I. MỤC TIÊU
1. Biết đọc đúng văn bản kịch :
- Đọc phân biệt lời các nhân vật (anh Thành, anh Lê), lời tác giả.
- Đọc đúng ngữ điệu câu kể, câu cảm câu hỏi, câu cầu khiếnphù hợp tính cách, tâm trạng của từng nhân vật.
- Biết phân vai, đọc diễn cảm đoạn kịch.
2. Hiểu nội dung phần 1 của trích đoạn kịch : Tâm trạng day dứt, trăn trở tìm đường cứu nước , cứu dân của người thanh niên Nguyễn Tất Thành.
Ngày soạn: 29/12/2011 TUẤN 19 Ngày giảng: 03/01/2012 Thứ Hai TẬP ĐỌC Tiết 37. Người công dân số một (tiết 1) I. MỤC TIÊU 1. Biết đọc đúng văn bản kịch : - Đọc phân biệt lời các nhân vật (anh Thành, anh Lê), lời tác giả. - Đọc đúng ngữ điệu câu kể, câu cảm câu hỏi, câu cầu khiếnphù hợp tính cách, tâm trạng của từng nhân vật. - Biết phân vai, đọc diễn cảm đoạn kịch. 2. Hiểu nội dung phần 1 của trích đoạn kịch : Tâm trạng day dứt, trăn trở tìm đường cứu nước , cứu dân của người thanh niên Nguyễn Tất Thành. II. ĐỒ DÙNG DAY HỌC: - Tranh minh hoạ bài học trong SGK. - Ảnh chụp Bến Nhà Rồng (nếu có) - Bảng phụ viết sẵn đoạn hướng dẫn luyện đọc diễn cảm. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 1. Ổn định tổ chức: 1’ - Kiểm tra sĩ số : có mặt..vắng mặt.. 2. Mở đầu : - GV giới thiệu khái quát nội dung và chương trình phân môn tập đọc của học kì II - Giới thiệu các chủ điểm - Yêu cầu HS quan sát tranh minh họa chủ điểm và mô tả những gì em nhìn thấy trong tranh vẽ ? Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 3. Dạy bài mới : a. Giới thiệu bài : 1’ - GV giới thiệu tranh bài học. b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm tiểu bài : Luyện đọc: 12’ - Gọi 1 HS đọc toàn bài - GV chia đoạn : 3 đoạn + Đoạn 1: từ đầu đến vào Sài Gòn này làm gì? + Đoạn 2: Tiếp theo đến Sài Gòn này nữa. + Đoạn 3: Phần còn lại. - Gọi HS đọc nối tiếp đoạn - Cho HS đọc theo nhóm đôi - GV đọc mẫu toàn bài Tìm hiểu bài : 10’ - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và cho biết : + Anh Lê giúp anh Thành việc gì ? + Công việc tìm việc làm đó đạt kết quả như thế nào? + Thái độ của anh Thành khi nghe anh Lê nói về việc làm như thế nào? + Theo em, vì sao anh Thành lại nói như vậy ? + Nêu nội dung đoạn 1? - Cho HS đọc lướt đoạn toàn bài và cho biết: + Những câu nói nào của anh Thành cho thấy anh luôn nghĩ tới dân, tới nước? + Em có nhận xét gì về câu chuyện giữa anh Lê và anh Thành. GV: Câu chuyện giữa anh Thành và anh Lê nhiều khi không ăn nhập với nhau. + Hãy tìm những chi tiết thể hiện điều đó và giải thích vì sao như vậy? * Theo em, tại sao câu chuyện của họ lại không ăn nhập với nhau ? + Nêu nội dung đoạn 2? + Phần một của trích đoạn kịch cho em biết điều gì ? - GV ghi nội dung chính của bài. c. Luyện đọc diễn cảm : 10’ - Gọi 3 HS đọc nối tiếp đoạn. + Tìm giọng đọc của bài? - Hướng dẫn h/s đọc diễn cảm đoạn “ Từ đầu ... anh có khi nào nghĩ đến đồng bào không ?” + Gọi 1 HS đọc đoạn diễn cảm. + Gọi HS tìm từ nhấn giọng + Gọi HS thi đọc diễn cảm. + GV nhận xét cho điểm. * Gọi HS đọc bài theo hình thức phân vai. Nhận xét cho điểm nhóm đọc hay. d. Củng cố, dặn dò: 2’ + Nêu ý nghĩa của đoạn trích? Đoạn trích thuộc thể loại văn gì? - Nhận xét tiết học . - Về nhà học bài và chuẩn bị màn 2 vở kịch: Người công dân số Một. - 1 HS đọc toàn bài - Nghe và đánh dấu SGK - HS đọc nối tiếp đoạn Lần 1 : Kết hợp sửa phát âm ( đ1: phắc- tuya; đ2 : Sa-xơ-lu Lô- ba, Phú Lãng Sa, làng Tây. làng Tây... - HS đọc thầm chú giải Lần 2: Kết hợp giải nghĩa từ (chú giải) - Hướng dẫn ngắt câu dài: Hôm qua / ông đốc học nhắc... tháng 5 / năm 1981 / về ... Lần 3: Tiếp tục sửa sai (nếu còn) - HS đọc theo nhóm đôi - Nghe - HS đọc thầm + tìm việc làm ở Sài Gòn. + Anh Lê đòi thêm được cho anh Thành mỗi năm hai bộ quần áo và mỗi tháng thêm 5 hào. + không để ý tới công việc và lương. Anh nói : “Nếu chỉ cần miếng cơm manh áo thì tôi ở Phan Thiết cũng đủ sống...” + Vì anh không nghĩ đến miếng cơm manh áo của cá nhân mình mà chỉ nghĩ đến dân, đến nước. - 2,3 HS nêu 1- Nguyễn Tất Thành luôn nghĩ tới dân, tới nước. - HS đọc + Chúng ta là đồng bào, cùng máu đỏ da vàng Vì anh với tôi ... chúng ta là công dân nước Việt... + không cùng một nội dung, mỗi người nói về một chuyện khác. + Anh Lê gặp anh Thành báo tin đã xin được việc làm nhưng anh Thành không nói đến chuyện đó. + Anh Thành thường không trả lời vào câu hỏi của anh Lê trong khi nói chuyện. Anh Lê hỏi : Vậy anh vào Sài Gòn này làm gì ? * Vì anh Lê thì nghĩ đến công ăn, việc làm, miếng cơm, manh áo còn anh Thành nghĩ đến đến việc cứu dân, cứu nước. - 2, 3 HS nêu 2- Tâm trạng day dứt, trăn trở tìm con đường cứu nước, cứu dân của thanh niên Nguyễn Tất Thành - 2, 3 HS nhắc lại. ý chính: Tâm trạng day dứt, trăn trở tìm con đường cứu nước, cứu dân của Nguyễn Tất Thành. - 3 HS đọc nối tiếp đoạn, cả lớp theo dõi tìm giọng đọc hay cho toàn bài. + Người dẫn chuyện: to, rõ ràng, mạch lạc + Giọng anh Thành: trầm tĩnh + Giọng anh Lê: hồ hởi, nhiệt tình - HS đánh dấu SGK + 1 HS đọc + Lớp tìm từ nhấn giọng + 3 HS thi đọc diễn cảm * 3 HS tạo thành nhóm đọc phân vai. + HS nêu IV.RÚT KINH NGHIỆM ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ TOÁN Tiết 90: Diện tích hình thang I. MỤC TIÊU - Hình thành công thức tính diện tích của hình thang - Nhớ và biết vận dụng công thức tính diện tích hình thang để giải bài tập có liên quan II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV chuẩn bị hình thang như hình vẽ trong SGK (bằng bìa, cỡ to, có thể dính), kéo - HS chuẩn bị hình thang như hình vẽ trong SGK (nhỏ, bằng giấy), kéo III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Họat động của thầy Họat động của trò 1. Kiểm tra bài cũ (3’) - GV yêu cầu học sinh làm bài 2 VBT. Nhận xét và cho điểm 2. Bài mới a. Giới thiệu bài: b. Hình thành công thức tính diện tích hình thang :(10’) - GV vẽ hình thang lên bảng, gọi HS nêu cạnh đáy và chiều cao của h.thang. - GV nêu vấn đề: Tính S hình thang. - GV hướng dẫn HS (thao tác) cùng xác định trung điểm M của cạnh BC, nối M với A, cắt theo đường MA. + Cắt được hai hình nào? - Ghép hai hình vừa cắt thành một hình tam giác và đặt tên hình. - GV gọi HS nhận xét + Điểm C (K) trùng với điểm nào? + S hình thang và S tam giác ADK như thế nào? + Hãy tính S tam giác ADK? + Độ dài cạnh đáy bằng tổng độ dài hai đoạn nào? + Diện tích tam giác ADK còn viết dưới dạng nào? + (DC + AB) là yếu tố nào của hình thang? + Hãy tính S hình thang BCD? - GV kết luận và ghi công thức tính diện tích h.thang - GV gọi HS nhắc lại công thức c. Thực hành:(20’) Bài 1: (8’) - GV gọi 1 HS đọc đề bài - GV chữa bài và cho điểm • Củng cố quy tắc tính diện tích hình thang. Bài 2: (8’) - GV đưa bảng phụ, nhắc lại yêu cầu bài - GV yêu cầu HS nhắc lại khái niệm hình thang vuông để thấy được cách tính diện tích hình thang vuông. - GV nhận xét và đánh giá bài của HS * Bài 3: (4’) - Gọi HS đọc đề - Yêu cầu HS nêu hướng giải bài toán. - GV yêu cầu HS tự giải toán - GV gọi 1 HS lên bảng làm mẫu. - GV kết luận: Trước hết phải tìm chiều cao của hình thang. - GV đánh giá và cho điểm d. Củng cố, dặn dò:(3’) - Nêu lại quy tắc tính diện tích hình thang - Tổng kết - Về nhà làm các bài trong V BT - Gọi 2 HS lên bảng làm BT tiết trước A B A M M D H D D H C K (B) (A) + Hai hình bằng nhau Dựa vào hình vẽ ta có: Diện tích hình thang ABCD bằng diện tích hình tam giác ADK Diện tích tam giác ADK là Mà + Vậy diện tích h.thang ABCD là Công thức: S = (S = diện tích; a, b = độ dài các cạnh đáy; h = chiều cao) Bài 1. Tính diện tích hình thang, biết: - Y/c HS tự làm bài - Gọi 2 HS lên bảng a) Độ dài hai đáy lần lượt là 12cm và 8cm; chiều cao là 5cm. Diện tích hình thang là: (12 + 8 ) 5 : 2 = 50 (cm2) * b) Độ dài hai đáy lần lượt là 9,4cm và 6,6cm; chiều cao là 10,5cm. Bài 2. Tính diện tích của mỗi hình thang sau: - HS nêu yêu cầu BT - Cả lớp làm bài ... 2 em làm trên bảng a) * b) 4cm 3cm 5cm 4cm 9cm 7cm Bài giải a. Diện tích hình thang là: (4 + 9 ) 5 : 2 = 32,5 (cm2) Đáp số: 32,5 cm2 * Bài 3. Giải bài toán - HS đọc đề: Một thửa ruộng hình thang có độ dài hai đáy lần lượt là 110m và 90,2m. Chiều cao bằng trung bình cộng của hai đáy. Tính diện tích thửa ruộng đó. - HS làm bảng phụ, lớp làm vở Bài giải Chiều cao của hình thang là: (110+90,2):2 = 100,1 (m) Diện tích của thửa ruộng hình thang là: (110+ 90,2)100,1: 2 = 10 020,01 (m2) Đáp số: 10 020,01m2 IV.RÚT KINH NGHIỆM .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... KỂ CHUYỆN Tiết 19: Chiếc đồng hồ I. MỤC TIÊU Giúp HS: + Dựa vào tranh minh hoạ và lời kể của GV và tranh minh hoạ, kể lại từng đoạn và toàn bộ câu chuyện. Thể hiện lời kể tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung truyện. Biết theo dõi, nhận xét, đánh giá lời kể của bạn + Biết trao đổi và hiểu được ý nghĩa của câu chuyện : Qua câu chuyện Chiếc đồng hồ, Bác Hồ muốn khuyên cán bộ: Nhiệm vụ nào của cách mạng cũng vần thiết, quan trọng, do đó cần làm tốt việc được phân công, không nên suy bì, chỉ nghĩ đến viêc riêng mình + Học tập tấm gương các nhân vật trong chuyện. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC + Tranh minh hoạ trong SGK + Bảng phụ ghi sẵn các câu hỏi giúp HS nhớ nội dung truyện. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC 1. Dạy bài mới : a. Giới thiệu bài : 1’ - GV giới thiệu: Tiết kể chuyện đầu tiên của chủ điểm Người công dân là câu chuyện về Bác Hồ. Truyện có tên là Chiếc đồng hồ. Qua câu chuyện, Bác Hồ ... với người đó. - Gọi HS viết bài vào giấy dán lên bảng, đọc các đoạn kết bài. - GV cùng h/s cả lớp nhận xét, sửa chữa. - Cho điểm h/s viết đạt yêu cầu. - Gọi HS dưới lớp đọc đoạn văn của mình. - Cho điểm h/s viết đạt yêu cầu. c. Củng cố , dặn dò : 2’ + Thế nào là kết bài tự nhiên, kết bài mở rộng ? - Nhận xét tiết học - Về nhà hoàn chỉnh đoạn kết bài và chuẩn bị bài sau. - 2 h/s đọc 2 đoạn mở bài ( làm theo 2 kiểu ) cho bài văn tả người. Bài 1. Đọc và so sánh hai đoạn kết bài - 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm. + Kết bài a: nói lên tình cảm của bạn nhỏ đối với bà. Kết bài b: nói lên tình cảm với bác nông dân và công sức lao động của bác. + Kết bài b: bình luận thêm về vai trò của người nông dân đối với việc làm ra hạt gạo, nuôi sống mọi người. + Đoạn a là kết bài tự nhiên Đoạn b là kết bài mở rộng. + Kết bài b khác với kết bài a ở chỗ ngoài bộc lộ tình cảm của người viết, còn suy luận, liên hệ về vai trò của người nông dân. - HS lắng nghe. Bài 2. Viết hai đoạn kết bài theo 2 cách - 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm. - Nối tiếp nhau trả lời: + Đề 1 / b / c /... Yêu quý/ kính trọng/ thân thiết/... + Chúng em có hoa thơm, trái ngọt là nhờ bàn tay lao động của ông em./ Tình bạn thật thiêng liêng và cao quý... - 2 HS viết vào giấy khổ to (hoặc bảng nhóm). HS cả lớp làm vào vở bài tập. - 2 HS trình bày. - 3 đến 5 HS đọc 2 đoạn kết bài của mình. Ví dụ: Đề a: - Tôi rất yêu quý ông tôi. Tôi mong hè nào cũng được về quê thăm ông, cùng ông tưới cây, thả diều. - Những năm tháng vất vả còn hằn sâu trên khuân mặt nhièu nếp nhăn của ông. Tuổi trẻ ông tham gia chiến đấu vì dân, vì nước, tuổi già ông lao động vì niền vui với con cháu. Mỗi lần ăn quả ổi ngọt lịm, ngắm bông hoa ngọc lan bán ở ven đường tôi lại nhớ ông. Đề b: - Có Quân, lớp tôi lúc nào cũng vui vẻ, sôi nổi. Cả lớp tôi ai cũng mến yêu bạn. - Tôi và Quân rất thân nhau. Có bất cứ chuyện gì chúng tôi cũng chia sẻ cùng bạn. Nhiều lúc, tôi thầm nghĩ: “ Cuộc sống sẽ ra sao nếu không có tình bạn:. tình bạn thật thiêng liêng và cao quý. Tôi mong sao ai cũng có một người bạn tốt như tôi có Quân. IV.RÚT KINH NGHIỆM ..................................................................................................................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................................................................................................................... TOÁN Tiết 95: Chu vi hình tròn I. MỤC TIÊU Giúp HS:- Nắm được quy tắc và công thức chu vi hình tròn. - Vận dụng được quy tắc và công thức tính chu vi của hình tròn để giải toán. - Tích cực giải các bài toán có nội dung liên quan. II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC - GV và HS : Một hình tròn bằng giấy (bìa) bán kính 2cm, thước kẻ, com pa, kéo, sợi chỉ.- Bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: 3- 4’ + Thế nào là đường tròn? Các bán kính của hình tròn có đặc điểm gì? + So sánh đường kính với bán kính của hình tròn? - GV nhận xét, cho điểm. 2. Dạy bài mới : a. Giới thiệu bài: 1’ Tìm cách tính chu vi hình tròn. b. Nhận biết chu vi của hình tròn: 5’ + Thế nào là chu vi của một hình? + Vậy theo em chu vi của hình tròn là gì ? Vì sao em nghĩ như vậy ? GV nêu: Độ dài của một đường tròn chính là chu vi của hình tròn đó. Chúng ta cùng đi tìm chu vi của một hình tròn. - GV tổ chức HS làm việc theo nhóm + Chuẩn bị 1 hình tròn bằng giấy có bán kính 2cm, một chiếc thước, một sợi chỉ + Hãy sử dụng các dụng cụ này để tìm độ dài đường tròn của hình tròn bán kính 2cm. - GV mời một số nhóm báo cáo cách làm và kết quả trước lớp. - GV nhận xét các cách làm của HS, tuyên dương các cách làm đúng (lưu ý khẳng định để HS ghi nhớ các cách làm đúng có cùng một kết quả). GV kết luận: Độ dài của một đường tròn gọi là chu vi của hình tròn đó. c. Giới thiêu quy tắc và công thức tính chu vi của hình tròn:5’ - GV giới thiệu như SGK: + Trong toán học, người ta có thể tính chu vi của hình tròn đường kính 4cm bằng cách nhân đường kính với số 3,14: 4 3,14 = 12,56 (cm) + Ta có quy tắc: Muốn tính chu vi của hình tròn ta lấy đường kính nhân số 3,14. + Ta có công thức:C = d 3,14 Trong đó: C: là chu vi của hình tròn. d: là đường kính của hình tròn. + Hoặc : Muốn tính chu vi của hình tròn ta lấy 2 lần bán kính nhân với số 3,14. + Ta có công thức: C = r 2 3,14 Trong đó: C: là chu vi của hình tròn. r: là bán kính của hình tròn. d. Ví dụ về tính chu vi của hình tròn: 5’ - Vận dụng công thức trên, hãy: + Tính chu vi của hình tròn có đường kính là 6 cm ? + Tính chu vi của hình tròn có bán kính là 5cm ? e. Thực hành, luyện tập : Bài 1: 7’ - GV chép đề bài lên bảng - Yêu cầu h/s tự làm bài. - GV nhận xét và cho điểm h/s. Bài 2 : 7’ - Yêu cầu HS tự làm bài tập. - Gọi 1 HS đọc bài trước lớp để chữa bài. - GV nhận xét bài làm của HS, sau đó yêu cầu HS cả lớp đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau. Bài 3 : 5’ - Gọi 1 h/s đọc đề bài. + Bài toán cho biết gì ? + Bài yêu cầu chúng ta tính gì ? + Bánh xe ô tô có hình gì ? + Em làm thế nào để tính được chu vi của chiếc bánh xe ô tô đó ? - Yêu cầu HS làm bài. - GV nhận xét và cho điểm HS. g. Củng cố , dặn dò:2’ + Nêu quy tắc và công thức tính chu vi của hình tròn? + Biết đường kính của hình tròn là 9,6 m. Tính chu vi hình tròn đó? - Nhận xét tiết học, dăn dò HS về nhà làm các bài tập 1,2,3 VBT và chuẩn bị bài mới. + HS trả lời + Chu vi của một hình chính là độ dài đường bao quanh của hình đó. + Là độ dài đường tròn; vì bao quanh hình tròn chính là đường tròn. - HS làm việc theo nhóm để tìm độ dài của đường tròn. - Một số nhóm báo cáo, các nhóm khác theo dõi và bổ sung ý kiến. Cách 1: Đặt sợi chỉ vòng một đường xung quanh hình tròn và đo độ dài của sợi chỉ. Cách 2: Đặt điểm A trùng với điểm 0, lăn một vòng.... - Theo dõi GV giới thiệu quy tắc và công thức tính chu vi của hình tròn. + Tính chu vi của hình tròn đường kính 2cm. C = 2 x 3,14 = 6,28 - HS làm và nêu kết quả trước lớp: + Chu vi của hình tròn là: 6 3,14 = 18,84 (cm) + Chu vi của hình tròn là: 5 2 3,14 = 31,4 (cm) Bài 1. Tính chu vi hình tròn khi biết đường kính. - HS đọc đề bài - 3 h/s lên bảng làm bài, mỗi HS làm một phần, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. Đáp án: a) Chu vi của hình tròn là: 0,6 3,14 = 1,884 (cm) b) Chu vi của hình tròn là: 2,5 3,14 = 7,85 (dm) * c) Chu vi của hình tròn là: 3,14 = 2,512 (m) - HS cả lớp nhận xét bài của bạn Bài 2. Tính chu vi hình tròn khi biết bán kính. - HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. - HS đọc kết quả bài làm của mình, các h/s khác theo dõi và nhận xét. * a) Chu vi của hình tròn là: 2,75 2 3,14 = 17,27 (cm) * b) Chu vi của hình tròn là: 6,5 2 3,14 = 40,82 (dm) c) Chu vi của hình tròn là: 2 3,14 = 3,14 (dm) - HS cả lớp đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau. Bài 3. Giải bài toán - 1 h/s đọc đề bài bài trước lớp. HS cả lớp cùng theo dõi. + Đường kính: 0,75m + Tính chu vi của bánh xe đó. + Bánh xe ô tô có hình tròn. + Bánh xe ô tô có hình tròn nên chu vi của bánh xe chính là chu vi của hình tròn có đường kính là 0,75m. - HS làm bài vào vở bài tập, sau đó 1 h/s đọc bài làm của mình trước lớp để chữa bài. Bài giải Chu vi của bánh xe đó là : 0,75 3,14 = 2,355 (m) Đáp số: 2,355m - HS nêu quy tắc và làm bài nhanh kết quả. Đường kính của hình tròn là: 9,6 x = 6,4 m. Chu vi hình tròn đó là: 6,4 x 3,14 = 20,096 m Đáp số : 20,096m IV.RÚT KINH NGHIỆM ..................................................................................................................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... SINH HOẠT TUẦN 19 NHẬN XÉT- PHƯƠNG HƯỚNG I. MỤC TIÊU - Nhận xét ưu khuyết điểm trong tuần để HS nhận thấy, có hướng phấn đấu và sửa chữa. - Rèn kỹ năng sinh hoạt lớp - Giúp HS có ý thức học tập, xây dựng tập thể lớp. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 1. Tổ chức: 5’ - Lớp trưởng nhận xét 2. Giáo viên nhận xét : 10’ - Nền nếp: Đã đi vào ổn định nhưng chưa thật tốt. Cụ thể việc truy bài 15’ đầu giờ còn mất trật tự, giờ tự quản y thức chưa cao như : Thương, Thái, Hiếu, Ngọc Ninh, Quang Ninh... - Học tập: Đa số HS có nền nếp học tập, bên cạnh đó còn một số em chưa có nền nếp học tập, trong lớp còn chưa chú ý nghe giảng như Quy, Thái, Hiếu. Bài tập về nhà còn chưa hoàn thành như Đại, Quy, Việt, Uyên chữ viết xấu, sai chính tả như : Việt, Uyên, Quang Ninh, Tiến Anh, Quy. Về nhà lười học trong kì kiểm tra học kì 1 nhất là môn Lịch sử và Địa lí. Kết quả học kì 1 : 05 đạt HSG ; 05 đạt HSK ; 15 đạt HSTB ; 01 đạt yếu (Uyên) - Các hoạt động khác: đã có nền nếp 3. Phương hướng : 5’ - Nền nếp: Thực hiện tốt hơn nữa nền nếp của trường, lớp đề ra. - Học tập: Phát huy ưu điểm, sửa chữa khuyết điểm. Thi đua học tập giữa các tổ để nâng cao thành tích học tập của lớp để mừng Đảng, mừng xuân. - Bồi dưỡng HS giỏi, kèm cặp HS yếu. - Rèn chữ cho HS viết chữ xấu vào các buổi học thực hành. - Các hoạt động khác: Duy trì lịch lao động chuyên. Cửa Ông, ngày .....tháng........năm 2011 Duyệt của chuyên môn
Tài liệu đính kèm: