Thiết kế bài giảng khối 5 - Tuần 29

Thiết kế bài giảng khối 5 - Tuần 29

I. Mục tiêu:

- Biết đọc diễn cảm toàn bài .

- Hiểu ý nghĩa tình bạn đẹp của Ma- ri- ô và Giu- li- ét-ta; đức hi sinh cao thượng của cậu bé Ma- ri- ô ; trả lời được các câu hỏi trong SGK

- Tích hợp KNS: KN tự nhận thức, giao tiếp ứng xử phù hợp, kiểm soát cảm xúc, ra quyết định.

II. Đồ dùng Dạy- Học: Tranh minh hoạ chủ điểm và bài đọc/Sgk

III. Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu:

 

doc 18 trang Người đăng huong21 Lượt xem 695Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài giảng khối 5 - Tuần 29", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 29
Thứ hai, ngày 01 tháng 04 năm 2013
BUỔI SÁNG
TẬP ĐỌC : Một vụ đắm tàu
I. Mục tiêu: 
- Biết đọc diễn cảm toàn bài .
- Hiểu ý nghĩa tình bạn đẹp của Ma- ri- ô và Giu- li- ét-ta; đức hi sinh cao thượng của cậu bé Ma- ri- ô ; trả lời được các câu hỏi trong SGK 
- Tích hợp KNS: KN tự nhận thức, giao tiếp ứng xử phù hợp, kiểm soát cảm xúc, ra quyết định.
II. Đồ dùng Dạy- Học: Tranh minh hoạ chủ điểm và bài đọc/Sgk
III. Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Giới thiệu chủ điểm và bài đọc:
- Chủ điểm: Nam và nữ...
B. Bài mới: Giới thiệu bài , ghi mục lên bảng . 
1/Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc: - Chia 5 đoạn:
+Đoạn 1: Từ đầu đến họ hàng
+Đoạn 2: Tiếp theo đến băng cho bạn
+Đoạn 3: Tiếp theo đến hỗn loạn
+Đoạn 4: Tiếp theo đến tuyệt vọng
+Đoạn 5: Phần còn lại
- Lưu ý cách đọc từng đoạn ( tham khảo Sgv- 180)
- GV đọc mẫu toàn bài
b. Tìm hiểu bài: Câu hỏi /Sgk- 109.Gợi ý 
Câu 1: Nêu hoàn cảnh và mục đích chuyến đi của Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta?
*.Rút ý 1: Hoàn cảnh và mục đích chuyến đi của Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta.
Câu 2: Giu-li-ét-ta chăm sóc Ma-ri-ô như thế nào khi bạn bị thương?
*.Rút ý 2: Sự ân cần, dịu dàng của Giu-li-ét-ta.
Câu3: QĐ nhường bạn xuống xuồng cứu nạn của Ma-ri-ô nói lên điều gì về cậu bé?
Câu 4: Hãy nêu cảm nghĩ của em về hai nhân vật chính trong truyện?
*.Rút ý 3: Sự hi sinh cao thượng của cậu bé Ma-ri-ô.
*. Đàm thoại rút nội dung : như ở yêu cầu 
- Tích hợp KNS: KN tự nhận thức, giao tiếp ứng xử phù hợp, kiểm soát cảm xúc, ra quyết định.
2/ Luyện đọc lại :
-Mời HS nối tiếp đọc bài.
-Cho cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi đoạn.
-Cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn từ : Chiếc xuồng cuối cùngđến hết trong nhóm. 
-Thi đọc diễn cảm.
-Cả lớp và GV nhận xét.
3/Củng cố- Dặn dò:
- Dặn luyện đọc ở nhà.Đọc trước bài: Con gái
- Quan sát tranh minh hoạ chủ điểm và bài đọc/Sgk, nói về nội dung tranh
- Nói về nhận thức của em về chủ điểm
- 1, 2 HS đọc cả bài
- Đọc nối tiềp đoạn ( 2, 3 lần)
+ Chú ý đọc đúng( như mục tiêu) 
+ Nêu nghĩa các từ ngữ trong chú giải/109
 - Luyện đọc theo cặp; nối tiếp nhau đọc cả bài 
 (Chú ý cách đọc từng đoạn theo yêu cầu của GV)
- Dựa vào bài đọc/Sgk- 108, tìm hiểu bài theo từng câu hỏi và gợi ý của GV
Câu 1: Ma-ri-ô: bố mới mất, về quê sống với họ hàng. Giu-li-ét-ta: đang trên đường về nhà gặp lại bố mẹ
Câu 2 ...hốt hoảng chạy lại...băng cho bạn
Câu3 : Ma-ri-ô có tấm lòng cao thượng, nhường sự sống cho bạn, hi sinh bản thân vì bạn
Câu 4 : Ma-ri-ô,1bạn trai kín đáo, cao thượng,...Giu-li-ét-ta:1bạn gái tốt bụng, t/cảm..
-HS đọc.
-HS tìm giọng đọc cho mỗi đoạn.
-HS luyện đọc diễn cảm.
-HS thi đọc.
.
TOÁN: Ôn tập về phân số ( tiếp theo )
I.Mục tiêu: 
- Biết xác định phân số; biết so sánh, sắp xếp các phân số theo thứ tự .
- Bài tập cần làm : 1,2,4 và 5a .
II. Đồ dùng Dạy- Học: Bảng nhóm .
III. Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ:
- Kiểm tra 2 HS
B. Bài mới: Nêu mục tiêu tiết học
1/ Hướng dẫn ôn tập:
Bài tập 1: Yêu cầu HS tự làm bài
Bài tập 2: Yêu cầu HS giải thích cụ thể cách làm
Bài tập 3: ? Làm thế nào để tìm được các PS bằng nhau?
- Lưu ý HS vận dụng tính chất cơ bản của phân số
 Bài tập 4: ? Muốn so sánh hai PS có cùng/khác MS; cùng TS ta làm thế nào?
Bài tập 5: Yêu cầu HS giải thích rõ cách sắp xếp theo thứ tự 
- Theo dõi, chấm chữa bài
2/Củng cố- Dặn dò:
- Làm các bài trong VBT
- Chuẩn bị bài: Ôn tập về số thập phân .
- Chữa bài 2; 3/VBT
Các bài tập 1; 2; 3; 4; 5/ Sgk-1 49; 150
Bài 1: Khoanh vào D 
Bài 2: Khoanh vào B
Vì số viên bi là 20 x = 5; chính là số viên bi màu đỏ
Bài 3: Làm bài trên bảng con, đính bài nhận xét
Kết quả: 
Bài 4: Nêu lại cách so sánh PS có cùng/khác MS; cùng TS. Làm bài vào vở, giải thích
Kết quả: a) ; b) ; c) 
- Bài 5: Làm vào vở, 2 HS làm bài trên bảng nhóm, giải thích cách làm
Kết quả: a/ b/
..
ĐẠO ĐỨC: ÔN EM YÊU HOÀ BÌNH (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU : 
- Nêu được những điều tốt đẹp do hoà bình đem lại cho trẻ em.
- Nêu được các biểu hiện của hoà bình trong cuộc sống hằng ngày.
- Yêu hoà bình, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình phù hợp với khả năng do nhà trường, địa phương tổ chức.
-Yêu hoà bình, quý trọng và ủng hộ các dân tộc đấu tranh cho hoà bình; ghét chiến tranh phi nghĩa và lên án các kẻ phá hoại hoà bình gây chiến tranh.
II. ĐDDH: Tranh ảnh về cuộc sống của trẻ em và ND ở những nơi có chiến tranh.- Tranh ảnh về các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh của thiếu nhi và nhân dân Việt Nam, thế giới.- Giấy khổ to , bút màu .- Điều 38 Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Bài cũ: Em yêu hoà bình (tiết 1).
2. Bài mới.
vGiới thiệu bài.
v Hoạt động1: Xem các tranh, ảnh, bai báo, băng hình về hoạt động bảo vệ hoà bình.
Giới thiệu thêm 1 số tranh, ảnh, băng hình.
- GV nhận xét, kết luận ý kiến đúng :
+ Để bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh, thiếu nhi và nhân dân ta cũng như các nước đã tiến hành nhiều hoạt động.
+ Chúng ta cần tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh do nhà trường, địa phương tổ chức.
vHoạt động 2: Vẽ cây hoà bình.
-Chia nhóm và hướng dẫn các nhóm vẽ cây hoà bình ra giấy to.
+ Rể cây là các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh, là các việc làm, các cách ứng xử thể hiện tinh thần hoà bình. 
+ Hoa, quả, lá cây là những điều tốt đẹp mà hoà bình đã mang lại cho trẻ em nói riêng và mọi người nói chung. 
- GV nhận xét, khen những bài vẽ tốt . 
- GV kết luận: Hoà bình mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho trẻ em và mọi người. Song để có được hoà bình, mỗi người, mỗi trẻ em chúng ta cần phải thể hiện tinh thần hoà bình trong cách sống và ứng xử hằng ngày, đồng thời cần tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh.
vHoạt động 3: Triển lãm
* GV hướng dẫn HS thực hiện: 
Nhận xét, nhắc nhở học sinh tích cực tham gia các hoạt động vì hoà bình.
3.Củng cố, dặn dò, nhận xét tiết học
-Thực hành những điều đã học.
- Chuẩn bị: Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
- Nhận xét tiết học. 
- 1 Học sinh đọc ghi nhớ.
- Học sinh làm việc cá nhân.
-Trao đổi theo bàn
-Trình bày trước lớp và giới thiệu các tranh, ảnh, băng hình. Bài báo về các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh mà các em đã sưu tầm được.
- Hoạt động nhóm 
Các nhóm vẽ tranh.
*-Hết thời gian thảo luận, đại diện nhóm trình bày kết quả tranh vẽ của nhóm mình. 
Các nhóm thảo luận và nhận xét.
-HS giới thiệu tranh, trình bày các bài thơ, bài hát, tiểu phẩmvề chủ đề em yêu hoà bình.
- Cả lớp nhận xét. 
 ...........................................................................
CHÍNH TẢ: ( Nhớ viết) Đất nước
I.Mục tiêu : 
- Nhớ - viết đúng chính tả: 3 khổ thơ cuối của bài Đất nước.
- Tìm được những cụm từ chỉ huân chương, danh hiệu, giải thưởng trong BT2, BT3 và nắm được cách viết hoa những cụm từ đó.
II. Đồ dùng Dạy- Học: - SGK, VBT 
III. Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra quy tắc viết hoa. 
B. Bài mới: 
- Nêu mục tiêu tiết học
1/ Hướng dẫn nhớ- viết:
- HS đọc thuộc lòng 3 khổ thơ cuối của bài Đất nước.
- HS luyện viết các từ khó.
+ Cách trình bày các khổ thơ 
+ Chú ý những chữ dễ viết sai 
- Cho HS viết bài.
- Chấm bài, nhận xét 
2/ Hướng dẫn làm BT chính tả:
- Hướng dẫn làm bài tập 2, 3/ VBT 
Bài tập 2: 
- Gọi hs đọc đề bài.
- GV h dẫn hs tìm những cụm từ chỉ các huân chương, danh hiệu và giải thưởng có trong bài văn, và nhận xét về cách viết hoa các cụm từ đó.
Bài tập 3: HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV h/dẫn hs viết lại tên các danh hiệu trong đoạn văn cho đúng
C. Củng cố- Dặn dò:
- Nhận xét tiết học, biểu dương HS viết bài đúng, đẹp. Chuẩn bị bài sau.
- Nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý nước ngoài 
- 3HS đọc thuộc lòng 
- Cả lớp đọc thầm lại 3 khổ thơ 
- Nêu cách viết các từ dễ viết sai 
- HS viết bài xong, đổi vở soát lỗi lẫn nhau.
HS làm bài trên bảng, lớp làm vở 
 + Các cụm từ:
Chỉ huân chương: Huân chương Kháng chiến, Huân chương Lao động.
Chỉ danh hiệu:Anh hùng Lao động.
Chỉ giải thưởng:Giải thưởng HCM.
+ Nhận xét về cách viết hoa: Mỗi cụm từ chỉ các huân chương, danh hiệu, giải thương đều gồm hai bộ phận. Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận. Nếu trong cụm từ có tên riêng chỉ người thì viết hoa theo quy tắc viết hoa tên người.
Bài tập 3:
+ HS đọc ycầu đề bài.
+1 HS làm bài trên bảng, lớp làm vở .
Anh hùng /Lực lượng vũ trang nhân dân.
Bà mẹ/ Việt Nam / Anh hùng.
.................................................................****.....................................................................
BUỔI CHIỀU
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: Ôn tập về dấu câu
I.Mục tiêu: 
 Tìm được các dấu chấm, chấm hỏi, chấm than trong mẩu chuyện (BT1); đặt đúng các dấu chấm và viết hoa những từ đầu câu, sau dấu chấm (BT2); sửa được dấu câu cho đúng (BT3).
II. Đồ dùng Dạy- Học : SGK 
III. Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: Nhận xét bài KTĐK
B. Bài mới: Nêu mục tiêu tiết học
1/Hướng dẫn làm BT: 
Bài 1: 
- Nhắc HS đọc kĩ đề 
- Gợi ý theo 2 yêu cầu của bài tập: Tìm các loại dấu câu; Nêu công dụng của từng loại dấu câu. Cách thực hiện: đánh STT cho từng câu 
- Thống nhất kết quả, nhận xét, kết luận
- Yêu cầu HS nói về tính khôi hài của mẩu chuyện
Bài 2: 
- Yêu cầu: Đọc kĩ yêu cầu của bài, đọc cả bài : Thiên đường của phụ nữ
? Bài văn nói về điều gì?
- Lưu ý: Đọc và phát hiện các câu, dựa vào cấu tạo câu, nội dung diễn đạt ý trọn vẹn là câu,...
- Chốt lời giải đúng: Tham khảo Sgv-185
Bài 3: ( HS khá, giỏi ) . Gợi ý: Đọc kĩ từng câu văn xem đó là câu kể, câu hỏi, câu khiến hay câu cảm, mỗi câu dùng 1 loại dấu câu tương ứng. Từ đó, sửa lại những chỗ dùng sai dấu câu
- Yêu cầu HS nói về tính khôi hài của mẩu chuyện ( câu trả lời của Hùng cho biết Hùng được điểm 0 cả hai bài kiểm tra)
2/ Củng cố- Dặn dò:
- Nhận xét tiết học; 
 - Chuẩn bị bài tiếp theo
Bài 1: - Đọc kĩ yêu cầu của bài, đọc mẩu chuyện vui : Kỉ lục thế giới
- Làm bài vào vở, đổi chéo vở, kiểm tra 
- 3 HS trình bày trên bảng nhóm:
+ Dấu chấm đặt cuối các câu 1; 2; 9; để kết thúc các câu kể.(Câu 3; 6; 8; 10 cũng là câu kể nhưng cuối câu đặt dấu hai chấm để dẫn lời nhân vật
+ Dấu chấm hỏi đặt cuối các câu 7; 11 để kết thúc các câu hỏi
+ Dấu chấm than đặt cuối các câu 4; 5 ...  HS
Bài 2: 
Gợi ý: Đọc kĩ từng câu văn xem đó là câu kể, câu hỏi, câu khiến hay câu cảm, mỗi câu dùng 1 loại dấu câu tương ứng. Từ đó, sửa lại những chỗ dùng sai dấu câu
- Yêu cầu HS nói về tính khôi hài của mẩu chuyện
Bài 3: 
Gợi ý: Theo nội dung nêu trong các ý, em cần đặt kiểu câu với những dấu câu nào?
a/ Cần đặt câu khiến; dùng dấu chấm than
b/Cần đặt câu hỏi; dùng dấu chấm hỏi
c; d/Cần đặt câu cảm; dùng dấu chấm than
2/ Củng cố- Dặn dò:
- Nhận xét tiết học; Chuẩn bị bài tiếp theo
- Nêu tác dụng của dấu chấm, chấm hỏi, chấm than; cho VD
Bài 1: - Đọc kĩ yêu cầu của bài
- Làm bài vào VBT, đổi chéo vở, kiểm tra 
- Một HS trình bày trên bảng nhóm:
+ Dấu chấm than đặt cuối các câu ở ô trống thứ 1; 2; 3; 5; 8; 9; 10; 12
+ Dấu chấm đặt cuối các câu ở ô trống thứ 4; 6; 13; 14
+ Dấu chấm hỏi đặt cuối các câu ở ô trống thứ 7; 11
- Đọc lại văn bản truyện đã điền đúng d/câu 
- Đọc nội dung BT2. Làm vào VBT, nêu miệng kết quả:
Câu 1; 2; 3 dùng đúng các dấu câu
Câu 4 là câu cảm; sửa dấu chấm thành dấu chấm than 
Câu 5 là câu hỏi; sửa dấu chấm than thành dấu chấm hỏi
Câu 6, 7 là câu cảm; sửa dấu chấm hỏi thành dấu chấm than.
Câu 8 là câu kể; sửa dấu chấm than thành dấu chấm 
Ba dấu chấm than dùng hợp lí- thể hiện sự ngạc nhiên, bất ngờ của Nam 
- Làm vào VBT, 2 HS làm bài trên bảng nhóm, đính bài nhận xét
a/ Chị mở cửa sổ giúp em với!
b/ Bố ơi, mấy giờ thì hai bố con mình đi thăm ông bà?
c/ Cậu đã đạt được thành tích tuyệt vời!
d/ Ôi, búp bê đẹp quá!
 ...........................................................................
TOÁN: Ôn tập về đo độ dài và đo khối lượng
I.Mục tiêu: 
- Quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài, các đơn vị đo khối lượng.
- Viết các số đo độ dài và các số đo khối lượng dưới dạng số thập phân.
- Làm các BT1, BT2(a), BT3 (a,b,c mỗi câu một dòng); HS khá, giỏi làm thêm các phần BT còn lại.
II. Đồ dùng Dạy- Học: - Bảng kẻ sẵn như BT1 a; b/Sgk
III. Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: Ôn tập về STP
- Kiểm tra 2 HS
B. Bài mới: - Nêu mục tiêu tiết học
Bài 1: Đính bảng phụ; yêu cầu HS điền và nói rõ quan hệ giữa các đơn vị liền kề nhau
Bài 2: Yêu cầu HS ghi nhớ và vận dụng mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài và khối lượng
Bài 3: Yêu cầu nói rõ cách làm 
 - Theo dõi, nhận xét, đánh giá bài làm của HS
2/ Củng cố- Dặn dò:
- Làm các bài trong VBT
- Chuẩn bị bài: Ôn tập (tt) .
- Sửa bài VBT 
Bài 1: Điền vào bảng và nói rõ quan hệ giữa các đơn vị liền kề nhau, TLCH phần c
Bài 2: Làm vào vở, 2HS chữa bài trên bảng, mỗi HS một phần a; b
* Kết quả:
1m = 10dm = 100cm = 1000mm
1km = 1000m
1kg = 1000g
1tấn = 1000kg
b) 1m = dam = 0,1dam
 1m = km = 0,001km
 1g = kg = 0,001kg
 1kg = tấn = 0,001tấn
Bài 3: Trao đổi với bạn cùng bàn, nêu cách làm. Làm vào vở, từng HS chữa bài trên bảng
 Kết quả: 
a/ 1827m= 1km 827m= 1,827 km
 2063m= 2km 63m= 2,063 km
 702m= 0km 702m= 0,702 km
b/ 34dm= 3m 4dm= 3,4 m
 786 cm= 7m 86cm= 7,86 m
 408cm= 4m 8cm= 4,08 m
c/ 2065 g= 2kg 65g= 2,065 kg
 8047 kg= 8 tấn 47 kg= 8,047 tấn
............................................................................
LUYỆN TIẾNG VIỆT: LUYỆN TẬP VỀ CÂU.
I.Mục tiêu :
- Củng cố và nâng cao thêm cho các em những kiến thức về viết đoạn đối thoại.
- Rèn cho học sinh có kĩ năng làm bài tập thành thạo.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Chuẩn bị : 
Nội dung ôn tập.
III.Hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra: 
2.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
Bài tập1: GV nêu yêu cầu bài tập. Gia đình em trao đổi với nhau về việc anh (chị) của em sẽ học thêm môn thể thao nào. Em hãy ghi lại cuộc trao đổi đó bằng một đoạn văn đối thoại.
Bài tập 2 : Viết một đoạn văn đối thoại do em tự chọn.
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn 
bị bài sau.
- 1HS .
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Ví dụ: Buổi tối chủ nhật vừa qua, sau khi ăn cơm xong, cả nhà quây quần bên nhau. Anh Hùng hỏi ý kiến bố mẹ cho anh đi học thêm thể thao. Bố nói :
- Bố: Thể thao là môn học rất có ích đó. Con nên chọn môn nào phù hợp với sức khỏe của con.
- Anh Hùng: Con muốn hỏi ý kiến bố mẹ?
- Bố: Đấy là bố nói thế, chứ bố có bảo là không cho con đi học đâu.
- Anh Hùng : Con muốn học thêm môn cầu lông, bô mẹ thấy có được không ạ?
- Bố: Đánh cầu lông được đấy con ạ!
- Mẹ: Mẹ cũng thấy đánh cầu lông rất tốt đấy con ạ!
- Anh Hùng: Thế là cả bố và mẹ cùng đồng ý cho con đi học rồi đấy nhé! Con cảm ơn bố mẹ!
 Ví dụ: Cá sấu sợ cá mập
 Một khu du lịch ven biển mới mở khá đông khách. Khách sạn nào cũng hết sạch cả phòng. Bỗng xuất hiện một tin đồn làm cho mọi người sợ hết hồn : hình như ở bãi tắm có cá sấu!
 Một số khách đem ngay chuyện này ra hỏi chủ khách sạn :
- Ông chủ ơi! Chúng tôi nghe nói bãi tắm này có cá sấu. Có phải vậy không ông?
 Chủ khách sạn quả quyết :
- Không! Ở đây làm gì có cá sấu!
- Vì sao vậy?
- Vì những vùng biển sâu như thế này nhiều các mập lắm. Mà cá sấu thì rất sợ các mập.
Các vị khách nghe xong, khiếp đảm, mặt cắt không còn giọt máu.
- HS chuẩn bị bài sau.
.................................................................****.....................................................................
Thứ sáu, ngày 05 tháng 04 năm 2013
BUỔI CHIỀU
TẬP LÀM VĂN: Trả bài văn tả cây cối
I.Mục tiêu: 
- Biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả cây cối 
- Nhận biết và sửa được lỗi trong bài ; viết lại được một đoạn văn cho đúng và hay hơn.
II. Đồ dùng Dạy- Học: 
- GV chấm bài viết của hs, tìm ra những lỗi phổ biến ghi vào bảng phụ.
III. Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ:
- Gọi 2 nhóm hs phân vai đọc lại đoạn kịch Giu-li-ét-ta và Ma-ri-ô trong tiết học trước.
- GV nhận xét ghi điểm.
B. Bài mới : Giới thiêu bài ghi bảng.
 - Gọi hs đọc lại các đề bài tả cây cối .
- GV ghi đề lên bảng.
*. Nhận xét bài làm của hs:
- GV nhận xét chung về những ưu khuyết điểm chính trong bài làm của hs: Về bố cục, dùng từ đặt câu, diễn đạt các ý, ...
*. Hướng dẫn hs chữa bài:
- GV ghi một số lỗi lên bảng.
- Hướng dẫn sửa chữa các lỗi.
- Trả bài cho HS , HS tự tìm và chữa lỗi trong bài viết của mình.
- GV đọc bài văn hay nhất cho cả lớp tham khảo.
*. Chọn và viết lại 1 đoạn văn :
- GV cho HS chọn 1 đoạn văn viết chưa đạt trong bài của mình và viết lại cho hay hơn.
- GV theo dõi giúp đỡ.
C. Củng cố dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài 
- 2 nhóm hs phân vai đọc lại đoạn kịch Giu-li-ét-ta và Ma-ri-ô trong tiết học trước.
- HS đọc lại các đề bài tả cây cối .
- HS lắng nghe rút kinh nghiệm .
- HS tự tìm và chữa lỗi trong bài viết của mình
- HS lắng nghe rút kinh nghiệm .
- HS chọn 1 đoạn văn viết chưa đạt trong bài của mình và viết lại cho hay hơn.
.....................................................................
LUYỆN TOÁN: LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu.
- Tiếp tục củng cố cho HS về cách vận tốc, quãng đường, thời gian.
- Củng cố cho HS về phân số và số tự nhiên.
- Rèn kĩ năng trình bày bài.
- Giúp HS có ý thức học tốt.
II. Đồ dùng: 
- Hệ thống bài tập.
III.Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra: 
2.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập1: Khoanh vào phương án đúng:
a) của 5 tạ = ...kg
A. 345 B. 400
C. 375 D. 435
b) Tìm chữ số x thích hợp:
 X4,156 < 24,156
A. 0 B. 1
C. 3 D. 0 và 1
c) 237% = ...
A. 2,37 B. 0,237
C. 237 D. 2,037
Bài tập 2: 
 Tìm phân số có tổng của tử số và mẫu số là số lẻ bé nhất có 3 chữ số, hiệu của mẫu số và tử số là 13.
Bài tập3:
 Một gia đình nuôi 36 con gia súc gồm 3 con trâu, 10 con bò, 12 con thỏ, 6 con lợn và 5 con dê. Trong tổng số gia súc: trâu và lợn chiếm bao nhiêu phần trăm?
Bài tập4: (HSKG)
 Một mảnh đất hình thang có đáy bé bằng 75 m, đáy lớn bằng đáy bé, chiều cao bằng đáy lớn.Tính diện tích mảnh đất là ha?
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau
- HS trình bày.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Lời giải : 
a) Khoanh vào C
b) Khoanh vào A
c) Khoanh vào A
Lời giải: 
Số lẻ bé nhất có ba chữ số là: 100.
13
 Ta có sơ đồ:
100
Tử số
Mẫu số 
Tử số của phân số phải tìm là:
 (101 – 13) : 2 = 44
Mẫu số của phân số phải tìm là:
 44 + 13 = 57
Phân số phải tìm là: 
 Đáp số: 
Lời giải: 
 Tổng số trâu và lợn có là:
 3 + 6 = 9 (con)
Trong tổng số gia súc: trâu và lợn chiếm bao nhiêu phần trăm là:
 9 : 36 = 0,25 = 25%. 
 Đáp số: 25%. 
Lời giải: 
Đáy lớn của mảnh đất là:
 75 : 3 5 = 125 (m)
 Chiều cao của mảnh đất là: 
 125 : 5 2 = 50 (m)
Diện tích của mảnh đất là: 
 (125 + 75) 50 : 2 = 5000 (m2)
 = 0,5 ha 
 Đáp số: 0,5 ha 
- HS chuẩn bị bài sau.
.............................................................................
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP: chủ điểm: Đội ta lớn lên cùng Đất nước 
 1. Yêu cầu giáo dục:
 Giúp học sinh: 
- Hiểu biết về truyền thống anh hùng chống giặc ngoại xâm của biết bao anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc.
- Giới thiệu các mốc lịch sử của Tỉnh : ngày giải phóng Đông Hà, Cam Lộ, Khe Sanh, Do Linh, Thành Cổ Quảng Trị với 81 ngày đêm....
- Giới thiệu các di tích lịch sử :....
- Rèn kĩ năng : Tinh thần học tập và rèn luyện để tiếp bước cha anh, xứng đáng là cháu ngoan của Bác
 2.Chuẩn bị hoạt động
 a. Về phương tiện hoạt động
- Văn bản truyền thống của lượng vũ trang đã anh dũng chiến đấu bảo vệ quê hương , đất nước.
- Các văn bản giới thiệu về các di tích lịch sử địa phương
- Một số câu hỏi để gợi ý nhằm rèn kĩ năng sống cho học sinh
- T. Giới thiệu chung về truyền thống cách mạng của dân tộc ta ......
- T nêu một số câu hỏi gợi ý: - Em hãy nêu tên một sốdi tích lịch sử ở địa phương mà em biết
 4. Tiến hành hoạt động
a) Khởi động
- Bắt bài hát tập thể. Bài hát: Màu áo chú bộ đội
- T. Giới thiệu chung về truyền thống cách mạng của dân tộc ta ......
- T nêu một số câu hỏi gợi ý: - Em hãy nêu tên một sốdi tích lịch sử ở địa phương mà em biết.
 5. Kết thúc hoạt động
	- Nhận xét hoạt động.
	- Dặn dò : Sưu tầm một số bài thơ ca ngợi về đất nước...
.................................................................****.....................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 29.doc