Thiết kế bài giảng lớp 5 năm 2010 - Tuần 2

Thiết kế bài giảng lớp 5 năm 2010 - Tuần 2

I/ MỤC TIÊU:

- Biết đọc đúng một văn bản khoa học thường thức có bảng thống kê.

- Hiểu nội dung bài: Việt Nam có truyền thống khoa cử lâu đời. Đó là một bằng chứng về nền văn hiến lâu đời của nước ta.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh hoạ trong sách giáo khoa.

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 42 trang Người đăng huong21 Lượt xem 673Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài giảng lớp 5 năm 2010 - Tuần 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2: 
Ngày soạn: 24/8/2010	 Thứ hai
Ngày giảng: 27/8/2010
Tập đọc:
NGHÌN NĂM VĂN HIẾN
I/ MỤC TIÊU:
- Biết đọc đúng một văn bản khoa học thường thức có bảng thống kê.
- Hiểu nội dung bài: Việt Nam có truyền thống khoa cử lâu đời. Đó là một bằng chứng về nền văn hiến lâu đời của nước ta.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh hoạ trong sách giáo khoa.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Bài cũ:
- Gọi học sinh đọc bài “ Quang cảnh làng mạc ngày mùa”
? Em thích chi tiết nào nhất trong đoạn văn em vừa đọc? Vì sao?
? Những chi tiết nào làm cho bức tranh quê thêm đẹp và sinh động?
? Nội dung chính của bài là gì?
- Nx, cho điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Giới thiệu và quan sát tranh.
? Tranh vẽ cảnh ở đâu?
? Em biết gì về khu di tích lịch sử này?
- Giới thiệu bài.
2. Luyện đọc:
- G đọc mẫu: rõ ràng, rành mạch, trân trọng, tự hào.
- G chia bài thành 3 đoạn:
Đ1: Từ đầunhư sau.
Đ2: Bảng tthống kê.
Đ3: Phần còn lại:
- Gọi học sinh đọc nối tiếp đoạn 2 lần.
- Nhận xét, đánh giá học sinh đọc.
- Gọi học sinh đọc cả bài.
3. Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi.
? Đến thăm Văn Miếu, khách nước ngoài ngạc nhiên về điều gì?
*TK: Truyền thống khoa cử của nước ta đã có từ lâu đời
? Đoạn 1 cho ta biết điều gì?
- Yêu cầu học sinh đọc bảng thống kể để tìm xem:
?Triều đại nào tổ chức nhiều khoa thi nhất?
? Triều đại nào có nhiều tiến sĩ nhất?
G: Văn Miếu vừa là nơi thờ Khổng Tử,là nơI dạy các tháI tử học tập,,
? Bài văn giúp em hiểu gì về truyền thống văn hoá Việt Nam?
? Đoạn còn lại của bài văn cho em biết điều gì?
? Bài văn nói lên điều gì?
- G ghi, gọi học sinh nhắc lại.
G: Khu Văn Miếu – Quốc Tử Giám được tu sủa rất nhiều qua các triều đạilà niềm tự hào của dân tộc ta về đạo học.
4. Luyện đọc lại:
? Nêu cách đọc của cả bài?
- Gọi học sinh đọc từng đoạn, hướng dẫn cách đọc- nhận xét.
- Hướng dẫn luyện đọc đoạn 3:
+ Nêu cách đọc.
+ Luyện đọc theo cặp.
+ Thi đọc .
+ Nhận xét cho điểm.
5. Củng cố dặn dò:
- Tóm nội dung bài, cho học sinh liên hệ thực tế.
- Nhận xét tiết học, dặn dò về nhà.
- 3 học sinh đọc và trả lời câu hỏi.
- Hs1: Mùa đôngvàng ối.
- Hs 2: Tàungay.
- Hs3: Cả bài.
- Nhận xét bạn đọc.
- Hs quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
- Vẽ Khuê Văn Các ở Quốc Tử Giám.
- Là khu di tích nổi tiếng ở thủ đô Hà Nội. Đây là trường đại học đầu tiên của Việt nam, ..có rất nhiều rùa đội bia tiến sĩ.
- Học sinh gnhe.
- Học sinh đánh dấu đoạn.
- Học sinh đọc nối tiếp + sửa lỗi phát âm, giải nghĩa từ ( chú giải)
- Câu dài:82 tấm bia..tiếnsĩ/ từ khoa1779/ như đời.
- Nhận xét đánh giá bạn đọc.
- 1 học sinh đọc cả bài.
- Đọc thầm trả lời câu hỏi, nhận xét, bổ sung.
- Từ năm 1079, nước ta,gần 3000 tiến sĩ.
1.Việt Nam có truyền thống khoa cử lâu đời.
- Triều đại nhà Lê: 104 khoa.
- Triều đại Lê: 1780 tiến sĩ.
- Tử xưa nhân dân ta đã coi trọng đạo học, là một nươc một nến văn hiến lâu đời ở Việt Nam.
2. Chứng tích về một nền văn hiến lâu đời ở Việt Nam.
- Bài văn nói lên Việt Nam có truyền thống khoa cử lâu đời.
- rõ ràng, tự hào.
- Học sinh đọc đoạn, nêu cách đọc – nhận xét.
- “ Ngày nay muỗm già cổ kính, 82 tấm tiến sĩ / như chứng tích về một nền văn hiến lâu dài.”
- 3 học sinh thi đọc – nhận xét.
- 1,2 học sinh liên hệ.
- Học và chuẩn bị bài sau.
 Rút kinh nghiệm: ...
....
...
Toán:
LUYỆN TẬP
I/ MỤC TIÊU:
Giúp học sinh:
- Nhận biết các phân số thập phân.
- Chuyển một phân số thành một phân số thập phân.
- Giải bài toán về tìm giá trị một phân số của một số cho trước.
II/.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Phương pháp
Nội dung
A. Bài cũ: 
- Gọi hs chữa bài 4
?Thế nào là phân số thập phân?
- Nhận xét, cho điểm.
B. Bài mới:
1.Giới thiệu bài: 
- G giới thiệu bài, ghi bảng
2.Bài mới: Hướng dẫn luyện tập
Bài 1(9) 
0 
- G vẽ tia số, 1 hs lên bảng làm, lớp làm vở
- Nhận xét, chữa 
- Cho hs đọc các phân số thập phân trên tia số 
Bài 2 ( 9 )
Hs đọc yêu cầu
? Muốn viết thành phân số thập phân em làm như thế nào?
- Hs làm, chữa
Bài 3( 9 )
- Hs đọc y/c
- G y/c hs tự làm bài ,chữa
* Cùng nhân hoặc chia TS và MS với cùng
1 STN để được phân số thập phân có mẫu số là 100
Bài 4 ( 9 )
- Hs đọc y/c, tự làm bài
- 2hs lên bảng làm
- Nhận xét, chữa
- Y/c hs nêu cách so sánh .
 Bài 5 ( 9 )
- Hs đọc đề bài
? Lớp học có bao nhiêu hs?
? Số hs giỏi toán ntn so với hs cả lớp?
? Em hiểu câu Số hs giỏi toán bằng số hs cả lớp ntn ?
- Y/c hs tìm số hs giỏi toán, tiếng việt
- Hs làm bài, 1hs lên bảng làm bài
- Nhận xét, chữa
3. Củng cố, dặn dò:
- Tóm nội dung bài.
- Hướng dẫn về nhà: yêu cầu hs về làm các bài trong VBT, các bài làm tương tự như các bài 1, 2, 3 trong SGK đã chữa.
- Nhận xét tiết học.
- Là những phân số có mẫu số 10, 100,1000
- Nhận xét
- Lắng nghe
== ==
==
== ==
==
 =
>
- QĐMS ta có == vì > vậy >
- Có 30 hs
- Bằng 
- Nếu số hs cả lớp chia thành 10 phần = nhau thì số hs giogr toán chiếm 3 phần như thế
Bài giải
Số hs giỏi toán là:
30 x = 9 ( hs )
Số hs giỏi TV là:
30 x = 6 ( hs )
Đáp số: 9 hs, 6hs.
- Học bài, chuẩn bị bài sau.
- Lắng nghe.
Rút kinh nghiệm: ...
....
...Chính tả: ( Nghe - Viết)
LƯƠNG NGỌC QUYẾN
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Nghe, viết đúng, trình bày đúng bài chính tả Lương Ngọc Quyến.
2. Nắm được mô hình cấu tạo vần. Chép đúng tiếng, vần vào mô hình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Bảng lớp kẻ sẵn mô hình cấu tạo vần trong bài tập 3.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
- 1 HS đọc cho 3 HS viết bảng lớp các từ ngữ cần chú ý chính tả của tiết học trước.
Hỏi:Nêu qui tắc chính tả viết đối với c/k; g/ gh; ng/ ngh.
- Nhận xét, ghi điểm.
2. Dạy học bài mới:
2.1 Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu, ghi bảng
2.2 Hướng dẫn nghe viết.
a) Tìm hiểu nội dung bài viết:
- Gọi 1 HS đọc toàn bài chính tả.
? Em biết gì về Lương Ngọc Quyến?
? Ông được giải thoát khỏi nhà giam khi nào?
b) Hướng dẫn HS viết từ khó:
Lương Ngọc Quyến, Lương Văn Can, lực lượng, khoét, xích sắt.
c) Viết chính tả
- GV đọc bài viết.
d) Soát lỗi, chấm bài.
2.3 Luyện tập
Bài 1 a)
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài cá nhân.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
 Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
Hỏi: Dựa vào bài tập 1 em hãy nêu mô hình cấu tạo của tiếng?
Hỏi: Vần gồm có những bộ phận nào?
- Yêu cầu HS làm bài vào vở bài tập.
- Nhận xét, hoàn chỉnh bài làm.
- Yêu cầu HS nhìn vào bảng mô hình hãy nhận xét:
Hỏi: Bộ phận nào bắt buộc phải có để tạo vần? Bộ phận nào có thể thiếu?
Kết luận: Phần vần của tất cả các tiếng đều có âm chính. Ngoài âm chính một số vần còn có âm cuối và âm đệm...
3) Củng cố- Dặn dò: 
Hỏi: Qua bài học hôm nay em được biết thêm điều gì?
- Nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà.
- ghê gớm, gồ ghề, kiên quyết, cái kéo, ngô nghê.
- 1- 2 HS nêu trước lớp.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc bài trước lớp.
- 2-3 HS trả lời trước lớp.
- Ngày 30/8/1917 khi cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên do Đội Cấn lãnh đạo.
- 2 HS lên bảng viết từ khó, HS dưới lớp viết bảng con.
- HS viết bài.
- 1HS làm trên bảng lớp, HS dưới lớp làm vào vở bài tập.
a) trạng- ang Hiền- iên
 nguyên- uyên Khoa- oa
 Nguyễn - uyên Thi- i
- 1 HS đọc đề bài trước lớp.
- Tiếng gồm có âm đầu, vần, dấu, thanh.
 - Vần gồm có âm đệm, am chính, âm cuối.
- 2 HS nối tiếp lên bảng làm bài tập.
+ Tất cả các vần đều có âm chính.
+ Có vần có âm đệm, có vần không có; có vần có âm cuối; có vần không có âm cuối.
- HS lắng nghe.
2-3 HS trả lời trước lớp.
Rút kinh nghiệm: ...
....
...Lịch sử:
Bài 2: NGUYỄN TRƯỜNG TỘ 
MONG MUỐN CANH TÂN ĐẤT NƯỚC
I. MỤC TIÊU
	Sau bài học HS nêu được:
- Những đề nghị chủ yếu để canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ.
- Suy nghĩ và đánh giá của nhân dân ta về những đề nghị canh tân và lòng yêu nước của ông.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Chân dung Nguyễn Trường Tộ
- Phiếu học tập cho HS
- HS tìm hiểu về Nguyễn Trường Tộ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
KIỂM TRA BÀI CŨ – GIỚI THIỆU BÀI
- GV gọi 3 HS lên bảng hỏi và yêu cầu trả lời câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét và cho điểm học sinh.
- 3 Hs lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi sau:
+ Em hãy nêu những băn khoăn, suy
 nghĩ của Trương Định khi nhận được lệnh vua.
+ Em hãy cho biết tình cảm của nhân dân ta đối với Trương Định.
+ Phát biểu cảm nghĩ của em về Trương Định?
 - GV giới thiệu bài: Trước sự xâm lược của thực dân Pháp, một số nhà nho yêu nước như Nguyễn Lộ Trạch, Phạm Phú Thứ, Nguyễn Trường Tộ  chủ trương canh tân đất nước để đủ sức tự lực, tự cường. Với bản điều trần mong muốn nhà vua vì sự phồn thịnh của đất nước mà tiến hành đổi mới. Nội dung của những bản điều trần đó thế nào? Nhà vua và triều đình có thái độ ra sao với các bản điều trần đó? Nhân dân ta nghĩ gì về chủ trương của Nguyễn Trường Tộ, Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
Hoạt động 1
TÌM HIỂU VỀ NGUYỄN TRƯỜNG TỘ
- GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm để chia sẻ các thông tin đã tìm hiểu được về Nguyễn Trường Tộ theo hướng dẫn:
+ Từng bạn trong nhóm đưa ra các thông tin, bài báo, tranh ảnh về Nguyễn Trường Tộ mà mình sưu tầm được.
+ Cả nhóm chọn lọc thông tin và thư kí ghi vào phiếu theo trình tự như sau:
µ Năm sinh, năm mất của Nguyễn Trường Tộ.
µ Quê quán của ông.
µ Trong cuộc đời cảu mình ông đã được đi đâu và tìm hiểu những gì?
µ Ông đã có suy nghĩ để cứu nước nhà khỏi tình trạng lức bấy giờ?
- GV cho HS các nhóm báo cáo kết quả làm việc.
- GV nhận xét kết quả làm việc của HS.
- GV nêu tiếp vấn đề: Vì sao lúc đó Nguyễn Trường Tộ lại nghĩ đến việc phải thực hiện canh tân đất nước. Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp bài.
- HS chia nhóm 6 HS. Hoạt động theo hướng dẫn của giáo viên.
 Nguyễn Trường Tộ sinh năm 1830, mất năm 1871. Ông xuất thân trong một gia đình Công giáo ở làng Bùi Chu, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Từ bé, ông nổi tiếng là người thông minh, học giỏi được nhân dân trong vùng gọi là Trạng Tộ. Năm 1860, ông được sang Pháp. Trong những năm ở Pháp ông đã chú ý quan sát, tìm hiểu sự văn minh, giàu có của nước Pháp. Ông suy nghĩ rằng phải thực hiện canh tân đất nước thì mới thoát khỏi đói nghèo và trở thành nước mạnh được.
- Đại diện các nhóm trả lời.
Hoạt động 2
TÌNH HÌNH ĐẤT NƯỚC TA TRƯỚC SỰ XÂM LƯỢC CỦA THỰC DÂN PHÁP
- GV yêu cầu HS tiếp tục hoạt động theo nhóm, cùng trao đổi để trả lời các câu hỏi sau:
 Theo em, tai sao thực dân Pháp có thể dễ dàng xâm lược nướ ... ..
.
Ngày soạn:28/8/2012 	Thứ sáu
Ngày giảng:31/8/2012
Toán ( Tiết 10):
HỖN SỐ ( tiếp theo )
I/ MỤC TIÊU:
Giúp học sinh:
- Biết cách chuyển hỗn số thành phân số.
- Thực hành chuyển hỗn số thành phân số và áp dụng để giải toán.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Các tấm bìa cắt hình vẽ như phần bài học trong sgk để thể hiện hỗn số .
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Phương pháp
Nội dung
A. Bài cũ:
- Gọi học sinh chữa bài 1 (sgk)
? Khi đọc viết hỗn số, ta đọc viết như thế nào?
- Nhận xét, cho điểm:
B. Dạy học bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn học sinh chuyển hỗn số thành phân số:
- G dán hình vẽ như phần bài học trong sách giáo khoa lên bảng.
? Hãy đọc hỗn số chỉ phần hình vuông đã tô màu?
? Hãy đọc phân số chỉ số hình vuông đã được tô màu?
- G nêu: Đã tô màu hình vuông hay đã tô màu hình vuông. Vậy ta có: =.
- G nêu vấn đề: Hãy tìm cách giải thích vì sao 2=.
- GV cho học sinh trình bày cách của mình trước lớp, nhận xét cách của minỳh đưa ra, sau đó yêu cầu:
? Hãy viết hỗn số thành tổng của phần nguyên và phần thập phân rồi tính tổng này.
- GV viết to và rõ các bước chuyển từ hỗn số ra phân số.
Yêu cầu học sinh nêu rõ từng phần cho hỗn số .
- GV điền tên các phần của hỗn số vào các bước chuyển để có sơ đồ như sau:
Mẫu số
Phần nguyên
Tử số
 = 
- G yêu cầu: Dựa vào sơ đồ trên, em hãy nêu cách chuyển một hỗn số thành phân số?
- G cho học sinh đọc phần nhận xét trong sgk
3. Thực hành:
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài và hỏi: 
? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu học sinh làm bài.
- G chữa bài cho học sinh trên bảng, sau đó yêu cầu học sinh tự kiểm tra bài của mình.
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài và nêu yêu cầu của đề bài.
- Yêu cầu học sinh tự đọc mẫu và làm bài.
- Gọi học sinh chữa bài của bạn trên bảng.
- Nhận xét, bổ sung.
- Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu:
? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
? Muốn chuyển hỗn số thành phân số ta làm như thế nào?
- Yêu cầu học sinh làm bài cá nhân.
- Gọi học sinh chữa bài trên bảng.
- Nhận xét bổ sung.
4. Củng cố dặn dò:
- Tóm nội dung bài: Cách chuyển một hỗn số thành phân số và cách thực hiện tính.
- Dặn dò về nhà:
- 2 học sinh lên bảng làm bài và học sinh nhận xét.học sinh dưới lớp theo dõi, nhận xét và bổ sung.
- Học sinh nghe xác định mục tiêu bài học.
- học sinh quan sát hình
- Học sinh nêu: Đã tô màu hình vuông.
- Tô màu hai hình tròn tức là tô màu 16 phần. Tô màu thêm hình vuông tức là tô màu thêm 5 phần. Đã tô màu 16 + 5 = 21 phần. Vậy có hình vuông được tô màu.
- Học sinh trao đổi để tìm ra cách giải.
- Học sinh làm bài:
- Học sinh nêu:
* 2 là phần nguyên
* là phân số với 5 là tử số của phân số, 8 là mẫu số của phân số.
- 1 học sinh nêu trước lớp, cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến.
- 2 học sinh đọc lại.
 Bài 1( sgk)
- Bài tập yêu cầu chúng ta chuyển các phân số thành hỗn số.
- 2 Học sinh lên bảng làm.
Bài 2 ( sgk)
- 1 học sinh nêu : bài tập yêu cầu chúng ta chuyển hỗn số thành phân số rồi thực hiện tính.
- 3 học sinh lên bảng làm bài:
a, 
b, 
c, 
Bài 3:( sgk)
- 3 học sinh lên bảng làm.
a, 
b,
c, 
- Học sinh nêu
- Học và làm bài ở nhà, chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm: ...
....
..
Tập làm văn:
LUYỆN TẬP LÀM BÁO CÁO THỐNG KÊ
A, MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Dựa theo bài “Nghìn năm văn hiến” học sinh hiểu cách trình bày các số liệu thống kê và tác dụng của các số liệu thống kê (Giúp thấy rõ kết quả, đặc biệt là những kết quả có tính so sánh).
- Biết thống kê đơn giản gắn với các số liệu về từng tổ học sinh trong lớp. Biết trình bày kết quả thống kê theo bảng biểu.
B, ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC.
- Vở bài tập, bút dạ, phiếu ghi mẫu thống kê.
C, CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I, Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 2- 3 em đọc đoạn văn tả cảnh trong ngày đã biết hoàn chỉnh.
Nhận xét cho điểm.
II. Dạy bài mới.
1, Giới thiệu bài.
2, Hướng dẫn luyện tập.
Bài tập 1.
- Giải thích yêu cầu bài.
- Yêu cầu học sinh làm bài theo cặp.
Nhận xét chốt câu trả lời.
? Nhìn vào đâu em biết số triều đại, số khoa thi, số tiến sĩ, số trạng nguyên?
Bài tập 2:
- Giải thích yêu cầu bài.
- Chia nhóm, phát phiếu cho các nhóm làm bài. Tính thời gian.
- Yêu cầu các nhóm dán phiếu.
- Gọi học sinh nhận xét, trình bày kết quả. Nhận xét, chữa bài biểu dương nhóm đúng.
- Nêu tác dụng của bảng thống kê số liệu?.
3, Củng cố dặn dò:
- Các số liệu thống kê được trình bày dưới những hình thức nào?.
- Thống kê số liệu dùng để làm gì?.
- Nhận xét giờ học, dặn dò, chuẩn bị bài sau.
- 3 em đọc bài.
- 1- 2 em đọc yêu cầu bài.
- Học sinh mở lại bài tập đã đọc “Nghìn năm văn hiến” để thảo luận, trả lời các câu hỏi.
- Từng cặp hỏi đáp trước lớp.
a) Từ năm 1075 đến 1919 số khoa thi ở nước ta 185, số tiến sĩ 2896.
- Số khoa thi, số tiến sĩ và trạng nguyên của từng triều đại:
Triều đại
Số khoa thi
Số tiến sĩ
Số trạng nguyên
Lý
6
11
0
Trần
14
51
9
Hồ
2
12
0
Lê
104
1780
27
Mạc
21
484
10
Nguyễn
38
558
0
- Số bia 82, số tiến sĩ có tên khắc trên bia 1306.
b) Số liệu thống kê được trình bày dưới 2 hình thức: Nêu số liệu, trình bày bảng.
c) Tác dụng: Giúp dễ tiếp nhận thông tin, so sánh, tăng tính thuyết phục...
- 1-2 em đọc yêu cầu bài.
- Về nhóm nhận phiếu làm bài.
Tổ
Số hs
Số hs nữ
Số hs nam
Hs giỏi, hs tt
1
2
9
9
TS
37
19
8
- Tác dụng: Thấy rõ kết quả, đặc biệt là những kết quả có tính so sánh.
- Học sinh nêu.
- NHận xét, bổ sung.
Rút kinh nghiệm: ...
....
..Khoa học:
Bài 4 : CƠ THỂ CHÚNG TA ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO ?
I. MỤC TIÊU
Giúp HS:
- Hiểu được cơ thể mỗi con người được hình thành từ sự kết hợp giữa trứng của người mẹ và tinh trùng của người bố.
- Mô tả khái quát quá trình thụ tinh 
- Phân biệt được một vài giai đoạn phát triển của thai nhi 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Các hình ảnh trong SGK trang 10,11
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt dộng dạy
Hoạt động học
Hoạt động khởi động
- Kiểm tra bài cũ
+Gvgọi 3 HS kiểm tra bài trước.
+ Nhận xét cho điểm từng HS
- 3HS lên bảng lần lượt trả lời các câu hỏi:
+ Hãy nêu những điểm khác biệt giữa nam và nữ về mặt sinh học?
+ Hãy nói về vai trò của phụ nữ ?
+Tại sao không nên phân biệt đối xử giữa nam và nữ ?
- Người phụ nữ có khả năng có thai và sinh con khi cơ quan sinh dục của họ tạo ra trứng, trứng gặp tinh trùng.
- Giới thiệu bài:
+ Hỏi: Người phụ nữ có khả năng có thai và sinh con khi nào?
+ Nêu: Cơ quan sinh dục nữ có khả năng tạo ra trứng. Nếu trứng gặp tinh trùng thì người phụ nữ có khả năng mang thai và sinh con. Vậy quá trình thụ tinh diễn ra như thế nào? Sự phát triển của bào thai ra sao? Các em cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
Hoạt động 1: Sự hình thành cơ thể người
+ Hỏi: Cơ quan nào trong cơ thể quyết định giới tính của mỗi người?
+ Hỏi: Cơ quan sinh dục nam có chức năng gì?
+ Hỏi: Cơ quan sinh dục nữ có chức năng gì?
+ Hỏi:Bào thai được hình thành từ đâu?
+ Hỏi:Em có biết sau bao lâu mẹ mang thai thì embé được sinh ra?
Giảng: Cơ quan sinh dục nam tạo ra tinh trùng, cơ quan sinh dục nữ tạo ra trứng. Cơ thể của mỗi con người được kết hợp giữa trứng của người mẹ với tinh trùng của người bố... 
+Cơ quan sinh dục nam tạo ra tinh trùng
+ Cơ quan sinh dục nữ tạo ra trứng 
+ Bào thai dược hình thành từ trứng gặp tinh trùng
+ Em bé được sỉnha trong khoảng 9 tháng ở trong bụng mẹ
- Lắng nghe
Hoạt động 2: Mô tả khái quát quá trình thụ tinh
 - Yêu cầu HS làm việc theo cặp : Cùng quan sát hình minh hoạ trong SGK và đọc chú thích để tìm xem mỗi chú thích phù hợp với hình nào ?
 - Gọi một cặp lên bảng thực hiện 
Gọi HS dưới lớp nhận xét
*Kết luận : Khi trứng rụng có rất nhiều tinh trùng muốn vào gặp trứng nhưng trứng chỉ tiếp nhận một tinh trùng. Ki tinh trùng và trứng kết hơp với nhau sẽ tạo thành hợp tử. đó là sự thụ tinh.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, dùng bút chì nối vào các hình với chú thích thích hợp trong SGK
- 1 cặp HS lên bảng làm bài và mô tả lại
Hoạt động 3: Các giai đoạn phát triển của thai nhi
- GV yêu cầu HS đọc mục bạn cần biết trang 11- SGK và quan sát các hình minh hoạ 2,3,4,5 và cho biết hình nào chụp thai được 5 tuần, 8 tuần, 3 tháng, khoảng 9 tháng.
- GV gọi HS nêu ý kiến
- GV yêu cầu HS mô tả đặc điểm của thai nhi, em bé ở từng thời điểm được chụp trong ảnh.
- Nhận xét, khen ngợi HS
* Kết luận :Hợp tử phát triển thành phôi rồi thành bào thai. Đến tuần thứ 12(tháng thứ 3), thai đã có đầy đủ các cơ quan của cơ thể và có thể coi là một cơ thể người. Sau khoảng 9 tháng ở trong bụng mẹ, em bé được sinh ra. 
- HS làm việc theo cặp cùng đọc SGK, quan sát hình và xác định các thời điểm của thai nhi được chụp .
- 4 HS lần lượt nêu ý kiến của mình về từng hình, các HS khác theo dõi và bổ xung ý kiến.
+ Hình 2: Thai được khoảng 9 tháng 
+ Hình 3:Thai được 8 tuần
+ Hình 4: Thai được 3 tháng 
+ Hình 5: Thai được 6 tuần 
- 4 HS nối tiếp nhau trả lời :
+ Khi thai được 5 tuần ta nhìn thấy hình dạng của đầu và mắt nhưng chưa có hình dạng của người, vẫn còn một cái đuôi .
+ Khi thai được 8 tuần đã có hình dạng của một con người, đã nhìn thấy mắt, tai, tay và chân nhưng tỉ lệ giữa đầu, thân và chân tay chưa cân đối. Đầu rất to.
+ Khi thai được 3 tháng dã có đầy đủ các bộ phận của cơ thể va tỉ lẹ giữa các phần cơ thể cân đối so với giai đoạn thai 8 tuần.
+ Thai được khoảng 9 tháng, đã là một cơ thể người hoàn chỉnh.
Hoạt động kết thúc
+ Hỏi: Quá trình thụ tinh diễn ra như thế nào?
+ Hỏi: Hãy mô tả một số giai đoạn phát triển của thai nhi mà em biết?
- Nhận xét tiết học, dặn HS học bài ở nhà.
Giáo dục tập thể
 SINH HOẠT TUẦN 2
I. Mục tiêu:
	- Học sinh nắm được những ưu điểm cần phát huy và những nhược điểm cần khắc phục trong tuần.
	- Có ý thức vươn lên trong học tập, ý thức giúp đỡ bạn cùng tiến bộ.
II. Chuẩn bị:
	- Tổ trưởng tổng điểm thi đua của từng cá nhân trong tổ.
III. Các hoạt động dạy- học:
HĐ của thầy
HĐ của trò
Tổ chức:
Kiểm tra: Sự chuẩn bị của các tổ trưởng.
Tiến hành:
a. Nêu mục đích yêu cầu giờ học.
- Yêu cầu các tổ trưởng đọc nội dung theo dõi thi đua.
- Giáo viên chốt lại phần kiểm điểm nổi bật, những vấn đề quan tâm.
b. Đề ra phương hướng biện pháp.
- Duy trì tốt nề nếp.
- Giúp đỡ bạn yếu.
- Tích cực hoạt động trong các giờ học.
c.Vui văn nghệ.
- Hát.
- Lấy sổ theo dõi thi đua của tổ mình.
- Lắng nghe.
- Từng tổ đọc.
- Cả lớp lắng nghe.
- Nhận xét, bổ xung ý kiến.
- Cả lớp lắng nghe, rút kinh nghiệm cho bản thân.
- Thực hiện tốt nề nếp.
- Học sinh phát biểu.
- Vui văn nghệ.
- Chơi trò chơi.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 2.doc