Thiết kế bài giảng khối 5 - Tuần 29 năm 2011

Thiết kế bài giảng khối 5 - Tuần 29 năm 2011

I. mục tiêu

1. Kiến thức

Giúp học sinh hiểu:

- Liên Hợp Quốc là tổ chức quốc tế lớn nhất thế giới bao gồm nhiều quốc gia trên thế giới, đây là tổ chức có nhiều thiết lập để bảo vệ hoà bình và công bằng trên thế giới.

- Việt Nam là một thành viên của Liên Hợp Quốc và cần phải tôn trọng, hợp tác, giúp đỡ các cơ quan của Liên Hợp Quốc ở Việt Nam thực hiện các hoạt động vì hoà bình, công bằng và tiến bộ xã hội.

- Tôn trọng các cơ quan của Liên Hợp Quốc có nghĩa là tuân thủ theo các quy định chung của Liên Hợp Quốc, giúp đỡ các cơ quan của Liên Hợp Quốc làm việc đạt kết quả cao nhất.

 

doc 40 trang Người đăng huong21 Lượt xem 668Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài giảng khối 5 - Tuần 29 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29 
Ngày soạn:29/03/2010
Ngày giảng:05/04/2010 Thứ hai
Đạo đức:
em tìm hiểu về liên hợp quốc (Tiết 2)
(Lồng ghép)
I. mục tiêu
1. Kiến thức
Giúp học sinh hiểu:
- Liên Hợp Quốc là tổ chức quốc tế lớn nhất thế giới bao gồm nhiều quốc gia trên thế giới, đây là tổ chức có nhiều thiết lập để bảo vệ hoà bình và công bằng trên thế giới.
- Việt Nam là một thành viên của Liên Hợp Quốc và cần phải tôn trọng, hợp tác, giúp đỡ các cơ quan của Liên Hợp Quốc ở Việt Nam thực hiện các hoạt động vì hoà bình, công bằng và tiến bộ xã hội.
- Tôn trọng các cơ quan của Liên Hợp Quốc có nghĩa là tuân thủ theo các quy định chung của Liên Hợp Quốc, giúp đỡ các cơ quan của Liên Hợp Quốc làm việc đạt kết quả cao nhất.
2. Tháu độ.
- Tôn trọng các cơ quan của Liên Hợp Quốc.
- Tích cực giúp đỡ và ủng hộ các hoạt động của tổ chức Liên Hợp Quốc.
3. Hành vi.
- Quan tâm đến các hoạt động của tổ chức Liên Hợp Quốc tại Việt Nam.
- Tuyên truyền về vai trò và hoạt động của tổ chức Liên Hợp Quốc tại Việt Nam.
* GDBVMT: Một số hoạt động của Liên hợp quốc trong lĩnh vực BVMT ở Việt Nam và trên thế giới.
II. Đồ dùng dạy-học.
- Phiếu thảo luận nhóm HĐ 1-tiết 1 (đủ cho các nhóm).
- Thẻ mặt cười, mặt mếu cho tất cả học sinh trong lớp.
- Phiếu thực hành (HĐ thực hành-tiết 1)
III. các hoạt động dạy-học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: tìm hiểu về tổ chức liên hợp quốc tại việt nam
-Yêu cầu học sinh báo cáo kết quả làm bài tập tiết trước.
-Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm với hướng dẫn như sau:
+ Phát cho mỗi nhóm một giấy rô ki để làm việc theo nhóm.
+ Các thành viên lần lượt đọc ra tên các tổ chức Liên Hợp Quốc đang hoạt động tại Việt Nam, cả nhóm thống nhất các tổ chức đó, cùng chức năng nhiệm vụ của tổ chức đó và viết vào giấy làm việc nhóm của nhóm mình.
- HS trình bày kết quả bài tập.
- HS làm việc theo nhóm.
+ Nhóm nhận giấy làm việc nhóm.
+ Các thành viên nhóm làm việc.
-Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. GV giúp HS ghi lên giấy những ý kiến đúng để được những thông tin.
- Đại diện của mỗi nhóm nêu tên một tổ chức và chức năng của tổ chức đó cho đến hết, các nhóm khác lắp ghép, bổ sung để bổ sung những thông tin sau:
Các tổ chức Liên Hợp Quốc Đang hoạt động ở Việt Nam
Tên viết tắt
Vai trò, nhiệm vụ
Quỹ nhi đồng liên Hợp Quốc
unicef
Tổ chức các hoạt động vì sự phát triển của trẻ em (giáo dục, dinh dưỡng, y tế)
Tổ chức Y tế thế giới
who
Triển khai các hoạt động vì sức khoẻ cộng đồng.
Quỹ tiền tệ thế giới
imf
Cho nước ta vay những khoản kinh phí lớn để làm gì?
Tổ chức GD, KH và VH của Liên Hợp Quốc
unesco
Giúp ta trùng tu, tôn tạo các di tích, danh lam thắng cảnh.
Hoạt động 2: giới thiệu về liên hợp quốc với bạn bè
-Yêu cầu học sinh tiếp tục làm việc nhóm với hướng dẫn:
+ Phát giấy bút với các nhóm học sinh.
+ Các thành viên trong nhóm trình bày trước nhóm bài sưu tầm được về tổ chức Liên Hợp Quốc (kèm theo tranh ảnh nếu có ) dán các bài viết và tranh ảnh vào giấy.
+ Hoặc cả nhóm chọn ra bài hay nhất hoặc tổng hợp các thông tin đó thành một bài viết hoàn chỉnh hơn viết vào giấy.
+ Cả nhóm cử một bạn sẽ đại diện giới thiệu về Liên Hợp Quốc.
- Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả.
- GV tổng kết nhận xét sự trình bày của các nhóm và khen ngợi nhóm làm tốt.
- GV kết luận: Tổ chức Liên Hợp Quốc là tổ chức lớp nhất thế giới. Tổ chức Liên Hợp Quốc luôn luôn nỗ lực để xây dựng, duy trì và phát triển sự công bằng, tự do của các quốc gia thành viên.
- HS nhận giấy bút và làm việc theo nhóm theo hướng dẫn của giáo viên.
- Đại diện của mỗi nhóm treo kết quả làm việc lên bảng và giới thiệu thông tin, bài viết, tranh ảnh về Liên Hợp Quốc cho cả lớp theo dõi.
- Các nhóm khác theo dõi và nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
Hoạt động 3: trò chơi người đại diện của liên hợp quốc
- Yêu cầu học sinh tiếp tục làm việc theo nhóm:
+ Phát cho học sinh bộ câu hỏi có sẵn.
+ Cả lớp thảo luận để trả lời bộ câu hỏi đó.
- HS tiếp tục làm việc theo nhóm:
+ Nhận bộ câu hỏi.
+ Thảo luận để trả lời.
bộ câu hỏi
Câu hỏi
Câu trả lời
 1. Liên Hợp Quốc thành lập khi nào?
2. Hiện nay ai là tổng thư kí của Liên Hợp Quốc
 3. Năm Quốc gia được hội đồng bảo an là những quốc gia nào?
1. Ngày 24/10/1945
2. Ông Kôfi annan
3. Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc, Nhật.
4. Trụ sở của Liên Hợp Quốc đặt trụ sở ở đâu?
5. Việt Nam được trở thành tổ chức của Liên Hợp Quốc vào những năm nào?
6. Hoạt động chủ yếu của Liên Hợp Quốc chủ yếu nhằm mục đích gì?
7. Quỹ unicef- Quỹ nhi đồng thế giới có hoạt động ở Việt Nam không?
8. Tên viết tắt của tổ chức y tế thế giới là gì?
9. Công ước mà Liên Hợp Quốc đã thông qua để đem lại quyền lợi nhiều hơn cho trẻ em tên là gì?
10. Kể tên 3 cơ qua của Liên Hợp Quốc đang hoạt động ở Việt Nam.
4. Niu Yooc
5. 20/9/1977
 6. Xây dựng và bảo vệ công bằng và hoà bình.
7. Có.
 8. who
 9.Công ước quốc tế về quyền trẻ em.
10. unicef, unesco, who
-Yêu cầu mỗi nhóm cử một học sinh lên bảng thi đua xem ai nhớ nhiều câu trả lời đúng nhất sẽ là người đại diện của tổ chức Liên Hợp Quốc. Gọi một học sinh lên đọc từng câu hỏi, để học sinh kia trả lời.
-HS đại diện từng nhóm lên chơi sau khi hết 10 câu hỏi thì về chỗ cho bạn ở nhóm khác lên chơi.
củng cố, dặn dò
-GV tổng kết: Tổ chức Liên Hợp Quốc là tổ chức lớn nhất thế giới và có nhiệm vụ rất cao cả. Vì thế các nước thành viên phải tôn trọng, góp sức cùng Liên Hợp Quốc gìn giữ và phát triển nền hoà bình của thế giới .
-GV cho học sinh nhắc lại phần ghi nhớ.
-GV nhận xét giờ học, tuyên dương các học sinh tích cực tham gia các hoạt động bài, nhắc nhở các em còn chưa cố gắng.
Toán
ôn tập về phân số (tiếp theo)
I. Mục tiêu
Giúp HS:
 Tiếp tục ôn tập về: khái niệm phân sô; tính chất cơ bản của phân số; so sánh phân số.
II. Đồ dùng dạy học
Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- GV mời 3 HS lên bảng làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước.
*BĐ: HS làm đúng 10đ.
- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
2. Dạy - học bài mới
2.1. Giới thiệu bài.
- Trong tiết học toán này chúng ta tiếp tục ôn tập về khái niệm phân số, tính chất cơ bản của phân số, so sánh phân số.
2.2. Hướng dẫn ôn tập
Bài 1
- GV yêu cầu HS tự làm bài, sau đó gọi HS nêu kết quả.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV yêu cầu HS tự làm bài, nhắc HS đây là dạng bài tập trắc nghiệm các em thực hiện các bước giải ra giấy nháp và chỉ cần khoanh vào đáp án mình chọn.
- GV yêu cầu HS báo cáo kết quả làm bài.
- GV yêu HS giải thích.
- GV nhận xét và chỉnh sửa câu trả lời của HS cho đúng.
Bài 3
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm.
- GV gọi HS nêu kết quả bài làm, yêu cầu HS giải thích rõ vì sao các phân số em chọn là các phân số bằng nhau.
- GV nhận xét và chỉnh sửa câu trả lời của HS cho đúng.
Bài 4
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài, nhắc các em chọn cách so sánh thuận tiện nhất, không nhất thiết phải quy đồng mẫu số các phân số rồi so sánh.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 5
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
- GV gọi HS nêu kết quả làm bài của mình.
- GV nhận xét và chỉnh sửa câu trả lời của HS cho đúng.
3. Củng cố - Dặn dò.
- Dặn dò HS về nhà làm các bài tập trong VBT ( Các bài 1, 3 và bài 4, 5 làm tương tự như các bài đã chữa trong SGK) - Hướng dẫn làm bài 2: 
+ Mẫu số chỉ số bi là bao nhiêu?
+ 5 phần tương ứng với 20 viên bi vậy 1 phần là bao nhiêu viên bi?
+ Số bi màu nào có 4 viên?
- Hướng dẫn làm bài 4 c): Cách 1 yêu cầu HS quy đồng mẫu số, cách 2 so sánh 2 phân số với 1 rồi rút ra kết luận.
 - Dặn HS: xem lại các kiến thức đã học về số thập phân để chuẩn bị bài sau.
- GV nhận xét tiết học.
- 3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện so sánh 1 cặp phân số. HS cả lớp theo dõi để nhận xét.
- Nghe và xác định hiệm vụ của tiết học.
- HS khoanh tròn vào đáp án mình chọn.
- 1 HS nêu và giải thích cách chọn của mình.
Đã tô màu băng giấy, vì băng giấy được chia thành 7 phần bằng nhau, đã tô màu 3 phần như thế. Vậy khoanh vào đáp án D.
- 1 HS đọc đề bài trước lớp, HS cả lớp đọc thầm lại đề bài trong SGK.
- HS tự làm bài.
- 1 HS báo cáo, HS cả lớp theo dõi và thống nhất: Khoanh vào đáp án B. Đỏ.
- HS trả lời: Vì của 20 là 5. Có 5 viên bi đỏ nên số bi có mầu đỏ, khoanh vào đáp án B.
- 1 HS đọc đề bài trước lớp, sau đó HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Các phân số bằng nhau là:
; 
- HS nêu ý kiến.
Ví dụ:
; ; 
Vậy 
- 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
a) và . MSC = 35
; 
ð
b) ( vì hai phân số cùng số, só sánh mẫu số thì 9 > 8 nên )
c) vì còn 
- HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- 2 HS lần lượt đọc các phân số theo đúng thứ tự yêu cầu, mỗi HS đọc 1 phần và giải thích vì sao mình lại sắp xếp các phân số theo thứ tự như vậy.
- Nghe hướng dẫn về nhà.
- Chỉ 20 viên bi.
- 1 phần là 4 viên bi.
 - Bi xanh.
- Lắng nghe.
Tập đọc:
Một vụ đắm tàu
I. Mục tiêu
1. Đọc thành tiếng.
- Đọc đúng các tiếng, từ khó:
+ Các tên người, địa lí nước ngoài.Li-vơ-pun, Ma-ri-ô, Giu - li - ét - ta.
+ Từ khó đọc: chạy lại, dịu dàng, nổi lên, vòi rồng, hỗn loạn, sững sờ, nức nở.
- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
- Đọc diễn cảm toàn bài, thay đổi linh hoạt giọng đọc cho phù hợp với nội dung từgn đoạn.
2. Đọc hiểu.
- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: Li- vơ - pun, bao lơn,..
- Hiểu nội dung bài: Câu chuyện ca ngợi tình bạn giữa Ma - ri - ô và Giu - li - ét - ta, sự ân cần, dịu dàng của Giu - li - ét - ta, đức hi sinh cao thượng của cậu bé Mai - ri - ô.
*Giáo dục hoà đồng.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ trang 108 SGK.
- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu chủ điểm.
- Yêu cầu HS mở SGK trang 107 và hỏi: Em hãy đọc tên chủ điểm.
+ Tên chủ điểm nói lên điều gì?
+ Hãy mô tả những gì em nhìn thấy trong tranh minh hoạ chủ điểm.
- GV nêu: Chủ điểm Nam và Nữ giúp các em hiểu sự bình đẳng nam nữ và vẻ đẹp riêng về tính cách của mỗi giới.
2. Dạy - học bài mới.
2.1. Giới thiệu bài.
- Treo tranh minh họa bài tập đọc và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì?
- GV giới thiệu: Bài học đầu tiên của chủ điểm là Một vụ đắm tàu sẽ kể cho các em nghe câu chuyện về cậu bé Ma - ri - ô và cô bé Giu - li - ét - ta. Hai nhân vật này có tính cách gì của bạn nam và bạn nữ? Các em cùng học bài để biết về điều này.
2.2. Hư ... ại đề tập làm văn.
- Nhận xét chung về bài của HS.
- 3 HS mang vở lên cho GV chấm.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Lắng nghe.
*Ưu điểm:
+ HS hiểu bài, viết đúng yêu cầu của đề bài.
+ Bố cục bài văn rõ ràng.
+ Diễn đạt câu ý sáng tạo.
+ Dùng từ ngữ, hình ảnh sinh động làm nổi bật len vẻ đẹp và ích lợi của cây mình tả.
- GV nêu tên HS viết bài đúng yêu cầu, lời văn sinh động, chân thực, có sự liên kết giữa mở bài, thân bài, kết bài, giữa cây và những cảnh vật thiên nhiên xung quanh.
* Nhược điểm:
+ GV nêu tên điển hình về ý, về dùng từ, đặt câu, cách trình bày văn bản, lỗi chính tả.
+ Viết trên bảng phụ các lỗi phổ biến, yêu cầu HS thảo luận, phát hiện lỗi, tìm cách sửa bài.
- Trả bài cho HS
2.2. Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1.
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu tự chữa bài của mình bằng cách trao đổi với bạn bên cạnh về nhận xét của GV, tự nhận xét bài làm của mình theo gợi ý trong SGK.
- GV đi giúp đỡ từng cặp HS.
Bài 2.
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Gợi ý HS viết lại đoạn văn khi:
+ Đoạn văn có nhiều lỗi chính tả.
+ Đoạn văn diễn đạt chưa rõ ý.
+ Đoạn văn dùng từ chưa hay.
+ Mở bài, kết bài đơn giản.
+Đoạn văn chưa sử dụng phép so sánh hoặc nhân hoá.
- Gọi HS đọc đoạn văn đã viết lại.
- Nhận xét.
3. Củng cố - Dặn dò.
- Dặn HS về nhà mượi bài của bạn được điểm cao để học đọc và viết lại bài văn.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau. 
- Nhận xét tiết học.
- Xem lại bài của mình.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- 2 HS ngồi cạnh nhau trao đổi cùng chữa bài.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- 3 đến 5 HS đọc đoạn văn của mình.
Địa lí:
châu đại dương và châu nam cực
I. mục tiêu
Sau bài học học sinh có thể:
- Xác định được trên bản đồ vị trí địa lý giới hạn của Châu Đại Dương và Châu Nam Cực.
- Nêu được những tiêu biểu về vị trí địa lý, tự nhiên dân cư, kinh tế của Châu Đại Dương và Châu Nam Cực.
II. đồ dùng dạy-học
- Bản đồ thế giới
- Lược đồ tự nhiên của Châu Đại Dương.
- Lược đồ Châu Nam Cực
- Các hình minh hoạ trong SGK
- Phiếu học tập của học sinh.
III. các hoạt động dạy-học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Kiểm tra bài cũ-giới thiệu bài mới
- GV gọi học sinh lên bảng, yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét và cho điểm.
- GV giới thiệu bài:
+ Hỏi: Chúng ta đã tìm hiểu về các châu lục nào trên thế giới?
+ Còn những châu lục nào mà chúng ta chưa tìm hiểu?
+ Nêu: Trong tiết học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về hai châu lục này.
-3 HS lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi sau: 
- Nêu đặc điểm của dân cư châu Mĩ
- Nền kinh tế Bắc Mĩ có gì khác với Trung Mĩ và Nam Mĩ?
- Em biết gì về đất nước Hoa Kì?
- HS nêu: Chúng ta đã tìm hiểu về Châu á, Châu Âu, Châu Phi, Châu Mĩ.
- Còn Châu Đại Dương và Châu Nam Cực.
Hoạt động 1: vị trí địa lý giới hạn châu đại dương
- GV treo bản đồ thế giới.
- GV yêu cầu học sinh làm việc theo cặp cùng xem lược đồ tự nhiên Châu Đại Dương.
+ Chỉ và nêu vị trí của châu lục địa Ô-xtrây- li - a? 
+ Chỉ và nêu tên các quần đảo, các đảo của Châu Đại Dương?
- GV chỉnh sửa các câu trả lời cho HS.
- Kết luận: Châu Đại Dương nằm ở Nam Bán cầu, gồm lục địa Ô-xtrây-li-a và các đảo, quần đảo xung quanh.
- HS làm việc theo nhóm, khi học sinh này thực hiện nhiệm vụ thì kia theo dõi, nhận xét bổ sung ý kiến cho bạn, sau đó đổi vai.
- Lục địa Ô-xtrây-li-a, nằm ở nam bán cầu có đường chí tuyến Nam qua đi qua giữa lãnh thổ.
- Các đảo và quần đảo: đảo niu-Ghê-nê, giáp châu á..
- 2 HS lần lượt lên bảng thực hiện yêu cầu, học sinh cả lớp thực hiện yêu cầu, học sinh cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Lắng nghe.
Hoạt động 2: đặc điểm tự nhiên của châu đại dương
- GV yêu cầu học sinh làm việc cá nhân, tự đọc SGK, quan sát lược đồ tự nhiên Châu Đại Dương, so sánh khí hậu, thực vật và động vật của lục địa ô-xtrây-li-a với các đảo của châu đại dương (giáo viên cung cấp mẫu so sánh cho học sinh).
- GV theo dõi, giúp đỡ học sinh hoàn thành bảng so sánh (gợi ý cách nêu đặc điểm địa hình).
- GV gọi học sinh trình bày bảng so sánh.
- HS làm việc cá nhân để hoàn thành bảng so sánh theo yêu cầu của giáo viên (phần in nghiêng trong bảng).
- Nêu câu hỏi khi gặp khó khăn và nhờ giáo viên giúp đỡ.
- Mỗi học sinh trình bày về ý trong bảng so sánh, các học sinh khác theo dõi và bổ sung ý kiến, cả lớp thống nhất bảng so sánh như sau:
Tiêu chí
Châu Đại Dương
Lục địa Ô-xtrây-li-a
Các đảo và quần đảo
Địa hình
Phía tây là các cao nguyên có độ cao dưới 1000m, phần trung tâm và phía nam là các đồng bằng do sông Đac-linh và một số sông bồi đắp. Phía đông là dãy trường sơn Ô-xtrây-li-a độ cao trên dưới 1000m.
Hầu hết các đảo có địa hình thấp, bằng phẳng. Đảo Ta-xma-ni-a, quần đảo niu-di-len, một số dãy núi và cao nguyên có độ cao trên dưới 1000m.
Khí hậu
Khô hạn, phần lớn diện tích là hoang mạc
Khí hậu nóng ẩm.
Thực vật và động vật
Chủ yếu là xa-van, phần đông lục địa ở sườn đông dãy trường sơn Ô-xtrây-li-a có một số cánh rừng rậm nhiệt đới.
Thực vật: bạch đàn và cây keo mọc ở nhiều nơi.
động vật: có nhiều loài thú có túi như căng-gu-lu, gấu cô-a-la.
Rừng rậm hoặc rừng dừa bao phủ.
- GV yêu cầu học sinh dựa vào bảng so sánh, trình bày về đặc điểm tự nhiên của Châu Đại Dương.
- GV nhận xét, chỉnh sửa phần trình bày của học sinh.
- GV có thể hỏi học sinh: Vì sao nói lục địa ô-xtrây-li-a lại có khí hậu khô nóng?
- 3 học sinh nối tiếp nhau trình bày:
HS 1 nêu đặc điểm địa hình
HS 2 nêu đặc điểm khí hậu
HS 3 nêu đặc điểm sinh vật
- HS khá giỏi nêu ý kiến:
Vì: Lãnh thổ rộng: không có biển ăn sâu vào đất liền: ảnh hưởng của khí hậu vùng nhiệt đới (nóng).
Nên: lục địa ô-xtrây-li-a có khí hậu khô và nóng.
Hoạt động3:
Người dân và hoạt động kinh tế của châu đại dương
- GV tổ chức cho học sinh cả lớp cùng trình bày các câu hỏi sau:
+ Dựa vào bảng số liệu diện tích và dân số châu lục trang 103 SGK hãy:
? Nêu số dân của châu Đại Dương.
? So sánh số dân của châu Đại Dương với châu Đại Dương với các châu lục khác.
+ Nêu thành phần dân cư của châu Đại Dương. Họ sống ở những đâu?
+ Nêu những nét chung về nền kinh tế của Ô-xtrây-li-a?
- GV nhận xét, chỉnh sửa sau mỗi lần có HS trình bày ý kiến.
- Mỗi câu hỏi 1 học sinh trả lời, sau đó học sinh cả lớp nhận xét, bổ sung ý kiến:
- Dân số Châu Đại Dương theo số liệu năm 2004 là 33 triệu dân.
- Châu Đại Dương là châu lục có số dân ít nhất trong các châu lục trên thế giới.
- Thành phần dân cư của Châu Đại Dương có thể kể đến 2 thành phần chính:
+ Người dân bản địa, có nhiều da sẫm mầu, tóc xoăn, màu đen sống chủ yếu ở các đảo.
+ Người gốc Anh di cư sang từ các thế kỉ trước có da màu da trắng, sống chủ yếu ở lục địa Ô-xtrây-li-a và đảo niu-di-len.
- Ô-xtrây-li-a là nước có nền kinh tế phát triển, nỗi tiếng thế giới về xuất khẩu lông cừu, len, thịt bò và sữa. các ngành công nghiệp năng lượng, khai khoáng, luyện kim, chế tạo máy, chế tạo thực phẩm phát triển mạnh.
- GV kết luận: Lục địa Ô-xtrây-li-a có khí hậu khô hạn, thực vật và động vật độc đáo. Ô-xtrây-li-a là nước có nền kinh tế phát triển ở châu lục này.
Hoạt động 4: Châu nam cực
- GV yêu cầu học sinh quan sát hình 5 và cho biết vị trí địa lý của châu Nam Cực.
- GV yêu cầu học sinh đọc SGK để tìm hiểu về tự nhiên của Châu Nam Cực.
- GV yêu cầu học sinh cả lớp dựa vào nội dung SGK để điền thông tin còn thiếu vào các ô trống trong sơ đồ sau:
- GV yêu cầu 1 HS nêu các thông tin còn thiếu để điềm vào sơ đồ.
- GV chỉnh sửa câu trả lời của học sinh.
- GV yêu cầu học sinh dựa vào sơ đồ để giải thích:
+Vì sao Châu Nam Cực có khí hậu nóng nhất thế giới? (Gợi ý: HS nhớ lại kiến thức tự nhiên lớp 3, 2 cực của trái đất nhận được rất ít năng lượng của mặt trời).
+Vì sao con người không sinh sống thường xuyên ở châu Nam Cực.
- HS nêu: Châu Nam Cực nằm ở vùng địa cực phía Nam.
-1 HS đọc nội dung nội dung về châu Nam Cực trang 128 SGK cho cả lớp nghe.
- HS đọc SGK, vẽ sơ đồ và điền các thông tin còn thiếu (phần in nghiêng trong sơ đồ là học sinh điền).
-1 HS nêu: Các học sinh khác theo dõi và bổ sung ý kiến nếu cần.
-2 HS khá lần lượt nêu ý kiến, các học sinh khác theo dõi và nhận xét.
+ Vì châu Nam Cực nằm ở vùng cực địa, nhận được rất ít năng lượng của mặt trời nên rất lạnh.
- GV kết luận: Châu Nam Cực là châu lục lạnh nhất thế giới là châu lục duy nhất không có dân cư sinh sống thường xuyên, chỉ có các nhà khoa học sống ở đây để nghiên cứu.
Củng cố dặn dò
- GV tổ chức cho học sinh chia sẻ các tranh ảnh, thông tin sưu tầm được về các cảnh tự nhiên, động vật, thực vật của Ô-xtrây-li-a.
- Dặn dò học sinh về nhà học bài và chuẩn bị bài sau: Các đại dương trên thế giới. 
- GV nhận xét tiết học.
Giáo dục tập thể
Sinh hoạt tuần 29
I. Mục đích, yêu cầu:
- Học sinh nắm được những ưu điểm cần phát huy và những nhược điểm cần khắc phục trong tuần.
- Có ý thức vươn lên trong học tập, ý thức giúp đỡ bạn cùng tiến bộ.
*Giáo dục hoà đồng.
II. Chuẩn bị:
- Tổ trưởng tổng điểm thi đua của từng cá nhân trong tổ.
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ổn định tổ chức:
Kiểm tra: Sự chuẩn bị của các tổ trưởng.
Tiến hành:
a. Nêu mục đích yêu cầu giờ học.
- Yêu cầu các tổ trưởng đọc nội dung theo dõi thi đua.
- Giáo viên chốt lại phần kiểm điểm nổi bật, những vấn đề quan tâm.
b. Đề ra phương hướng biện pháp.
- Duy trì tốt nề nếp.
- Giúp đỡ bạn yếu.
- Tích cực hoạt động trong các gìơ học.
- Luyện viết chữ đẹp .
- Thực hiện tốt ATGT. 
c. Vui văn nghệ.
- Hát.
- Lấy sổ theo dõi thi đua của tổ mình.
- Lắng nghe.
- Từng tổ đọc.
- Cả lớp lắng nghe.
- Nhận xét, bổ xung ý kiến.
- Cả lớp lắng nghe, rút kinh nghiệm cho bản thân.
- Thực hiện tốt nề nếp.
- Học sinh phát biểu.
- Vui văn nghệ. (vui chơi)
- Chơi trò chơi.
Kí duyệt của tổ trưởng
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 29.doc