Thiết kế bài giảng lớp 5 năm 2012 - 2013 - Tuần 9

Thiết kế bài giảng lớp 5 năm 2012 - 2013 - Tuần 9

 I/Mục tiêu

- Đọc đúng toàn bài; biết phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật(Hùng, Quý , Nam, thầy giáo).

- Hiểu được vấn đề tranh luận và ý được khẳng định qua tranh luận : Người lao động là đáng quý nhất.(Trả lời được các câu hỏi 1,2,3 SGK)

II/Đồ dùng dạy học

- Tranh minh họa bài đọc SGK để giới thiệu bài

- Bảng phụ ghi đoạn văn kể về cuộc tranh luận của Hùng, Quý, Nam để hướng dẫn đọc.

 

doc 25 trang Người đăng huong21 Lượt xem 770Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài giảng lớp 5 năm 2012 - 2013 - Tuần 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 9
 Thứ ngày
 Môn học
 Tên bài dạy
2
 30/ 10
 S H T T
 Mĩ thuật 
 Tập đọc
 Toán
 Đạo đức
 Bài 9
 Cái gì quí nhất?
 Luyện tập
 Tình bạn 
3
31/ 10
 Toán 
 Khoa học
 Chính tả
 Địa lí
 L T V C
 Viết các số đo khối lợng dới dạng STP
 Thái độ đối với ngời nhiễm HIV/AIDS
 Nghe – viết : Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông đà
 Các dân tộc , sự phân bố dân c 
 Mở rộng vốn từ: Thiên nhiên
4
1/11
 Thể dục
 Toán 
 Kể chuyện
 Kĩ thuật
 Lịch sử 
 Bài 17
 Viết các số đo diện tích dới dạng STP 
 Kể chuyện đợc chứng kiến hoặc tham gia
 Thêu chữ V (tiết2)
 Cách mạng mùa thu 
5
2/ 11
 Thể dục
 Tập đọc
 Tập làm văn
 Toán 
 Khoa học
 Bài 18
 Đất cà mau
 Luyện tập thuyết trình, tranh luận
 Luyện tập chung 
 Phòng tránh bị xâm hại
6
3/ 11
 Âm nhạc
 Toán
 L T V C
 Tập làm văn
 S H T T 
 Học hát : Những bông hoa những bài ca
 Luyện tập chung 
 Đại từ 
 Luyện tập thuyết trình, tranh luận
Tuần 9
 Thứ 2 ngày 24 tháng 10 năm 2011
 Tiết1: Tậpđọc
Cái gì quý nhất ?
 I/Mục tiêu
- Đọc đúng toàn bài; biết phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật(Hùng, Quý , Nam, thầy giáo).
- Hiểu được vấn đề tranh luận và ý được khẳng định qua tranh luận : Người lao động là đáng quý nhất.(Trả lời được các câu hỏi 1,2,3 SGK)
II/Đồ dùng dạy học
- Tranh minh họa bài đọc SGK để giới thiệu bài
- Bảng phụ ghi đoạn văn kể về cuộc tranh luận của Hùng, Quý, Nam để hướng dẫn đọc. 
III/Các hoạt động dạy – học. 
A / Bài cũ :
B / Bài mới :
 1/ Giới thiệu bài : quan sát tranh.
 2/ Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài :
* HĐ1: Luyện đọc :
 - Hướng dẫn giọng đọc: Toàn bài đọc với giọng kể chuyện, chậm rãi, phân biệt lời của nhân vật.Giọng Hùng, Quý, Nam: sôi nổi, hào hứng; giọng thầy giáo: ôn tồn, chân tình, giàu sức thuyết phục
 - Phân đoạn: 3 đoạn :
 + Đoạn 1: từ đầu đến ...Sống được không?
 + Đoạn 2: Tiếp theo đến ...Thầy giáo phân giải. 
 + Đoạn 3 : Phần còn lại.
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn (2 lượt).
 + Lựơt 1: rút từ tiếng khó HS đọc sai,sửa lỗi giọng đọc. 
 + Lượt 2: giải nghĩa một số từ ngữ:( HS đọc phần chú giải)
- HS luyện đọc theo cặp .
- Một HS đọc toàn bài .
 - GV đọc mẫu bài văn.
* HĐ2: Tìm hiểu bài :
 Tổ chức cho HS đọc thầm, đọc lướt Từ đầu đến thầy giáo phân giải trả lời các câu hỏi sau:
 + Theo Hùng, Qúi, Nam cái quí nhất trên đời là gì?
Giải nghĩa từ : Mươi bước : mười bước
 + Mỗi bạn đa ra lí lẽ như thế nào để bảo vệ ý kiến của mình?
Nội dung đoạn văn trên nói lên điều gì?
ý1 : Cuộc tranh luận của Hùng, Quý, Nam
Tiểu kết: Tác giả đã sử dụng biện pháp kể chuyện cho ta thấy cuộc tranh luận về cái gì quý nhất của 3 bạn Hùng, Quý, Nam
- HS đọc thầm đoạn văn còn lại trả lời câu hỏi sau:
 + Vì sao thầy giáo cho rằng người lao động mới là quí nhất?
 + Đoạn văn nói lên điều gì?
ý2: Lời phân giải của thầy giáo
Tiểu kết: Tác giả đã sử dụng biện pháp kể chuyện cho ta thấy thầy giáo đã giảng giải để 3 bạn hiểu ra ngời lao động là cái quý nhất.
 + Nội dung chính của bài nói lên điều gì?
 Nội dung người lao động là quí nhất. 
* HĐ3: Hướng dẫn đọc :
 - Yêu cầu 5 HS luyện đọc theo vai. HS cả lớp theo dõi để tìm cách đọc (như đã hướng dẫn).
 - Cả lớp trao đổi thống nhất giọng đọc cho từng nhân vật.
Tổ chức cho HS đọc đoạn văn đã ghi ở bảng phụ:
 + Treo bảng phụ hướng dẫn cách đọc
 + GV đọc mẫu
+ HS luyện đọc theo nhóm.
 - Tổ chức cho HS thi đọc trước lớp.
 - Nhận xét cho điểm HS.
3/ Củng cố- Dặn dò:
 Cho HS nhắc lại nội dung bài và liên hệ thực tế.
 Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
Tiết2: Chính tả:
nhớ- viết: Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông đà
I/Mục tiêu
- Viết đúng bài CT ; trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ theo thể thơ tự do.
- Làm được BT(2) a / b hoặc (BT3) a / b, hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn
II/Đồ dùng dạy học
 GV: bảng phụ ghi nội dung bài tập 2b.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu
A/ Bài cũ:
B/ Bài mới : Giới thiệu bài.
* HĐ1: Hướng dẫn HS viết chính tả
a, Tìm hiểu nội dung bài thơ
 + Gọi 1-2 HS đọc thuộc lòng bài thơ
 + GV hỏi, HS trả lời miệng câu hỏi về nội dung bài.
b/ Hướng dẫn viết từ khó.
 + Yêu cầu HS nêu các từ khó viết.
 + Yêu cầu 2 HS đọc và viết các từ đó.
c/ Viết chính tả: 
d/ Thu, chấm bài : 10 bài.
* HĐ2: Hướng dẫn HS làm BT chính tả.
Bài 1.
- Một HS đọc yêu cầu BT. Cả lớp theo dõi SGK.
- Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm đôi, 1 HS lên bảng làm.
- Cả lớp và GV nhận xét kết quả bài làm của HS. Chốt lời giải đúng.
- Gọi HS đọc thành tiếng các tiếng tìm được trên bảng.
Bài tập 2.
 - Một HS đọc yêu cầu của bài tập.
- HS thảo luận nhóm 4, 2 HS lên bảng làm.
- HS và GV nhận xét. Kết luận lời giải đúng.
* HĐ3: Củng cố – Dặn dò:
Nhận xét giờ học . Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau
 Tiết3: Toán
 luyện tập 
I/Mục tiêu:
 Biết viết số đo độ dài dưới dạng STP.
II/ Đồ dùng dạy học.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
A/ Bài cũ.
B/ Bài mới: Giới thiệu bài.
* HĐ1: Thực hành
Bài 1: VBT.
- Yêu cầu một HS nêu yêu cầu BT.
- HS làm bài tập cá nhân, 1 HS làm ở bảng nhóm, nêu KQ.
- HS và GV nhận xét chốt lời giải đúng.
KL: Rèn kĩ năng viết số đo độ dài dưới dạng STP.
Bài 2: VBT.
 - Yêu cầu 1 HS đọc đề bài.GV hướng dẫn mẫu như VBT.
 - HS làm bài tập cá nhân, 4 HS lên bảng làm.Nêu cách làm.
 - HS và GV nhận xét chốt lời giải đúng.
KL: Rèn kĩ năng viết số đo độ dài dưới dạng STP.
Bài3: VBT.
 - Yêu cầu HS đọc đề bài.
 - HS làm bài cá nhân HS đổi vở để tự kiểm tra.1HS nêu KQ.
 - HS và GV nhận xét , chốt lời giải đúng.
KL: Rèn kĩ năng viết số đo độ dài dưới dạng STP.
Bài4: VBT.
 - Yêu cầu HS đọc đề bài.( câu a,c)
 - HS làm bài cá nhân, 2 HS lên bảng làm.
 - HS và GV nhận xét , chốt lời giải đúng.
KL: Rèn kĩ năng viết số đo độ dài dưới dạng STP.
*HĐ2: Củng cố - dặn dò.
 GV hệ thống kiến thức toàn bài.
 Dặn HS về nhà làm bài tập ở vở bài tập.
Tiết4: Đạo đức
Tình bạn
I/Mục tiêu:
 - Biết được bạn bè cần phải đoàn kết, thân ái, giúp đỡ lẫn nhau nhất là khi khó khăn hoạn nạn. 
 - Cư xử tốt với bạn bè trong cuộc sống hằng ngày.
*KNS : KN tư duy phê phán, KN ra quyết định phù hợp trong các tình huống, KN giao tiếp ứng xử với bạn bè, KN thể hiện sự thông cảm, chia sẻ với bạn bè..
II/ Các PP – ktdh:
 Thảo luận nhóm, sử lí tình huống, đóng vai.
III/Đồ dùng dạy học
GV: Đồ dùng hóa trang để đóng vai.
IV/Các hoạt động dạy học chủ yếu
A/ Bài cũ
B/ Bài mới : Giới thiệu bài
Cả lớp hát bài: lớp chúng ta đoàn kết.
GV hỏi, HS trả lời miệng những câu hỏi sau:
 + Bài hát nói lên điều gì?
 + Lớp chúng ta có vui như vậy không?
 + Điều gì sẽ sảy ra nếu xung quanh chúng ta không có bạn bè?
KL: Ai cũng cần có bạn bè. Trẻ em cũng cần có bạn bè và có quyền được kết giao bạn bè 
* HĐ 1: Tìm hiểu câu truyện : Đôi bạn
 Mục tiêu : HS hiểu được bạn bè cần phải đoàn kết, giúp đỡ nhau những lúc gặp khó khăn, hoạn nạn.
 Cách tiến hành: 
 Yêu cầu HS đọc câu truyện trong SGK.
 GV hướng dẫn HS lên đóng vai theo nội dung truyện.
 Cả lớp thảo luận trả lời miệng câu hỏi SGK.
KL: Bạn bè cần biết thương yêu, đoàn kết, giúp đỡ nhau, nhất là những lúc khó khăn, hoạn nạn.
* HĐ 2: Làm bài tập 2 SGK.
 Mục tiêu: HS biết cách ứng sử phù hợp trong các tình huống có liên quan đến bạn bè.
 Cách tiến hành: 
 GV yêu cầu HS đọc bài tập 2 và làm việc cá nhân, nêu miệng trước lớp.
 Cả lớp trao đổi, nhận xét, bổ sung.
 Cho HS liên hệ thực tế sau mỗi tình huống.
*HĐ3:Củng cố.
 Mục tiêu: Giúp HS biết được các biểu hiện của tình bạn đẹp.
 Cách tiến hành:
Một số HS nêu biểu hiện cả tình bạn đẹp.
 GV kết luận: Cách biểu hiện của tình bạn đẹp là: Tôn trọng, chân thành, biết quan tâm, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, biết chia sẻ vui buồn cùng nhau...
HS liên hệ những tình bạn đẹp trong lớp, trong trường mà em biết.
GV yêu cầu một số HS đọc phần ghi nhớ SGK.
HĐ nối tiếp: 
Su tầm truyện , ca dao, tục ngữ, bài thơ, bài hát...về chủ đề tình bạn.
Đối sử tốt với bạn bè xung quanh.
 Thứ 3 ngày 25 tháng 10 năm 2011
Tiết1:Luyện từ và câu
mở rộng vốn từ: thiên nhiên
I/ Mục tiêu:
 - Tìm được các từ ngữ thể hiện sự so sánh và nhân hóa trong mẫu chuyện Bầu trời mùa thu (BT1,BT2).
 - Viết được bài văn tả cảnh đẹp quê hương, biết dùng từ ngữ, hình ảnh so sánh, nhân hoá khi miêu tả.
II/Đồ dùng dạy học
 GV: Bảng nhóm
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu
A/ Bài cũ 
B/ Bài mới: Giới thiệu bài:
* HĐ1: Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 1:
Yêu cầu 1HS đọc mẩu chuyện : Bầu trời mùa thu .Cả lớp đọc thầm.
Bài tập 2: 
 HS đọc yêu cầu của bài tập .
 HS làm bài tập theo 4 nhóm để làm bài tập 
 Đại diện lên trình bày
 Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài tập 3: .
 Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
 HS làm việc độc lập, một số HS trình bày bài làm.
 GV và HS nhân xét chốt lời giải đúng.
KL: Rèn kĩ năng viết văn tả cảnh đẹp quê hương.
HĐ2: Củng cố – Dặn dò:
 GV hệ thống kiến thức toàn bài.
 GV nhận xét tiết học.
 Yêu cầu HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. 
Tiết2: Kể chuyện
ôn tập
I/Mục tiêu:
-Ôn và kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên.
- Biết trao đổi về trách nhiệm của con người đối với thiên nhiên ; biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
II/Đồ dùng dạy học:
 GV: Một số truyện nói về quan hệ giữa con người và thiên nhiên.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 1/Bài cũ: - Gọi HS nêu lại các câu chuyện đã kể ở tiết trước.
 2/Bài mới: Giới thiệu bài ôn tập
 * HĐ1: Hướng dẫn kể chuyện.
 - Gọi HS nhắc lại đề bài.
 - Yêu cầu HS giới thiệu câu truyện mà em sẽ kể trong tiết KC hôm nay.
b/ Kể chuyện trong nhóm.
Yêu cầu HS kể chuyện theo nhóm . 
 Gợi ý cho HS các câu hỏi để trao đổi về nội dung truyện:
 + Chi tiết nào trong truyện làm bạn nhớ nhất?
 + Câu truyện muốn nói với chúng ta điều gì?
 + Hành động nào của nhân vật làm bạn nhớ nhất?
HS nghe kể hỏi:
 + Tại sao bạn lại chọn câu truyện này?
 + Câu truyện của bạn có ý nghĩa gì?
 + Bạn thích nhất tình tiết nào của truyện?
c/ Thi kể và trao đổi về ý nghĩa của truyện.
- Đại diện các nhóm lên thi kể chuyện trước lớp , mỗi HS kể chuyện xong đều trao đổi cùng các bạn về nội dung và ý nghĩa câu truyện.
- HS và GV nhận xét, cho điểm .
* HĐ2: Củng cố dặn dò
 GV nhận xét tiết học
 Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau 
Tiết3: Toán
Viết các số đo khối lượng dưới dạng số thập phân 
I/Mục tiêu 
 Biết viết số đo khối lượng dưới dạng STP.
II/Đồ dùng dạy học:
 Bảng đơn vị đo khối lượng kẻ sẵn ở bảng phụ.
III/Các hoạt động  ... ránh bị xâm hại.
 Cách tiến hành:
 Yêu cầu HS đọc lời thoại của các nhân vật trong hình minh họa 1,2,3 SGK trang 38 trả lời miệng câu hỏi sau:
 + Các bạn trong các tình huống trên có thể gặp phải nguy hiểm gì?
 + Em sẽ làm gì trong mỗi trờng hợp đã nêu ở trên?
GV kết luận
 Yêu cầu HS đọc mục bạn cần biết
* HĐ 2: ứng phó với nguy cơ bị xâm hại
 Mục tiêu: Giúp HS :
- Rèn luyện kĩ năng ứng phó với nguy cơ bị xâm hại.
- Nêu được các quy tắc an toàn cá nhân
Cách tiến hành:
 HS thảo luận nhóm
Nhóm 1: Phải làm gì khi có người lạ tặng quà cho mình?
Nhóm 2: Phải làm gì khi có người lạ muốn vào nhà?
Nhóm 3: Phải làm gì khi có người trêu ghẹo hoặc có hành động gây bối rối, khó chịu đối với bản thân,...
 Các nhóm trình bày KQ 
 HS và GV nhận xét, kết luận.
*HĐ3: Những việc cần làm khi bị xâm hại
Mục tiêu: HS liệt kê được danh sách những người có thể tin cậy, chia sẻ, tâm sự, nhờ giúp đỡ bản thân khi bị xâm hại.
 HS trả lời câu hỏi sau :
 + Khi có nguy cơ bị xâm hại chúng ta phải làm gì?
 + Trong trường hợp bị xâm hại chúng ta sẽ phải làm gì?
 + Theo em chúng ta có thể tâm sự, chia sẻ với ai khi bị xâm hại?
 Yêu cầu HS đọc mục bạn cần biết
Củng cố – Dặn dò:
 HS nhắc laị nội dung bài.
 Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
 Tiết3: Tập làm văn
Luyện tập thuyết trình, tranh luận
I/Mục tiêu
 Nêu được lí lẽ, dẫn chứng và bước đầu biết diễn đạt gãy gọn , rõ ràng trong thuyết trình, tranh luận một vấn đề đơn giản.
II/Chuẩn bị
 GV: Bảng phụ ghi sẵn bài tập 1.
 III/Các hoạt động dạy học.
A.Kiểm tra bài cũ:
B.Dạy bài mới: Giới thiệu bài.
* HĐ1: HDHS luyện tập.
Bài tập1: SGK.
HS đọc yêu cầu bài tập 1.
HS làm việc theo 4 nhóm, 1HS làm vào bảng phụ
HS trình bày kết quả.
HS và GV nhận xét, bổ sung.
 GV nhấn mạnh: Khi thuyết trình, tranh luận về một vấn đề nào đó, ta phải có ý kiến riêng, biết nêu lí lẽ để bảo vệ ý kiến một cách có lí có tình, thể hiện sự tôn trọng người đối thoại.
Bài tập 2: SGK.
 Một HS đọc yêu cầu và mẫu của bài tập.
Yêu cầu HS làm theo nhóm 4
HS trình bày ý kiến.
Cả lớp và GV nhận xét,bổ sung.
* HĐ2: Củng cố dặn dò:
 GV nhận xét tiết học.
 Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
Tiết4:Địa lí
Các dân tộc, sự phân bố dân cư
I/ Mục tiêu: HS:
- Biết sơ lược về sự phân bố dân cư Việt Nam.
- Sử dụng bảng số liệu, biểu đồ, bản đồ, lược đồ đân cư ử mức độ đơn giản để nhận biết một số đặc điểm của sự phân bố dân cư.
II/ Đồ dùng dạy học
 GV: Biểu đồ Mật độ dân số Việt Nam.
 Lược đồ mật độ dân số Việt Nam.
 Tranh ảnh về một số dân tộc, làng bản ở đồng bằng, miền núi và đô thị của Việt Nam
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu
A/ Bài cũ 
B/ Bài mới: Giới thiệu bài
* HĐ1: Các dân tộc
 Yêu cầu HS dựa vào tranh ảnh và đọc SGK thảo luận nhóm đôi trả lời các câu hỏi sau:
 + Nước ta có bao nhiêu dân tộc?
 + Dân tộc nào có số dân đông nhất? Sống chủ yếu ở đâu? Các dân tộc ít người chủ yếu sống ở đâu?
 + Kể tên một số dân tộc ít người ở nước ta.
* HĐ2: Mật độ dân số VN.
 - GV hỏi: Dựa vào SGK, em hãy cho biết mật độ dân số là gì?
 - HS quan sát bảng mật độ dân số Việt Nam và trả lời miệng câu hỏi ở mục 2 SGK.
 GV và HS nhận xét , bổ sung, chốt lời giải đúng.
KL: Nớc ta có mật độ dân số cao, cao hơn cả mật độ dân số Trung Quốc, nước đông dân nhất thế giới, và cao hơn nhiều so với mật độ trung bình của thế giới.
* HĐ3: Phân bố dân cư
 HS quan sát lược đồ mật độ dân số,tranh ảnh về làng ở đồng bằng, bản ở miền núi và trả lời câu hỏi của mục 3 trong SGK.
KL: Dân c nước ta phân bố không đều:ở đồng bằng và các đô thị lớn,dân cư tập trung đông đúc; ở miền núi, hải đảo dân cư thưa thớt.
 Yêu cầu HS đọc phần bài học SGK và liên hệ thực tế
? ở nơi bạn đang sống dân cư sống đông đúc hay thưa thớt.
C/Củng cố dặn dò:
 Gọi HS đọc phần bài học trong SGK.
 Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
Tiết5: thể dục
ôn 3 động tác vươn thở, tay, chân
trò chơi “ai nhanh và khéo hơn”
I/ Mục tiêu:
- Biết cách thực hiện động tác vươn thở,tay và chân của bài thể dục phát triển chung.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi.
II/ Chuẩn bị:
 - Sân, còi, cờ đuôi nheo, bóng
III/ Hoạt động dạy học:
 1. ổn địng tổ chức: 
 - GV phổ biến nội dung tiết học.
 2. Dạy bài mới:
a/GV cho HS ôn 3 động tác vươn thở, tay và chân: 2-3 lần
Lần 1 : Tập từng động tác. Lần2-3 : Tập liên hoàn 3 dộng tác theo nhịp hô của GV.
GV cho HS ôn lại 3 động tác đã học : Hs thực hiện 2 lần.
 b/GV tổ chức cho hs chơi trò chơi
3. Củng cố dặn dò.
 GV nhận xét tiết học.
 Thứ 6 ngày 28 tháng 10 năm 2011
Tiết1:Luyện từ và câu
Đại từ
I/ Mục tiêu: 
- Hiểu đại từ là từ dùng để xưng hô hay để thay thế danh từ, động từ, tính từ (hoặc cụm động từ, danh tờ, tính từ) trong câu để khỏi lặp (ND ghi nhớ)
- Nhận biết được một số đại từ thông thường dùng trong thực tế (BT1,BT2) ; bước đầu biết sử dụng đại từ thay thế cho danh từ bị lặp lại nhiều lần (BT3).
II/ Đồ dùng dạy học
 GV: Bảng phụ ghi sẵn bài tập 3.Bảng con
III/ Các hoạt động dạy học
A/ Bài cũ
B/ Bài mới: Giới thiệu bài.
* HĐ1: Nhận xét.
Bài tập 1: SGK.
 Gọi HS đọc bài tập trả lời miệng.
KL: Các từ in đậm ở đoạn a (tớ, cậu) được dùng để xưng hô.
 Các từ in đậm ở câu b (nó) dùng để xưng hô, đồng thời dùng để thay thế cho danh từ (chích bông) trong câu cho khỏi bị lặp lại từ ấy.
 Những từ nói trên được goị là đại từ. Đại từ có nghĩa là từ thay thế.
Bài tập 2: SGK.
 Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
 HS trả lời miệng trước lớp.
KL: Từ vậy, thế là đại từ dùng thay thế cho các động từ, tính từ trong câu cho khỏi lặp lại các từ ấy.
 HS nhắc lại ghi nhớ trong SGK.
* HĐ2: Hướng dẫn HS luyện tập .
Bài tập 1: VBT
 - GV nêu yêu cầu của bài tập.
 - HS làm việc cá nhân, trả lời miệng trước lớp.
 - GV và HS nhận xét chốt lời giải đúng.
Bài tập 2: VBT.
 - HS đọc nội dung bài tập 2, làm việc cá nhân,1 HS làm ở bảng con.
 - HS và GV nhận xét, chốt lời giải đúng. Các đại từ trong bài ca dao là : mày ,ông ,tôi,nó.
KL: Rèn kĩ năng nhận biết đại từ.
Bài 3 : VBT.
 - HS đọc yêu cầu bài 3.
 - GV hướng dẫn cách làm; Xác định danh từ lặp lại nhiều lần trong câu- Tìm đại từ để thay thế.
 - HS làm việc độc lập và 1 HS làm ở bảng phụ.
- Cả lớp và GV nhận xét.
KL: Rèn kĩ năng sử dụng đại từ.
*HĐ2: Củng cố dặn dò.
 HS nhắc lại nội dung bài. Dặn HS về nhà học bài.
	Tiết2:Tập làm văn
Luyện tập thuyết trình, tranh luận
I/ Mục tiêu
- Bước đầu biết cách mở rộng lí lẽ và dẫn chứng để thuyết trình, tranh luận về một vấ đề đơn giản (BT1,BT2).
II/ Đồ dùng dạy học
 GV: Bảng phụ kẽ sẵn bài tập 1.
III/ Các hoạt động dạy học
A/ Bài cũ
B/ Bài mới: Giới thiệu bài
* HĐ1: Hướng dẫn HS luyện tập.
Bài 1: SGK.
Gọi 1 HS đọc lại truyện Cái gì quý nhất.
Hướng dẫn HS tìm hiểu truyện.
HS thảo luận theo 4nhóm, đại diện trình bày trước lớp như sau:
Nhân vật
ý kiến
Lí lẽ, dẫn chứng
 Đất
 Cây cần đất nhất
 Đất có chất màu nuôi cây
 Nước
 Cây cần nước nhất
 Nước vận chuyển chất màu
 Không khí
 Cây cần khôn khí nhất
 Cây không thể sống thiếu không khí
 ánh sáng
 Cây cần ánh sáng nhất
Thiếu ánh sáng , cây xanh sẽ không còn màu xanh
Bài 2 : SGK.
Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
Yêu cầu HS làm việc theo nhóm , HS trình bày miệng.
HS nhận xét, GV kết luận lời giải đúng.
* HĐ2: Củng cố dặn dò
Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung bài
 - GV nhận xét tiết học.
 - Dặn về nhà hoàn thành bài văn tả cảnh và chuẩn bị bài sau.
	Tiết3:Toán
luyện tập chung
I/ Mục tiêu:
 Biết viết số đo độ dài, diện tích, khối lượng dưới dạng STP.
II/ Đồ dùng dạy học: Bảng con
GV: Bảng phụ kẻ sẵn bài 2
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A/ Bài cũ : 2 HS lên bảng làm BT 1,2 tiết trước
B/ Bài mới: Giới thiệu bài.
* HĐ1: Thực hành.
Bài 1 : VBT 
 HS đọc yêu cầu bài 1.
 HS làm việc cá nhân, 2 HS làm ở bảng con, HS nêu miệng KQ
 HS và GV nhận xét, chốt lại cách làm đúng.
KL: Rèn kĩ năng viết các số đo độ dài dưới dạng STP.
Bài 2:VBT.
 HS đọc yêu cầu bài 2.
 HS làm việc cá nhân , 1 HS làm bảng con.
 HS và GV nhận xét.
KL: Rèn kĩ năng viết các số khối lượng dưới dạng STP.
Bài 4: VBT
 HS đọc yêu cầu bài 4.
 HS làm việc cá nhân,1 HS lên bảng làm.
 HS và GV nhận xét, chốt cách làm đúng.
Bài 3: VBT( Nếu còn thời gian)
 HS đọc yêu cầu bài 3.
 HS làm việc cá nhân, 3 HS lên bảng làm.
 HS và GV nhận xét, chốt cách làm đúng. 
* HĐ3: Củng cố dặn dò:
 GV hệ thống kiến thức toàn bài.
 Dặn HS về nhà làm BT ở vở BT. 
Tiết4:Hoạt động tập thể:
Thảo luận chủ đề:
“ Làm thế nào để học tập tốt theo lời bác dạy”. 
học tập theo tấm gương đạo đức Hồ chí minh
i. Mục tiêu: Giúp HS:
Hiểu rõ về ý nghĩa của năm điều Bác Hồ dạy.
Biết được những việc cần làm để noi theo tấm gương đạo đức của Bác.
ii. Đồ dùng dạy học:
HS chuẩn bị những mẫu chuyện về Bác Hồ. 
iii. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
HS hát tập thể bài hát về Bác Hồ 
Hoạt động 2: Kể chuyện về bác Hồ 
- HS đọc những mẩu chuyện sưu tầm được về Bác Hồ.
- HS thảo luận về nội dung, bài học của câu chuyện.
 GV nhận xét kết luận: 
Hoạt động 3: Tìm hiểu ý nghĩa của 5 điều Bác hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.
HS thảo luận ý nghĩa từng điều.
HS trình bày từng điều theo nhận thức của mình
GV kết luận.
Hoạt động 4: Thảo luận theo chủ đề:“Làm thế nào để học tập tốt theo lời bác dạy ”
học tập theo tấm gương đạo đức Hồ chí minh
GV nêu đề tài, HS thảo luận theo nhóm.
Lần lượt các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
HS các nhóm nhận xét, bổ xung.
GV kết luận:
 Kể những tấm gương cháu ngoan Bác Hồ điển hình để HS cả lớp cùng noi theo.
Hoạt động nối tiếp : GV nhận xét giờ học.
 tiết 5: sinh hoạt ngoài giờ lên lớp
 thi tìm hiểu về an toàn giao thông
I/ Mục tiêu:
 - Củng cố cho HS về Luật an toàn GT, những quy định đối với người tham gia giao thông đường bộ.
 - HS biết 1số đèn báo, biển báo giao thông.
 - GD cho các em có ý thức thực hiện các quy định về an toàn giao thông.
II/ Chuẩn bị:
 - Đèn báo , biển báo.
 - 1 số luật GT đường bộ.
III/ Hoạt động dạy- học:
A. ổn định tổ chức.
B.Thi tìm hiểu về giao thông
*HĐ1:HS thi tìm hiểu về luật giao thông đường bộ.
 GV tổ chức cho HS thi trả lời các câu hỏi về luật giao thông đường bộ
- HS trả lời cá nhân( mỗi HS một câu)
- GV treo bảng về câu trả lời, HS theo dõi, rút ra ND ghi nhớ.
*HĐ2: Thi tìm hiểu về các biển báo giao thông đường bộ.
 GV tổ chức cho HS thi trả lời về các biển báo giao thông thường gặp khi tham gia giao thông. 
 + Đèn xanh, đỏ, vàng báo hiệu gì?
 HS trả lời cá nhân.
C. Nhận xét:
Sinh hoạt tập thể

Tài liệu đính kèm:

  • docT 9.doc