Thiết kế bài giảng khối 5 - Tuần 30

Thiết kế bài giảng khối 5 - Tuần 30

I.Mục tiêu :

 -Kĩ năng: + Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài ( bài:Một vụ đắm tàu).

 + Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài với giọng thủ thỉ, tâm tình phù hợp với cách kể theo cách nhìn, cách nghĩ của cô bé Mơ (bài: Con gái).

 -Kiến thức :+ Nắm ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi tình bạn giữa Ma - ri - ô và Giu - li - ét - ta; đức hi sinh cao thượng của cậu bé Ma - ri - ô .

 + Ý nghĩa của bài văn: Phê phán quan niệm lạc hậu " trọng nam khinh nữ ". Khen ngợi cô bé Mơ học giỏi, chăm làm, dũng cảm cứu bạn, làm thay đổi cách hiểu chưa đúng của cha mẹ về việc sinh con gái .

-Thái độ: HS quý trọng phụ nữ .

II.Chuẩn bị:SGK.Tranh ảnh minh hoạ bài học .

III.Các hoạt động dạy học:

 

doc 20 trang Người đăng huong21 Lượt xem 759Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài giảng khối 5 - Tuần 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 30
Thứ hai, ngày 08 tháng 04 năm 2013
BUỔI SÁNG
TẬP ĐỌC : Luyện đọc diễn cảm các bài tập đọc tuần 29
I.Mục tiêu :
	-Kĩ năng: + Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài ( bài:Một vụ đắm tàu).
 + Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài với giọng thủ thỉ, tâm tình phù hợp với cách kể theo cách nhìn, cách nghĩ của cô bé Mơ (bài: Con gái).
 -Kiến thức :+ Nắm ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi tình bạn giữa Ma - ri - ô và Giu - li - ét - ta; đức hi sinh cao thượng của cậu bé Ma - ri - ô .
 + Ý nghĩa của bài văn: Phê phán quan niệm lạc hậu " trọng nam khinh nữ ". Khen ngợi cô bé Mơ học giỏi, chăm làm, dũng cảm cứu bạn, làm thay đổi cách hiểu chưa đúng của cha mẹ về việc sinh con gái .
-Thái độ: HS quý trọng phụ nữ .
II.Chuẩn bị:SGK.Tranh ảnh minh hoạ bài học . 
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I/Ổn định: KT đồ dùng học tập của HS 
II-.Kiểm tra bài cũ :
-GV gọi 2HS đọc bài Con gái, trả lời câu hỏi . 
Những chi tiết nào trong bài cho thấy ở làng quê Mơ vẫn còn tư tưởng xem thường con gái?
- Những chi tiết nào chứng tỏ Mơ không thua gì các bạn trai?
-GV nhận xét, ghi điểm .
III-.Dạy bài mới :
1.Giới thiệu bài-ghi đề :
2.Hướng dẫn HS ôn và rèn kĩ năng đọc diễn cảm :
a/ Luyện đọc bài “Một vụ đắm tàu”:
- HS đọc bài theo quy trình
-GV đọc mẫu toàn bài .
- Cho HS đọc đoạn 4 và trả lời câu hỏi: Ma-ri-ô phản ứng thế nào khi những người trên xuồng muốn nhận đứa bé nhỏ hơn là cậu?
- Quyết định nhường chỗ cho bạn xuống xuồng cứu nạn của Ma-ri-ô nói lên điều gì về cậu?
b/ Luyện đọc bài “ Con gái”:
-GV đọc mẫu toàn bài .
- Qua câu chuyện này, em có suy nghĩ gì
- Cho 5HS đọc nối tiếp đoạn
- GV đưa bảng phụ có chép sẵn đoạn “Mẹ phải nghỉ ở nhà hú vía!” và đọc mẫu.
 - Luyện đọc cặp đôi
- Luyện đọc phân vai toàn bài
- Thi đọc diễn cảm.
- Cho HS bình chọn nhóm đọc diễn cảm hay nhất.
- GV nhận xét.	
IV- Củng cố , dặn dò :
-HS đọc bài Con gái , trả lời câu hỏi .
-Lớp nhận xét .
 -HS lắng nghe .
 -Luyện đọc cặp đôi
- Một ý nghĩ vụt đến-Ma-ri-ô quyết định nhường chỗ cho bạn – cậu hét to: Giu-li-ét-ta, xuống đi! Bạn còn bố mẹ, nói rồi ôm ngang lưng bạn thả bạn xuống nước.
- Ma-ri-ô có tâm hồn cao thượng, nhường sự sống cho bạn, hi sinh bản thân vì bạn
-Lắng nghe
- Qua câu chuyện về một bạn gái đáng quý như Mơ, có thể thấy tư tưởng xem thường con gái là tư tưởng vô lý, bất công và lạc hậu.
- 5 HS đọc
-HS đọc
-HS đọc theo cặp
-HS đọc phân vai theo nhóm
-HS đọc theo nhóm.
- HS nêu
 .
TOÁN: Ôn tập về đo diện tích
I.Mục tiêu :
 - Quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích, chuyển đổi các số đo diện tích (với các đơn vị đo thông dụng).
 - Viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân.
 - Làm các BT 1, 2 (cột 1), 3 (cột 1). Hs giỏi làm các BT còn lại.
II.Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
 HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
1. Kiểm tra bài cũ: 
6543m = km 5km 23m = m
600kg =  tấn 2kg 895g =  kg
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài – ghi đề:
b. Tìm hiểu bài:
Bài tập 1:Yêu cầu HS điền hoàn chỉnh vào bảng và nhắc lại mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo diện tích liền kề.
Bài tập 2: Yêu cầu HS làm vào vở, TL nhóm thống nhất đáp án.
Bài tập 3: Yêu cầu lớp làm vào vở, TL nhóm thống nhất đáp án.
3. Củng cố, dặn dò:
- Cho HS đọc bảng tóm tắt SGK.
- Về nhà xem lại bài.
- 2 HS làm trên bảng.
- HS điền hoàn chỉnh vào bảng và nhắc lại mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo diện tích liền kề “hơn (kém) nhau 100 lần”
- HS làm vào vở, TL nhóm thống nhất đáp án.
a)1m2=100dm2=10000cm2=1000000mm2
 1ha = 10000m2
 1km2 = 100ha = 1000000m2
b) 1m2 = 0,01dam2 
 1m2 = 0,0001hm2 = 0,0001ha
 1m2 = 0,000001km2 
 1ha = 0,01km2
 4ha = 0,04km2
- Lớp làm vào vở.
- TL nhóm thống nhất đáp án.
a) 65000m2 = 6,5ha ; 846000m2 = 84,6ha 
 5000m2 = 0,5ha 
b) 6km2 = 600ha; 9,2km2 = 920ha
 0,3km2 = 30ha
- 1 HS đọc lại.
..
ĐẠO ĐỨC: Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ( Tiết 1)
I/ Mục tiêu :
-Kiến thức: HS biết Tài nguyên thiên nhiên rất cần thiết cho cuộc sống con người .
-Kỹ năng: Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên nhằm phát triển môi trường bền vững .
-GDKNS: KN tìm kiếm và xử lí thông tin về tình hình tài nguyên ở nước ta. KN tư duy phê phán. Kn ra quyết định(biết ra quyết định đúng các tình huống để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Kn trình bày suy nghĩ,ý tưởng của mình về tài nguyên thiên nhiên.
-Thái độ: Bảo vệ và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên .
*Tích hợp bộ phận: Than đá, rừng cây, nước, dầu mỏ, khí đốt, gió, ánh nắng mặt trời,là những tài nguyên thiên nhiên quý,cung cấp năng lượng phục vụ cho cuộc sống của con người. Các tài nguyên thiên nhiên trên chỉ có hạn,vì vậy cần phải khai thác chúng một cách hợp lí và sử dụng tiết kiệm,có hiệu quả vì lợi ích của tất cả mọi người.
II/ Tài liệu, phương tiện: Tranh, ảnh về tài nguyên thiên nhiên .
III/Các hoạt động dạy –học:
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS 
I-Kiểm tra bài cũ:
-GV gọi 2 HS trả lời câu hỏi:
-GV nhận xét.
II-Dạy bài mới:
1-Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu tiết học
2-Hướng dẫn:
Hoạt động1: Tìm hiểu thông tin ( trang 44, SGK):
-GV yêu cầu HS xem ảnh và đọc thông tin trong bài 
-Cho các nhóm thảo luận theo câu hỏi SGK .
-Cho đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận 
-GV kết luận và mời 2 HS đọc phần Ghi nhớ SGK .
Hoạt động2:Làm bài tập 1, SGK.(GDKNS)
- GV nêu yêu cầu của bài tập. HS làm việc cá nhân .
- GV mời một số HS lên trình bày, cả lớp bổ sung .
- GV kết luận: Trừ nhà máy xi măng và vườn cà phê, còn lại đều là tài nguyên thiên nhiên. Tài nguyên thiên nhiên được sử dụng hợp lí là điều kiện bảo đảm cho cuộc sống của mọi người, không chỉ thế hệ hôm nay mà cả thế hệ mai sau; để trẻ em được sống trong môi trường trong lành, an toàn như Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em đã qui định.(tích hợp)
Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ (bài tập 3. (GDKNS)
- GV chia nhóm và giao nhiệm cho nhóm thảo luận .
- Cho đại diện mỗi nhóm trình bày kết quả đánh giá -Cho các nhóm khác thảo luận và bổ sung ý kiến .
-GV kết luận : 
III-Củng cố,dặn dò: 
-Về nhà tìm hiểu về một tài nguyên thiên nhiên của nước ta hoặc của địa phương .
-GV nhận xét tiết học.
-HS nêu,cả lớp nhận xét
Tổ chức Liên Hợp Quốc thế giới được thành lập thời gian nào?
+Nước ta có quan hệ như thế nào với Liên Hợp Quốc?
- HS xem ảnh và đọc thông tin
-Các nhóm thảo luận.
-Đại diện nhóm lên trình bày
- HS đọc phần Ghi nhớ SGK .
-HS theo dõi.
-HS làm việc cá nhân.
-HS lên trình bày,lớp bổ sung –HS lắng nghe.
-Từng nhóm thảo luận .
-Đại diện mỗi nhóm trình bày kết quả đánh giá và thái độ của nhóm mình về một ý kiến 
-Các nhóm thảo luận , bổ sung
- HS lắng nghe.
+ Ý kiến b,c là đúng ;ý kiến a là sai .
+ Tài nguyên thiên nhiên là có hạn, con người cần sử dụng tiết kiệm.(Tích hợp
...........................................................................
CHÍNH TẢ: Nghe-viết: Cô gái của tương lai.
 I / Mục tiêu :
1-Nghe – viết đúng, trình bày đúng chính tả bài : Cô gái của tương lai .
2-Tiếp tục luyện tập viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng. Biết 1số huân chương của nước ta.
II / Chuẩn bị: SGK. Bảng phụ viết sẵn ghi nhớ viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng.
 Phiếu viết các cụm từ in nghiêng bài tập 2.: SGK,vở ghi
III / Hoạt động dạy và học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I / Kiểm tra bài cũ : 
-Gọi 2 HS lên bảng viết: -GV cùng cả lớp nhận xét
II / Dạy bài mới :
1 / Giới thiệu bài-ghi đề : 
2 / Hướng dẫn HS nghe – viết :
-GV đọc bài “Cô gái của tương lai “ .
-Hỏi : Nội dung bài chính tả là gì ? 
-Cho cả lớp đọc thầm GV nhắc HS chú ý những từ dễ viết sai.
-Hướng dẫn HS viết đúng khó:..
-GV đọc bài chính tả cho HS viết .
-GV đọc toàn bài cho HS soát lỗi .
-Chấm chữa bài :+GV chấm 7 bài của HS.
 +Cho HS đổi vở chéo nhau để chấm 
-GV rút ra nhận xét và nêu hướng khắc phục lỗi chính tả cho cả lớp .
3 / Hướng dẫn HS làm bài tập :
* Bài tập 2 :-1 HS đọc nội dung bài tập 2.
-GV mời 1 HS đọc các từ in nghiêng trong đoạn văn .
-GV dán từ phiếu viết các cụm từ in nghiêng ..
 -Cho HS viết đúng các cụm từ in nghiêng .
-Cho 3 HS nối tiếp nhau làm bài.
-GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng .
* Bài tập 3:-GV nêu yêu cầu bài tập 3.
-Cho HS nêu kết quả miệng .
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng .
III / Củng cố , dặn dò : 
-Nhận xét tiết học, ghi nhớ quy tắc viết hoa bài tập 2 và 3.
-Chuẩn bị bài sau nghe – viết : Tà áo dài Việt Nam 
Bày DCHT lên bàn
-HS viết trên bảng
Anh hùng Lao động, Huân chương Kháng chiến, Giải thưởng Hồ Chí Minh .
-HS theo dõi SGK và lắng nghe.
-HS: Bài giới thiệu Lan Anh là một bạn gái giỏi giang, thông minh được xem là một trong những mẫu người của tương lai.
-HS lắng nghe.
-HS viết từ khó trên giấy nháp.
in – tơ- nét , Ô – xtrây –li – a, Nghị viện thanh niên
-HS viết bài chính tả.
-HS soát lỗi .
-2 HS đổi vở chéo nhau để chấm.
-HS lắng nghe.
-1 HS nêu yêu cầu, cả lớp đọc thầm 
-HS đọc .
* Anh hùng Lao động, Anh hùng Lực lượng vũ trang, Huân chương Sao vàng, Huân chương Độc lập hạng Ba, Huân chương Độc lập hạng Nhất, Huân chương Lao động hạng Nhất,.
-HS xem ảnh minh hoạ huân chương. Đọc kĩ từng loại huân chương và làm bài.
A) Huân chương Sao vàng
B: Huân chương Quân công
C: Huân chương Lao động
-Lớp nhận xét , bổ sung .
-HS lắng nghe.
.................................................................****.....................................................................
BUỔI CHIỀU
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: MRVT: Nam và nữ.
 I.Mục tiêu :
	-Kiến thức: HS mở rộng vốn từ: biết từ ngữ chỉ những phẩm chấtquan trọng nhất của nam, của nữ. Giải thích được nghĩa của các từ đó. Biết trao đổi về những phẩm chất quan trọng mà một người nam, một người nữ cần có .
	-Kĩ năng: Biết các thành ngữ , tục ngữ nói về nam , nữ , về quan niệm bình đẳng nam nữ . 
-Thái độ: Xác định được thái độ đúng đắn : Không coi thường phụ nữ .
II.Chuẩn bị:
 GV : SGK.Tranh minh hoạ bài đọc.Bảng phụ ghi những phẩm chất quan trọng của nam , của phụ nữ 
 HS :SGK
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I-.Kiểm tra bài cũ :
-Gọi 2HS K làm lại bài tập 2, 3 của tiết trước.
-GV kiểm tra 4 VBT
-GV nhận xét ,ghi điểm .
II-Bài mới :
1.Giới thiệu bài :
Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu những phẩm chất quan trọng của nam , của nữ .
3. Hướng dẫn HS làm bài tập :
Bài 1 : Gọi HS đọc yêu cầu của bài
-GV tổ chức cho cả lớp phát biểu ý kiến , tranh luận theo từng câu hỏi .
-GV nhận xét , chốt ý .
Bài 2 : Gọi HS đọc yêu cầu của bài
-GV tổ chức cho cả lớp ... 
Bài 2 : Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
-GV Hướng dẫn HS làm .
-GV nhấn mạnh yêu cầu BT : Điền dấu chấm , dấu phẩy vào ô trống . Viết lại những từ viết hoa 
-GV nhận xét , chốt ý đúng .
IV- Củng cố , dặn dò :
-GV hướng dẫn HS nêu nội dung bài + ghi bảng .
-GV nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện cách dùng dấu chấm , dấu phẩy .
-Chuẩn bị tiết sau :Mở rộng vốn từ Nam , Nữ 
-2 HS làm bài 1 , 3 tiết trước .
-Lớp nhận xét .
-HS lắng nghe .
-HSđọc nội dung bài tập 1.
-HS đọc từng câu văn , suy nghĩ , làm bài vào vở BT .HS được phát bút làm vào bảng phụ
-Lên bảng lớp đính bài đã làm , trình bày kết quả . Nhận xét .
-HS đọc nội dung bài tập2, đọc cả mẩu chuyện Truyện kể về bình minh còn thiếu dấu chấm , phẩy ; giải nghĩa từ "khiếm thị ".
-Đại diện HS làm bảng phụ nối tiếp nhau trình bày kết quả .
-Lớp nhận xét .
-HS nêu .
-HS lắng nghe .
...........................................................................
TOÁN: Ôn tập về đo thời gian
( BT 1; 2cột 1;3)
I– Mục tiêu :
-Giúp HS củng cố về quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian, cách viết số đo thời gian dưới dạng STP; chuyển đổi số đo thời gian, xem đồng hồ.
-Rèn kĩ năng chuyển đổi các số đo diện tích một cách chính xác.
-Giáo dục HS tính cẩn thận chính xác khi làm bài tập 
 II- Chuẩn bị:
 1 - GV : SGK.Bảng phụ
 2 - HS : Vở làm bài.
IIICác hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1- Kiểm tra bài cũ : GV gọi 2 HSTB nêu
- Gọi 1 HS nêu bảng đơn vị đo diện tích và thể tích.
- Gọi 1HS làm lại bài tập 3.
 - Nhận xét,sửa chữa .
2 - Bài mới : 
 a- Giới thiệu bài :Ôn tập về số đo thời gian 
 b– Hướng dẫn ôn tập : 
Bài 1:GV treo bảng phụ.
Gọi 1 HS đọc y/c bài toán.
HS làm bài vào vở.
Chữa bài:. HS khác nhận xét, đổi vở chữa bài.
+ GV xác nhận kết quả.
 Bài 2: Gọi 1 HS đọc đề bài.
- HS tự làm bài vào vở.
- Gọi 4 HSTB lần lượt lên bảng làm bài (mỗi em 1 cột).
- Chữa bài, chữa bài vào vở.
+ GV nhận xét và sửa chữa 
Bài 3:- GV treo tranh vẽ 4 mặt đồng hồ.
HS đọc đề bài.
HS làm bài vào vở.Chữa bài:
+ Gọi lần lượt từng HS trả lời theo câu hỏi “ Đồng hồ chỉ bao nhiêu giờ và bao nhiêu phút”
- Nhận xét, chữa bài.
3- Củng cố,dặn dò :
- Gọi HS nêu cách đổi số đo thời gian.
- Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo vừa học.
-HDBTVN:Bài 4
 - Nhận xét tiết học .
 - Về nhà hoàn chỉnh bài tập .
 - Chuẩn bị bài sau : Phép cộng
- 1HS nêu.
- 1 HS làm bài.
- HS nghe .
- HS đọc.
- HS làm bài.
- HS chữa bài.
- HS đọc.
- HS làm bài. 
- chữa bài.
- HS đọc.
- HS làm bài.
HS chữa bài.
+ Đồng hồ 1: 10 giờ 0 phút
+ Đồng hồ 2: 6 giờ 5 phút
+ Đồng hồ 3: 9 giờ 43phút
+ Đồng hồ 4: 1 giờ 12 phút
HS nêu.
Lắng nghe
 ............................................................................
LUYỆN TIẾNG VIỆT Luyện tập vốn từ: Nam và nữ
I.Mục tiêu :
- Củng cố cho HS những kiến thức về chủ đề Nam và nữ.
- Rèn cho học sinh có kĩ năng làm bài tập thành thạo.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Chuẩn bị : 
Nội dung ôn tập.
III.Hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra: 
2.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập1:
a/ Tìm những từ ngữ chỉ phẩm chất của nam giới.
b/ Tìm những từ ngữ chỉ phẩm chất của nữ giới.
Bài tập 2 : 
a/ Chọn ba từ ngữ ở câu a bài tập 1 và đặt câu với từ đó.
b/ Chọn ba từ ngữ ở câu b bài tập 1 và đặt câu với từ đó.
Bài tập 3:
Tìm dấu phảy dùng sai trong đoạn trích sau và sửa lại cho đúng:
Khi một ngày mới bắt đầu, tất cả trẻ em trên thế giới, đều cắp sách đến trường. Những học sinh ấy, hối hả bước trên csacs nẻo đường, ở nông thôn, trên những phố dài của các thị trấn đông đúc, dưới trời nắng gắt, hay trong tuyết rơi. 
 4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn 
bị bài sau.
- HS trình bày.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Ví dụ:
a/ Những từ ngữ chỉ phẩm chất của nam giới: Dũng cảm, cao thượng, năng nổ, anh hùng, kiên cường, mạnh mẽ, gan góc 
b/ Những từ ngữ chỉ phẩm chất của nữ giới:
Dịu dàng, thùy mị, nết na, hiền hậu, hiền lành, nhân hậu, anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang.
 Ví dụ: 
a/ Ba từ: dũng cảm; anh hùng, năng nổ.
- Bộ đội chiến đấu rất dũng cảm.
- Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, anh Phan Đình Giót đã được phong tặng danh hiệu anh hùng.
- Các bạn nam lớp em rất năng nổ trong lao động.
b/ Ba từ: dịu dàng, hiền hậu, đảm đang.
- Cô giáo em lúc nào cũng dịu dàng.
- Bà nội em trông rất hiền hậu.
- Mẹ em là người phụ nữ rất đảm đang.
Đáp án:
Các dấu phảy dùng không đúng (bỏ đi) sau các từ: giới, ấy, đường, gắt.
- HS chuẩn bị bài sau.
.................................................................****.....................................................................
Thứ sáu, ngày 12 tháng 04 năm 2013
BUỔI CHIỀU
TẬP LÀM VĂN: Tả con vật (Kiểm tra viết).
I / Mục tiêu:
- Dựa trên kiến thức đã có được về văn tả con vật và kết quả quan sát, HS viết được 1 bài văn tả con vật có bố cục rõ ràng, đủ ý, thể hiện được những quan sát riêng; dùng từ đặt câu đúng; câu văn có hình ảnh, cảm xúc . 
-Giáo dục HS tính cẩn thận, tự tin và sáng tạo.
II / Chuẩn bị: Bảng phụ và một số tranh, ảnh minh hoạ một số con vật theo đề văn .
 HS: Quan sát kĩ con vật ở nhà.
III / Hoạt động dạy và học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I / Bài mới :
1 / Giới thiệu bài-ghi đề :
2 / Hướng dẫn làm bài :
-Cho HS đọc đề bài và gợi ý của tiết viết bài văn tả con vật .
-GV nhắc HS :
3 / Học sinh làm bài :
-GV nhắc cách trình bày 1 bài TLV , chú ý cách dùng dùng từ đặt câu , một số lỗi chính tả mà các em đã mắc trong lần trước .
-GV cho HS làm bài .
-GV thu bài làm HS 
II / Củng cố ,dặn dò : 
-GV nhận xét tiết kiểm tra .
-Về nhà xem trước nội dung tiết TLV tiếp theo :Ôn tập về văn tả cảnh .
-HS lắng nghe.
-HS đọc đề bài và gợi ý .
-HS lắng nghe.-HS làm bài
Chú mèo nhà em chỉ là một giống mèo thường và sinh ra từ một làng quê. Em đã xin ngoại mang nó về nhà nuôi từ khi còn rất nhỏ. Đến nay, chú  thật sự trở thành một chàng thanh niên chững chạc, oai vệ. Em rất thích đọc truyện Đô-rô-mon, nên ngay từ đầu đã gọi tên  chú là chú mèo Đô-rô-mon .
 Bộ lông ...đồ đạc trong nhà .
Cái đầu chú tròn xoe ...che dấu hàm răng sắc nhọn ở bên trong. Chú chỉ phô trương những sợi râu mép trắng như cước, lúc nào cũng động đậy  ở hai bên khóe miện . Vẻ mặt của chú ta tuy không hung tợn bởi những vệt rằn ri như loài hổ nhưng biểu lộ được nét oai phong, lẫm liệt. Thể hình chú càng thêm duyên dáng là nhờ vào cái đuôi luôn ngoe nguẩy ở đằng sau.  Nâng phần thân là bốn cái chân khá ngắn, trong đó có bộ móng vuốt rất sắc ở mỗi bàn chân gây khiếp đảm cho họ hàng nhà chuột.
Buổi sáng, chú thích ra hàng ba nằm khoanh tròn sưởi những giọt nắng ấm áp. Cả ngày, điệu bộ chú trông rất khoan thai với  gương mặt hiền từ. Ngay  lúc ăn, miệng chú nhai nhỏ nhẻ, từ tốn. Chú còn lặng lẽ tìm cho mình một góc yên tĩnh nào đó để lim dim, để làm một kẻ ngủ ngày. Thế nhưng chú ta về đêm thì hoàn toàn khác hẳn với chú Đô-rô-môn ban ngày. Mọi cử chỉ và hành động đều  thể hiện được sự lanh lợi và nhanh nhẹn: đôi mắt  như hai ngọn đèn pha soi thủng bóng đêm, hai tai vểnh lên không muốn bỏ sót tiếng động xa gần  nào, bốn cái chân thoăn thoát  đi và chạy mở “ cuộc tuần tra”  chẳng hề mệt mỏi. Con chuột nào lot vào nhà khó lòng mà thoát khỏi với những cú phóng như bay và vồ mồi rất chính xác của chú .
-HS nộp bài kiểm tra .
.....................................................................
LUYỆN TOÁN: Luyện tập
- Mục tiêu :
 HS nắm được c ác đơn vị đo thể tích ,đổi được các đơn vị từ lớn về bé,từ béđến lớn .,giải được các bài toán về đo thể tích.
II- Lên lớp : 
A- Ôn Lý thuyết :
?Nêu tên các đơn vị đo diện tích từ bé đến lớn .
?........................................................lớn về bé .
?Mối quan hệ giữa các đơn vị đo ?
 B- Hướng dẫn HS làm bài tập:
-HS tự làm bài tập ở vở bài tập tiêt147 ,sau đó đổi vở để chữa bài chấm bài .
* GV hướng dẫn thêm 1 số baì:
Bài bổ sung :Một hình lập phương có diện tích toàn phần là 294 cm2 .
Tính thể tích hình lập phương.
B) Người ta xếp 180 hình lập phươn nói trên đầy vào một hộp chữ nhật có kích thước đáy là 35cm và 63 cm. Tính xem xếp được mấy lớp hình lập phương trong hình hộp chữ nhật .
GV hướng dẫn HS :
Diện tích một mặt của hình lập phương là:
 294 : 6 = 49 (cm2)
 Ta có: 49 = 7 x 7. Vậy cạnh của hình lập phương là: 7 cm
 Thể tích hình lập phương là:
 7 x 7 x 7 = 343 (cm3)
b) 35cm gấp 7cm số lần là:
 35 : 7 = 5 (lần)
 63cm gấp 7cm số lần là:
 63 : 7 = 9 (lần)
Để xếp được một lớp hình lập phương trong hình hộp chữ nhật cần số hình lập phương cạnh 7cm là: 9 x 5 = 45 (hình lập phương)
Số lớp hình chữ nhật xếp được trong hình hộp chữ nhật là:
 180 : 45 = 4 (lớp)
 Đáp số: a)343cm3 b) 4 lớp
.............................................................................
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP: chủ điểm: Đội ta lớn lên cùng Đất nước 
 Tuần 30
 1. Yêu cầu giáo dục:
 Giúp học sinh: 
- Hiểu biết về truyền thống anh hùng chống giặc ngoại xâm của biết bao anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc.
- Giới thiệu các mốc lịch sử của Tỉnh : ngày giải phóng Đông Hà, Cam Lộ, Khe Sanh, Do Linh, Thành Cổ Quảng Trị với 81 ngày đêm....
- Giới thiệu các di tích lịch sử :....
- Rèn kĩ năng : Tinh thần học tập và rèn luyện để tiếp bước cha anh, xứng đáng là cháu ngoan của Bác
 2.Chuẩn bị hoạt động
 a. Về phương tiện hoạt động
- Văn bản truyền thống của lượng vũ trang đã anh dũng chiến đấu bảo vệ quê hương , đất nước.
- Các văn bản giới thiệu về các di tích lịch sử địa phương
- Một số câu hỏi để gợi ý nhằm rèn kĩ năng sống cho học sinh
- T. Giới thiệu chung về truyền thống cách mạng của dân tộc ta ......
- T nêu một số câu hỏi gợi ý: - Em hãy nêu tên một sốdi tích lịch sử ở địa phương mà em biết
 4. Tiến hành hoạt động
a) Khởi động
- Bắt bài hát tập thể. Bài hát: Màu áo chú bộ đội
- T. Giới thiệu chung về truyền thống cách mạng của dân tộc ta ......
- T nêu một số câu hỏi gợi ý: - Em hãy nêu tên một sốdi tích lịch sử ở địa phương mà em biết.
 5. Kết thúc hoạt động
	- Nhận xét hoạt động.
	- Dặn dò : Sưu tầm một số bài thơ ca ngợi về đất nước...
.................................................................****.....................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 30.doc