Thiết kế bài giảng lớp 5 năm 2012 - 2013 - Tuần 25

Thiết kế bài giảng lớp 5 năm 2012 - 2013 - Tuần 25

I / MỤC TIÊU

- Biết đọc đúng bài văn với thái độ tự hào ca ngợi.

- Hiểu ý chính của bài : Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

1/ Bài cũ :

2/ Bài mới :

* Giới thiệu bài : Giới thiệu bài qua tranh (GV).

* HĐ1 :Luyện đọc :

+ GVHD đọc :giọng đọc trang trọng, thiết tha

+ Đọc đoạn: (Học sinh đọc nối tiếp theo đoạn ( hai- ba lượt )

- GVHD đọc tiếng khó: Dập dờn, xòe hoa, sừng sững .; sửa lỗi giọng đọc

- GVHD đọc câu dài: “ Trong đền.chính nghĩa”, “ Dãy Tam Đảo. cuồn cuộn”

- GV đặt câu hỏi, hướng dẫn HS giải nghĩa một số từ, HS đọc phần chú giải )

+ Đọc theo cặp:( HS lần lượt đọc theo cặp) hs nhận xét, GV nhận xét .

+ Đọc toàn bài : (1 HS đọc toàn bài , HS còn lại theo dõi) .

+ GV đọc mẫu bài văn .

 

doc 23 trang Người đăng huong21 Lượt xem 683Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài giảng lớp 5 năm 2012 - 2013 - Tuần 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25
 Thứ ngày
 Môn học
 Tên bài dạy
2
 S H T T 
 Mĩ thuật
 Tập đọc
 Toán
 Đạo đức 
 Bài 25
 Phong cảnh Đền Hùng
 Kiểm tra định kì 
 Thực hành giữa học kì 2
3
 Toán 
 Khoa học
 Chính tả 
 Địa lí
 L T V C
 Bảng đơn vị đo thời gian
 Ôn tập: Vật chất và năng lợng(tiết 1)
 Nghe - viết : Ai là thủy tổ loài ngời
 Châu Phi
 Liên kết các câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ
4
 Thể dục
 Toán 
 Kể chuyện 
 Kĩ thuật
 Lịch sử
 Bài 49
 Cộng số đo thời gian 
 Vì muôn dân
 Lắp xe chở hàng (tiết 1)
 Sấm sét đêm giao thừa 
5
 Thể dục
 Tập đọc
Tập làm văn
 Toán 
 Khoa học
 Bài 50
 Cửa sông
 Tả đồ vật (kiểm tra viết)
 Trừ số đo thời gian 
 Ôn tập : Vật chất và năng lợng (tiết 2)
6
 Âm nhạc 
 Toán
 L T V C
Tập làm văn
 S H T T 
 Bài 25 
 Luyện tập 
Liên kết các câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ 
 Tập viết đoạn đối thoại
Tuần 25
Thứ 2 ngày 27 tháng 2 năm 2012
Tập đọc
phong cảnh đền hùng
I / Mục tiêu
- Biết đọc đúng bài văn với thái độ tự hào ca ngợi. 
- Hiểu ý chính của bài : Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.
II/ Đồ dùng dạy – học 
III/ Các hoạt động dạy học :
1/ Bài cũ :
2/ Bài mới : 
* Giới thiệu bài : Giới thiệu bài qua tranh (GV).
* HĐ1 :Luyện đọc :
+ GVHD đọc :giọng đọc trang trọng, thiết tha
+ Đọc đoạn: (Học sinh đọc nối tiếp theo đoạn ( hai- ba lượt )
- GVHD đọc tiếng khó: Dập dờn, xòe hoa, sừng sững ...; sửa lỗi giọng đọc
- GVHD đọc câu dài: “ Trong đền....chính nghĩa”, “ Dãy Tam Đảo... cuồn cuộn” 
- GV đặt câu hỏi, hướng dẫn HS giải nghĩa một số từ, HS đọc phần chú giải )
+ Đọc theo cặp:( HS lần lượt đọc theo cặp) hs nhận xét, GV nhận xét .
+ Đọc toàn bài : (1 HS đọc toàn bài , HS còn lại theo dõi) .
+ GV đọc mẫu bài văn .
*HĐ2 : Tìm hiểu bài :
? Bài văn viết về cảnh vật gì, ở nơi nào ?
? Hãy kể những điều em biết về các vua Hùng. 
+ HS cả lớp đọc thầm cả bài trả lời câu hỏi 2,3 SGK.
 Câu 2: (HS : Những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn,...)
Giảng từ : Bức hoành phi.
? Những từ ngữ đó gợi cho em thấy cảnh thiên nhiên ở đền Hùng ra sao? 
Câu 3 : ( HS : Sơn Tinh, Thủy Tinh; Thánh Gióng; An Dương Vương,...)
? Em hiểu hai câu ca dao sau như thế nào?
“ Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba”
( HS : Câu ca dao như nhắc nhở mọi ngời luôn nhớ đến cội nguồn của dân tộc,...)
? Dựa vào nội dung tìm hiểu được, em hãy nêu nội dung chính của bài.
Nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.
*HĐ 3: Đọc diễn cảm.
- 3HS khá giỏi đọc diễn cảm nối tiếp toàn bài . HS cả lớp lắng nghe tìm giọng đọc hay.(HS K- G nêu cách đọc, HS Y- TB nhắc lại)
- GV học sinh đọc đoạn 2.
- HS thi đọc trước lớp.
3/ Củng cố,dặn dò:
- Gọi HS nhắc lại ND chính của bài.
- Dặn HS về nhà đọc bài tiếp theo .
	Chính tả -nghe- viết
 ai là thủy tổ loài người ? 
I/ Mục tiêu
- Nghe- viết đúng bài CT.
- Tìm được các tên riêng trong truyện Dân chơi đồ cổ và nắm được quy tắc viết hoa tên riêng (BT2).
II/ Đồ dùng dạy học
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu
1/ Bài cũ:HS nhắc lại qui tắc viết hoa tên người , tên địa lí VN
2/ Bài mới : Giới thiệu bài(dùng lời).
* HĐ1: Hớng dẫn HS nghe- viết.
a/ Tìm hiểu nội dung đoạn viết
 + Gọi 1 đọc bài : Ai là thủy tổ loài người
? Bài văn nói về điều gì?
b/ Hướng dẫn viết từ khó.
 + Yêu cầu HS yêú và TB nêu các từ khó viết: Truyền thuyết, chúa trời, A- Đam, Bra- hma,...
 + Yêu cầu HS đọc và viết các từ đó
? Em hãy nêu qui tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài? 
GV nhận xét và treo bảng phụ có ghi sẵn qui tắc viết hoa 
c/ Viết chính tả: HS viết theo lời đọc của GV.(HS :đổi vở soát lỗi cho nhau)
d/ Thu, chấm bài : 10 bài.
* HĐ2: Hướng dẫn HS làm BT chính tả.
Bài tập 2: 
Một HS đọc yêu cầu BT và mẩu truyện: Dân chơi đồ cổ. Cả lớp theo dõi SGK.
Một HS đọc phần chú giải; GV giải thích: Cửu Phủ: Là tên một loại tiền cổ ở Trung Quốc thời xưa
HS làm bài cá nhân ở vở bài tập . Gọi HS giải thích cách viết hoa từng tên riêng.
HS trình bày miệng trứơc lớp, HS và GV nhận xét, kết luận.
? Em có suy nghĩ gì về tính cách của anh chàng mê đồ cổ?
3/ Củng cố – Dặn dò:
 - HS nhắc lại cách viết hoa tên ngời, tên địa lí nước ngoài.
- GV nhận xét tiết học 
 - Dặn học sinh chuẩn bị bài sau.
Toán
Kiểm tra định kì giữa kì 2
( HS làm bài trong giấy thi do PGD ra đề) 
Đạo Đức
Thực hành giữa học kì Ii
I / Mục tiêu : 
Củng cố cho HS :
- Cần phải yêu quê hương, đất nước và có ý thức bảo vệ quê hương đất nước.
- Cần phải tôn trọng ủy ban nhân dân xã và vì sao phải tôn trọng UBND xã(phường).
II / Đồ dùng dạy học: 
III / Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1/ Bài cũ:
2/ Bài mới : Giới thiệu bài
* HĐ1 : Luyện tập thực hành
+ Mục tiêu: Củng cố cho HS những kiến thức đã học về yêu quê hương, đất nước và có ý thức bảo vệ quê hương đất nước; HS biết lựa chọn các hành vi phù hợp và tham gia các công tác xã hội do UBND xã (phường ) tổ chức.
+ Cách tiến hành:
Bài 1: Theo em, trường hợp nào dưới đây thể hiện tình yêu quê hương? 
a/ Nhớ về quê hương mỗi khi đi xa.
b/ Tham gia hoạt động tuyên truyền phòng chống các tệ nạn xã hội ở địa phương.
c/ Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương.
d/ Quyên góp tiền của để tu bổ di tích, xây dựng các công trình ở quê.
đ/ Không thích về thăm quê.
e/ Tham gia trồng cây ở đường làng, ngõ xóm.
- HS làm bài theo nhóm . 
- Các nhóm thảo luận .
- Đại diện từng nhóm trình bày ,các nhóm khác bổ sung.
GVkết luận:Tình huống a, b, c, d, e thể hiện tình yêu quê hương.(HS Y- TB đọc lại) 
? Kể những việc em đã làm thể hiện tình yêu quê hương của mình.
Bài2 : Trong những việc sau việc nào cần đến ủy ban nhân dân xã để giải quyết?
a/ Đăng kí tạm trú cho khách ở lại nhà qua đêm.
b/ Cấp giấy khai sinh cho em bé
c/ Xác nhận hộ khẩu để đi học, đi làm,...
d/ Tổ chức các đợt tiêm vác xin phòng bệnh cho trẻ em.
đ/ Tổ chức giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
e/ Xây dựng trường học điểm vui chơi cho trẻ em, trạm y tế,...
g/ Mừng thọ người già.
h/ Tổng vệ sinh làng xóm, phố phường.
i/ Tổ chức các hoạt động khuyến học
- HS làm bài theo nhóm . 
- Các nhóm thảo luận .
- Đại diện từng nhóm trình bày ,các nhóm khác bổ sung.
GVkết luận: ủy ban nhân dân xã làm các việc: b, c, d, đ, e, h, i.
Bài 3: Em mong muốn khi lớn lên sẽ làm gì để góp phần xây dựng đất nước?
- HS suy nghĩ cá nhân phát biểu ý kiến
- HS và GV nhận xét, kết luận.
* HĐ3: Củng cố dặn dò :
- GV hệ thống kiến thức toàn bài
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau .
Thứ 3 ngày 28 tháng 2 năm 2012
 Luyện từ và câu
liên kết các câu trong bài 
bằng cách lặp từ ngữ
I/ Mục tiêu:
- Hiểu và nhận biết được những từ ngữ lặp dùng để liên kết câu ( ND ghi nhớ) ; hiểu được tác dụng của việc lặp từ ngữ.
- Biết sử dụng cách lặp từ ngữ để liên kết câu ; làm được các BT ở mục III.
II/ Đồ dùng dạy học
GV: Bảng phụ ghi sẵn 2 câu văn ở bài tập 1 phần nhận xét. Bảng nhóm.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu
1/ Bài cũ 
2/ Bài mới: Giới thiệu bài:GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 
*HĐ1: Phần nhận xét.
Bài tập 1: SGK
- GV treo bảng phụ đã chuẩn bị.
- 1HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
- GV nhắc HS trình tự làm bài.
- HS làm bài cá nhân và phát biểu ý kiến .
- HS và GV nhận xét kết luận.
Bài tập 2 : SGK
- 1HS đọc yêu cầu của bài tập.
- HS làm bài theo cặp và phát biểu ý kiến 
HS và GV nhận xét kết luận.
Bài 3: SGK.
-1 HS đọc yêu cầu bài tập, cả lớp theo dõi.
-HS làm bài cá nhân, trả lời miệng trước lớp
- HS và GV nhận xét kết luận. 
- Gọi 2,3 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
* HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: 
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập, cả lớp theo dõi SGK.
GV hướng dẫn HS Làm bài theo nhóm 4, đại diện nhóm trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét , kết luận.
 GVKL: Rèn kĩ năng nhận biết các từ ngữ được lặp lại dùng để liên kết câu. 
Bài tập 2: 
- HS đọc yêu cầu của bài tập. cả lớp theo dõi.
- HS làm bài theo nhóm vào bảng nhóm
- Các nhóm trình bày kết quả và nhận xét bổ sung lẫn nhau
- HS và GV nhận xét chốt lời giải đúng 
- HS yếu và TB đọc lại câu đã hoàn thành.
 GVKL: Rèn kĩ năng sử dụng cách lặp từ ngữ để liên kết câu. 
3/ Củng cố – Dặn dò:
- HS nhắc lại nội dung ghi nhớ.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
Kể chuyện
vì muôn dân
I/ Mục tiêu
- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh họa, HS kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Vì muôn dân.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Trần Hưng Đạo là người cao thượng, biết cách cư xử vì đại nghĩa .
II/ Đồ dùng dạy học
 GV : Tranh minh họa câu chuyện trong SGK phóng to.
III/ Các hoạt động dạy học
1/ Bài cũ
2/ Bài mới: Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu tiết học
*HĐ1: Giáo viên kể chuyện 
- GV kể lần 1(HS: lắng nghe)
- Giải nghĩa cho HS hiểu nghĩa các từ :Tị hiềm, Quốc công tiết chế, chăm- pa, sát thát.
- GV kể lần 2: Vừa kể vừa chỉ vào tranh minh họa(HS: lắng nghe và quan sát tranh)
* HĐ2: Hướng dẫn HS kể chuyện
a/ HS thực hành kể chuyện trong nhóm, tìm hiểu nội dung câu chuyện.
- HS kể chuyện theo cặp tiếp nối nhau kể từng đoạn theo tranh, sau đó kể toàn bộ câu chuyện. Kể xong HS trao đổi với nhau về ý nghĩa câu chuyện 
b/ HS thi kể chuyện trước lớp
- 6HS kể tiếp nối từng đoạn chuyện
- 2 HS kể toàn bộ câu chuyện.
- HS trao đổi về nội dung ý nghĩa câu chuyện.
- HS nhận xét bạn kể chuyện .
- GV nhận xét cho điểm.
3/ Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học, cho HS liên hệ thực tế
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau 
Toán
	bảng đơn vị đo thời gian
I/ Mục tiêu : biết:
- Tên gọi, kí hiệu của cá đơn vị đo thời gian đã học và mối quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian thông dụng. 
- Một năm nào đó thuộc thé kỉ nào.
- Đổi đơn vị đo thời gian
II/ Đồ dùng dạy học:
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1/ Bài cũ :
2/ Bài mới: Giới thiệu bài.(Dùng lời)
*HĐ1: Ôn tập các đơn vị đo thời gian. 
a/ Các đơn vị đo thời gian
GV yêu cầu: Hãy kể tên các đơn vị đo thời gian đã học.
GV cho HS nêu quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian.
GV ghi bảng đơn vị đo thời gian lên bảng yêu cầu 1 HS lên bảng điền số.
? Biết năm 2000 là năm nhuận vậy năm nhuận tiếp theo là năm nào? 
? Kể tên 3 năm nhuận tiếp theo của năm 2004? 
? Em có nhận xét gì về số chỉ các năm nhuận? 
? Em hãy kể tên các tháng trong năm?
? Em hãy nêu s ... nhóm khác bổ sung
* HĐ3: Trò chơi “ Thi kể tên các dụng cụ, máy móc sử dụng điện”.
+ Mục tiêu: Củng cố cho HS kiến thức về việc sử dụng điện
+ Cách tiến hành:
- Tổ chức cho HS chơi theo nhóm dưới hình thức “ tiếp sức” 
- Chia lớp làm 4 nhóm, mỗi nhóm cử 3-4 người lên tham gia chơi. Khi GV hô “bắt đầu”, HS đứng đầu mỗi nhóm lên viết tên một dụng cụ hoặc máy móc sử dụng điện rồi đi xuống; tiếp đến HS 2 lên viết,... Hết thời gian, nhóm nào viết được nhiều và đúng là thắng cuộc.
- HS và GV nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc
3/ Củng cố – Dặn dò:
- HS nhắc laị nội dung bài.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
	Tập làm văn
tả đồ vật (kiểm tra viết)
I/ Mục tiêu
 HS viết được một bài văn đủ 3 phần ( mở bài, thân bài, kết bài), rõ ý, dùng từ, đặt câu đúng, lời văn tự nhiên. 
II/ Đồ dùng dạy học
HS: Giấy kiểm tra. 
III/ Các hoạt động dạy học
1/ Bài cũ : HS nêu bố cục của bài văn tả đồ vật.
2/ Bài mới: Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học
* HĐ1: Hướng dẫn HS làm bài 
- 1 HS đọc 5 đề bài trong SGK, cả lớp theo dõi.
- 2,3 HS đọc lại dàn ý bài.
* HĐ2: HS làm bài
GV theo dõi
3/ Củng cố dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn về nhà chuẩn bị bài sau.
Địa lí
châu phi
I/ Mục tiêu: HS:
- Mô tả sơ lược được vị trí địa lí, giới hạn của châu Phi.
 - Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu của châu Phi.
 - Sử dụng quả Địa cầu , bản đồ, lược đồ nhận biết vị trí, giới hạn, lãnh thổ châu Phi.
 - Chỉ được vị trí hoang mạc Xa-ha-ra trên bản đồ (lược đồ).
II/ Đồ dùng dạy học
 GV: Bản đồ tự nhiên thế giới; lược đồ tự nhiên châu phi
 Quả địa cầu.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu
1/ Bài cũ 
2/ Bài mới: Giới thiệu bài(dùng lời)
* HĐ1: Vị trí địa lí và giới hạn
- GV treo bản đồ thế giới hoặc quả địa cầu lên
- Yêu cầu HS quan sát và trả lời miệng lần lượt các câu hỏi sau:
? Tìm và nêu vị trí của châu Phi 
? Châu Phi giáp các châu lục, biển và đại dương nào?
? Xem bảng thống kê diện tích SGK trang 103 so sánh diện tích của châu Phi với các châu lục khác.
 - GVKL :
* HĐ2: Đặc điểm tự nhiên.
- GV treo lược đồ tự nhiên châu phi yêu cầu HS quan sát lược đồ và thảo luận theo nhóm trả lời các câu hỏi sau:
? Địa hình châu Phi có đặc điểm gì?
? Khí hậu châu Phi có đặc điểm gì khác các châu lục đã học? Vì sao?
- GV theo dõi, HD HS làm bài tập.
- Yêu cầu một số HS trình bày.
 GVKL: - Vài HS đọc kết luận trong SGK
3/Củng cố dặn dò:
 - GV hệ thống bài.
 - Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
Thể dục
bậtcao -Trò chơi “chuyển nhanh, nhảy nhanh”
I/ Mục tiêu: 
 Ôn tập hoặc kiểm tra bật cao. Yêu cầu thực hiện đúng kĩ thuật động tác.
II/ Chuẩn bị
Sân TD, 2 quả bóng đá,
III/ Hoạt động dạy học
 1. Phần mở đầu:
 - GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học.
 - Chạy nhẹ nhàng thành vòng tròn quanh sân tập.
 HS khởi động các khớp.
 2. Phần cơ bản
 a/ Ôn tập hoặc kiểm tra bật cao.
Tập luyện theo tổ ở các khu vực được phân công. HS thay nhau điều khiển cho các bạn tập. GV đi từng tổ để sửa sai cho HS.
b/ kiểm tra bật cao .
d/ Chơi trò chơi “ chuyển nhanh, nhảy nhanh”.
3. Củng cố dặn dò.
 GV nhận xét tiết học. 	
	Thứ 6 ngày 2 tháng 3 năm 2012
 Luyện từ và câu
 liên kết các câu trong bài 
bằng cách thay thế từ ngữ
I/ Mục tiêu:
- HS hiểu thế nào là liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ (ND ghi nhớ).
- Biết sử dụng cách thay thế từ ngữ để liên kết câu và hiểu tác dụng của việc thay thế đó ( làm được 2 BT ở mục III).
II/ Đồ dùng dạy học
 GV: Bảng phụ ghi sẵn bài 1 phần nhận xét. 
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu
1/ Bài cũ : Liên kết câu bằng cách lặp từ có tác dụng gì?
2/ Bài mới: Giới thiệu bài:(dùng lời)
* HĐ1: Phần nhận xét
Bài tập 1:
- HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập . Cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS làm bài tập theo cặp và 1 HS làm trên bảng.
- Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung chốt lời giải đúng.
- HS yếu và TB nhắc lại
Bài tập 2:
- HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập . Cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS làm bài tập cá nhân , nêu miệng trước lớp.
- Cả lớp và GV nhận xét, kết luận: Việc thay thế những từ ngữ ta dùng ở câu trước bằng những từ ngữ cùng nghĩa để liên kết câu như ở 2 đoạn văn trên được gọi là phép thay thế từ ngữ. 
- 3, 4 HS đọc nội dung ghi nhớ trong SGK.
* HĐ2: Luyện tập
Bài tập 1:SGK
- Yêu cầu HS đọc nội dung của bài tập, Cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS làm bài độc lập , nêu miệng trớc lớp .
- Cả lớp và GV nhận nhận xét kết luận lời giải đúng: Từ anh thay cho Hai Long; Cụm từ Người liên lạc thay cho người đặt hộp thư ; ....
- HS yếu nhắc lại lời giải đúng. 
 GVKL: Rèn kĩ năng nhận biết các từ ngữ thay thế.
3/ Củng cố – Dặn dò: 
- GV hệ thống kiến thức toàn bài.
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. 
	Tập làm văn
tập viết đoạn đối thoại
 I/ Mục đích, yêu cầu
 Dựa theo truyện Thái sư Trần Thủ Độ và những gợi ý của GV viết tiếp được các lời đối thoại trong màn kịch với ND phù hợp (BT). Biết phân vai đọc lại hoặc diễn thử màn kịch. 
*KNS : Thể hiện sự tự tin ; hợp tác.
II/ pp và KTDh
 Gợi tìm, kích thích suy nghĩ sáng tạo của HS ; trao đổi trong nhóm nhỏ ; đóng vai.
IIi/ Đồ dùng dạy học.
GV: Giấy khổ to và bút dạ để làm bài 2
Iv/ Các hoạt động dạy học.
1/Kiểm tra bài cũ:
2/Dạy bài mới: Giới thiệu bài.(dùng lời)
* HĐ1: Hướng dẵn HS làm bài tập . 
Bài 1: SGK 
1 HS đọc yêu cầu và đoạn trích của bài tập 1, cả lớp theo dõi SGK.
? Các nhân vật trong đoạn trích là ai?
? Nội dung của đoạn trích là gì? 
? Dáng điệu, vẻ mặt, thái độ của họ lúc đó như thế nào? 
Bài 2: SGK 
- 1 HS đọc yêu cầu, nhân vật, cảnh trí, thời gian, gợi ý đoạn đối thoại, cả lớp theo dõi SGK.
- HS làm bài tập theo nhóm vào giấy khổ to.
- Đại diện các nhóm tiếp nối nhau đọc lời đối thoại của nhóm mình.
- GV cùng HS nhận xét, sửa chữa, bổ sung.
Bài 3: SGK 
- 1 HS đọc yêu cầu bài 3
- GV nhắc các nhóm chuẩn bị cho việc đọc phân vai hoặc diễn thử màn kịch.
- HS mỗi nhóm tự phân vai và vào vai.
- Từng nhóm HS tiếp nối nhau đọc lại hoặc diễn thử màn kịch trước lớp.
- Cả lớp và GV bình chọn nhóm đọc lại hoặc diễn màn kịch sinh động, tự nhiên, hấp dẫn nhất. 
3/ Củng cố dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học.
 - Yêu cầu HS chuẩn bị bài học sau.
 Toán
luyện tập
I/ Mục tiêu: Biết
- Cộng, trừ số đo thời gian.
- Vận dụng giải các bài toán có ND thực tiễn.
II/ Đồ dùng dạy học:
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1/ Bài cũ :
2/ Bài mới: Giới thiệu bài.
* HĐ1: Thực hành.
Bài 1: 
- 1HS đọc yêu cầu bài 1b, cả lớp theo dõi trong SGK
- HS làm bài cá nhân,2 HS lên bảng làm mỗi em làm 2 bài
- HS và GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
 KL: Rèn kĩ năng đổi đơn vị đo thời gian.
Bài 2: 
- 1HS đọc yêu cầu bài 2, cả lớp theo dõi .
- HS làm việc cá nhân,3 HS lên bảng làm mỗi em làm 1 bài
- HS và GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
 KL: Rèn kĩ năng cộng số đo thời gian.
Bài 3: 
- 1HS đọc yêu cầu bài 3, cả lớp theo dõi .
- HS làm việc cá nhân, HS lên bảng làm mỗi em làm 1 bài.
- HS và GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
 KL: Rèn kĩ năng trừ số đo thời gian.
3/ Củng cố dặn dò:
- GV hệ thống kiến thức toàn bài.
 - Dặn HS về nhà làm BT SGK. 
 Sinh hoạt tập thể
 Vui văn nghệ chào mừng ngày 8/3
I. Mục đích :
- Giúp các em hiểu thêm một số bài hát về người phụ nữ. 
- GD lòng tự hào về truyền thống ngày 8/3.
- Tiếp tục bồi dưỡng kĩ năng, phong cách thể hiện các tiết mục văn nghệ .
II. Nội dung và hình thức hoạt động :
1. Nội dung hoạt động : 
 Các bài hát về người phụ nữ.
2. Hình thức hoạt động :
 Biểu diễn văn nghệ 
III. Chuẩn bị :
1. Phương tiện :
 Các tiết mục văn nghệ .
2. Tổ chức /: 
- Mỗi tổ chuẩn bị 2,3 tiết mục văn nghệ .
- Các tổ sưu tầm , tập hát .
- Phân công dẫn chương trình .
IV. Tiến hành hoạt động:
Người điều kiển
 Nội dung
 Thời gian 
Lớp trưởng
Lớp phó văn nghệ: 
1. Khởi động:
- Hát tập thể bài hát: Bàn tay cô giáo
- Giới thiêụ chương trình 
2. Chương trình văn nghệ :
- Các tổ biểu diễn tiết mục văn nghệ : 
- Đại diện 4 tổ , mỗi tổ biểu diễn 1 tiết mục văn nghệ .
- 4 tổ thi hát các bài hát về người phụ nữ anh hùng trong chiến đấu, trong lao động .. .
+ Luật chơi : Các tổ bắt thăm, trong thăm ghi tên các loài hoa . Các tổ cử đại diện hát hoặc cả tổ hát bài hát theo yêu cầu. Đúng mỗi bài 10 điểm .
 Mỗi tổ có 3 lần bắt thăm .
- Người dẫn chương trình tổng hợp số điểm , công bố tổ dành chiến thắng .
10 phút
20 phút
V. Kết thúc hoạt động : (5 phút)
- GVCN nhận xét sự chuẩn bị của các tổ .
- Đánh giá chung các tiết mục tham gia.
Sinh hoạt tập thể
 Tìm hiểu về Gương đảng viên tiêu biểutại cán khê
I .Mục tiêu :
- Giúp HS hiểu về cuộc đời, phẩm chất, thành tích của những đảng viên ưu tú trong sự nghiệp cách mạng xây dựng và bảo vệ quê hương .
- Có lòng tự hào, cảm phục và yêu mến các đảng viên ưu tú .
II. Nội dung và hình thức hoạt động :
1. Nội dung :
Truyền thống cách mạng và bảo vệ quê hương 
Gương các đảng viên ưu tú .
2. Hình thức :
HS sưu tầm , tìm hiểu , trình bày kết quả .
III. Chuẩn bị :
1. Phương tiện :
Tư liệu về Đảng bộ xã , truyền thống xây dựng và bảo vệ quê hương .
Câu hỏi : 
? Những truyền thống nổi bật ở quê hương em .
? Tìm hiểu về những đảng viên quanh em .
? Hãy kể tên 3 đảng viên ưu tú ở quê hương em ?
? Kể lại một gương đảng viên mà em khâm phục ?
? Hiện nay ở quê hương em đang có những phong trào gì về xây dựng và làm đẹp quê hương ?
2. Tổ chức :
- GVCN thông báo cho cả lớp nội dung hoạt động , ra câu hỏi , yêu cầu HS tìm hiểu.
- Cử lớp trưởng điều kiển chương trình .
- Cử cán sự văn nghệ chuẩn bị 2 tiết mục văn nghệ .
IV. Tiến hành hoạt động :
Người điều khiển
Nội dung hoạt động
Thời lượng
Lớp trưởng
Lớp trưởng
Lớp phó văn nghệ 
Hoạt động 1: Khởi động 
- ổn định tổ chức :
- Hát tập thể bài hát “Em là mầm non của đảng”.
- Tuyên bố lí do, giới thiệu chương trình : Trình bày kết quả tìm hiểu gương sáng đảng viên quê em.
Hoạt động 2: Hoạt động chủ đề 
Tìm hiểu gương sáng đảng viên quê em .
- Các tổ thảo luận, thông qua, tổng hợp , thống nhất kết quả sưu tầm của từng thành viên .
- Lần lượt từng tổ cử đại diện trình bày kết quả sưu tầm theo câu hỏi .
- Nhận xét kết quả tìm hiểu của các tổ , cho điểm .
- GV giới thiệu cho HS nghe về tấm gương của đảng viên ưu tú ở xã.
- Tiết mục văn nghệ của lớp : “Em là mầm non của Đảng” . 
10 phút
20 phút
5 phút 
V. Kết thúc hoạt động : (5 phút)
- GV CN nhận xét tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp .
- Căn dặn một số công việc trong dịp tết.

Tài liệu đính kèm:

  • docT 25.doc