Thiết kế bài giảng khối 5 - Tuần 33

Thiết kế bài giảng khối 5 - Tuần 33

A. Mục đích yêu cầu:

- Xe đạp là phương tiện giao thông thô sơ dễ đi nhưng cũng cần đảm bảo an toàn, biết những quy định của luật GTĐB đối với người đi xe đạp.

- Có thói quen đi xe sát lề đường, kiểm tra xe trước khi đi.

- Có thái độ đúng đắn khi đi xe đạp.

B. Chuẩn bị:

- Hình ảnh (hoặc xe thật): một xe vừa cỡ, an toàn; 1 xe người lớn không an toàn.

- Vẽ sơ đồ vòng xuyến ở ngã tư, có đoạn đường giao nhau.

- Phiếu bài tập, tranh minh hoạ.

C. Hoạt động lên lớp:

 

doc 35 trang Người đăng huong21 Lượt xem 749Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài giảng khối 5 - Tuần 33", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 33
NGÀY
MÔN
TIẾT
BÀI
Thứ 2
18.03
Đạo đức
Tập đọc
Toán
Lịch sử
33
65
161
33
GD An toàn giao thông
Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
Ôn tập về diện tích, thể tích một số hình
Ôn tập: Lịch sử nước ta từ giữa thế kỉ XIX đến nay
Thứ 3
19.03
Toán
Chính tả 
Luyện từ & câu
Khoa học
162
33
65
65
Luyện tập
Trong lời mẹ hát
Mở rộng vốn từ: Trẻ em
Tác động của con người đến môi trường rừng
Thứ 4
20.03
Toán
Địa lí
Kể chuyện
Tập đọc
163
33
33
654
Luyện tập chung
Ôn tập
Kể chuyện đã nghe đã đọc.
Sang năm con lên bảy
Thứ 5
21.03
Tập làm văn
Toán
Luyện từ & câu
63
164
64
Ôn tập về tả người
Một số dạng bài toán đã học
Ôn tập về dấu câu (Dấu ngoặc kép)
Thứ 6
22.03
Toán
Tập làm văn
Khoa học
Kỹ Thuật
165
64
64
33
Luyện tập
Tả người (KT viết)
Tác động của con người đến môi trường đất
Lắp ghép mô hình tự chọn (tiết 1)
Thứ hai ngày  tháng  năm 20
ĐẠO ĐỨC
Tiết 33: GIÁO DỤC ATGT: ĐI XE ĐẠP AN TOÀN
Mục đích yêu cầu:
- Xe đạp là phương tiện giao thông thô sơ dễ đi nhưng cũng cần đảm bảo an toàn, biết những quy định của luật GTĐB đối với người đi xe đạp.
- Có thói quen đi xe sát lề đường, kiểm tra xe trước khi đi.
- Có thái độ đúng đắn khi đi xe đạp.
Chuẩn bị:
- Hình ảnh (hoặc xe thật): một xe vừa cỡ, an toàn; 1 xe người lớn không an toàn.
- Vẽ sơ đồ vòng xuyến ở ngã tư, có đoạn đường giao nhau.
- Phiếu bài tập, tranh minh hoạ.
Hoạt động lên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động:
- HS hát 
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS trả bài.
- Nhận xét, tuyên dương.
- HS trả bài.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
_ Tiết học hôm nay, chúng ta cùng nhau tìm hiểu thế nào là an toàn giao thông khi đi xe đạp an toàn.
- HS nghe.
b) Hoạt động 1: Lựa chọn xe đạp an toàn
+ Ở lớp ta những bạn nào đi xe đạp đến trường?
+ Các em có thích đi xe đạp không? Chúng ta cùng tìm hiểu đi xe đạp như thế nào cho an toàn.
* Kết luận: Trẻ em đi xe an toàn là khi: đi xe đúng cở trẻ em, vừa đúng để chân chống, xe còn tốt, đủ các bộ phận, đặc biệt là phanh (thắng) và đèn.
+ HS trả lời bằng cách giơ tay.
- HS quan sát hình ảnh 2 chiếc xe và thảo luận theo cặp:
+ Xe đạp nào an toàn?
+ Chỉ ra điểm an toàn của xe đó.
+ Xe đạp nào không an toàn?
+ Chỉ ra điểm không an toàn của xe đó.
- Đại diện trả lời, nhóm khác bỏ sung.
- HS nghe.
c) Hoạt động 2: Những quy định để đảm bảo an toàn khi đi đường.
- Tổ chức nhóm 3-4.
- Thầy treo tranh minh hoạ và sơ đồ thể hiện hướng đi và hành vi của người đi xe đạp, yêu cầu HS quan sát phân tích và thảo luận nhóm.
- HS quan sát tranh minh hoạ và nhận xét, chỉ ra:
+ Hình 1, 2, 4 đi xe đạp an toàn (xe vừa cỡ, có phanh đèn, có đội mũ bảo hiểm, đi sát lề phải).
+ Hình 3, 5, 6, 7 đi xe không an toàn (chạy 
+ Điều gì xảy ra với những người đi xe đạp như thế?
* Kết luận: 
+ Khi đi xe đạp ngoài đường cần đội ngũ bảo hiểm, đi sát lề bên phải, đi đúng làn đường, xe phải có đèn báo hiệu ban đêm, muốn rẽ phải xin phép.
+ Không lạng lách, đánh võng, đèo nhau, dàn hàng ngang, đi sai đường, buông thả tay lái, cầm ô, kéo súc vật, chở vật cồng kềnh,
xe người lớn, chở ba, đứng vin vai bạn; chở đồ cồng kềnh, chạy hàng ba cản đường xe, che tầm quan sát của xe khác)
+ HS nêu những nguy hiểm có thể gặp phải đối với những người đi xe đạp không an toàn (có thể nêu thêm những trường hợp khác).
- HS nghe.
4. Củng cố, dặn dò:
- Cho HS ra sân thực hành trò chơi “Đi xe đạp”
- HS thực hành.
- Dặn dò: Về nhà xem lại bài; Chuẩn bị bài tiếp theo.
- Nhận xét tiết học.
NHẬN XÉT – BỔ SUNG
TẬP ĐỌC
Tiết 63: LUẬT BẢO VỆ, CHĂM SÓC
VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM
Mục tiêu:
- Biết đọc bài văn rõ ràng, rành mạch và phù hợp với giọng đọc một văn bản luật.
- Hiểu ND: 4 điều của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
Chuẩn bị:
- Văn bản luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của nước cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động:
- HS hát 
2. Kiểm tra bài cũ:
- Thầy gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ Những cánh buồm, trả lời các câu hỏi về nội dung bài thơ.
- Nhận xét, ghi điểm.
- HS trả lời.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
_ Qua bài TĐ “Luật tục xưa của người Ê-đê”, các em đã biết tên một số luật của nước ta, trong đó có Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Hôm nay, các em sẽ học một số điều của luật này để biết trẻ em hưởng những quyền lợi gì? trẻ em có bổ phận như thế nào đối với gia đình và xã hội.
- HS nghe.
b) Luyện đọc:
- HS khá đọc toàn bài.
- 1 HS đọc 
- 4 HS đọc nối tiếp 4 điều luật.
- Thầy sửa sai phát âm.
- HS đọc theo thứ tự.
- HS đọc phần chú giải.
- HS đọc theo cặp, phát âm từ khó đọc.
- Thầy đọc mẫu toàn bài
- HS đọc thành tiếng
- 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc từng đoạn (2 vòng).
c) Tìm hiểu bài:
+ Những điều luật nào trong bài nêu lên quyền của trẻ em?
+ Đặt tên cho mỗi điều luật nói trên.
- Thầy nhắc HS cần đặt tên thật ngắn gọn, nói rõ nội dung chính của mỗi điều.
+ Điều luật nào nói về bổn phận của trẻ em?
+ Em đã thực hiện những bổn phận gì, còn những bổn phận gì cần phấn đấu thực hiện?
+ Các điều 15; 16; 17
- HS trao đổi theo cặp – viết tóm tắt mỗi điều luật thành một câu văn.
+ Điều 15: Quyền của trẻ em được chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ.
+ Điều 16: Quyền học tập của trẻ em.
+ Điều 17: quyền vui chơi, giải trí của trẻ em.
- 5 bổn phận được quy định trong điều 21.
+ HS đọc lại 5 bổn phận, tự liên hệ, nối tiếp nhau phát biểu.
- Thầy hướng dẫn HS tự liên hệ xem mình đã thực hiện những bổn phận đó như thế nào: bổn phận nào được thực hiện tốt, bổn phận nào thực hiện chưa tốt. Có thể chọn chỉ 1; 2 bổn phận để tự liên hệ. Điều quan trọng là sự liên hệ phải thật, phải chân thực.
+ Vậy nội dung bài này nói lên điều gì?
- VD: Trong 5 bổn phận đã nêu, tôi tự cảm thấy mình đã thực hiện tốt bổn phận 1 và thứ ba. Ở nhà, tôi yêu quý, kính trọng ông bà, bố mẹ. Khi ông ốm, tôi đã luôn ở bên, chăm sóc ông, rót nứơc cho ông uống thuốc. Tôi đã biết nhặt rau, nấu cơm giúp mẹ Riêng bổn phận thứ 2 tôi thự hiện chưa tốt. Tôi chưa chăm học nên chữ viết còn xấu, điểm môn toán chưa cao. Tôi lười ăn, lười tập thể dục nên rất gầy)
- Cả lớp bình chọn người phát biểu ý kiến chân thành, hấp dẫn nhất.
+ Nội dung: 4 điều của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
d) Luyện đọc diễn cảm:
- Gọi 3 HS đọc lại toàn bài.
- 3 HS đọc.
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm bổn phận 1; 2; 3 của điều luật 21.
- HS tìm giọng đọc cho mỗi đoạn.
- Thầy đọc mẫu.
- HS nghe.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS luyện đọc diễn cảm.
- Tổ chức cho HS thi đọc.
- HS thi đọc.
4. Củng cố, dặn dò:
+ Mời HS nhắc lại nội dung bài.
- Nhắc nhở HS chú ý thực hiện tốt quyền và bổn phận của trẻ em trong gia đình và xh.
+ HS nêu.
- HS nghe.
- Dặn dò: Về nhà luyện đọc lại và coi lại các câu hỏi của bài; Chuẩn bị bài tiếp theo.
- Nhận xét tiết học.
NHẬN XÉT – BỔ SUNG
TOÁN
Tiết 161: ÔN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH, 
THỂ TÍCH MỘT SỐ HÌNH
Mục tiêu:
- Thuộc công thức tính diện tích và thể tích các hình đã học.
- Vân dụng tính diện tích, thể tích một số hình trong thực tế.
Chuẩn bị:
- SGK, bảng phụ, bảng nhóm
Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động:
- HS hát 
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên bảng làm bài.
- 3 HS lên bảng làm bài.
- Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
_ Hôm nay, chúng ta cùng nhau ôn tập về tính diện tích, thể tích môt số hình.
- HS nghe.
b) Hướng dẫn luyện tập:
­ Bài 2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Thầy tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi cách làm.
- Cho HS làm bài vào vở, gọi 1 HS làm vào bảng nhóm.
- Nhận xét, ghi điểm
+ Nêu kiến thức ôn luyện qua bài này?
- HS đọc đề nêu yêu cầu.
- HS suy nghĩ, nêu hướng giải
Giải
a) Thể tích cái hộp hình lập phương là:
10 ´ 10 ´ 10 = 1000 (cm3)
Nếu dán giấy màu tất cả các mặt của cái hộp thì bạn An cần:
10 ´ 10 ´ 6 = 600 (cm2)
Đáp số : 600 cm2 
+ Tính thể tích, diện tích toàn phần của hình lập phương.
­ Bài 3: 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Thầy tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi cách làm.
- Cho HS làm bài vào vở, gọi 1 HS làm vào bảng nhóm.
+ Nêu kiến thức vừa ôn qua bài tập 3?
- HS đọc đề nêu yêu cầu. 
- HS suy nghĩ, nêu hướng giải
Giải
Thể tích bể nước HHCN là:
2 ´ 1,5 ´ 1 = 3 (m3)
 Thời gian để vòi nước chảy đầy bể là:
3 : 0,5 = 6 (giờ)
Đáp số: 6 giờ
+ Tính thể tích hình hộp chữ nhật.
4. Củng cố, dặn dò:
+ Nêu lại các kiến thức vừa ôn tập?
+ Muốn tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập 
+ HS nêu.
phương ta làm thế nào?
- Dặn dò: HS về nhà coi lại bài; Chuẩn bị bài tiếp theo.
- Nhận xét tiết học.
NHẬN XÉT – BỔ SUNG
 LỊCH SỬ
Tiết 33: ÔN TẬP: LỊCH SỬ NƯỚC TA
TỪ GIỮA THẾ KỈ XIX ĐẾN NAY
Mục tiêu:
- Biết được một số sự kiện, nhaan vật lịch sử tiêu biểu từ năm 1858 đến nay:
+ Thực dân Pháp xâm lược nước ta, nhân dân ta đã đứng lên chống Pháp.
+ Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, lãnh đạo cách mạng nước ta; Cách mạng tháng Tám thành công; ngày 2-9-1945, Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
+ Cuối năm 1945 thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta, nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến giữ nước. Chiến thắng Điện Biên Phủkết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến.
+ Giai đoạn 1954-1975: Nhân dân miền Nam đứng lên chiến đấu, miền Bắc vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa chống trả cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ, đồng thời chi viện cho miền Nam. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, đất nước được thống nhất.
Chuẩn bị:
- Bản đồ Hành chính VN (để dán những địa danh liên quan đến các sự kiện được ôn tập).
- Tranh ảnh tư liệu liên quan đến kiến thức ôn tập. Phiếu
Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động:
- HS hát 
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên trả bài.
- Nhận xét ghi điểm.
+ 2 HS trả bài.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
_ Tiết học hôm nay, chúng ta cùng nhau ôn tập: Lịch sử nước ta từ giữa thế kỉ XIX đến nay.
- HS nghe.
b) Hoạt động 1: Các thời kì lịch sử.
- Yêu cầu HS nêu ra 4 thời kì lịch sử đã học? 
- Thầy chốt lại và yêu cầu HS nắm được những mốc quan trọng.
- HS nêu: Từ năm 1858 đến năm 1975.
- Từ ... đề bài. 
- Thầy hướng dẫn HS làm BT 3. Viết đoạn văn khoảng 5 câu vào vở. Gọi 1 HS lên 
- HS đọc đề bài.
- Suy nghĩ và viết vào vở, 1 HS làm phiếu dán lên bảng, trình bày kết quả, nói rõ tác 
bảng làm.
- Thầy nhắc HS: Để viết đoạn văn đúng yêu cầu, dùng dấu ngoặc kép đúng: Khi thuật lại một phần cuộc họp của tổ, các em phải dẫn lời nói trực tiếp của các thành viên trong tổ, dùng những từ ngữ có ý nghĩa đặc biệt.
- Cho lớp nhận xét, chấm điểm cho HS.
dụng của dấu ngoặc kép.
* VD: Bạn Hạnh tổ trưởng tổ tôi, mở đầu cuộc họp thi đua bằng một thông báo rất (1) “chát chúa”: (2) “Tuần này, tổ nào không có người mắc khuyết điểm thì thầy giáo sẽ cho cả tổ cùng thầy lên thị xã xem xiếc thú vào sáng chủ nhật”. Cả tổ xôn xao. Hùng (3) “phệ” và Hoa “bột” (4) tái mặt vì lo mình có thể làm cả tổ mất điểm, hết cả xem xiếc thú.
+ Tác dụng: Dấu ngoặc kép (1) đánh dấu từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt .Dấu ngoặc kép (2) đánh đấu lời nói trực tiếp của nhân vật (Là câu trọn vẹn nên dùng dấu hai chấm)
+ Dấu ngoặc kép (3), (4) đánh dấu từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt
4. Củng cố, dặn dò:
- Thầy cho HS nêu lại 2 tác dụng của dấu ngoặc kép.
- HS nhắc lại.
- Dặn dò: HS về nhà xem lại bài; Chuẩn bị bài tiếp theo.
- Nhận xét tiết học
NHẬN XÉT – BỔ SUNG
Thứ sáu ngày  tháng  năm 20
TOÁN
Tiết 165: 	 LUYỆN TẬP
Mục tiêu:
- Biết giải một số bài toán có dạng đã học.
Chuẩn bị:
- SGK, bút dạ, bảng phụ.
Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động:
- HS hát 
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên bảng làm bài.
- Nhận xét – chữa bài và cho điểm.
- 3 HS làm bài trên bảng.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
_ Trong tiết học này chúng ta cùng nhau luyện tập.
- HS nghe.
b) Hướng dẫn luyện tập:
­ Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
* Gợi ý: Bài này là dạng toán “Tìm hai số biết hiệu và tỉ của hai số đó”.
- Hướng dẫn các em vẽ sơ đồ để dễ nhận thấy.
- Cho HS làm bài vào vở
- Gọi 1 em lên bảng làm.
- Nhận xét, ghi điểm.
- HS đọc.
- HS tự giải vào vở.
S tam giác BEC: 13,6cm2
S tứ giác ABED:
Giải
Theo sơ đồ diện tích hình tam giác BEC là:
113,6 : ( 3-2) ´ 2= 27,2 (cm2)
Diện tích hình tứ giác ABED là:
27,2 + 13,6 = 40,8 ( cm2)
Diện tích hình tứ giác ABCD là:
40,8 + 27,2 = 68 (cm2)
Đáp số: 68 cm2
­ Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
* Gợi ý: trước hết tìm số hs nam, số hs nữ dựa vào dạng toán “Tìm hai số biết tổng và tỉ số của hai số đó”, tổng ở bài này là 35, tỉ số là 3/4
- Hướng dẫn các em vẽ sơ đồ để dễ nhận thấy.
- Cho HS làm bài vào vở
- Gọi 1 em lên bảng làm.
- Nhận xét, ghi điểm.
- HS đọc.
+ Nêu cách làm:
B1 : Tổng số phần bằng nhau
B2 : Giá trị 1 phần
B3 : Số bé
B4 : Số lớn
- HS tự giải vào vở.
Nam:
Nữ: 	35 học sinh
	Giải 
Tổng số phần bằng nhau:
4 + 3 = 7 (phần)
Giá trị 1 phần
35 : 7 = 5 (học sinh)
Số học sinh nam:
5 ´ 3 = 15 (học sinh)
Số học sinh nữ:
5 ´ 4 = 20 (học sinh)
Số học sinh nữ nhiều hơn số hs nam là:
20 - 15 = 5 (học sinh)
	Đáp số: 5 học sinh
­ Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
* Gợi ý: Bài này là dạng toán về quan hệ tỉ lệ, có thể giải bằng cách “Rút về đơn vị”.
- Cho HS làm bài vào vở
- Gọi 1 em lên bảng làm.
- Nhận xét, ghi điểm.
- HS đọc.
- HS tự giải vào vở.
Giải
Ô tô đi 75 km thì tiêu thụ hết số lít xăng là:
12 : 100 ´ 75 = 9 (l)
Đáp số: 9 l
4. Củng cố, dặn dò:
+ Muốn tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó ta làm thế nào?
+ HS trả lời.
- Dặn dò: HS về nhà coi lại bài và học bài; Chuẩn bị bài tiếp theo.
- Nhận xét tiết học.
NHẬN XÉT – BỔ SUNG
TẬP LÀM VĂN
Tiết 64: TẢ NGƯỜI (Kiểm tra viết)
Mục tiêu:
- Viết được bài văn tả người theo đề bài gợi ý trong SGK. Bài văn rõ ND miêu tả, đúng cấu tạo bài văn tả người đã học.
Chuẩn bị:
- Dàn ý cho đề văn của mỗi học sinh (đã lập ở tiết trước).
Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động:
- HS hát 
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
_ Các đề bài của tiết Viết bài văn tả người hôm nay cũng là đề của tiết Lập dàn ý, làm văn miệng cuối tuần 32. Trong tiết học trước, các em đã trình bày miệng 1 đoạn văn theo dàn ý. Tiết học này các em sẽ viết hoàn chỉnh cả bài văn. Một tiết làm văn viết (viết hoàn chỉnh cả bài) có yêu cầu cao hơn, khó hơn nhiều so với tiết làm văn nói (một đoạn) vì đòi hỏi các em phải biết bố cục bài văn cho hợp lí, dùng từ, đặt câu, liên kết câu đúng, bài viết thể hiện những quan sát riêng, câu văn có hình ảnh, cảm xúc.
- HS nghe.
b) Hướng dẫn HS làm bài kiểm tra:
- Mời 2 HS nối tiếp nhau đọc đề kiểm tra và gợi ý trong SGK.
- Thầy hỏi HS đã chuẩn bị cho tiết viết bài như thế nào?
- Thầy nhắc HS nên chọn đề bài mình đã chuẩn bị.
- HS nối tiếp đọc đề bài và gợi ý.
- Cả lớp đọc thầm lại đề văn.
- HS trình bày.
- HS chú ý lắng nghe.
c) HS làm bài kiểm tra:
- HS viết bài vào giấy kiểm tra.
- Thầy yêu cầu HS làm bài nghiêm túc. 
- HS viết bài.
- Thu bài.
4. Củng cố, dặn dò:
- Dặn dò: HS về nhà học lại bài; Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học
NHẬN XÉT – BỔ SUNG
KHOA HỌC
Tiết 64: TÁC DỤNG CỦA CON NGƯỜI 
ĐẾN MÔI TRƯỜNG ĐẤT
Mục tiêu:
- Nêu một số nguyên nhân dẫn đến việc đất trồng ngày càng bị thu hẹp và suy thoái.
Chuẩn bị:
- Hình vẽ trong SGK trang 136, 137.
- Sưu tầm thông tin về sự gia tăng dân số ở địa phương và các mục đích sử dụng đất trồng trước kia và hiện nay.
Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động:
- HS hát 
2. Kiểm tra bài cũ:
+ Nêu các nguyên nhân và hậu quả của việc phá rừng?
+ 2 HS trả lời.
- Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
_ Tiết học hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu về tác động của con người đến môi trường đất.
- HS nghe.
b) Hoạt động 1: Con người sử dụng môi trường đất như thế nào.
- Yêu cầu HS quan sát hình trang 136, trả lời câu hỏi theo nhóm:
+ Con người sử dụng đấy trồng vào việc gì?
+ Phân tích nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi nhu cầu sử dụng đó?
- Yêu cầu HS liên hệ thực tế qua các câu hỏi gợi ý sau :
+ Nêu một số dẫn chứng về nhu cầu sử dụng diện tích đất thay đổi.
+ Phân tích các nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi đó.
® Kết luận: Nguyên nhân chính dẫn đến diện tích đất trồng bị thu hẹp là do dân số tăng 
- Nhóm trưởng điều khiển quan sát hình 1 và 2 trang 126 SGK.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Các nhóm khác bổ sung.
+ Hình 1 và 2 cho thấy con người sử dụng đất để làm ruộng, ngày nay phần đồng ruộng hai bên bờ sông được sử dụng làm đất ở, nhà cửa mọc lên san sát.
+ Nguyên nhân chính dẫn đến sự thay đổi là do dân số ngày một tăng nhanh. Nhu cầu lập khu công nghiệp, nhu cầu độ thị hoá, cần phải mở thêm trường học, mở thêm hoặc mở rộng đường
- Thảo luận nhóm, hỏi và trả lời các câu hỏi của bạn:
+ Người nông dân ở địa phương bạn đã làm gì để tăng năng suất cây trồng?
+ Việc làm đó có ảnh hưởng gì đến môi trường đất trồng?
+ Phân tích tác hại của rác thải đối với môi trường đất?
- HS nghe.
nhanh, cần nhiều diện tích đất ở hơn.
c) Hoạt động 2: Tác động của con người đến môi trường đất.
+ Nêu tác hại của việc sử dụng phân bón hoá học, thuốc trừ sâu ... đối với môi trường đất.
+ Nêu tác hại của rác thải đối với môi trường đất.
® Kết luận: Để giải quyết việc thu hẹp diện tích đất trồng, phải áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật cải tiến giống vật nuôi, cây trồng, sử dụng phân bón hoá học, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu,Việc sử dụng những chất hoá học làm cho môi trường đất bị ô nhiễm, suy thoái. Việc xử lí rác thải không hợp vệ sinh gây nhiễm bẩn môi trường đất.
+ Làm cho nguồn nước, đất bị ô nhiễm, mất cân bằng sinh thái, một số động vật có ích bị tiêu diệt.
+ Gây ô nhiễm môi trường đất.
- HS nghe.
4. Củng cố, dặn dò:
- Gọi 2 HS đọc lại nội dung “Bạn cần biết” SGK.
- 2 HS đọc lại nội dung “Bạn cần biết” SGK.
+ Nêu nguyên nhân làm cho đất trồng bị thu hẹp.
+ HS trả lời.
- Dặn dò: HS về nhà học lại bài; Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học
NHẬN XÉT – BỔ SUNG
KỸ THUẬT
Tiết 33: LẮP GHÉP MÔ HÌNH TỰ CHỌN (tiết 1)
Mục tiêu:
- Chọn được các chi tiết để lắp ghép mô hình tự chọn.
- Lắp được một mô hình tự chọn.
- Với HS khéo tay:
+ Lắp được ít nhất một mô hình tự chọn.
+ Có thể lắp được mô hình mới ngoài mô hình gợi ý trong SGK.
Chuẩn bị:
- Lắp sẵn một, hai mô hình đã gợi ý trong sgk.
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động:
- HS hát 
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS trả bài.
- 2 HS lên trả bài.
- Nhận xét, tuyên dương.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
_ Tiết học hôm nay, chúng ta cùng nhau lắp ghép mô hình tự chọn. 
- HS nghe.
b) Hoạt động 1: HS chọn mô hình lắp ghép.
- Cho các nhóm tự chọn mô hình lắp ghép theo gợi ý trong sgk hoặc tự sưu tầm.
- Yêu cầu HS quan sát và nghiên cứu kĩ mô hình và hình vẽ trong sgk hoặc hình vẽ tự sưu tầm
- HS chọn mô hình lắp ghép.
- Các nhóm tự chọn mô hình lắp ghép theo gợi ý trong sgk hoặc tự sưu tầm.
- HS quan sát và nghiên cứu kĩ mô hình và hình vẽ trong sgk hoặc hình vẽ tự sưu tầm
c) Hoạt động 2: Các bước thao tác kĩ thuật.
- Gọi đại diện các nhóm nêu các bước lắp của mô hình tự chọn.
+ Nêu các chi tiết cần chọn để lắp.
- Ví dụ: Lắp máy bừa.
a) Lắp từng bộ phận.
b) Lắp ráp mô hình.
+ Tấm lớn: 1
+ Tấm hai lỗ: 1
+ Thanh thẳng 11 lỗ: 1
+ Thanh thẳng 9 lỗ: 2
+ Thanh thẳng 6 lỗ: 2
+ Thanh thẳng 3 lỗ: 3
+ Thanh chữ U dài: 3
+ Thanh chữ U ngắn: 2
+ Thanh chữ L dài: 6
+ Vành bánh xe: 1
+ Bánh xe: 2
+ Bánh đai: 5
+ Trục dài: 3
+ Trục ngắn 2: 1
+ Ốc và vít: 21 bộ
+ Nêu thứ tự các bước lắp.
- Cho HS quan sát mẫu lắp sẵn.
- Cho các nhóm lắp thử.
- Quan sát, hướng dẫn thêm.
+ Ốc và vít dài: 1 bộ
+ Vòng hãm: 16
+ Cờ- lê: 1
+ Tua- vít: 1
* Lắp răng bừa:
+ Lấy 1 thanh thẳng 11 lỗ lắp vào 3 thanh thẳng 3 lỗ và 6 thanh chữ L dài ta được răng bừa.
* Lắp trục bánh xe.
+ Chọn 3 thanh thẳng 6 lỗ lắp vào trục dài gắn với hai bánh xe (như hình sgk)
* Lắp thùng (móc máy bừa)
* Lắp hoàn chỉnh máy bừa.
- Quan sát, lắp thử.
4. Củng cố, dặn dò:
- Gọi HS nêu các bước lắp mô hình tự chọn.
- HS nêu.
- Dặn dò: HS về nhà coi lại bài; Chuẩn bị bài tiếp theo.
- Nhận xét tiết học.
NHẬN XÉT – BỔ SUNG

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 33 CKTKN BVMT KNS TTHCM.doc