và lắp các chi tiết trong hình.
c) Lắp ghép xe cần cẩu:
- Yêu cầu tham khảo SGK và trả lời câu hỏi: Nêu các bước lắp ráp xe cần cẩu.
- Lưu ý cách lắp vòng hãm vào trục quay và vị trí buộc dây tời ở trục quay.
- Kiểm tra hoạt động của cần cẩu.
d) Hướng dẫn tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp:
- Tháo rời từng bộ phận rồi tháo rời từng chi tiết của từng bộ phận.
- Xếp gọn các chi tiết vào hộp theo đúng vị trí.
HĐ3: Củng cố 
- Yêu cầu nhắc lại các bộ phận cần lắp và các bước lắp.
- Nắm vững các thao tác, các em thực hiện lắp ráp xe cần cẩu đúng qui trình và đúng kĩ thuật.
5/ Dặn dò 
- Nhận xét tiết học. Xem lại bài học.
- Chuẩn bị Bộ lắp ghép kĩ thuật để thực hành bài Lắp xe cần cẩu. 
- Hát vui.
- HS được chỉ định trả lời câu hỏi.
- Nhắc tựa bài.
- Quan sát mẫu xe cần cẩu đã lắp.
- Thảo luận và nối tiếp nhau trả lời: 
- Nhận xét, bổ sung.
- Dựa vào bảng để chọn đủ, đúng từng loại chi tiết.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Hai bạn ngồi cạnh kiểm tra với nhau.
- Quan sát, thảo luận và tiếp nối nhau trả lời.
- Quan sát và chú ý.
- Chú ý vị trí trong, ngoài của thanh chữ U và thanh thẳng khi lắp.
- Quan sát và HS được chỉ định thực hiện theo yêu cầu.
- Quan sát và chú ý.
- Quan sát hình.
- Chú ý.
- Tham khảo SGK và nối tiếp nhau trả lời.
- Chú ý.
- Quan sát và chú ý.
- Tiếp nối nhau nêu.
Tiết 5: LUYỆN TIẾNG VIỆT 
LUYỆN KỂ CHUYỆN : PA- XTƠ VÀ EM BÉ
I-Mục tiêu:
	-Tiếp tục luyện tập để kể được câu chuyện theo yêu cầu.
	- Học sinh giỏi kể lại được toàn bộ câu chuyện, học sinh TB,Yếu kể lại được 2-3 tranh.
	- HS hiểu được ý nghĩa câu chuyện.
II-Hoạt động dạy – học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ Khởi động : 
 2/ Bài mới 
3 / Phát triển các hoạt động : 
* Hoạt động1 : GV kể 
- GV chỉ vào từng tranh và kể lại toàn bộ câu chuyện.
- GV giải nghĩa 1 số từ khó hiểu: tai biến, miễn dịch.
* Hoạt động2 : Học sinh kể :
* HS kể chuyện trong nhóm:
Lưu ý: HS không cần kể đúng nguyên văn chỉ cần kể được ND cốt truyện, đúng trình tự và những chi tiết tiêu biểu.
- Gv theo dõi, giúp đỡ các nhóm.
* HS thi kể chuyện trước lớp. 
-Tổ chức cho HS thi kể trước lớp.	
-GV nhận xét ,tuyên dương.
4. Củng cố - dặn dò 
- Cho HS nhắc lại ND
-Vn hoàn thành lại bài tập.
- Hát
Hoạt động cá nhân,lớp
- 3-4 Hs nhắc lại .
Hoạt động nhóm, lớp.
-HS tập kể trong nhóm và trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
- HS nhận xét- bổ sung.
Hoạt động cá nhân, lớp.
HS kể từng đoạn của chuyện.
HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
Cả lớp nhận xét, bình chọn bạn kể hay nhất.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 5 tuan 22 moi.doc