Thiết kế bài giảng lớp 5 năm 2012 - 2013 - Trường tiểu học Cán Khê - Tuần 34

Thiết kế bài giảng lớp 5 năm 2012 - 2013 - Trường tiểu học Cán Khê - Tuần 34

I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

- Biết đọc đúng bài văn. Đọc đúng các tên riêng nước ngoài (Vi- ta- li, Ca- pi, Rê- mi).

- Hiểu nội dung bài : Sự quan tâm tới trẻ em của cụ Vi- ta- li và sự hiếu học của Rê- mi.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 GV: Tranh minh họa bài đọc SGK .

 Bảng phụ ghi sẵn câu văn, đoạn văn cần luyện đọc.

III / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.

1/ Bài cũ :

2 / Bài mới :

* Giới thiệu bài :( dùng lời )

 

doc 23 trang Người đăng huong21 Lượt xem 649Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài giảng lớp 5 năm 2012 - 2013 - Trường tiểu học Cán Khê - Tuần 34", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
` Tuần 34
Thứ ngày
Môn học
Tên bài dạy
2
 14/5
 S H T T
 Tập đọc
 Thể dục
 Toán
 Đạo đức
 Lớp học trên đường 
 Bài 67
 Luyện tập 
 Dành cho địa phương
3
15/5
 Toán 
 Khoa học
 Chính tả
 L T V C
 Lịch sử
 Luyện tập 
 Tác động của CN đến MT không khí và nước 
 Nhớ viết : Sang năm con lên bảy 
 Mở rộng vốn từ : Quyền và bổn phận 
 Ôn tập học kì II
4
16//5
 Toán 
 Tập đọc
 Thể dục 
 Kể chuyện 
 Kĩ thuật
 Ôn tập về biểu đồ 
 Nếu trái đất thiếu trẻ con 
 Bài 68
 Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
 Lắp ghép mô hình tự chọn (tiết 2) 
5
17/5
 Toán 
 Tậplàmvăn
 L T V C
 Địa lí
 Mĩ thuật 
 Luyện tập chung
 Trả bài văn tả cảnh
 Ôn tập về dấu câu (dấu gạch ngang )
 Ôn tập học kì II
 Bài 34
6
 18/5
 Toán 
 Tập làm văn 
 Khoa học
 Âm nhạc 
 S H T T 
 Luyện tập chung 
 Trả bài văn tả người
 Tác động của con người đến MT đất 
 Bài 34
Thứ 2 ngày 30 tháng 4 năm 2012
Tập đọc
lớp học trên đường
I/ Mục đích yêu cầu
- Biết đọc đúng bài văn. Đọc đúng các tên riêng nước ngoài (Vi- ta- li, Ca- pi, Rê- mi).
- Hiểu nội dung bài : Sự quan tâm tới trẻ em của cụ Vi- ta- li và sự hiếu học của Rê- mi.
II/ Đồ dùng dạy học
 GV: Tranh minh họa bài đọc SGK .
 Bảng phụ ghi sẵn câu văn, đoạn văn cần luyện đọc.
III / Các hoạt động dạy - học. 
1/ Bài cũ :
2 / Bài mới :
* Giới thiệu bài :( dùng lời )
* HĐ1: Luyện đọc :
 - Gọi HS đọc xuất sứ truyện sau bài đọc
 - GVHD đọc : Đọc trôi chảy toàn bài, giọng đọc diễn tả đúng tâm trạng của nhân vật .
 Đọc đoạn : 3 HS đọc nối tiếp theo đoạn (2 lượt ).
 - GV sữa lỗi giọng đọc.
+ Đ1 : Từ đầu đến mà đọc được.
+ Đ2 : Tiếp theo đến vẫy vẫy cái đuôi.
+ Đ3 : đoạn còn lại.
GV hướng dẫn đọc tiếng khó: 
HS đọc, GV sửa lỗi giọng đọc.
 - GV hướng dẫn cách ngắt giọng các câu dài.
 - HS đọc chú giải .
 - Đọc theo cặp : ( HS lần lượt đọc theo cặp ) ; HS , GV nhận xét .
 - Đọc toàn bài : 1HS đọc toàn bài
 - GV đọc mẫu bài văn.
* HĐ2: Tìm hiểu bài :
 + HS đọc thầm đoạn 1 trả lời câu hỏi 1 SGK.(Rê- mi học chữ trên đường hai thầy trò đi hát rong kiếm sống)
- HS nhận xét, nhắc lại sau kết quả đúng.
- GV cho học sinh quan sát tranh minh hoạ trong SGK.
+ Học sinh đọc thầm 2 trả lời câu hỏi 2 SGK. (Lớp học của Rê- mi có cả một chú chó. Nó cũng là thành viên của gánh xiếc. Sách là những miếng gỗ mỏng khắc chữ, được cụ Vi- ta-li nhặt trên đường). 
 - HS nhận xét, nhắc lại sau kết quả đúng.
+ HS đọc thầm đoạn 3 (đoạn còn lại ) trả lời câu hỏi 3 SGK.( Những chi tiết: lúc nào trong túi Rê- mi cũng đầy những miếng gỗ dẹp, chẳng bao lâu Rê- mi đã thuộc tất cả các chữ cái; Khi bị thầy chê trách, so sánh với con chó Ca-pi vì chậm biết đọc, từ đó cậu không dám sao nhãng một chút nào; Khi thầy hỏi có muốn học nhạc không, Rê- mi đã trả lời đó là điều cậu thích nhất)
+ Câu hỏi 4 SGK:(Trẻ em cần được dạy dỗ, học hành; người lớn cần quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện cho trẻ em học tập và trẻ em phải cố gắng học tập) 
- Em hãy nêu nội dung chính của bài ? 
 Nội dung :( Như ở phần I ) 
* HĐ3: Hướng dẫn đọc :
- Yêu cầu 3 HS đọc toàn bài theo vai.(1 HS là người dẫn chuyện)
- Hướng dẫn cách đọc.
- GV treo bảng phụ ghi đoạn 3 hướng dẫn HS cách đọc và đọc mẫu .
- Tổ chức cho học sinh thi đọc đoạn 3
- GV nhận xét cho điểm.
3/ Củng cố- Dặn dò:
 - HS nhắc lại nội dung bài, liên hệ thực tế.
 - Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
Chính tả nhớ - viết
sang năm con lên bảy
I/ Mục đích yêu cầu
 - Nhớ- viết đúng bài chính tả ; trình bày đúng hình thức bài thơ 5 tiếng. 
 - Tìm đúng tên các cơ quan, tổ chức trong đoạn văn và viết hoa đúng các tên riêng đó (BT2) ; viết được tên một cơ quan, xí nghiệp, công ti... ở địa phương (BT3).
II/ Đồ dùng dạy học
GV: - Bảng nhóm. 
- Phiếu khổ to viết tên cơ quan, tổ chức ( chưa viết đúng chính tả)
II/ Các hoạt động dạy học chủ yếu
1/ Bài cũ:
2/ Bài mới : Giới thiệu bài(dùng lời).
* HĐ1: Hướng dẫn HS nhớ - viết.
a/ Tìm hiểu nội dung đoạn thơ.
Yêu cầu HS đọc thuộc lòng 2 khổ thơ cuối bài Sang năm con lên bảy.
Hỏi:
+ Thế giới tuổi thơ thay đối như thế nào khi ta lớn lên?
+ Từ giã tuổi thơ con người tìm thấy hạnh phúc ở đâu?
b/ Hướng dẫn viết từ khó.
 - Yêu cầu HS viết các từ khó :Lớn khôn, ngày xưa, giành lấy ...
( GV gọi HS lên bảng viết từ khó, dưới lớp viết vào giấy nháp . GV sửa sai cho HS )
 - GV hướng dẫn cách trình bày.
c/ Viết chính tả: 
 - GV cho HS viết chính tả. Lưu ý HS lùi vào 2 ô rồi mới viết chữ đầu dòng thơ. Giữa hai dòng thơ để cách một dòng.
d/ Soát lỗi- thu chấm bài : chấm 10 bài.
 * HĐ2: Hướng dẫn HS làm BT chính tả .
+ Bài tập 2: 
Một HS đọc yêu cầu BT. Cả lớp theo dõi SGK.
GV hỏi: đề bài yêu cầu em làm gì? 
HS làm bài cá nhân , 
- 1 HS làm bài vào bảng nhóm, dưới lớp làm vào VBT
 Lưu ý HS : kẻ vở làm 2 cột. Cột bên trái ghi tên viết chưa đúng, cột bên phải ghi tên viết đúng.
 - Gọi một HS báo cáo, HS cả lớp nhận xét, bổ sung.
 - HS,GV nhận xét chốt lời giải đúng.
+ Bài tập3 : 
1 HS đọc yêu cầu của bài tập, cả lớp theo dõi SGK.
+ Khi viết một tên cơ quan, xí nghiệp, công ti em viết như thế nào? 
 - Yêu cầu HS tự làm bài
 - HS và GV nhận xét chốt lại kết quả đúng ,
 KL: Tên các cơ quan, xí nghiệp, công ti được viết hoa chữ cái đầu của bộ phận tạo thành tên ấy, trong bộ phận của tên mà có tên riêng là tên địa lí, tên người thì viết hoa chữ cái đầu các tiếng tạo thành tên đó.
3/Củng cố - Dặn dò:
- GV hệ thống lại toàn bài .
 - Dặn học sinh về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
Toán
luyện tập
I/ Mục tiêu: Giúp HS : 
 Biết giải bài toán về chuyển động đều.
II/ Đồ dùng dạy học 
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1/ Bài cũ.
2/ Bài mới : Giới thiệu bài(Dùng lời)
* HĐ1: Hướng dẫn làm bài tập. 
 - GV yêu cầu HS nêu lại qui tắc tính quảng đường, vận tốc, thời gian trong toán chuyển động đều.
*HĐ2 : Thực hành 
+Bài tập1: SGK
 - 1HS nêu yêu cầu của bài tập 
- HS làm bài cá nhân
- 3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một phần trong bài. 
 - HS và GV nhận xét chốt lại kết quả đúng .
KL: Củng cố cách thực hiện tính vận tốc, quảng đường, thời gian.
+ Bài tập2 :
 - 1HS nêu yêu cầu của đề bài.
- HS làm bài cá nhân.
- 1 HS lên bảng làm bài và nêu cách làm.
- GV có thể nêu một số câu hỏi gợi ý để định hướng cho HS.
- HS, GV nhận xét chốt kết quả đúng.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
 KL: Củng cố về tìm thời gian.
*HĐ3: Củng cố - dặn dò.
 - GV hệ thống kiến thức toàn bài. 
 - Dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
đạo đức 
(dành cho địa phương)
vệ sinh lớp học, trường học
I/ Mục tiêu: HS biết:
 - Vì sao cần phải vệ sinh lớp học, trường học.
 - HS thực hành dọn vệ sinh lớp học, trường học.
II/ chuẩn bị :
 HS : Chổi, hốt rác, ghẻ lau.
 hoặc cảnh tượng phá hoại tài nguyên thiên . 
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1/ Bài cũ .
2/ Bài mới: Giới thiệu bài(Dùng lời)
* HĐ1: Thảo luận nhóm.
 Mục tiêu: HS biết được vì sao cần phải vệ sinh lớp học, trường học.
 Cách tiến hành:
Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi: 
+ Vì sao cần phải vệ sinh lớp học, trường học?
Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
HS nhóm khác nhận xét, GV nhận xét,bổ sung.
GVKL: Dọn vệ sinh lớp học, trường học là một việc làm cần thiết để môi trường sạch đẹp, giúp chúng ta có sức khỏe tốt, học tập tốt.
* HĐ2: Thực hành.
Mục tiêu: HS tham gia dọn vệ sinh lớp học, trường học.
Các tiến hành:
GV chia nhóm và giao việc cho các nhóm khu vực dọn vệ sinh.
Các nhóm thực hành dọn vệ sinh. 
Đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc của mình.
GV nhận xét, tuyên dương những nhóm làm sạch sẽ. 
3/ Hoạt động nối tiếp: 
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS cần phải có ý thức giữ vệ sinh sạch sẽ.
 Thứ 3 ngày 1 tháng 5 năm 2012
Luyện từ và câu
ôn tập về dấu câu (Dấu ngoặc kép)
I/ Mục đích, yêu cầu:
- Nêu được tác dụng của dấu ngoặc kép và làm được bài tập thực hành về dấu ngoặc kép.
- Viết đựơc đoạn văn khoảng 5 câu có dùng dấu ngoặc kép.
II/ Đồ dùng dạy học.
 GV: Bảng phụ ghi 2 tác dụng của dấu ngoặc kép 
 - Bút dạ và 5 tờ giấy khổ to để HS làm bài tập 3
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu
1/ Bài cũ: 
2/ Bài mới: Giới thiệu bài ( Dùng lời)
* HĐ2: Hướng dẫn ôn tập
+ Bài tập 1 :Một HS đọc nội dung BT 1.Cả lớp theo dõi SGK
GV gọi 1HS nói lại 2 tác dụng của dấu ngoặc kép. GV treo bảng phụ đã ghi 2 tác dụng của dấu ngoặc kép ,gọi 2-3 HS nhìn bảng đọc lại .
GV cho HS trao đổi theo cặp đôi để làm bài vào vở BT
Cho 3 HS làm bài vào VBT. 
HS trình bày kết quả 
GV gọi lần lượt HS nêu kết quả của mình
HS và GV nhận xét chốt lại KQ đúng 
KL: Củng cố cho HS kĩ năng sử dụng dấy phẩy và nắm được tác dụng của dấu ngoặc kép +Bài tập 2:SGK
 - 2 HS đọc yêu cầu của bài tập 
 - GV nhắc HS : Đoạn văn đã cho có những từ dùng với ý nghĩa đặc biệt nhưng chưa được đặt vào dấu ngoặc kép , nhiệm vụ của các em là đọc kĩ để phát hiện ra các từ đó và đặt chúng vào dấu ngoặc kép.
 - HS làm vào VBT.
 - 3 HS trình bày kết quả .
 - HS, GV nhận xét chốt lời giải đúng.
 GVKL :Dùng sai dấu ngoặc kép khi viết văn bản có thể dẫn đến những hiểu lầm rất tai hại .
+Bài tập 3: SGK
 - 1 HS đọc yêu cầu của bài tập .
 - GV cho HS thảo luận theo nhóm 4 . phát phiếu cho các nhóm . YC các nhóm thảo luận làm bài ghi KQ vào phiếu.
 - Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
 - HS, GV nhận xét chốt kết quả đúng.
 - 2,3HS đọc lại đoạn văn đã sử dụng đúng dấu phẩy trên bảng .
KL : Rèn cho HS có kĩ năng sửa dấu ngoặc kép khi viết một đoạn văn.
*HĐ3: Củng cố - Dặn dò:
 - GV hệ thống kiến thức toàn bài.
 - Yêu cầu HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. 
Kể chuyện
kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
 I/ Mục đích yêu cầu
- Kể được một câu chuyện về việc gia đình, nhà trường, xã hội chăm sóc, bảo vệ thiếu nhi hoặc kể được câu chuyện một lần em và các bạn tham gia công tác xã hội em.
- Biết trao đổi với bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
II/ Đồ dùng dạy học
 GV : Bảng lớp viết sẵn 2 đề bài.
 Tranh về công tác xã hội.
III/ Các hoạt động dạy học
1/ Bài cũ
2/ Bài mới: Giới thiệu bài (Dùng lời)
* HĐ1: Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề bài
 - Gọi 1-2 khá giỏi đọc đề bài , phân tích đề .
GV gạch chân các từ ngữ quan trọng của đề : Chăm sóc, bảo vệ ; Công tác xã hội
- GV gọi 2 HS nối tiếp nhau đọc các gợi ý trong SGK.
 - Gọi vài HS giới thiệu về câu chuyện mình định kể cho các bạn biết.
* HĐ2: Hướng dẫn HS thực hành kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện .
 GV cho HS luyện kể trong nhóm và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. 
+ GV tổ chức cho HS thi kể trước lớp ... u cầu
 Nhận biết và sửa được lỗi trong bài văn ; viết lại được đoạn văn cho đúng hoặc hay hơn.
 II/ Đồ dùng dạy học
 GV: Bảng phụ ghi sẵn một số lỗi về: chính tả, cách dùng từ, cách diễn đạt, ngữ pháp cần chữa chung cho cả lớp.
III/ Các hoạt động dạy học
1/ Bài cũ
2/ Bài mới: Giới thiệu bài ( Dùng lời )
* HĐ1: Nhận xét chung và trả bài:
 + Ưu điểm: 
 Viết đúng yêu cầu của đề, bố cục rõ ràng, một số em đã có sáng tạo trong cách quan sát, lời văn sinh động, chân thực, có sự liên kết giữa mở bài, thân bài, kết bài, giữa cảnh và hoạt động của con người.
+ Nhược điểm:
 Một số em còn mắc lỗi như: Dùng từ chưa chính xác, ý còn nghèo nàn, chữ viết sai lỗi chính tả nhiều.
 GV trả bài cho HS.
* HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập:
Yêu cầu HS tự chữa bài của mình bằng cách trao đổi với bạn bên cạnh về nhận xét của GV.
GV đi giúp từng cặp HS.
* HĐ3: Học tập những bài văn hay, những đoạn văn tốt:
Gọi một số HS có bài văn hay đọc cho các bạn nghe.
Sau mỗi HS đọc GV hỏi để tìm ra cách dùng từ hay, lối diễn đạt hay, ý hay. 
* HĐ4: Hướng dẫn viết lại một đoạn văn:
Yêu cầu HS viết lại một đoạn văn về:
Đoạn văn diễn đạt chưa hay, đoạn văn lủng củng, đoạn văn dùng từ chưa hay.
GV gọi HS đọc đoạn văn đã viết lại.
Nhận xét.
*HĐ2: Củng cố dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
Dặn về nhà viết lại bài văn nếu bị điểm kém.
Chuẩn bị bài sau.
 Địa lí
ôn tập học kì II 
I/ Mục đích , yêu cầu 
Học xong bài này, HS biết :
- Tìm được các châu lục, đại dương và nước Việt Nam trên bản đồ Thế giới.
- Hệ thống một số đặc điểm chính về điều kiện tự nhiên, dân cư và hoạt động kinh tế (sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp) của châu á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ, châu Đại Dương, châu Nam Cực. 
II/ Đồ dùng dạy học 
 GV : - Bản đồ thế giới 
 - Quả địa cầu 
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu
1/ Bài cũ 
2/ Bài mới : Giới thiệu bài ( Dùng lời )
* HĐ1 : Làm việc cá nhân
 - GV treo bản đồ thế giới lên bảng
 - Gọi lần lượt HS lên bảng chỉ các châu lục, các đại dương và nước Việt Nam trên bản đồ thế giới .
 - HS chú ý quan sát để nhận xét và bổ sung.
 GV nhận xét ,hệ thống lại giúp HS hoàn thiện phần trình bày . 
* HĐ2 : Làm việc theo nhóm.
 - YC cácnhóm thảo luận và hoàn thành bảng ở câu 2b SGK. 
 - GV phát giấy cho các nhóm ;YC HS thảo luận làm bài vào giấy khổ to.
 - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
 - Các nhóm nhận xét các ý trả lời và bổ sung.
 - GV hệ thống và chốt lại kết quả.
3/ Củng cố, dặn dò :
 GV hệ thống lại các kiến thức vừa ôn 
 Dặn HS về chuẩn bị bài sau
Thể dục
Trò chơi “ nhảy đúng nhảy nhanh” và “ ai kéo khoẻ”
I/ Mục tiêu: 
- Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi. 
- Biết cách tổ chức chơi những trò chơi đơn giản.
II/ Chuẩn bị
Sân TD, còi, sân kẻ sẵn để tổ chức trò chơi.
III/ Hoạt động dạy học
 1. Phần mở đầu:
 - GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học.
 - Chạy nhẹ nhàng thành vòng tròn quanh sân tập.
 - HS khởi động các khớp.
 2. Phần cơ bản
 * Kiểm tra những HS chưa hoàn thành bài kiểm tra giờ trước.
 - Trò chơi “Nhảy đúng nhảy nhanh” : Đội hình chơi do GV sáng tạo hoặc tổ chức theo 2- 4 hàng dọc sau vạch chuẩn bị, những HS đến lượt tiến vào vị trí xuất phát ( theo sân đã chuẩn bị)thực hiện tư thế chuẩn bị chờ lệnh mới bắt đầu trò chơi. GV nêu tên trò chơi, tóm tắt cách chơi, 1-2 HS làm mẫu, cả lớp chơi thử 1-2 lần, HS chơi chính thức.
- Chơi trò chơi “ Ai kéo khoẻ” : Đội hình chơi theo sân đã chuẩn bị
3. Củng cố dặn dò.
 GV nhận xét tiết học. 	
 Thứ 6 ngày 4 tháng 5 năm 2012
Luyện từ và câu
ôn tập về dấu câu
(Dấu gạch ngang )
I/ Mục đích, yêu cầu:
 Lập được bảng tổng kết về tác dụng của dấu gạch ngang (BT1); tìm được các dấu gạch ngang và nêu được tác dụng của chúng (BT2).
II/ Đồ dùng dạy học.
 GV: Bảng phụ viết sẵn:
Tác dụng của dấu gạch ngang
Ví dụ
1/ Đánh dấu tại chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật
2/ Đánh dấu phần chú thích trong câu
3/ Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu
1/ Bài cũ: 
2/ Bài mới: Giới thiệu bài ( Dùng lời)
 * HĐ1 Hướng dẫn ôn tập
+ Bài tập 1 : Một HS đọc nội dung BT 1.Cả lớp theo dõi SGK
 - GV gọi 1 HS nói lại tác dụng của dấu gạch ngang .
 - Yêu cầu HS kẻ bảng như trên bảng phụ.
 - GV cho HS tự làm bài vào vở BT 
 - Cho HS làm bài trên bảng phụ. 
 - Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
 GV gọi lần lượt HS nêu kết quả của mình
 HS và GV nhận xét chốt lại KQ đúng 
KL: Củng cố cho HS kĩ năng sử dụng dấy gạch ngang và nắm được tác dụng của dấu gạch ngang .
+Bài tập 2:SGK
 - 2 HS đọc yêu cầu của bài tập 
 - Cả lớp đọc thầm lại mẩu chuyện “ cái bếp lò”
 - GV cho HS trao đổi theo cặp đôi để làm bài vào vở BT.
-Gọi HS trình bày ý kiến .
 - HS, GV nhận xét chốt lời giải đúng.
KL: Củng cố cho HS nắm được tác dụng của dấu gạch ngang .
* HĐ3: Củng cố - Dặn dò:
 - GV hệ thống kiến thức toàn bài.
 - Yêu cầu HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. 
Tập làm văn
trả bài văn tả người
I/ Mục đích yêu cầu
 HS biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả người ; nhận biết và sửa được lỗi trong bài, viết lại được đoạn văn cho đúng hoặc hay hơn.
II/ Đồ dùng dạy học
 GV: Bảng phụ ghi sẵn một số lỗi về: chính tả, cách dùng từ, cách diễn đạt, ngữ pháp cần chữa chung cho cả lớp.
III/ Các hoạt động dạy học
1/ Bài cũ
2/ Bài mới: Giới thiệu bài ( Dùng lời )
* HĐ1: Nhận xét chung về bài làm của HS:
 - Gọi HS đọc lại các đề bài tập làm văn.
 Nhận xét chung:
 + Ưu điểm: 
 Viết đúng yêu cầu của đề, bố cục rõ ràng, một số em đã có sáng tạo trong cách quan sát, dùng từ, dùng hình ảnh miêu tả hình dáng, tính tình, hoạt động của người được tả.
+ Nhược điểm:
 Một số em còn mắc lỗi như: Dùng từ chưa chính xác, ý còn nghèo nàn, chữ viết sai lỗi chính tả nhiều.
- GV viết lên bảng phụ những lỗi phổ biến. Yêu cầu HS thảo luận, phát hiện lỗi và tìm cách sữa lỗi.
GV trả bài cho HS.
* HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập:
Yêu cầu HS tự chữa bài của mình bằng cách trao đổi với bạn bên cạnh về nhận xét của GV, tự sửa lỗi bài của mình.
GV đi giúp từng cặp HS.
* HĐ3: Học tập những bài văn hay, những đoạn văn tốt:
Gọi một số HS có bài văn hay đọc cho các bạn nghe.
Sau mỗi HS đọc GV hỏi để tìm ra cách dùng từ hay, lối diễn đạt hay, ý hay. 
* HĐ4: Hướng dẫn viết lại một đoạn văn:
Yêu cầu HS viết lại một đoạn văn về:
Đoạn văn diễn đạt chưa hay, đoạn văn lủng củng, đoạn văn dùng từ chưa hay.
GV gọi HS đọc đoạn văn đã viết lại.Nhận xét.
*HĐ2: Củng cố dặn dò
 - GV nhận xét tiết học.
Dặn về nhà viết lại bài văn nếu bị điểm kém. Chuẩn bị bài sau
Toán
luyện tập chung
 I/ Mục tiêu: Giúp HS:
 Biết thực hiện tính nhân, chia; vận dụng để tìm thành phần chưa biết của phép tính; giải bài toán có liên quan đến tỉ số phần trăm.
II/ Đồ dùng dạy học 
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
1/ Bài cũ :
2/ Bài mới: Giới thiệu bài ( Dùng lời ) 
* HĐ1: Hướng dẫn HS làm bài. 
+Bài 1:VBT
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập . 
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân 
- HS lên bảng làm bài .
 - Yêu cầu HS nêu cách thực hiện các phép tính nhân , chia với số đo thời gian.
- HS , GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
KL: Rèn kĩ năng thực hiện nhân, chia số tự nhiên, phân số, số thập phân và số đo thời gian
+Bài 2: VBT.
 - 1 HS đọc yêu cầu bài 2. cả lớp theo dõi.
 - HS làm bài cá nhân , 2 HS lên bảng làm ( GV quan tâm giúp đỡ HS yếu ).
 - HS , GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng .
 KL : Rèn kĩ năng tìm x.
+ Bài tập 3 : VBT.
 - 1 HS đọc yêu cầu bài 3. cả lớp theo dõi.
 - Yêu cầu HS tóm tắt đề toán và tự làm bài.
 - GV nêu câu hỏi hướng dẫn HS.
 - HS làm việc cá nhân , 1 HS lên bảng làm 
- HS , GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
 - KL : Rèn kĩ năng giải toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
3/ Củng cố dặn dò:
 - GV hệ thống kiến thức toàn bài. 
- Dặn HS về nhà làm BT hướng dẫn luyện tập thêm.
- Chuẩn bị bài sau. 
Sinh hoạt tập thể
 Ca hát mừng sinh nhật bác
I. Mục đích :
- Giúp các em hiểu thêm một số bài hát về Bác. 
- GD tình yêu thương với vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc .
- Tiếp tục bồi dưỡng kĩ năng, phong cách thể hiện các tiết mục văn nghệ .
II. Nội dung và hình thức hoạt động :
1. Nội dung hoạt động : 
 Các bài hát về Bác.
2. Hình thức hoạt động :
 Biểu diễn văn nghệ 
III. Chuẩn bị :
1. Phương tiện :
 Các tiết mục văn nghệ .
2. Tổ chức /: 
- Đội văn nghệ chuẩn bị 2,3 tiết mục văn nghệ .
- Các tổ sưu tầm , tập hát .
- Phân công dẫn chương trình .
IV. Tiến hành hoạt động:
Ngời điều kiển
 Nội dung
 Thời gian 
Lớp trưởng
Lớp phó văn nghệ: 
1. Khởi động:
- Hát tập thể bài hát: Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh
- Giới thiêụ chương trình 
2. Chương trình văn nghệ :
- Đội văn nghệ lớp biểu diễn tiết mục văn nghệ.
- Đại diện 4 tổ, mỗi tổ biểu diễn 1 tiết mục văn nghệ .
- Bốn tổ thi hát các bài hát về Bác.
+ Luật chơi : Các tổ bắt thăm, trong thăm ghi tên các bài hát về Bác. Các tổ cử đại diện hát hoặc cả tổ hát bài hát theo yêu cầu .
10 phút
20 phút
V. Kết thúc hoạt động : (5 phút)
- GVCN nhận xét sự chuẩn bị của các tổ .
- Đánh giá chung các tiết mục tham gia.
Tìm hiểu về ngày kỉ niệm 30-4.
I . Mục tiêu :
- Biết ngày 30 - 4 là ngày giải phóng Sài Gòn, thống nhất đất nước.
- Có thói quen giữ gìn , bảo vệ các di sản văn hoá , di sản thiên nhiên , tích cực tham gia các hoạt động chào mừng 30-4.
II. Nội dung và hình thức hoạt động:
1. Nội dung :
 - Tư liệu, hình ảnh, về ngày 30 -4.
2. Hình thức: 
- Thi theo nhóm, cá nhân.
III. Chuẩn bị:
1. Phương tiện:
	- Các tư liệu, tranh ảnh, bài hát về ngày giải phóng miền Nam.
- Khăn bàn , lọ hoa.
2. Tổ chức:	
- GVCN cho các đội sưu tầm các tư liệu, bài hát , bài thơ .
- Phân công người điều khiển và trang trí lớp.
IV. Tiến hành hoạt động:
Người ĐK
 Nội dung
 Thời gian 
Lớp phó VN 
Hà Thị Thuỷ
Lớp trưởng
Ban giám khảo
Hoạt động 1: Khởi động 
 Hát tập thể bài : “Như có Bác trong ngày vui đại thắng”.
- Nêu lí do ngắn gọn của buổi sinh hoạt và giới thiệu BGK.
Hoạt động 2: Sinh hoạt chủ đề 
- Đội văn nghệ biểu diễn 2-3 bài hát về Đảng, Bác Hồ.
- Các tổ lần lượt cử đại diện trình bày hiểu biết về ngày 30 -4, các công trình liên quan đến ngày lịch sử trọng đại của đất nước.
- Xong mỗi phần trình bày của các nhóm hs cả lớp vỗ tay , cổ vũ .
- BGK cho điểm từng tiết mục . 
- Công bố tổng kết số điểm của từng tổ . Tuyên dương các nhóm tổ , cá nhân tham gia hoạt động . 
10 phút
25 phút
5 phút
V. Kết thúc hoạt động : (5phút )
- GVCN nhận xét chung về tinh thần tham gia của cả lớp .
- Dặn dò công việc của tuần sau .

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 34.doc