Thiết kế bài giảng lớp 5 - Trường Tiểu học Ngọc Châu - Tuần 31 năm 2013

Thiết kế bài giảng lớp 5 - Trường Tiểu học Ngọc Châu - Tuần 31 năm 2013

I.MỤC TIÊU:

- Biết đọc diễn cảm bài văn phù hợp nội dung và tính cách nhân vật.

- Hiểu nội dung: Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho cách mạng. Trả lời được câu hỏi SGK.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

-Tranh ảnh minh hoạ bài học.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 30 trang Người đăng huong21 Lượt xem 570Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài giảng lớp 5 - Trường Tiểu học Ngọc Châu - Tuần 31 năm 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 31
Thứ 2 ngày 8 tháng 4 năm 2013
Buổi sáng Tập đọc:
CÔNG VIỆC ĐẦU TIÊN
I.MỤC TIÊU:
- Biết đọc diễn cảm bài văn phù hợp nội dung và tính cách nhân vật. 
- Hiểu nội dung: Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho cách mạng. Trả lời được câu hỏi SGK.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Tranh ảnh minh hoạ bài học.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Kiểm tra:
- Kiểm tra 2HS.
- GV nhận xét +ghi điểm.
2. Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
 Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về một phụ nữ Việt Nam nổi tiếng, bà Nguyễn Thị Định.
2.Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu bài:
a/ Luyện đọc:
- GV Hướng dẫn HS đọc.
- Chia đoạn: 3 đoạn
- Luyện đọc các tiếng khó: giao việc, truyền đơn, chớ rủi, mã tà, thoát li, Mỹ Lồng.
- Gọi đại diện các nhóm thi đọc
- GV đọc mẫu toàn bài.
b/ Tìm hiểu bài:
Đoạn 1:
+ Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út là gì ? 
Giải nghĩa từ : Rải truyền đơn.
Ý 1:Chị Út tham gia cách mạng.
Đoạn 2: 
+ Những chi tiết nào cho thấy chị Út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên này ?
Giải nghĩa từ: hồi hộp.
+ Chị Út nghĩ ra cách gì để rải truyền đơn?
Ý 2:Tâm trạng của chị Út khi nhận công việc nguy hiểm .
Đoạn 3:
+ Vì sao Út muốn được thoát li ?
Giải nghĩa từ : thoát li
Ý 3:Ước muốn của Út .
- GV gọi đại diện các nhóm nêu câu trả lời
c/Đọc diễn cảm :
- GV Hướng dẫn HS đọc diễn cảm như mục I
- GV Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn: 
“Anh lấy từ mái nhà xuống  không biết giấy gì”
- Hướng dẫn HS thi đọc diễn cảm.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV hướng dẫn HS nêu nội dung bài + ghi bảng.
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc nhiều lần .
- 2HS đọc bài: Tà áo dài Việt Nam, trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Lớp nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS đọc toàn bài và nêu cách chia đoạn trong nhóm.
- HS đọc thành tiếng nối tiếp trong nhóm, nêu từ khó đọc.
- Đọc chú giải + Giải nghĩa từ:
- Đại diện các nhóm thi đọc nối tiếp.
- HS thảo luận nhóm: đọc đoạn + câu hỏi, thảo luận, thống nhất câu trả lời. 
- Rải truyền đơn.
- HS hoạt động nhóm: đọc đoạn + câu hỏi, thảo luận, thống nhất câu trả lời. 
- Bồn chồn, thấp thỏm ngủ không yên, nửa đêm dậy ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.
- Ba giờ sáng, chị giả đi bán cá, tay bê rổ cá, truyền đơn giắt lưng quần. Chị rảo bước truyền đơn từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng tỏ.
- HS đọc đoạn + câu hỏi, thảo luận, thống nhất câu trả lời. 
- Út yêu nước, ham hoạt động muốn làm được thật nhiều việc cho cách mạng 
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe.
- HS đọc từng đoạn nối tiếp.
- HS đọc cho nhau nghe theo cặp.
- HS luyện đọc cá nhân, cặp, nhóm.
- HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
* Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm, muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho cách mạng
- HS lắng nghe.
- Chuẩn bị tiết sau: "Bầm ơi ".
Toán:
PHÉP TRỪ
I.MỤC TIÊU:
 - Biết thực hiện phép trừ các số tự nhiên, các số thập phân, phân số, tìm thành phần chưa biết của phép cộng và phép trừ, giải bài toán có lời văn. 
- BT cần làm 1, 2, 3. HS khá giỏi nhắc lại cách tìm số hạng chưa biết, cách tìm số bị trừ chưa biết.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ ghi bảng tóm tắt SGK 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu tính chất của phép cộng 
- Thực hiện một số bài toán cộng 
- GV nhận xét ghi điểm 
2. Bài mới:
a)Giới thiệu bài: Phép trừ 
b)Hướng dẫn HS ôn tập về phép trừ:
- GV viết: a - b = c 
- GV gợi ý HS nêu các thành phần trong phép trừ 
- Cho HS nêu kết quả : a – a =  ; 
 a - 0 = ... 
c) Hướng dẫn HS luyện tập 
Bài 1:
- Cho HS tự đọc yêu cầu và làm bài tập 
- GV nhận xét, sửa chữa trong nhóm. 
Bài 2: 
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập 
- Yêu cầu HS xác định thành phần chưa biết trong các phép tính 
- Hãy nêu cách tìm các thành phần chưa biết?
- GV nhận xét, sửa chữa nhóm.
Bài 3: Cho HS đọc yêu cầu bài tập 
- Yêu cầu HS tóm tắt đề toán 
- Cho HS thảo luận nhóm nêu cách làm và làm bài. 
- GV nhận xét, sửa chữa ở các nhóm.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Nêu các thành phần trong phép trừ, tìm số hạng chưa biết, tìm số trừ, số bị trừ 
- Về nhà hoàn chỉnh các bài tập đã làm vào vở. Chuẩn bị: Luyện tập 
- Nhận xét 
- HS nêu. 
- HS nêu: a: số bị trừ ; b: số trừ ; c: hiệu của a và b. a - b : cũng là hiệu 
Một số bất kì trừ đi chính nó bằng 0. Một số bất kì trừ đi 0 bằng chính nó 
- Lớp nhận xét 
- HS thực hiện cá nhân, đổi vở kiểm tra, thống nhất kết quả. 
- HS làm bài cá nhân, đổi vở kiểm tra, thống nhất kết quả và nêu cách thực hiện trong nhóm của mình. 
a/ x + 5,84 = 9,16
 x = 9,16 - 5,84 = 3,28
b/ x - 0,35 = 2,55
 x = 2,55 + 0,35 = 2,9
- HS nêu tóm tắt đề toán 
- Thảo luận nhóm, thống nhất cách làm và làm bài.
Giải:
Diện tích đất trồng hoa là:
540,8 -385,5 = 155,3 (ha)
Diện tích đất trồng lúa và đất trồng hoa là:
450,8 + 155,3 = 696,1 (ha )
- HS nêu 
Địa lí:
CÁC ĐẠI DƯƠNG TRÊN THẾ GIỚI
I. MỤC TIÊU:
 - Ghi nhớ tên 4 đại dương: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương. Thái Bình Dương là đại dương lớn nhất.
 - Nhận biết và nêu được vị trí từng đại dương trên bản đồ (lược đồ), hoặc trên quả địa cầu.
 - Sử dụng bảng số liệu và bản đồ (lược đồ) để tìm một số đặc điểm nổi bật về diện tích, độ sâu của mỗi đại dương.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 - Quả địa cầu. Bản đồ thế giới.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
 HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
1. Kiểm tra bài cũ:
+ Nêu đặc điểm tiêu biểu về tự nhiên, dân cư của châu Đại Dương?
+ Nêu đặc điểm tiêu biểu về vị trí địa lí và tự nhiên của châu Nam Cực?
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài – ghi đề:
b. Tìm hiểu bài:
Hoạt động 1: Vị trí của các đại dương
- GV cho học sinh quan sát quả địa cầu, bản đồ thế giới, thảo luận và làm bài tập sau:
+ Kể tên các đại dương trên thế giới?
Tên đại dương
Giáp với các châu lục
Giáp với các đại dương
Thái Bình Dương
Ấn Độ Dương
Đại Tây Dương
Bắc Băng Dương
- Cho đại diện nhóm trình bày, lớp nhận xét, sửa chữa. GV tổng hợp, bổ sung
Hoạt động 2: Một số đặc điểm của các đại dương.
- Yêu cầu HS đọc sách giáo khoa, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi:
+ Xếp các đại dương theo thứ tự từ lớn đến bé về diện tích.
+ Độ sâu lớn nhất thuộc về đại dương nào?
- Yêu cầu HS đọc bài học SGK.
3. Củng cố, dặn dò:
+ Lục địa châu Phi có chiều cao như thế nào so với mực nước biển ?
- Dặn HS chuẩn bị bài sau
- 2 HS trả lời.
- HS quan sát quả địa cầu, bản đồ thế giới, thảo luận nhóm 4 và trả lời:
- Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương, Bắc Băng Dương
Tên đại dương
Giáp với các châu lục
Giáp với các đại
dương
Thái Bình Dương
Châu Á, Mĩ, Đại Dương,
Đại Tây Dương
Ấn Độ Dương
Châu Á, Phi, Đại Dương, Nam Cực
Đại Tây Dương
Đại Tây Dương
Châu Âu, Mĩ, Phi, Nam Cực
Ấn Độ Dương
Bắc Băng Dương
Châu Âu, Á, Mĩ
Thái Bình Dương
- Đại diện nhóm trình bày, lớp nhận xét, sửa chữa.
- HS đọc sách giáo khoa, thảo luận nhóm 2 trả lời câu hỏi:
- Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương.
- Thái Bình Dương.
- 2 HS đọc, lớp theo dõi SGK.
- 1 HS trả lời.
Buổi chiều GĐ-BD Toán: 
LUYỆN VỀ PHÉP TRỪ- GIẢI TOÁN
I. MỤC TIÊU: 
 - Củng cố giúp học sinh nắm vững cách thực hiện phép trừ các số tự nhiên, các số thập phân, phân số, tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ và giải bài toán có lời văn.
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: 
- Kiểm tra HS vở bài tập ở nhà.
- Nhận xét, ghi điểm.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập: 
Bài 1: Đặt tính rồi tính: 
 56,4 - 38,72 280 - 192,7 0,72 - 0,297
 - - 2 7 - 1,8 - 1 
- Chữa bài ở từng nhóm, yêu cầu học sinh nêu cách làm.
Bài 2: Tìm x
 X + 4,72 = 9,18 9,5 - x = 2,7 
 X - = + x = 2
- Chữa bài ở từng nhóm, yêu cầu học sinh nêu cách tìm thành phần chưa biết của phép tính.
Bài 3: Một xã có 485,3 ha đất trồng lúa. Diện tích đất trồng hoa ít hơn diện tích đất trồng lúa là 289,6 ha. Tính tổng diện tích đất trồng lúa và đất trồng hoa của xã đó.
- Chữa bài theo nhóm. Tuyên dương HS làm đúng.
Bài 4: Tính bằng cách thuận tiện nhất:
a. 174,56 - 14,9 - 85,1
b. - + 
- Chữa bài theo nhóm. Tuyên dương HS làm đúng.
3. Củng cố 
- Nhận xét tiết học.
- HS cả lớp làm vào vở, đổi vở kiểm tra, thống nhất kết quả. 
- HS TB làm vào vở, đổi vở kiểm tra, thống nhất kết quả. 
- HS cả lớp làm vào vở, đổi vở kiểm tra, thống nhất kết quả. 
- HS khá làm vào vở, đổi vở kiểm tra, thống nhất kết quả. 
Kể chuyện:
 KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I.MỤC TIÊU:
- Tìm và kể được một câu chuyện một cách rõ ràng về một việc làm tốt của bạn.
- Biết nêu cảm nghĩ về nhân vật trong truyện.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Chuẩn bị bài trước ở nhà.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ: 
- HS kể 1 câu chuyện đã được nghe hoặc được đọc về một nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài. 
2. Bài mới:
a)Giới thiệu bài: Tiết kể chuyện hôm nay, các em sẽ tự kể và được nghe nhiều bạn kể về việc làm tốt của những bạn xung quanh các em.
b)Hướng dẫn HS làm bài:
- Cho HS đọc đề bài.
- GV yêu cầu HS phân tích đề.
- GV gạch chân các từ ngữ quan trọng trong đề bài: Kể về việc làm tốt của bạn em.
- Cho HS tiếp nối nhau đọc gợi ý 1, 2, 3, 4 SGK.
- Cho HS tiếp nối nhau nói nhân vật và việc làm tốt của nhân vật trong câu chuyện của mình.
- Cho HS viết ra nháp dàn ý câu chuyện định kể.
- Hướng dẫn thực hành kể chuyện và trao đổi ý nghĩa câu chuyện:
- Kể chuyện theo cặp, cùng trao đổi cảm nghĩ của mình về việc làm tốt của nhân vật trong truyện, về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. GV giúp đỡ, uốn nắn các nhóm.
- GV gợi ý các câu hỏi để hỏi bạn kể: 
+ Bạn có cảm nghĩ gì khi chứng kiến việc làm đó ?
+ Việc làm của bạn ấy có gì đáng khâm phục?
+ Tính cách của bạn ấy có gì đáng yêu ?
Nếu là bạn thì bạn sẽ làm gì khi đó ?
- Thi kể chuyện trước lớp: HS nối tiếp nhau thi kể, mỗi em kể xong, trao đổi đối thoại cùng các bạn về câu chuyện.
- GV nhận xét HS kể.
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học 
- HS về nhà kể lại câu chuyện vừa kể ở lớp cho người thân.
- Chuẩn bị bài sau: Nhà vô địch 
- HS kể 1 câu chuyện đã được nghe hoặc được đọc về một nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài.
- HS lắng nghe.
- HS đọc đề bài.
- HS phân tích đề bài.
- HS chú ý theo dõi trên bảng.
- HS đọc gợi ý SGK.
- HS tiếp nối nhau nói nhân vật và việc làm tốt của nhân vật trong câu chuyện của mình.
- HS làm d ... o dõi SGK.
- HS lập dàn ý vào vở, đổi vở trong nhóm.
- 4 HS lập dàn ý vào bảng nhóm.
- Lần lượt HS trình bày.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- HS tự sửa dàn ý của mình.
- HS đọc yêu cầu bài tập 2, lớp đọc thầm.
- HS trình bày trước nhóm, nhóm góp ý, bổ sung.
- Đại diện HS trình bày trước lớp 
- Lớp nhận xét, đánh giá bổ sung.
- HS lắng nghe.
- Chuẩn bị tiết sau: Trả bài kiểm tra: tả đồ vật 
Toán:
ÔN TẬP PHÉP CHIA
I.MỤC TIÊU:
- Biết thực hiện phép chia các số tự nhiên, các số thâp phân, phân số và ứng dụng trong tính nhẩm, trong giải bài toán. HS khá, giỏi làm bài 4.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV chuẩn bị bảng phụ ghi tóm tắt phép chia hết, phép chia có dư và các tính chất của phép chia.
- Bảng phụ bài toán số 3 – tính nhẩm để HS lên bảng ghi kết quả.
- Bảng phụ về củng cố các tính chất của phép chia.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ :
- Nêu tính chất của phép nhân 
- Thực hiện phép nhân: 2,34 x 0,27 = ?
- GV nhận xét ghi điểm 
2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài:
2.2. Hướng dẫn ôn tập 
a/Ôn tập trong phép chia hết:
- GV đính phép chia : a : b = c 
+ Đây là phép tính gì?
- Gọi 1HS lên bảng ghi thành phần của phép tính chia trên.
- GV gọi 2 HS nhắc lại
- Nêu các thành phần trong phép chia 
+ Phép chia có tính chất gì?
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm cặp đôi.
- Sau đó GV đính bảng phụ đã ghi sẵn về tính chất của phép chia dưới dạng tổng quát.
b/Ôn tập trong phép chia có dư: 
- GV đính tiếp phép chia có dư :
 a : b = c (dư r ) 
- Yêu cầu HS nêu thành phần của phép chia.
- So sánh 2 phép chia em thấy có gì khác nhau
- Em có nhận xét gì mối quan hệ giữa số dư và số chia của phép chia trên. 
c/ Hướng dẫn HS làm bài tập: 
 Bài 1: 
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập 
- So sánh 2 phép chia em thấy có gì giống nhau và khác nhau?
-Vì sao em tính nhanh kết quả?
- HS tính thử phép chia này? 
- Yêu cầu cả lớp làm bài.
- GV nhận xét, sửa chữa từng nhóm.
*Câu hỏi kiểm tra:
- Muốn thử phép chia ta làm thế nào?
- Dựa vào cách thử phép chia có dư, cho biết cách tìm phép chia có dư.
- Nhắc lại cách chia số thập phập cho số thập phân.
Bài 2 
- Muốn chia 2 phân số ta làm như thế nào? 
- GV nhận xét, sửa chữa từng nhóm.
Bài 3 :
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập và làm bài. 
- GV gọi HS thi đọc kết quả nối tiếp giữa các nhóm.
* GV hỏi:
- Dựa vào kết quả bài làm, hãy nhắc lại cách chia nhẩm với 0,1 ; 0,01 ; 0,001..? (Rút ra cách nhân nhẩm).
- HS trình bày miệng và giải thích cách làm bài b.
- Rút ra cách nhẩm: Muốn chia một số cho 0,25 ; 0,5 ta làm thế nào?
- GV nhận xét, sửa chữa 
Bài 4: Tính bằng hai cách 
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập 
- GV nhận xét, sửa chữa từng nhóm.
- Cho HS nêu cách tính: 
3. Củng cố :
+ Trò chơi củng cố “tiếp sức”
- GV nêu: cả lớp được chia làm hai đội, mỗi đội cử ra một em, hoàn thành bảng tính chất của phép chia còn thiếu. Đội nào hoàn thành nhanh chính xác đội đó thắng cuộc (nếu em được cử không nhớ hoặc không ghi được, em khác trong đội lên tiếp sức).
- Về nhà hoàn chỉnh các bài tập đã làm vào vở.
- Nhận xét, tuyên dương
Chuẩn bị : Luyện tập ( tiết 156)
- HS nêu và thực hành. 
- HS trình bày theo gợi ý của GV 
- Phép tính chia a : b = c
 a : b = c
 á á á
 Số bị chia Số chia Thương 
+ a là số bị chia; b là số chia 
+ (a : b), c gọi là thương
- 2HS nhắc lại 
- HS thảo luận nhóm cặp đôi
+ Không có phép chia cho số 0
a : 1 = a (một số chia cho 1)
a : a =1 (a khác 0 – một số chia cho chính nó)
0 : b = 0 (b khác 0) (số 0 chia cho một số)
- Khác ở số dư .
- a : b = c (dư r ) 
 á á á á
Số bị chia Số chia Thương Số dư 
- Số dư phải bé hơn số chia 
- Cho HS đọc yêu cầu và bài mẫu, nhận xét 2 bài mẫu. 
- Giống nhau ở số chia.
Khác nhau: Số bị chia của phép tính thứ 2 lớn hơn số bị chia của phép tính thứ nhất 5 đơn vị
Kết quả : 234 dư 5.
- Chính vì số bị chia phép tính thứ hai lớn hơn 5 đơn vị. Nên số dư là 5; 5 < 24.
- 243 x 24 + 5 = 5837.
- HS làm bài cá nhân, đổi vở kiểm tra, thống nhất kết quả.
- HS nêu sau đó thực hiện vào vở, đổi vở kiểm tra, thống nhất kết quả.
. 
- HS làm bài vào vở, đổi vở kiểm tra. 
- HS nêu kết quả, HS khác nhận xét.
- Nếu chia một số thập phân cho 0,1; 0,01; 0,001 ta chỉ việc lấy số đó nhân với 10; 100; 1000 
Giải thích :
+ 11: 0,25= 11:= 11: = 11 x 4 = 44
+ 32 : 0,5 = 32 := 32 x 2 = 64
- Muốn chia một số cho 0,25;(0,5), ta chỉ việc lấy số đó nhân với 4; (2).
- HS làm bài vào vở, đổi vở kiểm tra, thống nhất kết quả. 
Cách 1: Tính tổng rồi chia tổng cho số đó( thực hiện theo thứ tự nhân chia trước cộng trừ sau )
Cách 2 : Áp dụng tính chất chia một
tổng cho một số .(Lấy từng số hạng của tổng chia cho số đó rồi cộng kết quả lại).
- HS chơi.
Lịch sử:
LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG: BÀI 4
 QUẢNG BÌNH TỪ SAU THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC ĐẾN NAY
I.MỤC TIÊU: Sau bài học học sinh có thể nêu được:
 - Mốc thời gian sáp nhập và tái lập tỉnh Quảng Bình.
 - Trình bày được sơ lược về sự kiện lịch sử, nhân vật, tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục của tỉnh trong thời kì đổi mới và những tiềm năng kinh tế của Quảng Bình về du lịch, kinh tế.
 - Tự hào về sự phát triển mọi mặt của quê hương Quảng Bình trong thời kì đổi mới.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bản đồ hành chính Việt Nam.
Hình ảnh tư liệu về địa phương.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Giới thiệu bài:
2.Các hoạt động:
*1. Tìm hiểu về tình hình Quảng Bình từ khi thống nhất đất nước đến nay:
- Yêu cầu HS quan sát bản đồ.
- Cho HS thảo luận nhóm các câu hỏi:
+ Trình bày sơ lược tình hình QB thời kì khôi phục kinh tế sau chiến tranh đến nay.
+ Kể tên một số cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội quan trọng của QB hoặc ở địa phương mà em biết?
- Gọi đại diện trả lời.
- GV kết luận.
*2. Tìm hiểu tiềm năng của Quảng Bình
- Cho HS thảo luận nhóm các câu hỏi:
+ QB có những tiềm năng gì để phát triển kinh tế?
+ Là 1 HS, em làm gì để góp phần xây dựng quê hương QB ngày càng giàu đẹp hơn?
- Gọi đại diện trả lời.
- GV kết luận.
*3. Hoạt động tiếp nối: Đóng vai hướng dẫn viên du lịch, giới thiệu với du khách du lịch về một di tích lịch sử địa phương:
- Gọi đại diện một số nhóm đóng vai.
- GV tuyên dương những HS đóng hay.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- Lắng nghe GV giới thiệu.
- Quan sát bản đồ và xác định vị trí tỉnh Bình Trị Thiên, tỉnh QB.
- Thảo luận nhóm: đọc tài liệu, thảo luận thống nhất câu trả lời.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Thảo luận nhóm: đọc tài liệu, thảo luận thống nhất câu trả lời.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Thảo luận nhóm: đóng vai trong nhóm.
- Động viên, cổ vũ, có thể đặt câu hỏi tìm hiểu thêm về di tích mà bạn giới thiệu..
Buổi chiều TH Toán:
TIẾT 2 - TUẦN 31
I. MỤC TIÊU: 
 - Củng cố giúp học sinh nắm vững cách nhân chia số tự nhiên, số thập phân, tìm thành phần chưa biết của phép tính và vận dụng vào việc giải toán.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: 
- Gọi học sinh nêu cách tìm thành phần chưa biết của phép tính ( SBC, SC,TS)
- Nhận xét, ghi điểm.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập: 
Bài 1, 2: 
- GV nhận xét, sửa chữa từng nhóm.
Bài 3: 
- GV nhận xét, sửa chữa từng nhóm.
 X : 4,5 = 16,2 X x 3,4 = 22,78
 X = 16,2 x 4,5 X = 22,78 : 3,4
 X = 72,9 X = 6,7
 8 : x = 1,6
 X = 8 : 1,6
 X =5
Bài 4: 
- GV chữa bài từng nhóm.
Bài giải
 Thanh sắt 1 mét cân nặng là:
 10,5 : 0,75 = 14 (kg)
 Đáp số: 14 kg
Bài 5: 
- Yêu cầu học sinh tự làm bài
- Chữa bài trong các nhóm.
3. Củng cố 
- Nhận xét tiết học
- Vài HS lên trả lời. Lớp nhận xét 
- HS làm bài cá nhân, đổi vở kiểm tra, thống nhất kết quả.
- HS làm bài cá nhân, đổi vở kiểm tra, thống nhất kết quả.
- HS làm bài cá nhân, đổi vở kiểm tra, thống nhất kết quả.
- HS tự làm, đổi vở kiểm tra, thống nhất kết quả.
TH Tiếng Việt:
TIẾT 1 - TUẦN 31
I. MỤC TIÊU: 	
 - Đọc trôi chảy và rành mạch bài: Cô y tá tóc dài (2)
 - Trả lời được các câu hỏi liên quan đến nội dung bài.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: 
- Nêu tác dụng của dấu phẩy.
- Nhận xét, ghi điểm.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập: 
Bài 1: 
- Yêu cầu học sinh đọc bài: Cô y tá tóc dài.
- Gọi các nhóm thi đọc.
- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung.
Bài 2: 
- Yêu cầu học sinh đọc kỹ câu hỏi để chọn câu trả lời đúng.
- Gọi học sinh nêu đáp án.
- GV chữa bài.
Câu a (ý 3) Câu b (Ý1) Câu c (Ý 2) 
Câu d(Ý 3) Câu e (Ý3) Câu g (Ý1) 
Bài 3: 
- Gọi học sinh nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS suy nghĩ để xác định đúng giá trị của dấu phẩy.
- Gọi học sinh nêu đáp án.
- Kết luận, cho điểm
* Đáp án: 
a) Ngăn cách TN với CN và VN
b) Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ
c) Ngăn cách TN với CN và VN
d) Ngăn cách các vế trong câu ghép
3. Củng cố: 
- Nhận xét tiết học
- Vài HS lên trả lời. Lớp nhận xét 
- HS đọc bài nối tiếp trong nhóm
- Cử đại diện thi đọc.
- Nhận xét, bổ sung
- Học sinh làm bài vào vở, đổi vở kiểm tra.
- Đại diện nêu đáp án.
- HS nêu, em khác nhận xét, sửa sai (nếu có)
- Học sinh làm bài vào vở, đổi vở kiểm tra.
- Đại diện nêu đáp án.
- HS nêu, em khác nhận xét, sửa sai (nếu có)
Sinh hoạt tập thể
NHẬN XÉT CUỐI TUẦN
I. MỤC TIÊU: 
 - HS nắm được kết quả hoạt động thi đua của tổ và của bản thân trong tuần.
 - HS nhận ra ưu điểm, tồn tại, nêu hướng phấn đấu phù hợp với bản thân.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Giới thiệu 
- Nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học.
2. Các hoạt động 
* Hoạt động 1: Nhận xét các mặt hoạt động tuần qua :
+ Chuyên cần: Đi học đúng giờ, đảm bảo sĩ số.
+ Học tập: Có học bài, làm bài tập, sôi nổi xây dựng bài. Còn một số em có ý thức học tập chưa cao, chữ viết còn cẩu thả...
+ Kỷ luật: Nhiều em có ý thức tự giác.
+ Vệ sinh: VS cá nhân khá sạch, vệ sinh lớp học và khu vực sạch.
+ Phong trào: Tham gia các hoạt động đúng giờ, nhanh nhẹn.
* Hoạt động 2 : Bình bầu tổ, cá nhân xuất sắc, học sinh có tiến bộ.
* Hoạt động 3 : GV nhận xét chung về các mặt và nêu nội dung thi đua tuần 32
- Khắc phục mọi khó khăn để học tập tốt.
- Tích cực tham gia các hoạt động Đội – Sao.
3. Kết thúc 
- Cho HS hát các bài hát tập thể.
- Lớp trưởng nêu chương trình.
- Tổ trưởng chuẩn bị báo cáo.
- Tổ trưởng các tổ báo cáo.
- HS tham gia nhận xét, phát biểu ý kiến.
-HS bình bầu tổ, cá nhân xuất sắc.
- HS bình bầu cá nhân có tiến bộ.
- HS nêu phương hướng phấn đấu tuần sau
 Duyệt của BGH
 Ngày tháng năm 2013

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN 5 TUAN 31LIENGTCKTKNS.doc