Thiết kế bài giảng lớp 5 - Trường Tiểu học Ngọc Châu - Tuần 9

Thiết kế bài giảng lớp 5 - Trường Tiểu học Ngọc Châu - Tuần 9

I- MỤC TIÊU - Biết viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân

- HS làm bài 1,2,3,4( a,c)

*HS hoàn thành tiếp cỏc phần cũn lại của bài 4

II- CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

 

doc 22 trang Người đăng huong21 Lượt xem 663Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài giảng lớp 5 - Trường Tiểu học Ngọc Châu - Tuần 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 9	 Thứ hai ngày 25 tháng 10 năm 2010 
Toán
Tiết 41: Luyện tập (tr.45)
I- Mục tiêu - Biết viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân
- HS làm bài 1,2,3,4( a,c)
*HS hoàn thành tiếp cỏc phần cũn lại của bài 4
II- Các họat động dạy học chủ yếu
A- Kiểm tra bài cũ: 5km75m=..?..m 302m=.....?km
B- Luyện tâp (T45)
Bài 1: HSTB đọc và nêu yêu cầu đề bài
(Viết số thập phân thích hợp) 
3m 23cm =...m ; 51dm3cm =...dm
- GV hướng dẫn HSTB cách làm
- HSKG tự làm và rút ra nhận xét về mối quan hệ giữa phần nguyên và số chỉ đơn vị đo là mét và phần thập phân với số chỉ đơn vị đo bé hơn mét để rút ra cách làm nhanh.
*Củng cố: Cách đổi số đo có tên hai đơn vị đo thành số đo có tên một đơn vị đo
Bài 2:HSTB đọc và nêu yêu cầu đề bài( Viết số thập phân thích hợp)
GV hướng dẫn HS làm mẫu
- HSKG nêu cách làm nhanh thông qua đếm các chữ số ứng với các đơn vị đo từ đó rút ra cách làm nhanh. 
*Củng cố đổi số đo có tên đơn vị đo nhỏ thành số đo có tên đơn vị đo lớn
Bài 3:HSTB đọc và nêu yêu cầu đề bài(Viết các số đo dưới dạng số đo có đơn vị là ki-lô-mét)
HS tự làm vở 
*Chấm bài - Nhận xét 
*Củng cố: NX các số thập phân tạo thành
Bài 4 HSTB nêu yêu cầu(Viết số thích hợp)
- HS làm phần a,c.
*Chấm bài - Nhận xét
- HSKG làm thêm phần còn lại 
- Đọc đề bài và xác định yêu cầu 
Làm bài vào vở nháp 
- 1 học sinh làm bảng, chữa bài
- HS đọc và phân tích đề
- Quan sát GV làm mẫu
- 1 học sinh làm bảng, chữa bài
Tự đọc đề bài và xác định yêu cầu
Làm bài vào vở 
HS tự làm và chữa bài
C- Củng cố, dặn dò: - Cách viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân và ngược lại.
Tập đọc
Cái gì quý nhất (tr85)
I. Mục tiêu- Đọc diễn cảm bài văn; biết phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật.
-Hiểu vấn đề tranh luận và ý được khẳng định qua tranh luận: Người lao động là đáng quý nhất.(Trả lời được các câu hỏi 1,2,3)
II- Chuẩn bị	Tranh minh hoạ bài đọc.
II. Hoạt động dạy và học 
A. Kiểm tra bài cũ: HS đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi bài “Trước cổng trời”
B . Bài mới:* Giới thiệu bài qua tranh ảnh đã chuẩn bị.
1- Luyện đọc
Chia bài làm 3 đoạn:
 + Đoạn 1: từ đầu đến “sống được không”
 + Đoạn 2: tiếp đến “ phân giải”
 + Đoạn 3: còn lại. 
Kết hợp sửa phát âm, giải nghĩa từ 
1 HS đọc cả bài 
- Đọc nối tiếp theo đoạn 
- 1 HS đọc cả bài .
2- Tìm hiểu bài
Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài theo các câu hỏi trong sgv/183
 Giải nghĩa thêm từ: “vô vị”(với nghĩa trong bài)
HS đọc từng đoạn, đọc lướt cả bài, trả lời câu hỏi. Lưu ý cách trả lời: không đọc lại các từ ngữ trong sgk mà cần phải tóm tắt và khái quát thành ý chính.
	3- Luyện đọc diễn cảm
Nhận xét về cách trình bày câu đối thoại, so sánh với các bài khác?
Chú ý phân biệt lời kể với lời nhân vật.
Nêu sự khác nhau về giọng đọc lời các nhân vật?
Đọc nối tiếp theo đoạn 
Lời nhân vật được viết cùng dòng với lời dẫn chuyện, sau dấu 2 chấm và trong ngoặc kép.
+ Lời 3 HS: tranh luận sôi nổi
+ Lời thầy giáo: ôn tồn, chân tình, giàu sức thuyết phục
HS luyện đọc phân vai.
C- Củng cố, dặn dò
-Nhắc HS ghi nhớ cách nêu lí lẽ, thuyết phục người khác khi tranh luận của các nhân vật trong truyện để thực hành thuyết trình, tranh luận trong tiết TLV tới.
lịch sử
Bài 9: Cách mạng mùa thu (tr 19)
 I- Mục tiêu:
-Tường thuật lại được sự kiện nhân dân Hà Nội khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi: Ngày 19-8-1945 hàng chục vạn nhân dân Hà Nội xuống đường biểu dương lực lượng và mít tinh tại Nhà hát lớn thành phố. Ngay sau cuộc mít tinh , quần chúng đã xông vào chiếm các cơ sở đầu não của kẻ thù:Phủ Khâm sai, Sở Mật thám...Chiều ngày 19-8-1945 cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội toàn thắng.
-Biết Cách mạng tháng Tám nổ ra vào thời gian nào, sự kiện cần nhớ, kết quả:
+Tháng 8-1945 nhân dân ta vùng lên khởi nghĩa giành chính quyền và lần lượt giành chính quyền ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn.
+Ngày 19-8 trở thành ngày kỉ niệm Cách mạng tháng Tám.
*HSKG: Biết được ý nghĩa cuộc khởi nghĩa giành chính quyền tại Hà Nội.Sưu tầm và kể lại sự kiện đáng nhớ về Cách mạng tháng Tám ở địa phương.
II- Đồ dùng dạy học:
ảnh tư liệu về CM tháng Tám ở Hà Nội và tư liệu lịch sử về ngày khởi nghĩa giành chính quyền ở địa phương.
III- Các hoạt động dạy học:
A- Kiểm tra bài cũ
Thuật lại cuộc biểu tình ngày 12/9/1930 ở Nghệ An?
Trong những năm 1930 – 1931, ở nhiều vùng nông thôn Nghệ – Tĩnh diễn ra điều gì mới
- HS trình bày
- HS khác nhận xét
- GV đánh giá, nhận xét.
B.Bài mới:
* Hoạt động 1: (Làm việc cả lớp)
 GV giới thiệu tình hình nước ta những năm 1940 đến 1945 và thời cơ của CM nước ta.
 GV nêu nhiệm vụ học tập cho HS.
* Hoạt động 2: (Làm việc theo nhóm)
 GV chia nhóm, phát phiếu học tập.
- Việc giành chính quyền ở Hà Nội diễn ra như thế nào? kết quả ra sao?
- Cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội có vị trí như thế nào?
- Cuộc khởi nghĩa của nhân dân Hà Nội có tác động thế nào tới tinh thần CM của nhân dân cả nước?
- GV giới thiệu cơ bản về cuộc khởi nghĩa ở Huế, Sài Gòn.
- Em biết gì về cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở quê hương em?
* Hoạt động 3: (Làm việc cả lớp)
 - Khí thế của CM T8 thể hiện điều gì?
 - Cuộc vùng lên của ND đã KQ quả gì?
 - KQ đó sẽ mang lại tương lai gì cho nước nhà?
 GV kết luận về ý nghĩa của CM T8.
C- Củng cố, dặn dò.	- GV tóm tắt ý chính của bài.
- Đánh giá nhận xét giờ học - Dặn HS chuẩn bị giờ sau.
 - HS theo dõi.
- HS trao đổi nêu ý kiến.
- HS khá, giỏi nêu.
- HS đọc SGK, trình bày lại ý kiến của mình.
- Một số HS nêu. 
- Một số HS phát biểu ý kiến.
KHOA HỌC
 Tiết 17: Thỏi độ đối với người nhiễm HIV/ AIDS.
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng :
- Xác định các hành vi tiếp xúc thông thường không lây nhiễm HIV.
- Có thái độ không phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV/ AIDS và gia đình của họ .
II. Đồ dùng dạy - học
-Thông tin và hình trang 36, 37 SGK
- 05 tấm bìa cho hoạt động đóng vai"Tôi bị nhiễm HIV”.
- Giấy và bút màu.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu
 1- Kiểm tra bài cũ: 
Muốn phòng bệnh HIV/AIDS ta làm gì?
- HS trình bày
- HS khác nhận xét
- GV đánh giá, nhận xét.
2- Giới thiệu bài mới:	
Hoạt động 1: Trò chơi tiếp sức “HIV lây truyền hoặc không lây truyền qua”
Mục tiêu: 	HS xác định được các hành vi tiếp xúc thông thường không lây nhiễm HIV.
GV chuẩn bị 2 bộ thẻ các hành vi. Kẻ sẵn trên bảng 2 cột có nội dung như nhau(SGV tr74-75 )
GV phổ biến luật chơi, cách chơi 
Bước 1: Chia lớp thành 2 đội , mỗi đội cử 9 bạn tham gia chơi. GV hướng dẫn chơi.
Bước 2: Tiến hành chơi. Cho các đội dán hết các tấm phiếu lên bảng.
Bước 3: Cùng kiểm tra từng phiếu xem đã dán đúng cột chưa. GV yêu cầu các đội giảI thích một số hành vi. Phiếu nào đặt sai chỗ, giải thích rồi đặt lại chỗ.
Hoạt động 2: Đóng vai “Tôi bị nhiễm HIV”
Mục tiêu: Giúp HS :
 - Biết được trẻ em bị nhiễm HIVcó quyền được học tập vui chơi và sống chung cùng cộng đồng.
- Không phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV. 
Bước 1: GV mời 5 HS lên đóng vai: 1 HS bị nhiễm HIV/ AIDS. và 4 em khác lên thực hiện hành vi đối xử ( Có phiếu gợi ý cụ thể SGV tr77).
Bước 2: Đóng vai và quan sát
 HS theo dõi hướng dẫn của GV 
HS thực hành đóng vai
Bước 3: Thảo luận cả lớp
- Các em nghĩ thế nào về từng cách ứng xử?
- Các em nghĩ người bị nhiễm HIVcó cảm nhận như thế nào trong mỗi tình huống?
- Cho HS nêu rõ suy nghĩ của mình.
- Bạn đóng vai người bị nhiễm trả lời.
Hoạt động 3: Quan sát và thảo luận 
Mục tiêu: Tìm ra cách ứng xử phù hợp với những người bị nhiễm HIV/ AIDS. 
Cách tiến hành: 
Chia lớp thành 4 nhóm. Nhóm trưởng cho nhóm mình quan sát các hình tr36-37 và trả lời:
- Nói về ND từng hình.
- Theo bạn, các bạn ở trong hình nào có cách ứng xử đúng đối với người bị nhiễm HIV/ AIDS và người nhà của họ?
 	GV cho các nhóm trình bày kết quả 
- Các nhóm trình bày kết quả làm việc. 
- Nhận xét bổ sung
	GV kết luận: Phần bóng đèn toả sáng
3- Củng cố, dặn dò.
	- GV tóm tắt ý chính của bài.
	- Đánh giá nhận xét giờ học
	- Dặn HS chuẩn bị giờ sau.
TỰ học*
I, Muc tiêu:
- Củng cố kĩ năng đổi đơn vị đo độ dài và đơn vị đo khối lượng và giải toán có văn.
- Luyện viết bài 8 trong vở Luyện viết chữ đẹp.
II, Nội dung
a,Môn Toán:
ễn lại bảng đơn vị đo độ dài và đo khối lượng và mối quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề và đơn vị đo bất kì trong bảng và hoàn thành phần còn lại của bài tập 4( tr 45) và bài 2(phần b) trang 46
Lưu ý HS: khi đổi từ đơn vị bé sang đơn vị lớn thì kết quả được viết dưới dạng số thập phân.
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
a, 7km95m =.......km
 1236m =..........km
b, 9tấn 75kg =.....tấn
 728kg= ......tấn
12,576km =..........km........m
0,4km =..........m
7,29tạ = ....tạ .....kg
5,03 tấn = .....kg
Bài 2: Một thửa ruộng hình chữ nhật có chiều dài 120 m, chiều rộng bằng chiều dài .Người ta cấy lúa ở đó, tính ra cứ 100m2 thu hoạch được 50 kg gam thóc.Hỏi đã thu hoạch được ở thửa ruộng đó bao nhiêu tạ thóc?
 a,Tính diện tích thửa ruộng
 * b, Cứ 100m2 thu hoạch được 50kg thóc. Hỏi đã thu hoạch được ở thửa ruộng đó bao nhiêu kg thóc?
Đáp số: 4800kg= 48 tạ
b, Môn Tiếng Việt
-Luyện viết bài số 7 trong vở Luyện viết chữ đẹp
*Lưu ý : cách đánh dấu thanh và viết nét khuyết cao 2,5 ô ly
Hoạt động ngoài giờ lên lớp*
Hội vui học tập
I, Mục tiờu: Giỳp học sinh củng cố nội dung kiến thức thụng qua trũ chơi họctập
II, Hỡnh thức tổ chức:
1, GV nờu nội dung, yờu cầu giờ học 
2, Cỏc tổ lờn biểu diễn văn nghệ
3, Chơi hỏi nhanh dỏp đỳng: Cụ đưa ra 3 gúi cõu hỏi, bốc thăm Chia lớp làm 3nhúm mỗi nhúm cử 5 bạn trả lời 5 cõu hỏi, mỗi cõu hỏi trả lời đỳng được 10 điểm. Nhúm nào trả lời đỳng và nhanh nhúm đú thắng cuộc.
Từ cõu 1 dến cõu 5 thuộc gúi cõu hỏi 1, gúi thứ 2 từ cõu 6 đến cõu 10, gúi 3 từ cõu 11 đến cõu 15.
Câu1 : Từ nào không cùng nhóm với những từ còn lại ?
 Nhân ái, nhân nghĩa , nhânvật, nhânhậu . ( Đáp án : nhân vật )
Câu 2: Từ nào trái nghĩavới từ”thắnglợi”?
 A- Tổn thất B- Chiến bại C- Thất bại 	( Đáp án : C )
Câu 3 : Chọn đáp án đúng :
 Câu nào không phải câu hỏi?
 	A - Cô giáo hỏi Lan ở nhà có học bài không ?
	B - Em đi chơi ở đâu ? 
	C - ở nhà, Bình có học bài không ? 	 (Đáp án : A )
Câu 4 : Trong câu thơ sau có mấy cặp từ trái nghĩa ?
 Sáng ra bờ suối, tối vào hang 
 Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng. 	( Đáp án : có 2 cặp từ )
Câu 5 : Tìm từ đồng nghĩa trong câu thơ sau?
Mình về với Bác đường xuôi
Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người. ( Đáp án : Bác, Người )
Câu 6 : Chọn câu trả lời đúng 
 Câu cầu khiến là câu :
 A-Dùng để tả hoặc kể một sự việc ,sự vật .
 B- Dùng để nêu điều thắ ... ai thác các tiềm năng có sẵn như đất đai....ở những vùng kinh tế mới....
C.Củng cố-dặn dò: - GV gọi 1-2 HS đọc phần bài học. 
 - GV nhận xét giờ học,dặn HS chuẩn bị bài 10.
toán*
Luyện tập
I, muc tiêu: - Củng cố kỹ năng đọc viết số thập phân, so sánh số thập phân và giải toán 
Có lời văn .
 II,Các hoạt động dạy học:
A, Luyện tập
Bài 1: a, Viết một hỗn số có phần phân số là phân số thập phân 
b, Chuyển hỗn số đó thành số thập phân rồi đọc số thập phân đó.
c, Nêu giá trị các chữ số theo các hàng của số thập phân đó.
Bài 2:Một khu đất hình chữ nhật có chu vi 150m, chiều dài hơn chiều rộng 5m. Hỏi diện tích khu đất đó là bao nhiêu đề ca mét vuông?
Bài 3: Có 15 bao xi măng như nhau cân nặng 750kg. Hỏi 45 bao xi măng như thế cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam?
Bài 4: Có một số tiền, nếu mua vở với giá 2500 đồng một quyển thì được 20 quyển. Hỏi nếu mua vở với giá 5000 đồng một quyển thì được bao nhiêu quyển?
-HS tự viết số vào vở sau đó đổi chéo để kiểm tra kết quả
-HS trình bày phần bài làm của mình 
-GV hướng dẫn HSY thực hiện từng phần.
-HSTB đọc và phân tích đề
- HS tự làm và trình bày cách làm
- GV hướng dẫn HSY làm bài.
Đáp số:14dam2
- HSKG tự làm và chữa bài
- HS đọc , tóm tắt và xác định dạng toán
- HS tự làm và chữa bài
Đáp số:2250kg
- HS đọc , tóm tắt và xác định dạng toán
- HS tự làm và chữa bài
Đáp số:
B, Củng cố và nhận xét giờ học
Tiếng Việt *
Luyện tập
I,Mục tiêu -Luyện tập về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa
II, Các họat động dạy học
a, Nội dung: Lý thuyết:
-Thế nào là từ đồng âm? Ví dụ
-Thế nào là từ nhiều nghĩa?Ví dụ
Bài tập
Bài 1: Xác định nghĩa của từ in nghiêng trong các kết hợp từ dưới đây, rồi phân các nghĩa ấy thành hai loại: nghĩa gốc, nghĩa chuyển.
a, Ngọt 
-Khế chua, cam ngọt.
-Trẻ em ưa nói ngọt, không ưa nói xẵng.
-Đàn ngọt hát hay.
-Rét ngọt.
b, Cứng 
- Lúa đã cứng cây.
- Lí lẽ rất cứng.
- Học lực loại cứng.
- Cứng như thép. Thanh tre cứng quá, không uốn cong được.
- Quai hàm cứng lại. Chân tay tê cứng.
Bài 2:Trong các từ in đậm dưới đây, từ nào là từ đồng âm, từ nào là từ nhiều nghĩa?
a, Vàng: 
-Giá vàng ở trong nước tăng đột biến.
-Tấm lòng vàng.
-Ông tôi mua bộ vàng lưới mới để chuẩn bị cho vụ đánh bắt hải sản.
Bài 3: Đặt câu với mỗi từ dưới đây để phân biệt nghĩa gốc và nghĩa chuyển
a, cân: 
b, xuân
-HS đọc và xác định yêu cầu bài
-HS làm bài, trình bày và giải thích nghĩa từ 
a, ngọt ở câu 1 mang nghĩa gốc, các trường hợp còn lại mang nghĩa chuyển.
b, Cứng ở câu 4 mang nghĩa gốc, các trường hợp còn lại mang nghĩa chuyển.
- HS đọc và xác định yêu cầu đề bài
- HS làm và trình bày giải thích nghĩa từ
+ Vàng ở câu 3 đồng âm với từ vàng ở câu 1,2.
+ Vàng ở câu 1, 2 là từ nhiều nghĩa.
HS đặt câu lưu ý ghi rõ câu đặt theo nghĩa gốc và nghĩa chuyển.
b,Củng cố, nhận xét :
Thứ sáu ngày 29 tháng 10 năm 2010
toán 
Tiết 45: Luyện tập chung (tr.48)
I- Mục tiêu - Biết viết số đo độ dài và khối lượng dưới dạng số thập phân.
- HS hoàn thành bài 1,2, 3, 4.và cỏc bài cũn lại.
I- Chuẩn bị: - Bảng phụ ghi BT 2
III- Các họat động dạy học chủ yếu
A-Kiểm tra bài cũ
Viết số thập phân thích hợp: 5m3cm=...m; 520g=... kg;3,9ha= m2
B-Luyên tập
Bài 1: HSTB đọc và nêu yêu cầu(Viết các số đo dưới dạng số đo có đơn vị là mét)
Củng cố: Đổi đơn vị đo độ dài
 Bài 3: HSTB đọc và nêu yêu cầu(Viết số thập phân thích hợp) 
 (Tiến hành tương tự BT 1)
*Củng cố: Qua 2 BT trên nêu lại quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài .
Bài 2: Viết số thích hợp: 
 Treo bảng phụ ghi BT 
 Điền kết quả vào bảng.
Bài 4:HSTB đọc và nêu yêu cầu(Viết số thập phân thích hợp) 
 *Chấm bài - Nhận xét
*Củng cố: Qua BT2 và 4 nêu lại quan hệ 
giữa các đơn vị đo khối lượng
Bài 5:Dành cho HSKG làm nếu có thời gian
 Gắn hình vẽ minh hoạ 
 Phân tích và nhận ra túi cam cân nặng:
 a- ... kg b- ... g
*Củng cố: Cách tính tổng các đơn vị đo khối lượng và đổi ra đơn vị đo cần thiết.
Đọc đề bài và xác định yêu cầu 
Làm bài vào vở nháp
1 học sinh lên bảng 
Đọc đề bài và xác định yêu cầu 
Làm bài vào vở nháp
1 học sinh lên bảng 
-HS thảo luận nhóm và nêu cách điền
Báo cáo kết quả - NX
Tự đọc đề bài và xác định yêu cầu 
Làm bài vào vở 
1 học sinh lên bảng 
Quan sát hình vẽ
Làm bài vào vở nháp 
Nêu kết quả. NX
C- Củng cố, dặn dò
 - Đánh giá kĩ năng viết số đo độ dài và đo khối lượng dưới dạng số thập phân. Khắc sâu quan hệ của mỗi dạng đơn vị đo trên.
tập làm văn
Luyện tập thuyết trình, tranh luận( tr 93)
I. mục tiêu
-Bước đầu biết cách mở rộng lí lẽ và dẫn chứng trong thuyết trình, tranh luận về một vấn đề đơn giản.( BT1,2).
-Liên hệ thực tế về ảnh hưởng của môi trường thiên nhiên đối với cuộc sống con người qua BT1
II- Chuẩn bị	Kẻ sẵn khung bảng hệ thống (như sgv/198) 
II. hoạt động dạy và học
A. Kiểm tra bài cũ: 
Nêu những điều kiện cần có khi muốn tham gia thuyết trình, tranh luận một vấn đề nào đó?	Khi thuyết trình, tranh luận người nói cần có thái độ như thế nào?
 B. Bài mới: 1- Giới thiệu bài
 GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 
	2- Hướng dẫn luyện tập
 Bài 1/93
- GV giúp hs nắm vững yêu cầu của bài 
- Hướng dẫn tìm hiểu truyện:
+ Các nhân vật trong truyện tranh luận về vấn đề gì?
+ ý kiến của tưng nhân vật thế nào?
GV ghi nhanh vào bảng đã kẻ sẵn như sgv/198
+ ý kiến của em về vấn đề này như thế nào?
Lưu ý: Phải tìm lí lẽ, dẫn chứng mở rộng, phát triển để nói rõ ý kiến của mỗi nhân vật. Mỗi hs đóng vai 1 nhân vật để nói, khi trình bày phải xưng tôi
- GV ghi nhanh ý kiến mở rộng của HS vào bảng.
 Bài2
- Bài yêu cầu thuyết trình hay tranh luận?
- Thuyết trình về vấn đề gì?
- Lưu ý: (như sgv/199)
- Chấm điểm một số bài, nhận xét.
- HS đọc yêu cầu
- 5 HS đọc phân vai, lớp đọc thầm
- Cái gì cần nhất đối với cây xanh?
- Ai cũng tự cho mình là người cần nhất
 + đất: + không khí:
 + nước: + ánh sáng:
- HS nêu ý kiến của mình
- Thảo luận nhóm 4, viết ý kiến vào giấy nháp 
- 1 nhóm đóng vai tranh luận, lớp theo dõi, nhận xét
- HS đọc yêu cầu 
- thuyết trình
- thuyết trình về sự cần thiết của cả trăng và đèn trong bài ca dao.
- HS làm vào vở, 1 HS làm trên bảng
- đọc bài, lớp nhận xét.
C- Củng cố, dặn dò- Nói lại bài thuyết trình cho người thân nghe.
	Chuẩn bị ôn tập giữa HK
kể chuyện
 Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia(tr 79)
Đề bài:Kể chuyện về một lần em được đi thăm cảnh đẹp ở địa phương em hoặc ở nơi khác.
I. mục tiêu
 - Kể lại được một lần đi thăm cảnh đẹp ở địa phương(hoặc ở nơi khác); kể rõ địa điểm, diễn biến của câu chuyện.
- Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn
 II. đồ dùng dạy học
 Tranh ảnh về cảnh đẹp ở địa phương. Bảng phụ viết tóm tắt gợi ý 2
III. hoạt động dạy và học
A. Kiểm tra bài cũ:
HS kể lại câu chuyện đã kể ở tiết KC tuần trước.
B. Bài mới:
-1-Tìm hiểu đề
Đề bài yêu cầu gì?
GV gạch chân các từ: đi thăm cảnh đẹp
Kể về một chuyến tham quan em cần kể những gì?
- Em biết những cảnh đẹp nào ở địa phương hoặc ở nơi khác?
GV cho hs quan sát tranh ảnh về một số cảnh đẹp
Kiểm tra việc chuẩn bị bài
- HS đọc đề bài
- Thăm cảnh đẹp ở đâu? vào thời gian nào? Em đi với ai? Chuyến đi đó diễn ra như thế nào? Cảm nghĩ của em về chuyến đi đó.
- hs nêu tên những cảnh đẹp mình biết.
- đọc gợi ý 1
- giới thiệu về chuyến tham quan của mình
- đọc Gợi ý 2
	2-Tập kể chuyện và trao đổi về nội dụng, ý nghĩa
Yêu cầu hs hoạt động nhóm 4
- GV gợi ý cho hs các câu hỏi để trao đổi về nội dung chuyện:
+ Bạn thấy cảnh đẹp ở đây thế nào?
+ Sự vật nào làm bạn thích thú nhất?
+ Bạn mong ước điều gì sau chuyến đi?
- Tổ chức thi kể chuyện trước lớp.
- GV ghi địa danh mà hs tham quan.
Lưu ý hs kết hợp với điệu bộ, cử chỉ phù hợp.
- Nhận xét, đánh giá.
- hs kể trong nhóm, có thể dùng tranh ảnh minh hoạ.
- hs trong nhóm nhận xét nhau.
- 4-5 hs tham gia thi kể chuyện và trả lời câu hỏi của các bạn về việc làm, cảnh vật, cảm xúc của bạn sau chuyến đi,
- Nhận xét.
	C- Củng cố, dặn dò
	Yêu cầu xem trước tranh minh hoạ và nội dung bài KC tuần sau.	
KHOA HỌC
Tiết 18: Phòng tránh bị xâm hại
 I. Mục tiêu: Theo chuẩn KT, KN:
	- Nêu một số quy tắc an toàn cá nhân để phòng tránh bị xâm hại.
	- Nhận biết được nguy cơ khi bản thân có thể bị xâm hại.
	- Rèn luyện kỹ năng phòng tránh và ứng phó với nguy cơ bị xâm hại.
 - Liệt kê danh sách những người có thể tin cậy, chia sẻ tâm sự, nhờ giúp đỡ bản thân khi bị xâm hại.
II. Đồ dùng dạy – học 
 - Thông tin và hình trang 38,39 SGK
- Một số tình huống để đóng vai.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu 
1. Kiểm tra bài cũ: 
Em cần có thái độ như thế nào với những người bị mắc HIV/AIDS? 
- HS nêu
- HS khác nhận xét
- GV đánh giá, nhận xét.
2.Giới thiệu bài:
 Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận
Mục tiêu: 	HS nêu đươc một số tình huống có thể bị dẫn tới nguy cơ bị xâm hại và những điểm cần chú ý để phòng tránh bị xâm hại.
Cách tiến hành: Bước 1: Cho các nhóm quan sát các hình 1,2,3 và trao đổi về nội dung từng hình và trả lời câu hỏi:
Nêu một số tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại?
Bạn có thể làm gì để phòng tránh nguy cơ bị xâm hại?
GV kết luận: (Phần :Bóng đèn toả sáng )
Các nhóm thảo luận
Đại diện từng nhóm lên trình bày
Hoạt động 2: Đóng vai “ứng phó với nguy cơ bị xâm hại”
Mục tiêu:- Rèn luyện kĩ năng ứng phó với nguy cơ bị xâm hại . - Nêu được các quy tắc an toàn cá nhân.
Cách tiến hành: Giao nhiệm vụ cho các nhóm
Nhóm 1: Phải làm gì khi có người lạ tặng quà cho mình?
Nhóm 2: Phải làm gì khi có người lạ muốn vào nhà?
Nhóm 3: Phải làm gì khi có người trêu ghẹo hoặc có hành động gây rối, khó chịu đối với bản thân?
- Vậy trong trường hợp bị xâm hại, chúng ta cần phải làm gì?
- Từng nhóm trình bày cách ứng xử.
- Các nhóm khác góp ý kiến bổ sung. 
-HS nêu (Phần :Bóng đèn toả sáng tr39)
Hoạt động 3: Vẽ bàn tay tin cậy Cách tiến hành: Cho HS làm việc cá nhân. 
Bước 1:Mỗi em vẽ bàn tay của mình với các ngón xoè ra, trên mỗi ngón tay viết tên một người mà mình tin cậy có thể chia sẻ giúp đỡ.
Bước 2: HS trao đổi hình vẽ “Bàn tay tin cậy ” với bạn bên cạnh.
Bước 3: Gọi một số HS nói về “bàn tay tin cậy” của mình với cả lớp.
HS thực hành chơi 
3- Củng cố, dặn dò.
	- GV tóm tắt ý chính của bài. Đánh giá nhận xét giờ học. Dặn HS chuẩn bị giờ sau
TỰ học *
I, Mục tiêu: - Củng cố kĩ năng viết văn miêu tả.
II, Nội dung:
Môn Tiếng Việt *Tập làm văn
Lập dàn ý và viết bài văn tả quang cảnh trường em
- HS lập dàn bài .
- HS trình bày dàn ý.
- HS nhận xét bổ sung.
- HS viết bài
- Chọn bài văn hay đọc cho HS nghe.
Nhận xét giờ học.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 5 tuan 9.doc