Thiết kế bài giảng lớp 5 năm 2012 - 2013 - Trường tiểu học Cán Khê - Tuần 3

Thiết kế bài giảng lớp 5 năm 2012 - 2013 - Trường tiểu học Cán Khê - Tuần 3

I/MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

 -Biết đọc đúng một văn bản kịch:

 +Biết đọc ngắt giọng, thay đổi giọng đọc phù hợp với từng tính cách của từng nhân vật với lời nói của nhân vật trong tình huống kịch.

 - Hiểu nội dung, ý nghĩa phần 1 của vở kịch : Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3).

-SH khá, giỏi biết đọc diễn cảm vở kịch theo vai, thể hiện được tính cách nhân vật.

II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 -Tranh minh họa bài bài đọc trong SGK.

 - Bảng phụ viết sẵn đoạn kịch cần HD học sinh luyện đọc diễn cảm.

 

doc 48 trang Người đăng huong21 Lượt xem 758Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài giảng lớp 5 năm 2012 - 2013 - Trường tiểu học Cán Khê - Tuần 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3
Thứ ngày
 Môn học
 Tên bài dạy
2
17/9
 S H T T 
Toán
 Tập đọc
Thể dục
Khoa học
 Luyện tập
 Lòng dân
 Bài 5
Cần làm gì để cả mẹ và em bé đều khỏe? 
3
18/9
 Toán 
Thể dục
L T V C
Chính tả
Lịch sử
 Luyện tập chung 
 Bài 6
 Mở rộng vốn từ: Nhân dân
 Nhớ- viết: Thư gửi các học sinh
 Cuộc phản công ở kinh thành Huế 
4
19/9
 Toán 
 Kể chuyện
 Tập đọc
Âm nhạc
Địa lí
 Luyện tập chung
 Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
 Lòng dân( tiếp theo)
 Ôn tập bài hát : Reo vang bình minh
 Khí hậu
5
20/9
Toán 
Tập làm văn
Mĩ thuật 
 Khoa học
Đạo đức
 Luyện tập chung
 Luyện tập tả cảnh
 Bài3: Vẽ tranh: Đề tài trường em
 Từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì
 Có trách nhiệm về việc làm của mình
6
21/9
 L T V C
Toán
Kĩ thuật
 Tập làm văn
 S H T T 
 Luyện tập về từ đồng nghĩa 
 Ôn tập về giải toán 
 Đính khuy 4 lỗ ( tiết2) Đính khuy bấm ( tiết1) Luyện tập tả cảnh
 Thứ hai ngày 06 tháng 9 năm 2010
tiết 1: Tập đọc
Lòng dân ( phần 1)
I/Mục đích yêu cầu:
 -Biết đọc đúng một văn bản kịch:
 +Biết đọc ngắt giọng, thay đổi giọng đọc phù hợp với từng tính cách của từng nhân vật với lời nói của nhân vật trong tình huống kịch.
 - Hiểu nội dung, ý nghĩa phần 1 của vở kịch : Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3).
-SH khá, giỏi biết đọc diễn cảm vở kịch theo vai, thể hiện được tính cách nhân vật.
II/Đồ dùng dạy học:
 -Tranh minh họa bài bài đọc trong SGK.
 - Bảng phụ viết sẵn đoạn kịch cần HD học sinh luyện đọc diễn cảm.
III/Các hoạt động dạy - học: 
 a/Bài cũ:
 b/Bài mới: Giới thiệu bài :
 * HĐ1: Luyện đọc .
 + GVHD đọc: Đọc phân biệt tên nhân vật với lời nói của nhân vật và lời chú thích về thái độ, hành động của nhân vật; thể hiện đúng tình cảm, thái độ của nhân vật và tình huống kịch.
 + Đọc đoạn : (HS đọc nối tiếp theo đoạn 2 lợt) 
- GV hướng dẫn đọc tiếng khó : rõ ràng, quẹo vô, xẵng giọng, chĩa súng,...HS khá giỏi đọc, GV sửa lỗi giọng đọc . HS (TB-Y) đọc lại .
- Giải nghĩa một số từ ngữ : cai, hổng thấy, thiệt, quẹo vô, lẹ , ráng.
- 1HS đọc chú giải .
+ Đọc theo cặp : ( HS lần lượt đọc theo cặp ) - HS , GV nhận xét .
+Đọc toàn bài : HS (K-G) đọc toàn bài, HS còn lại theo dõi 
+ GV đọc mẫu bài toàn bài.
 * HĐ2: Tìm hiểu bài .
- Đoạn1: từ đầu đến lời dì Năm ( chồng tui.Thằng nầy là con )
- HS đọc thầm trả lời câu hỏi 1 SGK.
 ( Chú bị bọn giặc rượt đuổi bắt, chạy vào nhà dì Năm )
+ Giải nghĩa từ : Tức thời.
- HS (K-G) rút ra ý chính, HS (TB-Y) nhắc lại.
 ý1: Sự nguy hiểm đối với chú cán bộ.
- Đoạn2,3: Tiếp theo đến hết bài.
- HS đọc lướt trả lời câu hỏi 2,3 Sgk.
 ( Dì vội đưa cho chú một chiếc áo khác để thay, cho bọn giặc không nhận ra; rồi bảo chú ngồi xuống chõng vờ ăn cơm, làm như chú là chồng dì.)
+ Giải nghĩa từ: Chồng tui, lịnh.
 ý1: Sự mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc của dì Năm.
- Nội dung câu chuyện nói lên điều gì ? HS ( K-G) rút ra nội dung, HS (TB-Y) nhắc lại
 Nội dung : ( Như mục1 )
 * HĐ3: Hướng dẫn đọc diễn cảm.
- Hướng dẫn một tốp HS đọc diễn cảm đoạn kịch theo cách phân vai: Năm học sinh đọc theo 5 vai, HS thứ 6 làm ng ười dẫn truyện sẽ đọc phần mở đầu.
- GV tổ chức cho từng tốp HS đọc phân vai toàn bộ đoạn kịch.
- Tổ chức cho các tốp thi đọc trước lớp.
 3/Củng cố- Dặn dò:
 - HS (K-G) nhắc lại nội dung bài và liên hệ thực tế.
 - Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
 tiết 2: Chính tả ( nhớ – viết)
Thư gửi các học sinh
I/ Mục đích yêu cầu:
- Nhớ và viết lại đúng chính tả những câu đã được chỉ định HTL trong bài: Thư gửi các học sinh.
- Luyện tập về cấu tạo của vần; bước đầu làm quen với vần có âm cuối u. 
 - HS khá, giỏi nêu được qui tắc đánh dấu thanh trong tiếng.
II/ Đồ dùng dạy học:
 GV: Phấn màu; bảng phụ kẻ sẵn mô hình cấu tạo vần.
III/ Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
 1/Bài cũ:
 2/Bài mới: Giới thiệu bài.
 * HĐ1: Hướng dẫn HS nhớ- viết.
 a/ Tìm hiểu nội dung đoạn viết
- 2HS đọc thuộc lòng đoạn thơ cần nhớ- viết trong bài thư gửi các học sinh của Bác Hồ.
 + Bác Hồ khuyên các em HS những gì ? ( Ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn...)
 b/Hướng dẫn viết từ khó.
- Yêu cầu HS (K-G) nêu các từ khó viết: siêng năng, non sông, sánh vai,...
- Yêu cầu HS viết , đọc các từ khó.
 c/ Viết chính tả: HS thực hành nhớ viết. (HS đổi vở soát lỗi cho nhau)
 d/ Thu, chấm bài : 10 bài.
* HĐ2: Hướng dẫn HS làm BT chính tả .
 + Bài tập 2: SGK.
- 1 HS đọc yêu cầu BT. Cả lớp theo dõi SGK.
- HS nối tiếp nhau lên bảng điền vần và dấu thanh vào mô hình.
- Cả lớp và GV nhận xét kết quả bài làm của từng nhóm.
 GV kết luận.
 + Bài tập 3: SGK.
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm bài cá nhân, dựa vào mô hình cấu tạo vần phát biểu ý kiến .
 KL: Dấu thanh đặt ở âm chính.
- 2, 3 HS nhắc lại qui tắc đánh dấu thanh.
 * HĐ3: Củng cố – Dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học.
 - Dặn học sinh ghi nhớ đánh dấu thanh trong tiếng.
tiết 3: Toán
 Luyện tập
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết cộng trừ nhân, chia hỗn số và biết so sánh các hỗn số.
II/ Đồ dùng dạy học:
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 a/Bài cũ:
 b/Bài mới: Giới thiệu bài.
 *HĐ1: Thực hành trong VBT
 + Bài1: VBT
- Yêu cầu một HS đọc đề.
- HS làm bài cá nhân, 4 HS lên bảng làm. ( GV quan tâm HS yếu )
- HS, GV nhận xét chốt lời giải đúng.
 KL: Củng cố cách chuyển hỗn số thành phân số.
 + Bài tập 2 :VBT
- Yêu cầu 1 HS đọc đề bài.
- HS làm bài tập cá nhân, 4 HS lên bảng làm.
- Gọi 1 số HS ( K, TB ) nêu kết quả và cách làm.
- HS và GV nhận xét chốt lời giải đúng.
 KL: Củng cố cách so sánh các hỗn số.
 + Bài tập 3: VBT 
- 1 HS nêu yêu cầu của bài tập.
- HS làm bài theo nhóm 4, mỗi nhóm một bài.
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả.
- HS và GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
 KL: Củng cố cách chuyển đổi hỗn số thành phân số rồi thực hiện phép tính.
 * HĐ2: Củng cố , dặn dò:
 - HS nhắc lại nội dung toàn bài.
 - Dặn HS về nhà làm BT trong SGK.
tiết 4: Đạo đức
Có trách nhiệm về việc làm của mình
I/ Mục tiêu: HS biết:
- Mỗi người cần phải có trách nhiệm về việc làm của mình.
- Bước đầu có kĩ năng ra quyết định và thực hiện quyết định của mình.
- Tán thành những hành vi đúng và không tán thành việc trốn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác.
II/ Đồ dùng dạy học:
 GV: Thẻ màu
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
a/Bài cũ:
b/Bài mới: Giới thiệu bài
 * HĐ 1: Tìm hiểu truyện: Chuyện của bạn Đức.
 + Mục tiêu : HS thấy rõ diễn biến của sự việc và tâm trạng của Đức; biết phân tích, đưa ra quyết định đúng .
 + Cách tiến hành: 
- GV cho HS đọc thầm và suy nghĩ về câu chuyện.
- Gọi 1, 2 HS đọc to truyện cho cả lớp cùng nghe.
- HS thảo luận cả lớp theo 4 câu hỏi trong SGK.
- Đại diện các nhóm trả lời ; các nhóm khác nhận xét bổ sung.
 KL: Đức vô ý đá quả bóng vào bà Doan và chỉ có Đức với Hợp biết. Nhưng trong lòng Đức tự thấy phải có trách nhiệm về hành động của mình và suy nghĩ tìm cách giải quyết phù hợp nhất... 
- Gọi 1,2 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
 * HĐ 2: Thực hành làm bài tập 1.
 + Bài tập1: SGK
 + Mục tiêu: HS xác định được những việc làm nào là biểu hiện của ngời sống có trách nhiệm hoặc không có trách nhiệm.
 + Cách tiến hành:
- GV nêu yêu cầu của bài tập 1, gọi 1,2 HS nhắc lại yêu cầu của bài tập.
- HS thảo luận nhóm 4 trả lời câu hỏi Sgk.
- Đại diện nhóm lên bảng trình bày kết quả thảo luận.
 KL: ý: a, b, d, g là những biểu hiện của người sống có trách nhiệm; ý: c, đ, e không phải là biểu hiệh của người sống có trách nhiệm.
 *HĐ3: Bày tỏ thái độ ( bài tập 2 SGK)
 + Mục tiêu: HS biết tán thành những ý kiến đúng và không tán thành những ý kiến không đúng.
 + Cách tiến hành: 
- GV lần lợt nêu từng ý kiến ở bài tập 2.
- HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ màu (theo quy ước)
- GV yêu cầu một vài HS giải thích tại sao lại tán thành hoặc phản đối ý kiến đó.
 KL: +Tán thành ý kiến a, đ
 +Không tán thành ý kiến b, c, d.
Hoạt động nối tiếp: Chuẩn bị cho trò trơi đóng vai theo bài tập 3 SGK.
 Thứ ba ngày 07 tháng 9 năm 2010
tiết 1: Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: Nhân dân
I/ Mục đích, yêu cầu:
- Xếp được từ ngữ cho trước về chủ điểm Nhân dân vào nhóm thích hợp ( BT1); Nắm được một số thành ngữ , tục ngữ nói về phảm chất tốt đẹp của người Việt Nam (BT2) ; hiểu nghĩa từ đồng bào, tìm được một số từ bắt đầu bằng tiếng đồng, đặt câu với từ có tiếng đồng vừa tìm được (BT3).
II/ Đồ dùng dạy học:
 - Bút dạ; 1vài tờ phiếu kẻ bảng phân loại để HS làm bài tập 1, 3b.
 - Một tờ giấy khổ to trên đó đã viết sẵn lời giải BT 3b.
 - Từ điển từ đồng nghĩa tiếng Việt, sổ tay từ ngữ tiếng Việt tiểu học
III/ Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
 1/Bài cũ: 
 2/Bài mới: Giới thiệu bài:
 * HĐ1: Thực hành.
 + Bài tập1: SGK
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV giải nghĩa từ: tiểu thương (Người buôn bán nhỏ)
- HS làm bài tập vào phiếu theo nhóm 4.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- Cả lớp và GV nhận xét
 KL: Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ về Nhân dân
 + Bài tập2: SGK
- 1 HS nêu yêu cầu của bài tập .
- GV nhắc HS có thể dùng nhiều từ đồng nghĩa để giải thích cho cặn kẽ, đầy đủ nội dung một thành ngữ hoặc tục ngữ.
- HS làm việc cá nhân. GV quan tâm HS yếu.
- Gọi 1 số HS trình bày kết quả.
- HS và GV nhận xét.
 KL: Bổ sung kiến thức về thành ngữ ca ngợi phẩm chất của nhân dân Việt Nam .
 + Bài tập3: SGK.
- 1 HS đọc nội dung bài tập 3.
- HS trao đổi nhóm đôi, đọc thầm lại chuyện con Rồng cháu Tiên suy nghĩ trả lời câu hỏi 3a.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- HS và GV nhận xét.
- HS đọc, suy nghĩ trả lời miệng bài tập 3c.
 KL: Củng cố cách sử dụng từ đặt câu.
 * HĐ2: Củng cố, Dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học.
 - Yêu cầu HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. 
 tiết 2: Kể chuyện
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
I/Mục đích yêu cầu:
 - HS tìm được và kể( đã chứng kiến, tham gia hoặc được biết qua truyền hình, phim ảnh hay đã nghe, đã đọc ) về người có việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương đất nước. Biết sắp xếp các sự việc có thực thành 1 câu chuyện.
- Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.
II/Đồ dùng dạy học:
 GV: Tranh, ảnh minh họa những việc làm tốt thể hiện ý thức xây dựng quê hương, đất nước.
III/Các hoạt động dạy học:
 a/Bài cũ:
 b/Bài mới: Giới thiệu bài.
 * HĐ1: Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài.
- Yêu cầu 1 HS đọc đề bài.
- GV hướng dẫn HS phân tích đề và gạch chân những từ quan trọng trong đề bài.
- GV nhắc HS lưu ý: Câu chuyện em kể không phải là ...  chất và tinh thần ở tuổi dậy thì.
 + Cách tiến hành:
- HS quan sát tranh trao đổi nhóm đôi trả lời câu hỏi Sgk.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- HS cùng GV nhận xét chốt kết quả đúng.
 * HĐ 4: Trò chơi “ tập làm diễn giả”
 + Mục tiêu:
 Giúp học sinh hệ thống lại kiến thức đã học về những việc nên làm ở tuổi dậy thì.
 + Cách tiến hành:
- Chia lớp thành 2 nhóm, GV phổ biến cách chơi, luật chơi.
- HS tiến hành chơi.
- HS, GV nhận xét, kết luận.
 3/Củng cố, Dặn dò:
 - HS (K,G) nhắc lại nội dung bài và liên hệ thực tế.
 - Dặn HS về nhà thực hiện vệ sinh cá nhân ở tuổi dậy thì và chuẩn bị bài sau.
 	tiết 4:Tập làm văn
Luyện tập tả cảnh
I/Mục tiêu:
 - Lập được dàn ý cho bài văn tả ngôi trường đủ ba phần : mở bài, thân bài, kết bài; biết lựa chọn được những nét nổi bật để tả ngôi trường.
 - Dựa vào dàn ý viết được một đoạn văn miêu tả hoàn chỉnh, sắp xếp các chi tiết hợp lí
II/Đồ dùng dạy học:
 - Những ghi chép học sinh đã có khi quan sát cảnh trường học.
 - Bút dạ,2-3 tờ giấy khổ to cho 2-3 học sinh trình bày dàn ý bài văn trên bảng lớp.
III/Các hoạt động dạy- học:
 1/Bài cũ:
 2/Bài mới: Giới thiệu bài:
 * HĐ1: Luyện tập.
 + Bài tập1: 
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- Gọi 1 số học sinh trình bày kết quả quan sát ở nhà.
- HS làm bài cá nhân, lập dàn ý chi tiết, 2 HS (K-G) làm trên giấy khổ to.
- HS lần lượt trình bày dàn ý. 2 HS (K-G) làm bài trên giấy khổ to lên dán bài trên bảng trình bày.
- HS cùng GV nhận xét bổ sung.
 + Bài tập2: SGK.
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm việc cá nhân. GV quan tâm HS (Y).
- Thu chấm, nhận xét.
 * HĐ2: Củng cố dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học.
 - Dặn HS chuẩn bị bài sau.
tiết 5: Địa lí
Sông ngòi
I/Mục tiêu: Học xong bài này HS:
- Nêu được một số đặc điểm chính và vai trò của sông ngòi Việt Nam 
+Mạng lưới sông ngòi dày đặc.
+Sông ngòi có lượng nước thay đổi theo mùa( mùa mưa thường có lũ lớn) và có nhiều phù xa.
+Sông ngòi có vai trò quan trọng trong đời sống sản xuất: bồi đắp phù sa, cung cấp nước, tôm cá, nguồn thuỷ điện,..
-Xác lập được mối quan hệ địa lí đơn giản giữa khí hậu và sông ngòi: nước sông lên, xuống theo mùa, mùa mưa thường có lũ lớn ; mùa khô nước sông hạ thấp.
HS khá giỏi giải thích được vì sao sông ở miền Trung ngắn và dốc. Biết a/hưởng do nước sông lên xuống theo mùa tới đời sống và xs
- Chỉ được trên bản đồ ,lược đồ một số sông : S. Hồng, S. THái Bình, Tiền,Hậu Đồng Nai , Mã Cả... 
II/Đồ dùng dạy học:
 Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 1/Bài cũ:
 2/Bài mới: Giới thiệu bài
 * HĐ1: Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc.
- HS trao đổi nhóm đôi quan sát hình 1 trong SGK rồi trả lời các nội dung sau:
 + Nước ta có nhiều sông hay ít sông so với các nước mà em biết.
 + Kể tên và chỉ trên hình1 vị trí một số sông ở Việt Nam.
 + ở miền Bắc và miền Nam có những sông lớn nào.
 + Nhận xét sông ngòi ở miền Trung.
- 1, 2 HS (K) lên chỉ trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam các sông chính.
 KL: Mạng lướt sông ngòi nước ta dày đặc và phân bố khắp trên cả nước.
 *HĐ2: Sông ngòi nước ta có lượng nước thay đổi theo mùa.
- HS làm việc theo nhóm 4, quan sát hình2, hình3 trong SGK rồi hoàn thành bảng sau:
Thời gian
 Đặc điểm
ảnh hưởng tới đời sồng và sản xuất
Mùa mưa
Mùa khô
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận; các nhóm khác bổ sung.
- HS cùng GV nhận xét kết luận.
 * HĐ3: Vai trò của sông ngòi .
- HS làm việc cá nhân, đọc thông tin Sgk trả lời câu hỏi:
 + Nêu vai trò của sông?
- Gọi 1 số HS trình bày kết quả.
- 1 HS (K) lên bảng chỉ trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam:
 + Vị trí 2 đồng bằng lớn và những con sông bồi đắp nên chúng.
 + Vị trí nhà máy thuỷ điện Hoà Bình; Y-ta-li; Trị An.
 KL: Sông ngòi bồi đắp nhiều phù sa tạo nên nhiều đồng bằng. Ngoài ra, sông còn là đường giao thông quan trọng, là nguồn thuỷ điện, cung cấp nước cho đời sống,đồng thời cho ta nhiều thuỷ sản.
 3/Củng cố dặn dò:
 - GV hệ thống kiến thức toàn bài.
 - Dặn HS về chuẩn bị bài sau.
 Thứ 6 ngày 17 tháng 9 năm 2010
tiết 1:Luyện từ và câu
Luyện tập về từ trái nghĩa
I/Mục tiêu:
- Tìm được từ trái nghĩa theo yêu cầu BT1, BT2(3trong số 4câu), BT3.
 - Biết tìm từ trái nghĩa để miêu tả theo yêu cầu của BT4( chọn 2 hoặc 3 trong số 4 ý:a,b.c,d ); đặt được câu để phân biệt 1cặp từ trái nghĩa tìm được ở BT4 (BT5)
II/Đồ dùng dạy học:
 Bút dạ 2, 3 tờ phiếu khổ to viết ND bài tập 1,2,3.
III/Các hoạt động dạy- học. 
 1/Bài cũ: 
 2/Bài mới: Giới thiệu bài:
 *HĐ1: Luyện tập.
 + Bài tập1: 
- 1 HS đọc yêu cầu của BT1.
- Học sinh làm bài cá nhân.
- Gọi HS trình bày kết quả.
- HS và GV chữa bài chốt lời giải đúng. 1-2 HS đọc lại
- HS đọc thuộc 4 câu thành ngữ tục ngữ
 + Bài tập2: 
- 1 HS nêu yêu cầu đề bài.
- HS làm việc cá nhân, 1 HS (TB.K) lên bảng làm.
- HS, GV nhận xét chốt kết quả đúng:( Các từ trái nghĩa với từ in đậm: lớn, già, dưới, sống.)
 + Bài tập 3 : 
- 1 HS đọc đề bài.
- HS làm việc cá nhân, 3 HS lên bảng làm. GV quan tâm HS (Y).
- GV và HS nhận xét, chốt lời giải đúng.
 Các từ trái nghĩa thích hợp với mỗi ô trống :nhỏ ,vụng ,khuya.
 HS đọc lại 3 thành ngữ ,tục ngữ
 + Bài tập4: HS k,giỏi làm toàn bộ ,HS Còn lai chỉ chọn 2-3 ý
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm việc cá nhân, 1 HS (K) lên bảng làm.
- GV và HS nhận xét. Chốt lại lời giải đúng 
 a, Tả hình dáng : cao /thấp , to/bé ,béo /gầy...........
 b,tả hành động : Khóc/cười ,đứng/ ngồi .......... 
 c, Tả trạng thái: buồn /vui ,xướng /khổ,khoẻ /yếu......
 d,Tả phẩm chất : tốt /xấu ,lành /giữ , hiền /ác........
 + Bài tập 5 : 
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm việc theo nhóm đôi.
- Gọi 1 số HS lần lượt trình bày kết quả.
- HS cùng GV nhận xét.
 * HĐ2: Củng cố dặn dò:
 - GV hệ thống toàn bài.
 - Nhắc học sinh học thuộc lòngcác thành ngữ, tục ngữ BT 1, 3.
tiết 2:Tập làm văn
Tả cảnh
(Kiểm tra viết)
I/Mục tiêu:
- Viết được bài văn miêu tả hoàn chỉnh có đủ 3 phần ( mở bài, thân bài, kết bài), thể hiện rõ sự quan sát và chọn lọc chi tiết miêu tả.
- Diễn đạt thành câu ; bước đầu biết dùng từ ngữ, hình ảnh gợi tả trong bài văn.
II/Đồ dùng dạy học:
 - Giấy kiểm tra.
 - Bảng lớp viết đề bài, cấu tạo của bài văn tả cảnh.
III/Các hoạt động dạy học:
 1/Bài cũ:
 2/Bài mới: Giới thiệu bài
 Dựa theo những đề gợi ý ở trang 44,sgk, giáo viên ra đề cho học sinh viết bài. 
- HS viết bài.
- Thu chấm.
 3/Củng cố dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học.
 - Dặn HS đọc trước nội dung tiết tập làm văn tuần 5.
tiết 3:Toán
Luyện tập chung
 I/Mục tiêu:
 Giúp học sinh luyện tập củng cố cách giải bài toán có liên quan đến quan hệ tỉ lệ đã học bằng 2 cách rút về đơn vị hoặc tìm tỉ số.
 II/Đồ dùng day học:
 III/Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
 1/Bài cũ:
 2/Bài mới: Giới thiệu bài.
 * HĐ1: Thực hành.
 + Bài tập1: VBT. 
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm bài cá nhân, 2 HS lên bảng làm theo 2 cách.
- HS, GV nhận xét chốt kết quả đúng.
Bài giải
Tổng số phần bằng nhau là:
1 + 3= 4 (phần )
Số HS nam là;
36:4 = 9 (em )
Số HS nữ là :
36- 9 = 27 ( em )
Đáp sổ 27 em
 + Bài tập 2: VBT
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- 1 HS (K,G) nêu tóm tắt và hướng giải.
- HS làm bài cá nhân. 1 HS (TB,K) lên bảng thực hiện. GV quan tâm HS (Y).
- GV và HS nhận xét, chốt lời giải đúng.
 + Bài tập3: SGK
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm việc cá nhân, 1 HS làm trên bảng.
- Gọi 1 số HS (K) nêu kết quả và cách làm.
- HS, GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
300kg = 3 tạ
3 tạ gấp 1 tạ số lần là :
3 : 1 = 3 ( lần )
3 tạ thóc xay được số kg là:
60 x 3 = 180 (kg )
 Đ S : 180 kg gạo
 + Bài tập 4: Nếu còn thời gian cho HS K<G làm
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập, nêu tóm tắt bài toán.
- HS làm bài cá nhân, 1 HS (K,G) lên bảng làm, GV quan tâm HS (Y).
- HS, GV nhận xét chốt lời giải đúng:
Nếu mỗi ngày xưởng làm một bộ bàn thì phải làm trong thời gian là:
30x12= 360 (ngày)
 Nếu mỗi ngày xưởng làm 18 bộ thì hoàn thành trong thời gian là:
360:18=20 (ngày)
Đáp số:20 ngày.
 3/Củng cố dặn dò:
GV hệ thống kiến thức 
GV nhận xét tiết học.
Tiết 4: Học hát : Bài hãy giữ cho em bầu trời xanh
I/ Mục tiêu
 - Hát đúng giai điệu và lời ca . Lưu ý các chổ đảo phách thể hiện cho chính xác .
 - Qua bài hát , giáo dục HS yêu cuộc sộng sống hoà bình .
II/ Chuẩn bị 
Giáo viên
Nhạc cụ , băng đia nhạc, máy nghe .
Tranh ảnh có nội dung lên án tội ác chiến tranh 
2.Học sinh
-SGK Âm nhạc 5
-Nhạc cụ gõ ( song loan , thanh phách )
III/Các hoạt động dạy –Học chủ yếu 
Phần mở đầu 
Giới thiệu nội dung tiết học 
Phần hoạt động 
Nội dung : Học hát bài Hãy giữ cho em bầu trời xanh 
Hoạt động1 : Học hát .
Giới thiệu bài :
Gợi ý : GV dùng tranh, ảnh đã chuẩn bị treo lên bảng , mô tảbức tranh ( hoặc ảnh) để dẫn dắt vào bài học 
Nghe băng ,đĩa hoặc hát mẫu .
Đọc lời ca .
Dạy hát từng câu ( chú ý phân chia câu hát dể HS biết lấy hơi đúng chỗ ).
Hoạt động 2 .Hát kết hợp gõ đệm theo một âm hình tiết tấu cố định
Hát kết hợp gõ đệm 
Trìnhdiễn bài hát theo hình thức tốp ca 
3.Phần kết thúc 
Trả lời câu hỏi 1: Hãykể tên những bài hát về chủ đề hoà bình . GV minh hoạ bằng một và bài : Bầu trời xanh ( Nguyễn Văn Quỳ ) , Hoà bình cho bé (Huy Trân ), Trái đất này của chúng em ( Trương Quang Lục -Định Hải ), Tiếng chônvà ngọn cờ ( Phạm Tuyên ) , Chúng em cần hoà bình ( Hoàng Long – Hoàng Lân ,)
 tiết 5 : sinh hoạt ngoài giờ lên lớp
 an toàn giao thông
 nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông – cách phòng tránh
I/ Mục tiêu:
 - Giúp HS hiểu về Luật an toàn GT, những quy định đối với người tham gia giao thông đường bộ.
 - HS biết 1số đèn báo, biển báo giao thông.
 - GD cho các em có ý thức thực hiện các quy định về an toàn giao thông.
II/ Chuẩn bị:
 - Đèn báo , biển báo.
 - 1 số luật GT đường bộ.
III/ Hoạt động dạy- học:
A. ổn định tổ chức.
B Sinh hoạt theo chủ điểm. 
*HĐ1: Nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông.
 GV: Nêu nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông?
 - HS thảo luận, địa diện trẩ lời câu hỏi. 
 - GV treo bảng về câu trả lời, HS theo dõi, rút ra ND ghi nhớ.
*HĐ2: Cách phòng tránh tai nạn giao thông.
 GV: Nêu cách phòng tránh tai nạn giao thông?
 HS trả lời, GV nhận xét.
*HĐ3: Tìm hiểu về biển báo giao thông.
 GV giới thiệu: Khi đi trên đường cần lưu ý một số biển báo sau:
 GV treo bảng từng loại biển báo, HS quan sát ghi nhớ 1 số loại biển báo thường gặp.
 HS chơi trò chơi: Tìm tên biển là gì?
 GV hướng dẫn cách chơi, HS chơi trò chơi
C. Nhận xét sinh hoạt.

Tài liệu đính kèm:

  • docT3.doc