Thiết kế bài giảng lớp 5 năm 2012 - 2013 - Tuần 21

Thiết kế bài giảng lớp 5 năm 2012 - 2013 - Tuần 21

I/ MỤC TIÊU:

 - Đọc diễn cảm bài văn, đọc phân biệt lời các nhân vật : Giang Văn Minh,vua Minh,đại thần nhà Minh,vua Lê Thánh Tông.

 - Hiểu ý nghĩa : Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi danh dự của đất nước .

*KNS : Tự nhận thức, tư duy sáng tạo

II/ PP VÀ KTDH

 Đọc sáng tạo, gợi tìm, trao đổi, thảo luận, tự bộc lộ

III/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

 

doc 22 trang Người đăng huong21 Lượt xem 713Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài giảng lớp 5 năm 2012 - 2013 - Tuần 21", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 21
Thứ ngày
Môn học
Tên bài dạy
2
 22/1
 S H T T
 Đạo đức
 Tập đọc
 Toán
 Mĩ thuật 
 ủy ban nhân dân xã phờng ( tiết 1).
 Trí dũng song toàn
 Luyện tập về tính diện tích
 Bài 21
3
23/1
 Toán 
 Khoa học
 Chính tả
 L T V C
 Kể chuyện
 Luyện tập về tính diện tích ( tiếp theo )
 Năng lợng mặt trời
 Nghe - viết : Trí dũng song toàn
 Mở rộng vốn từ : Công dân
Kể chuyện đã đợc chứng kiến hoặc tham gia
4
24/1
 Thể dục
 Toán 
 Kĩ thuật
 Lịch sử
 Âm nhạc
 Bài 41
 Luyện tập chung 
 Thức ăn nuôi gà
 Nước nhà bị chia cắt 
 Bài 21
5
25/1
 Thể dục
 Tập đọc
 Tập làm văn
 Toán 
 Khoa học
 Bài 42
 Tiếng rao đêm
 Lập chơng trình hoạt động
 Hình hộp chữ nhật hình lập phơng 
 Sử dụng năng lợng của chất đốt
6
26/1
 Toán 
 Địa lí
 L T V C
 Tập làm văn
 S H T T 
 Diện tích xq và diện tích tp của hình HCN 
 Các nớc láng giềng của Việt Nam 
 Nối các vế câu bằng quan hệ từ
 Trả bài văn tả ngời
 Tuần: 21 
 Thứ 2 ngày 30 tháng 1 năm 2012
Tập đọc
Trí dũng song toàn
I/ Mục tiêu:
 - Đọc diễn cảm bài văn, đọc phân biệt lời các nhân vật : Giang Văn Minh,vua Minh,đại thần nhà Minh,vua Lê Thánh Tông.
 - Hiểu ý nghĩa : Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi danh dự của đất nước .
*KNS : Tự nhận thức, tư duy sáng tạo
II/ pp và ktdh
 Đọc sáng tạo, gợi tìm, trao đổi, thảo luận, tự bộc lộ
III/ Đồ dùng dạy học.
 Tranh minh hoạ
IV / Các hoạt động dạy – học. 
1/ Bài cũ :2 HS nối nhau đọc bài : Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng
? Ông Đỗ Đình Thiện đã tài trợ cho cách mạng những gì?
2 / Bài mới :
* Giới thiệu bài : (dùng lời).
* HĐ1: Luyện đọc :
+ GVHD đọc : Đọc lưu loát toàn bài , phân biệt lời của các nhân vật ,nhấn giọng ở những từ ngữ gợi cảm miêu tả.
+ Đọc đoạn : (HS đọc nối tiếp theo đoạn 2 lượt )
 - GV hướng dẫn đọc tiếng khó : khóc lóc,Liễu Thăng,đồng trụ....H/S đọc,G/V 
sửa lỗi giọng đọc.
 - GV hướng dẫn HS cách đọc giọng : Giang Văn Minh, vua Minh,vua Lê Thánh Tông.
 - H/S đọc chú giải .
+ Đọc theo cặp :
( HS lần lượt đọc theo cặp ) - HS , GV nhận xét .
+Đọc toàn bài : 1HS đọc toàn bài, HS còn lại theo dõi.
+ GV đọc mẫu bài văn.
* HĐ2: Tìm hiểu bài :
+ H/S đọc,đọc thầm đoạn 1( từ đầu đến Liễu Thăng) trả lời câu hỏi 1,2 SGK.
 - Giảng từ : tiếp kiến( gặp mặt); hạ chỉ( ra lệnh);cống nạp( nộp).
 - H/S rút ra ý chính.
ý1: Nhờ mưu trí Giang Văn Minh bãi bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng.
+ Học sinh đọc,đọc thầm (đoạn còn lại) trả lời câu hỏi 3 SGK. 
 - Giảng từ : Đồng trụ, thiên cổ.
 - H/S rút ý chính .
ý2:Giang Văn Minh bị ám hại vì sự bảo vệ quyền lợi và danh dự của đất nước.
 - G/V : Vì sao có thể nói Giang Văn Minh là người trí dũng song toàn ?
? Nội dung chính của bài nói lên điều gì ? (HS rút ND chính 
Nội dung :Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn , bảo vệ được quyền lợi danh dự của đất nước .
* HĐ3: Hướng dẫn đọc :
- Hướng dẫn cách đọc : H/S nêu cách đọc hay, G/V sửa cách đọc.
- H/S đọc phân vai theo tổ .
- Tổ chức cho học sinh đọc thi .
3/ Củng cố- Dặn dò:
 - HS nhắc lại nội dung bài.
 -Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
Chính tả nghe- viết
 Trí dũng song toàn
I/ Mục tiêu:
 - Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. 
 - Làm được bài tập (2) a/b hoặc BT (3) a/b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
II/ Đồ dùng dạy học
GV: Bảng nhóm làm bài tập 2. 
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu
1/ Bài cũ:
2/ Bài mới : Giới thiệu bài(dùng lời).
* HĐ1: Hớng dẫn HS nghe- viết.
a/ Tìm hiểu nội dung đoạn viết
 + Gọi 1-2 HS đọc bài : Trí dũng song toàn.
 ? Đoạn văn kể điều gì ? 
b/ Hướng dẫn viết từ khó.
 + HS nêu các từ khó viết.
 + HS đọc và GV hướng dẫn HS viết các từ khó.
c/ Viết chính tả: HS viết theo lời đọc của GV. (HS đổi vở soát lỗi cho nhau)
d/ Thu, chấm bài : 15 bài.
* HĐ2: Hướng dẫn HS làm BT chính tả .
+Bài tập 2: VBT.
 - Một HS đọc yêu cầu BT 2a. Cả lớp theo dõi VBT.
 - Tổ chức cho HS làm bài tập theo nhóm vào bảng nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày.
 - Cả lớp và GV nhận xét kết quả bài làm của các nhóm. Chốt lời giải đúng.
+Bài tập 3: VBT.
 - Một HS đọc yêu cầu của bài tập a .
 - HS suy nghĩ cá nhân để làm và trình bày miệng trước lớp
 - HS và GV nhận xét, kết luận lời giải đúng.
 - Yêu cầu HS đọc toàn bộ bài sau khi đã được điền âm đầu.
3/Củng cố – Dặn dò:
 - Nhận xét tiết học 
 - Dặn học sinh ghi nhớ các từ vừa tìm được và chuẩn bị bài sau.
 Toán
Luyện tập về tính diện tích
I/ Mục tiêu:
 Tính được diện tích một số hình được cấu tạo từ các hình đã học. 
II/ Đồ dùng dạy học.
 Bảng con
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1/ Bài cũ.
2/ Bài mới : Giới thiệu bài(Dùng lời)
* HĐ1: Giới thiệu cách tính.
 - G/V vẽ hình (như SGK) . H/S đọc yêu cầu bài toán.
 - HDHS thực hiện như SGK và nêu kết quả.
 - Gọi 2,3 H/S nêu các bước thực hiện các bước giải
 +Chia hình đã cho thành các hình quen thuộc có thể tính được diện tích
 + Xác định kích thước của các hình mới tạo thành.
 + Tính diện tích của từng phần nhỏ, từ đó suy ra diện tích của toàn bộ mảnh đất.
 - G/V, H/S nhận xét, bổ sung .
* HĐ2: Thực hành .
Bài1: VBT.
- 1H/S đọc đề,nêu yêu cầu
- G/V vẽ hình gợi ý HS tìm ra cách tính diện tích thửa ruộng. HS làm bài tập cá nhân, gọi 1 HS lên bảng làm - G/V quan tâm HD H/S chia hình và xác định cạnh của từng hình.
- Gọi 1số H/S nêu cách làm và kết quả.
- HS , GV nhận xét chốt lời giải đúng.
KL: Củng cố cách tính diện tích hình chữ nhật.
*HĐ3: Củng cố - dặn dò.
- GV hệ thống kiến thức toàn bài.
- Dặn HS về nhà làm bài tập ở vở bài tập.
 Đạo đức 
ủy ban nhân dân xã phường (tiết 1)
I/ Mục tiêu
 - Bước đầu biết vai trò quan trọng của ủy ban nhân dân(UBND) xã (phường) với cộng đồng. 
 - Kể được một số công việc của UBND xã(phường) đối với trẻ em địa phương.
 - Biết được trách nhiệm của mọi người dân là phải tôn trọng UBND xã (phường ).
- Có ý thức tôn trọngUBND xã(phường).
II/ Đồ dùng dạy học:
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu
 1/ Bài cũ .
 2/ Bài mới: Giới thiệu bài(Dùng lời)
* HĐ1: Tìm hiểu truyện : Đến ủy ban nhân dân phường
Mục tiêu: HS biết một số công việc củaUBND xã(phường) và bước đầu biết được tầm quan trọng của UBND xã(phường).
Cách tiến hành:
 - HS đọc chuyện trong SGK.
 - Thảo luận nhóm theo các câu hỏi trong SGK
 - Đại diện các nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác bổ sung ý kiến.
 - GVKL: UBND xã giải quyết nhiều công việc đối với người dân địa phương;vì vậy mỗi người dân phải tôn trọng và giúp đỡ.
- Gọi 1-2 học sinh đọc phần ghi nhớ SGK.
 * HĐ2: Làm bài tập 1 SGK
Mục tiêu: HS biết một số việc làm củaUBND xã.
Các tiến hành:
 - HS thảo luận theo nhóm đôi
 - Đại diện một số nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác bổ sung ý kiến.
 - GVKL: UBND xã làm các việc: (ý : b,c,d,đ,e,h,i.).
 * HĐ3:Làm bài tập3 SGK
Mục tiêu: HS nhận biết được các hành vi việc làm phù hợp khi đến UBND xã.
Cách tiến hành:
- H/S làm việc cá nhân.
- Gọi 2-3 học sinh trình bày.
- Giáo viên ,học sinh nhận xét kết luận : (ý b,c) là hành vi việc làm đúng.
Hoạt động nối tiếp:- 2 H/S nhắc lại nội dung bài học. 
 - Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
Thứ 3 ngày 31 tháng 1 năm 2012
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ : công dân
I/ Mục tiêu :
 - Làm được BT1, 2.
 - Viết được một đoạn văn về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân theo yêu cầu của BT3.
II/ Đồ dùng dạy học
 Bảng nhóm.
 IIi/ Các hoạt động dạy học chủ yếu
1/ Bài cũ 
2/ Bài mới: Giới thiệu bài (dùng lời)
* HĐ1: Thực hành.
 Bài1:VBT
 - 1 Học sinh nêu yêu cầu bài tập .
 - Học sinh làm bài cá nhân , 2 Học sinh lên bảng làm
 - Giáo viên ,Học sinh nhận xét, kết luận.
 KL : Mở rộng vốn từ ngữ về công dân.
 Bài 2: VBT
 - 1 Học sinh đọc yêu cầu bài tập.
 - Học sinh làm bài cá nhân : các em nối nghĩa ở cột a với cụm từ thích hợp ở cột b.
 - Gọi 1số H/S nêu kết quả.
 - Học sinh ,Giáo viên nhận xét, chốt lời giải đúng . 
 - Học sinh trao đổi theo cặp đặt câu với mỗi cụm từ đó ; trình bày kết quả.
 - Nhận xét, kết luận.
 KL : Giúp học sinh hiểu nghĩa một số từ ngữ về công dân.
 Bài 3:VBT.
 - 1 H/S đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
 - Học sinh làm bài cá nhân ; 2 H/S làm vào bảng nhóm.
 - Gọi H/S lần lượt trình bày miệng bài viết.
 - H/S,G/V nhận xét,bổ sung hoàn chỉnh ; kết luận.
 KL : Giúp học sinh biếy vận dụng từ thuộc chủ đề đặt câu,viết đoạn văn.
 3/ Củng cố, dặn dò :
 - Hệ thốnh kiến thức toàn bài.
 - Về nhà ghi nhớ các từ vừa học và chuẩn bị bài sau. 
 Kể chuyện
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
I/ Mục tiêu:
 Kể được câu chuyện về việc làm của những công dân nhỏ thể hiện ý thức bảo vệ các công trình công cộng , di tích lịch sử - văn hóa hoặc một việc làm thể hiện ý thức chấp hành Luật giao thông đường bộ hoặc việc làm thể hiện lòng biết ơn các thương binh, liệt sĩ .
II/ Đồ dùng dạy học
III/ Các hoạt động dạy học
1/ Bài cũ
2/ Bài mới: Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu tiết học
* HĐ1: Tìm hiểu đề.
 - 1 Học sinh đọc đề; Giáo viên gạch chân dưới những từ trọng tâm yêu cầu của đề bài 
 - 2 Học sinh đọc gợi ý SGK.
 - Học sinh lần lợt giới thiệu chuyện định kể.
* HĐ2: Kể trong nhóm.
 - Học sinh kể chuyện theo 4 nhóm, cùng trao đổi thảo luận về ý nghĩa với các câu hỏi:
 + Việc làm làm nào của nhân vật khiến bạn khâm phục nhất ?
 + Theo bạn , việc làm đó có ý nghĩa như thế nào ?
 - Giáo viên quan tâm giúp đỡ học sinh yếu.
* HĐ3: Thi kể trước lớp.
 - Học sinh lần lượt lên kể chuyện .
 - Học sinh dưới lớp lắng nghe cùng nêu câu hỏi trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện.
 - Nhận xét , cho điểm .
3/ Củng cố dặn dò
 - Nhận xét tiết học.
 - Chuẩn bị bài sau.
	Toán
luyện tập về tính diện tích (tiếp theo)
I/ Mục tiêu
 Tính được diện tích một số hình được cấu tạo từ cácđã học.
II/ Đồ dùng dạy học:
 Bảng con
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1/ Bài cũ : 
2/ Bài mới: Giới thiệu bài.(Dùng lời)
*HĐ1: Giới thiệu cách tính.
- G/V vẽ hình HDHS phân tích yêu cầu bài toán.
- HDHS thực hiện như HD (sgk) và nêu kết quả.
- Gọi 2,3 Học sinh nêu các bước thực hiện .
- H/S,G/V nhận xét kết luận.
* HĐ2: Thực hành.
Bài 1: VBT.
 - Yêu cầu 1 HS đọc đề bài, cả lớp theo dõi.
 - HS làm bài tập cá nhân, 1 HS làm vào bảng con
- Yêu cầu HS giải thích miệng cách làm: 
- HS và GV nhận xét chốt lời giải đúng.
KL: Rèn kĩ năng tính diện tích các hình...
 *HĐ2: Củng cố - dặn dò.
 - GV hệ thống kiến thức toàn bài.
 - Dặn HS về nhà làm bài tập ở vở bài tập.
 Khoa học
Năng lượng mặt trời
I/ Mục ... trả lời :
 - Cam-pu-chia thuộc khu vực nào của châu á? Địa hình và sản xuất chính của nước này như thế nào ?
 - HS làm việc cá nhân; HS trả lời.
 - HS,GV nhận xét,bổ sung.
 KL: Cam-pu-chia nằm ở khu vực Đông Nam á, giáp Việt Nam, đang phát triển nông nghiệp và chế biến nông nghiệp.
* HĐ2: Vị trí địa lí nước Lào.
 - HS quan sát bản đồ các nước châu á, hình 5 bài 18 và đọc SGK trả lời :
 - Lào thuộc khu vực nào của châu á? Địa hình và sản xuất chính của nước này như thế nào ?
 - HS làm việc cá nhân; HS trả lời.
 - HS,GV nhận xét,bổ sung.
 KL : Địa hình đồi núi, là nước nông nghiệp , mới phát triển công nghiệp.
* HĐ3 : Địa lí vị trí Trung Quốc.
 - HS quan sát bản đồ các nước châu á, hình 5 bài 18 và đọc SGK trao đổi nhóm đôi trả lời :
 - Trung Quốc thuộc khu vực nào của châu á? Nêu tên thủ đô và nhận xét về diện tích,dân số của Trung Quốc so với các nước trên thế giới?
 - Đại diện các nhóm trình bày 
 KL: Trung Quốc có diện tích lớn,có số dân đông nhất thế giới,nền kinh tế đang phát triển mạnh với nột số mặt hàng công nghiệp,thủ công nghiệp nổi tiếng.
 - Gọi 2,3 HS đọc phần bài học SGK.
3/Củng cố dặn dò:
 - GV hệ thống bài.
 - Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
 Thể dục
 Nhảy dây- bật cao
 Trò chơi “ trồng nụ”
I/ Mục tiêu:
- Thực hiện được động tác tung và bắt bóng theo nhóm 2- 3 người ( có thể tung bóng bằng 1tay, 2 tay và bắt bóng bằng 2 tay). 
- Thực hiện đực nhảy dây kiểu chân trước, chân sau.
- Bước đầu biết cách thực hiện động tác bật cao tại chỗ.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi..
II/ Chuẩn bị
Sân TD, còi, cờ đuôi nheo,
III/ Hoạt động dạy học
 1. Phần mở đầu:
 - GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học.
 - Chạy nhẹ nhàng thành vòng tròn quanh sân tập.
 HS khởi động các khớp.
 2. Phần cơ bản
 a/ Ôn tung và bắt bóng theo nhóm 2- 3 người
Tập luyện theo tổ ở các khu vực được phân công. HS thay nhau điều khiển cho các bạn tập. GV đi từng tổ để sửa sai cho HS.
b/ Ôn nhảy dây kiểu chân trước, chân sau .
 c/ Làm quen nhảy bật cao : GV làm mẫu và giảng giải ngắn gọn, sau đó HS bật thử một số lần bằng cả 2 chân.
 c/ HS chơi trò chơi “ Trồng nụ”
3. Củng cố dặn dò.
 GV nhận xét tiết học.
Thứ 6 ngày 3 tháng 2 năm 2012
Luyện từ và câu
 Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
I/ Mục đích, yêu cầu:
- Nhận biết được một số từ hoặc cặp quan hệ từ thông dụng chỉ nguyên nhân- kết quả.
- Tìm được vế câu chỉ nguyên nhhân, chỉ kết quả và quan hệ từ, cặp quan hệ từ nối các vế câu (BT1, mục III) ; thay đổi vị trí của các vế câu để tạo câu ghép mới (BT2) ; chọn được quan hệ từ thích hợp (BT3) ; biết thêm vế câu tạo thành câu ghép chỉ nguyên nhân - kết quả ( chọn 2 trog số 3 câu ở BT4).
II/ Đồ dùng dạy học
 GV: Bảng phụ và phiếu bài tập ghi sẵn bài 1 phần nhận xét. 
II/ Các hoạt động dạy học chủ yếu
1/ Bài cũ : Đặt 1 câu ghép có sử dụng QHT để nối các vế của câu ghép đó.
2/ Bài mới: Giới thiệu bài : GV nêu mục tiêu của tiết học.
* HĐ1: Phần nhận xét
 - HS đọc yêu cầu bài tập 1, 2.
 - HS dùng bút chì gạch chéo để phân tách các vế câu ghép; gạch dưới những từ hoặc cặp quan hệ từ nối các vế câu.
 - 2 HS làm vào bảng phụ, cả lớp làm vào giấy nháp.
 - Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung chốt lời giải đúng.
 - GV hỏi: Từ kết quả phân tích trên, các em thấy các vế của câu ghép được nối với nhau bằng từ,cặp từ chỉ quan hệ nào ? Thể hiện quan hệ gì ?
 - HS khá giỏi trả lời ,G/V nhận xét kết luận.
 - H/S đặt câu có dùng những QHT và cặp QHT khác để nối các vế câu có QHT nguyên nhân-kết quả.
 -H/S trình bày. G/V nhận xét, bổ sung kết luận .
 - 3, 4 HS đọc nội dung ghi nhớ trong SGK.
* HĐ2: Luyện tập
+Bài tập 1:
 - Yêu cầu 1HS đọc nội dung của bài tập, cả lớp theo dõi.
 - HS làm bài độc lập vào vở bài tập .
 - HS trao đổi bài chấm chéo cho nhau.Sau đó phát biểu ý kiến
 - Cả lớp và GV nhận nhận xét kết luận lời giải đúng
 - HS yếu nhắc lại lời giải đúng. 
+Bài tập 2: 
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. cả lớp theo dõi.
 - GV lưu ý, hướng dẫn HS :Chỉ thay đổi vị trí các vế câu (có thể thêm bớt từ ) 
 - HS làm bài cá nhân , 3 H/S lên bảng làm.
 - HS và GV nhận xét
 + Bài tập3: .
 - Học sinh đọc yêu cầu của bài.
 - Học sinh làm cá nhân; 2 học sinh lên bảng làm.
 - Gọi 1số học sinh nêu kết quả, G/V kết luận.
 + Bài tập4: 
 - Học sinh đọc yêu cầu bài tập.
 - Học sinh trao đổi làm bài theo nhóm .
 - Đại diện các nhóm trình bày kết quả 
 - Học sinh ,giáo viên nhận xét,kết luận.
HĐ3: Củng cố – Dặn dò:
 - GV hệ thống kiến thức toàn bài.
 - GV nhận xét tiết học.
 - Yêu cầu HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. 
Tập làm văn
Trả bài văn tả người
I/ Mục tiêu
- Rút được kinh nghiệm về cách xây dựng bố cục,trình tự miêu tả,quan sát và chọn lọc chi tiết,cách diễn đạt,trình bày trong bài văn tả ngời
- Biết sửa lỗi và viết lại một đoạn văn cho đúng hoặc cho hay hơn.
II/ Đồ dùng dạy học.
GV : Một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ,đặt câu,...cần chữa chung trước lớp.
III/ Các hoạt động dạy học.
1/Kiểm tra bài cũ:
2/Dạy bài mới: Giới thiệu bài.
* HĐ1: Nhận xét chung bài làm của học sinh.
 - Giáo viên treo bảng phụ ghi 3 đề bài,2 Học sinh nhắc lại yêu cầu của đề bài.
 - Nhận xét chung bài làm của học sinh : Xác định đúng yêu cầu của đề bài .Bố cục;trình tự miêu tả;diễn đạt câu, ý...Dùng từ để làm nổi bật lên đặc điểm ngoại hình,tính cách của người được tả...
 - Nêu các lỗi về ý,dùng từ đặt câu,cách trình bày,lỗi chính tả ...
 - Trả bài.
 - Giáo viên chỉ các lỗi cần chữa đã viết trên bảng .
 - Học sinh tự sửa lỗi trên giấy nháp; 2 học sinh lên bảng thực hiện.HS tự chữa lỗi vào VBT
* HĐ2: Hướng dẫn chửa bài.
 - Gọi 1hs đọc yêu cầu bài 2 .
 - Học sinh làm bài cá nhân.
 - Gọi lần lượt học sinh đọc đoạn văn mình viết lại .
 - Nhận xét khen ngợi HS làm tốt.
3/Củng cố dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học.
 - Yêu cầu HS chuẩn bị bài học sau.
 Toán
Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần 
của hình hộp chữ nhật
I/ Mục tiêu: 
 - Có biểu tượng về diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật (HHCN) .
 - Biết tính diện tích xung quanh,diện tích toàn phần HHCN.
II/ Đồ dùng dạy học:
 GV: 1 HHCN, bảng phụ vẽ hình.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1/ Bài cũ : HS chỉ các mặt ,các cạnh của hình hộp chữ nhật
2/ Bài mới: Giới thiệu bài.
*HĐ1: Hình thành khái niệm tính S xq và S tp HHCN.
a/ Diện tích xung quanh :
 - GV cho H/S quan sát mô hình trực quan HHCN và chỉ ra các mặt xq của HHCN.
 - Diện tích xung quanh là diện tích của tất cả những mặt nào ? 
 - G/V nêu VD (như SGK) . G/V khai triển hình để H/S nhận xét đưa ra được cách tính Sxq và nêu kết quả.
 - Gọi 1,2 H/S nhắc lại cách tính Sxq . H/S nhắc lại qui tắc (SGK).
 b/ Diện tích toàn phần :
 - Cho H/S quan sát mô hình và nêu nhận xét về S toàn phần của HHCN.
 - 2 mặt đáy có S như thế nào ? H/S tính S tp của VD trên và nêu kết quả .
 - Gọi 1,2 H/S nêu cách tính . H/S nêu qui tắc (như SGK).
* HĐ2: Thực hành .
+Bài 1: VBT
 - 1 HS đọc yêu cầu bài 1.cả lớp theo dõi.
 - HS làm việc cá nhân. 2 H/S lên bảng làm
 - HS , GV nhận xét, chốt lại cách làm đúng.
 - HS nhắc lại qui tắc tính Sxq và S tp của HHCN.
KL: Rèn kĩ năng tính Sxq và Stp của HHCN.
3/ Củng cố dặn dò:
 - GV hệ thống kiến thức toàn bài.
 - Dặn HS về nhà làm BT SGK. 
Sinh hoạt tập thể
 Gương sáng đảng viên quê em
I .Mục tiêu :
- Giúp HS hiểu về cuộc đời, phẩm chất, thành tích của những đảng viên ưu tú trong sự nghiệp cách mạng xây dựng và bảo vệ quê hương .
- Có lòng tự hào, cảm phục và yêu mến các đảng viên ưu tú .
II. Nội dung và hình thức hoạt động :
1. Nội dung :
Truyền thống cách mạng và bảo vệ quê hương 
Gương các đảng viên ưu tú .
2. Hình thức :
HS sưu tầm , tìm hiểu , trình bày kết quả .
III. Chuẩn bị :
1. Phương tiện :
Tư liệu về Đảng bộ xã , truyền thống xây dựng và bảo vệ quê hương .
Câu hỏi : 
? Những truyền thống nổi bật ở quê hương em .
? Hãy kể tên 3 đảng viên ưu tú ở quê hương em ?
? Kể lại một gương đảng viên mà em khâm phục ?
? Hiện nay ở quê hương em đang có những phong trào gì về xây dựng và làm đẹp quê hương ?
2. Tổ chức :
- GVCN thông báo cho cả lớp nội dung hoạt động , ra câu hỏi , yêu cầu HS tìm hiểu.
- Cử lớp trưởng điều kiển chương trình .
- Cử cán sự văn nghệ chuẩn bị 2 tiết mục văn nghệ .
IV. Tiến hành hoạt động :
Người điều khiển
Nội dung hoạt động
Thời lượng
Lớp trưởng
Lớp trưởng
Lớp phó văn nghệ 
Hoạt động 1: Khởi động 
- ổn định tổ chức :
- Hát tập thể bài hát “Em là mầm non của đảng”.
- Tuyên bố lí do, giới thiệu chương trình : Trình bày kết quả tìm hiểu gương sáng đảng viên quê em.
Hoạt động 2: Hoạt động chủ đề 
Tìm hiểu gương sáng đảng viên quê em .
- Các tổ thảo luận, thông qua, tổng hợp , thống nhất kết quả sưu tầm của từng thành viên .
- Lần lượt từng tổ cử đại diện trình bày kết quả sưu tầm theo câu hỏi .
- Nhận xét kết quả tìm hiểu của các tổ , cho điểm .
- GV giới thiệu cho HS nghe về tấm gương của đảng viên ưu tú ở xã.
- Tiết mục văn nghệ của lớp : “Em là mầm non của Đảng” . 
10 phút
20 phút
5 phút 
V. Kết thúc hoạt động : (5 phút)
- GV CN nhận xét tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp .
- Căn dặn một số công việc trong dịp tết.
Sinh hoạt tập thể
Chủ điểm: Mừng đảng - mừng xuân
I . Mục tiêu :
- Giúp HS hiểu những phong tục tập quán văn hoá tốt đẹp của quê hương ngày xuân.
- Biết gìn giữ và phát huy những truyền thống tốt đẹp của quê hương đất nước .
II. Nội dung và hình thức hoạt động:
1. Nội dung :Những câu tục ngữ , những bài ca dao , bài thơ ...về phong tục , tập quán ngày xuân.
2. Hình thức: Thi giữa 2 đội .
II. Chuẩn bị:
1. Phương tiện: - Các tư liệu sưu tầm 
 - Các tiết mục văn nghệ 
 - Phần thưởng :bút, thước .
2. Tổ chức:- Họp, phân công công việc .
 - Phân công người dẫn chương trình .
IV. Tiến hành hoạt động:
Người điều kiển
 Nội dung
Thời gian
Lớp trưởng 
Phạm Thị Thương
Lớp phó
 Trần Duy Đạt
Ban giám khảo
1. Khởi động:
- Hát tập thể bài : mùa xuân - tình bạn 
- Giới thiệu chương trình 
2. Chương trình:
 Ngày xuân và nét đẹp truyền thống quê hương .
- Hát tập thể bài hát : Đây một mùa xuân .
- Hai tổ lần lượt trình bày các bài thơ, tục ngữ, ca dao ...đã sưu tầm .
- GVCN và Tổng phụ trách đánh giá , cho điểm.
- Văn nghệ : Hát tập thể
- Công bố kết quả điểm qua 2 phần thi .
+ Giải nhất: 5 bút 
+ Giải nhì : 5 thước
7 phút
23 phút
5 phút
V. Kết thúc hoạt động:
- Người dẫn chương trình công bố kết thúc hoạt động.
- GVCN nhắc nhở một số công việc.

Tài liệu đính kèm:

  • docT 21.doc