Thiết kế bài giảng lớp 5 - Tuần 2 năm 2011

Thiết kế bài giảng lớp 5 - Tuần 2 năm 2011

I/ MỤC TIÊU:

 - Biết đọc đúng một văn bản khoa học thường thức có bảng thống kê.

 - Hiểu nội dung bài:Việt Nam có truyền thống khoa cử lâu đời. Đó là một bằng chứng về nền văn hiến lâu đời của nước ta.

Trả lời được các câu hỏi trong SGK

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 GV: Tranh minh họa bài đọc SGK để giới thiệu bài.

 Bảng phụ ghi sẵn 1 đoạn thống kê để hướng dẫn HS luyện đọc

 

doc 63 trang Người đăng huong21 Lượt xem 743Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài giảng lớp 5 - Tuần 2 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 tuần 2 : 
 Thứ hai ngày 5 tháng 9 năm 2011
 tiết 1: Tập đọc
 Nghìn năm văn hiến
I/ Mục tiêu:
 - Biết đọc đúng một văn bản khoa học thường thức có bảng thống kê.
 - Hiểu nội dung bài:Việt Nam có truyền thống khoa cử lâu đời. Đó là một bằng chứng về nền văn hiến lâu đời của nước ta.
Trả lời được các câu hỏi trong SGK
II/ Đồ dùng dạy học:
 GV: Tranh minh họa bài đọc SGK để giới thiệu bài. 
 Bảng phụ ghi sẵn 1 đoạn thống kê để hướng dẫn HS luyện đọc
III / Các hoạt động dạy – học:
 1/Bài cũ :
 2/Bài mới : Giới thiệu bài : Giới thiệu bài qua tranh ( Giáo viên ).
A/ Bài cũ
B/ bài mới: 
 1/ Giới thiệu bài :
 2/Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu * HĐ1: Luyện đọc :
GV đọc mẫu bài văn
HS quan sát tranh, ảnhVăn Miếu-Quốc Tử Giám
 - Hướng dẫn giọng đọc : Giọng đọc thể hiện tình cảm trân trọng, tự hào; đọc rõ ràng, rành mạch bảng thống kê theo trình tự cột ngang
 - Phân đoạn: 3 đoạn
 + Đoạn1: từ đầu đến ...cụ thể nh sau 
 + Đoạn 2: Bảng thống kê.
 + Đoạn 3: Phần còn lại
- Một HS khác đọc một lượt toàn bài 
 - HS đọc nối tiếp theo các đoạn 2 lượt :
 + Lượt 1: GV rút từ tiếng khó HS đọc sai,sửa lỗi giọng đọc. 
 + Lượt 2: giúp HS hiểu một số từ ngữ : văn hiến, Văn Miếu, Quốc Tử Giám...
 - HS luyện đọc theo cặp .
 - Một HS đọc toàn bài . 
 * HĐ2: Tìm hiểu bài : 
 Đoạn 1: HS đọc thầm trả lời câu hỏi 1 SGK.
 Giải nghĩa từ : Tiến sĩ.
ý1: Sự ngạc nhiên của khách nước ngoài khi đến thăm Văn Miếu.
Chuyển ý: Để biết được số lượng tiến sĩ ở các triều đại là bao nhiêu chúng ta tìm hiểu đoạn2.
 Đoạn 2: HS đọc lướt trả lời câu hỏi 2 SGK:
 ý2: Bảng số liệu thống kê.
Chuyển ý: Để biết được bằng chứng về nền văn hiến lâu đời của nước ta chúng ta tìm hiểu đoạn còn lại .
Đoạn3: HS suy nghĩ cá nhân trả lời câu hỏi 3 SGK.
Giải nghĩa từ: Cổ kính.
ý3: Bằng chứng về nền văn hiến lâu đời của nước ta.
- Nội dung bài này nói lên điều gì?
 Nội dung: Việt Nam có truyền thống khoa cử lâu đời. Đó là một bằng chứng về nền văn hiến lâu đời của nước ta.
 - Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài
 * HĐ3: hướng dẫn đọc diễn cảm:
 Đọc rõ ràng , rành mạch bảng thống kê theo trình tự cột ngang; giọng đọc thể hiện tình cảm trân trọng tự hào. 
GV mời 3 HS tiếp nối nhau đọc lại bài văn. GV uốn nắn các em có giọng đọc phù hợp với nội dung mỗi đoạn trong văn bản.
GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc đoạn 1. 
 Một vài HS thi đọc diễn cảm đoạn văn trước lớp
 3/ Củng cố- Dặn dò:
 Cho HS nhắc lại nội dung bài và liên hệ thực tế.
 Dặn HS về nhà đọc trước bài sau. 
tiết 2: Chính tả nghe- viết
 lương ngọc quyến
I/ Mục tiêu:
 - Nghe- viết đúng chính tả bài : “ Lương Ngọc Quyến”;trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
 - Nắm được mô hình cấu tạo vần, chép đúng tiếng vần vào mô hình.
II/ Đồ dùng dạy học:
 GV: Bảng phụ kẻ sẵn mô hình cấu tạo vần ở BT3 
 III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 1/Bài cũ:
 2/Bài mới : Giới thiệu bài (dùng lời).
 * HĐ1: Hướng dẫn HS nghe- viết. 
 - GV đọc toàn bài chính tả trong SGK một lượt.
 - GV nói về nhà yêu nước Lương Ngọc Quyến.
 - HS đọc thầm lại bài chính tả,chú ý những từ các em dễ viết sai: mu,khoét,xích sắt
 - GV nhắc HS tư thế ngồi viết chính tả,quy tắc chính tả.
 - HS gấp SGK.GV đọc từng câu hoặc từng bộ phận ngắn trong câu cho HS viết.Mỗi câu hoặc bộ phận câu đọc hai lần.
 - GV đọc lại toàn bài chính tả một lượt,HS soát lại bài.
 - GV chấm 7-10 bài.Trong khi đó từng cặp HS đổi vở cho nhau đẻ soát lỗi chính tả.HS đối chiếu với SGK.
 - GV nhận xét chung.
* HĐ2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả.
Bài tập2: SGK.
 - Một số HS đọc yêu cấu của bài.
 - Cả lớp đọc thầm lại câu văn-viết ra giấy nháp phần vần của tiếng in đậm trong vở BT.
Bài tập 3:SGK.
 - Một HS đọc yêu cầu của bài,đọc cả mô hình.
 - HS làm bài vào vở BT.
 - Một số HS trình bày kết quả vào mô hình đã kẻ sẵn trên bảng.
Tiếng
Vần
Âm đệm
Âm chính
Âm cuối
 - Cả lớp nhìn kết quả bài làm đúng,nêu nhận xét cách điền vị trí các âm trong mô hình cấu tạo vần.
 - GV chốt lại:
 +Phần vần của tất cả các tiếng đều có âm chính.
 + Ngoài âm chính một số vần còn có thêm âm cuối(trang,làng);âm đệm(nguyễn,khoa ).Các âm đệm được ghi bằng chữ cái o hoặc u.
 + Có những vần có đủ cả âm đệm,âm chính,âm cuối(nguyên,loan)
 - GV nói thêm:
	 Bộ phận quan trọng không thể thiếu trong tiếng là âm chính và thanh,có tiếng chỉ có âm chính và thanh;VD:A!Mẹ đã về;U về rồi!;Ê, lại đây chú bé!
 - Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng.
* HĐ3: Củng cố dặn dò.
 - GV nhận xét tiết học.
 - Yêu cầu HS ghi nhớ mô hình cấu tạo vần.
 tiết 3: Toán
 luyện tập
I/ Mục tiêu: Giúp HS :
- Biết đọc,viết phân số thập phân trên một đoạn của tia số
 - Chuyển một phân số thành số thập phân
II/ Đồ dùng dạy học.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
 1/Bài cũ.
 2/Bài mới : Giới thiệu bài (Dùng lời)
* HĐ1: Thực hành . GV HD HS làm BT trên VBT
 + Bài 1: 
 - Đọc đề, nêu yêu cầu bài tập.
 - HS làm bài tập cá nhân, 1 HS lên bảng viết p /số thích hợp vào chỗ chấm dưới mỗi vạch của tia số.
 - HS , GV nhận xét chốt lời kết quả đúng.
KL: Củng cố cách viết các phân số thập phân trên tia số .
 + Bài 2: 
 - Yêu cầu 1 HS đọc đề bài, cả lớp theo dõi.
 - HS làm bài tập cá nhân, 3 HS lên bảng làm. ( GV quan tâm HS yếu )
 - HS , GV nhận xét chốt lời giải đúng.
 9/4=225/100 : 11/20 =55/100 ; 18/30 =6/10
KL: Củng cố cách chuyển 1 phân số thành phân số thập phân.
 + Bài 3:.
 - Yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài tập, cả lớp theo dõi. ( HS : TB-K nêu yêu cầu )
 - HS làm bài cá nhân, 3 HS lên bảng làm.
 - HS , GV nhận xét , chốt kết quả đúng. 
 17/10 =170/100 9/25=36/100
 200/1000=20/100 38/200=19/100
 *HĐ3: Củng cố - dặn dò.
 - GV hệ thống kiến thức toàn bài.
 - Dặn HS về nhà làm bài tập ở vở bài tập.
tiết 4: Đạo đức
 em là học sinh lớp 5 (tiết 2)
I/ Mục tiêu: HS biết:
 - HS lớp 5 là HS lớn nhất trường cần phải gương mẫu cho các em lớp dưới học tập.
 - Vui và tự hào khi là học sinh lớp 5
 - Có ý thức học tập rèn luyện xứng đáng là học sinh lớp 5.
 -Biết nhắc nhở các bạn cần có ý thức học tập, rèn luyện.
*KNS : KN tự nhận thức, KN xác định giá trị, KN ra quyết định.
II/ Đồ dùng dạy học:
 GV: Các bài hát về chủ đề Trường em ;Các câu chuyện nói về tấm gương HS lớp5 
 HS : Giấy trắng , bút màu
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 1/Bài cũ .
 2/Bài mới: Giới thiệu bài(Dùng lời)
 Khởi động: HS hát tập thể bài hát : Em yêu trường em.
*HĐ1: 
* Thảo luận về kế hoạch phấn đấu.
 Mục tiêu:
 - Rèn cho HS kĩ năng dặt mục tiêu.
 - Động viên HS có ý thức phấn đấu vươn lên về mọi mặt để xứng đáng là HS lớp5.
 Cách tiến hành :
 - Từng HS trình bày kế hoạch cá nhân của mình trong nhóm nhỏ.
 - Trong nhóm trao đổi, góp ý kiến .
 - GV mời một vài HS trình bày trước lớp.
 - HS cả lớp trao đổi nhận xét.
 - GV nhận xét chung và kết luận: Để xứng đáng là HS lớp5, chúng ta cần phải quyết tâm phấn đấu, rèn luyện một cách có kế hoạch
 * HĐ2:
* Kể chuyện về các tấm gương HS lớp 5 gương mẫu.
 Mục tiêu: HS biết thừa nhận và học tập theo những tấm gương tốt
 Cách tiến hành : 
 -HS kể về các HS lớp 5 gương mẫu ( trong lớp, trong trường hoặc sưu tầm qua báo, đài 
 - Thảo luận cả lớp về những vấn đề có thể học tập từ các tấm gương đó.
 - GV có thể giới thiệu thêm một số tấm gương khác.
 - GVKL: Chúng ta cần học tập theo các tấm gương tốt của bạn bè để mau tiến bộ
* HĐ3:
 Hát, múa, đọc thơ, giới thiệu tranh vẽ về chủ điểm trường em
 Mục tiêu: Giáo dục HS tình yêu và trách nhiệm đối với trường, lớp
 Cách tiến hành :
 - HS giới thiệu tranh vẽ của mình với cả lớp.
 - HS múa, hát, đọc thơ về chủ đề trường em.
 - GV nhận xét và kết luận: Chúng ta rất vui và tự hào khi là HS lớp 5 ; rất yêu quí và tự hào về trường mình, lớp mình. Đồng thời chúng ta càng thấy nhiệm phải học tập, rèn luyện tốt để xứng đáng là HS lớp 5; xây dựng lớp ta trở thành lớp tốt, trờng ta trở thành trờng tốt.
Củng cố – Dặn dò:
Nhắc lại nội dung bài.
Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
 Thứ ba ngày 6 tháng 9 năm 2011 
Tiết1: Thể dục
 đội hình đội ngũ
 trò chơi “chạy tiếp sức”. (Tiết1)
I- Mục tiêu
 - Thực hiện được tập hợp hàng dọc, dóng hàng , cách chào, báo cáo khi bắt đầu và kết thúcgiờ học, cách xin phép ra vào lớp.
 - Thực hiện cơ bản đúng điểm số, đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay phải, quay trái, quay sau.
 - Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi.
II- Địa điểm, phương tiện
 - Địa điểm: Sân trường
 - Phương tiện: 1còi, 2- 4 lá cờ đuôi nheo.
III- Hoạt động dạy học
 1.Phần mở đàu:
 - Tập hợp phổ, biến nhiệm vụ.
 2.Phần cơ bản
 a, Đội hình đội ngũ:
 - Ôn cách chào, báo cáo khi bắt đầu kết thúc bài học, cách xin phép ra vào lớp.Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số
 -Thực hiện các đọng tác quay phải, trái, sau, điểm số, đứng nghiêm, đứng nghỉ
 b,Trò chơi vận động:
 - GV phổ biến luật chơi, HS chơi trò chơi.
3.Phần két thúc:
 - Hs thực hiện động tác thả lỏng.
 - GV nhận xét, đánh giá tiết học 
Tiết 2: luyện từ và câu
 mở rộng vốn từ: tổ quốc
I/ Mục đích, yêu cầu:
- Tìm một số từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc trong bài Tập đọc hoặc bài chính tả đã học ( BT1);tìm thêm một số từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc( BT 2); tìm một số từ có tiếng quốc ( BT 3)
- Biết đặt câu với những từ nói về tổ quốc , quê hương ( BT4 ).
II/ Đồ dùng dạy học:
 GV: Quyển từ điển Việt Nam.
 Bảng nhóm
II/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 A.Kiểm tra bài cũ:
	GV kiểm tra HS làm BT ở tiết trước.
B.Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài:
 Trong tiết LTVC gắn với chủ đề Việt Nam Tổ quốc em các em sẽ được làm giàu vốn từ về Tổ quốc.
2.Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài tập 1:SGK.
 - Một số HS đọc yêu cầu của BT1.
 - GV giao việc cho nửa lớp đọc thầm bài Thư gửi các học sinh,nửa còn lại đọc thầm bàiViệt Nam thân yêu để tìm các từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc trong mỗi bài.
 - HS làm việc cá nhân.
 - HS trình bày kết quả.
 - HS sửa bài theo lời giải đúng:
Bài : Thư gửi các học sinh:nước nhà,non sông.
Bài : Việt Nam thân yêu :đất nước quê hương.
 KL: Củng cố kiến thức về từ đồng nghĩa.
Bài tập2: SGK.
 - GV nêu y/c của BT.
 - HS trao đổi theo3 nhóm.
 - GV chia bảng lớp thành 3 phần,các nhóm trình bày kết quả trên bảng HS còn lại đọc kết quả.
 - Cả lớp và GV nhận xét.Nhóm thắng cuộc là nhóm tìm được nhiều từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc:đất nước,quốc gia,giang sơn,quê hương.
 KL: Mở rộng vốn từ về từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc.
Bài tập3:GVHD-học sinh làm theo nhóm 4.
Bài tập 4: SGK.
 - Một số HS đọc y/cBT.
 - GV giải thích: Các t ... ình khi chơi trò chơi “ tập làm diễn giả” về những việc nên làm ở tuỏi dậy thì.
II/Đồ dùng dạy học:
 - Hình trang 18, 19 SGK.
 - Phiếu học tập; thẻ từ một mặt ghi Đ, mặt kia ghi S.
III/Hoạt động dạy-học chủ yếu:
 1/Bài cũ:
 2/Bài mới: Giới thiệu bài:
* HĐ1: Động não
Mục tiêu:
 Học sinh nêu được những việc nên làm để giữ vệ sinh cơ thể ở tuổi dậy thì.
Cách tiến hành:
 Bước1:
 - Giáo viên giảng và nêu vấn đề:
 - ở tuổi dậy thì, các tuyến mồ hôi và tuyến dầu ở da hoạt động mạnh.
 - Mồ hôi có thể gây ra mùi hôi, nếu để đọng lại lâu trên cơ thể, đặc biệt là các chỗ kín sẽ gây ra mùi khó chịu.
 - Tuyến dầu tạo ra chất mỡ nhờn làm cho da đặc biệt là da mặt trở nên nhờn. Chất nhờn là môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn phát triển và sẽ tạo thành mụn trứng cá
ở lứa tuổi này, chúng ta nên làm gì để giữ cho cơ thể luôn sạch sẽ, thơm tho và tránh bị mụn trứng cá?
 Bước2:
 Giáo viên sử dụng phương pháp động não yêu cầu học sinh nêu ra mọtt ý kiến ngắn gọn để trả lừi các câu hỏi nêu trên.
 Giáo viên ghi nhanh các ý kiến của học sinh lên bảng.
 Giáo viên yêu cầu học sinh nêu tác dụng của từng việc làm kể trên.
 Kết thúc họat động này giáo viên nói: Tất cả những việc làm trên là cần thiết để giữ vệ sinh cơ thể nói chung. Nhưng ở tuổi dậy thì, cơ quan sinh dục mới bắt đầu phát triển, vì vậy chúng ta phải biết cách giữ gìn vệ sinh cơ quan sinh dục. 
* HĐ2: Làm việc với phiếu học tập.
*Mục tiêu: 
*Cách tiến hành:
 Bước1:
 - Giáo viên chia lớp thành các nhóm nam và nữ tuỳ theo thực tế. Phát phiếu học tập.
 - Nam nhận phiếu: Vệ sinh cơ quan sinh dục nam.
 - Nữ nhận phiếu: Vệ sinh cơ quan sinh dục nữ. (SBS)
 Bước2:
 Chữa bài tập theo từng nhóm nam, nhóm nữ.
 - Phiếu 1:1-b ; 2-a,b,d ;3-b,d.
 - Phiếu 2:1-b,c ;2-a,b,d ; 3-a ;4-a.
* HĐ3: Quan sát tranh và thảo luận.
*Mục tiêu:
 Học sinh xác dịnh được những việc nên không nên để bảo vệ sức khoẻ thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì.
*Cách tiến hành:
 Bước 1: Làm việc theo nhóm:
 Bước 2: Làm việc cả lớp:
* HĐ 4: Trò chơi “ tập làm diễn giả”
*Mục tiêu:
 Giúp học sinh hệ thống lại kiến thức đã học về những việc nên làm ở tuổi dậy thì.
*Cách tiến hành:
 Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ và hướng dẫn. 
 Bước 2: Học sinh trình bày.
 Bước 3:Nhận xét tiết học.
Củng cố – Dặn dò.
 GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung toàn bài. liên hệ thực tế.
 Dặn HS về nhà học bài.
tiết 4:Tập làm văn
 Luyện tập tả cảnh
I/Mục tiêu:
 - Lập được dàn ý cho bài văn tả ngôi trường đủ ba phần : mở bài, thân bài, kết bài; biết lựa chọn được những nét nổi bật để tả ngôi trường.
 - Dựa vào dàn ý viết được một đoạn văn miêu tả hoàn chỉnh, sắp xếp các chi tiết hợp lí
II/Đồ dùng dạy học:
 - Những ghi chép học sinh đã có khi quan sát cảnh trường học.
 - Bút dạ,2-3 tờ giấy khổ to cho 2-3 học sinh trình bày dàn ý bài văn trên bảng lớp.
III/Các hoạt động dạy- học:
 1/Bài cũ:
 2/Bài mới: Giới thiệu bài:
 * HĐ1: Luyện tập.
 - Một HS đọc yêu cầu bài tập, làm việc cá nhân.
 - Một vài học sinh trình bày kết quả quan sát ở nhà.
 - Học sinh lập dàn ý chi tiết giáo viên phát bút dạ cho 1-2 học sinh .
 - Học sinh trình bày dàn ý.Mời 1 HS làm bài tốt trên giấy dán bài trên bảng.Cả lớp bổ sung hoàn chỉnh.
Bài tập2: SGK.
 Một HS đọc yêu cầu bài tập, làm việc cá nhân.
 Lưu ý học sinh :Nên chon viết một đoạn ở phần thân bài.
 Một vài học sinh nói trước sẽ chọn đoạn nào.
 Học sinh viết một đoạn văn ở phần thân bài.Giáo viên chấm điểm đánh giá cao những đoạn viết tự nhiên chân thực có ý riêng , ý mới.
C/ Củng cố dặn dò:
 GV nhận xét tiết học.
 Yêu cầu HS chuẩn bị cho tiết kiểm traviết bài văn tả cảnh sắp tới.
tiết 5: Địa lí
Sông ngòi
I/Mục tiêu: Học xong bài này HS:
- Nêu được một số đặc điểm chính và vai trò của sông ngòi Việt Nam 
+Mạng lưới sông ngòi dày đặc.
+Sông ngòi có lượng nước thay đổi theo mùa( mùa mưa thường có lũ lớn) và có nhiều phù xa.
+Sông ngòi có vai trò quan trọng trong đời sống sản xuất: bồi đắp phù sa, cung cấp nước, tôm cá, nguồn thuỷ điện,..
-Xác lập được mối quan hệ địa lí đơn giản giữa khí hậu và sông ngòi: nước sông lên, xuống theo mùa, mùa mưa thường có lũ lớn ; mùa khô nước sông hạ thấp.
HS khá giỏi giải thích được vì sao sông ở miền Trung ngắn và dốc. Biết a/hưởng do nước sông lên xuống theo mùa tới đời sống và xs
- Chỉ được trên bản đồ ,lược đồ một số sông : S. Hồng, S. THái Bình, Tiền,Hậu Đồng Nai , Mã, Cả... 
II/Đồ dùng dạy học:
 Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 1/Bài cũ:
 2/Bài mới: Giới thiệu bài
 * HĐ1: Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc.
- HS trao đổi nhóm đôi quan sát hình 1 trong SGK rồi trả lời các nội dung sau:
 + Nước ta có nhiều sông hay ít sông so với các nước mà em biết.
 + Kể tên và chỉ trên hình1 vị trí một số sông ở Việt Nam.
 + ở miền Bắc và miền Nam có những sông lớn nào.
 + Nhận xét sông ngòi ở miền Trung.
- 1, 2 HS lên chỉ trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam các sông chính.
 KL: Mạng lướt sông ngòi nước ta dày đặc và phân bố khắp trên cả nước.
 *HĐ2: Sông ngòi nước ta có lượng nước thay đổi theo mùa.
- HS làm việc theo nhóm 4, quan sát hình2, hình3 trong SGK rồi hoàn thành bảng sau:
Thời gian
 Đặc điểm
ảnh hưởng tới đời sồng và sản xuất
Mùa mưa
Mùa khô
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận; các nhóm khác bổ sung.
- HS cùng GV nhận xét kết luận.
 * HĐ3: Vai trò của sông ngòi .
- HS làm việc cá nhân, đọc thông tin Sgk trả lời câu hỏi:
 + Nêu vai trò của sông?
- Gọi 1 số HS trình bày kết quả.
- 1 HS lên bảng chỉ trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam:
 + Vị trí 2 đồng bằng lớn và những con sông bồi đắp nên chúng.
 + Vị trí nhà máy thuỷ điện Hoà Bình; Y-ta-li; Trị An.
 KL: Sông ngòi bồi đắp nhiều phù sa tạo nên nhiều đồng bằng. Ngoài ra, sông còn là đường giao thông quan trọng, là nguồn thuỷ điện, cung cấp nước cho đời sống,đồng thời cho ta nhiều thuỷ sản.
 3/Củng cố dặn dò:
 - GV hệ thống kiến thức toàn bài.
 - Dặn HS về chuẩn bị bài sau.
 Thứ 6 ngày 23 tháng 9 năm 2011
tiết 1:Luyện từ và câu
Luyện tập về từ trái nghĩa
I/Mục tiêu:
- Tìm được từ trái nghĩa theo yêu cầu BT1, BT2(3trong số 4câu), BT3.
 - Biết tìm từ trái nghĩa để miêu tả theo yêu cầu của BT4( chọn 2 hoặc 3 trong số 4 ý:a,b.c,d ); đặt được câu để phân biệt 1cặp từ trái nghĩa tìm được ở BT4 (BT5)
II/Đồ dùng dạy học:
 Bút dạ 2, 3 tờ phiếu khổ to viết ND bài tập 1,2,3.
III/Các hoạt động dạy- học. 
 1/Bài cũ: 
 2/Bài mới: Giới thiệu bài:
 *HĐ1: Luyện tập.
 + Bài tập1: 
- 1 HS đọc yêu cầu của BT1.
- Học sinh làm bài cá nhân.
- Gọi HS trình bày kết quả.
- HS và GV chữa bài chốt lời giải đúng. 1-2 HS đọc lại
- HS đọc thuộc 4 câu thành ngữ tục ngữ
 + Bài tập2: 
- 1 HS nêu yêu cầu đề bài.
- HS làm việc cá nhân, 1 HS (TB) lên bảng làm.
- HS, GV nhận xét chốt kết quả đúng:( Các từ trái nghĩa với từ in đậm: lớn, già, dưới, sống.)
 + Bài tập 3 : 
- 1 HS đọc đề bài.
- HS làm việc cá nhân, 3 HS lên bảng làm. GV quan tâm HS (Y).
- GV và HS nhận xét, chốt lời giải đúng.
 Các từ trái nghĩa thích hợp với mỗi ô trống :nhỏ ,vụng ,khuya.
 HS đọc lại 3 thành ngữ ,tục ngữ
 + Bài tập4 :HS chỉ chọn 2-3 ý
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm việc cá nhân, 1 HS lên bảng làm.
- GV và HS nhận xét. Chốt lại lời giải đúng 
 a, Tả hình dáng : cao /thấp , to/bé ,béo /gầy...........
 b,tả hành động : Khóc/cười ,đứng/ ngồi .......... 
 c, Tả trạng thái: buồn /vui ,xướng /khổ,khoẻ /yếu......
 d,Tả phẩm chất : tốt /xấu ,lành /giữ , hiền /ác........
 + Bài tập 5 : 
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm việc theo nhóm đôi.
- Gọi 1 số HS lần lượt trình bày kết quả.
- HS cùng GV nhận xét.
 * HĐ2: Củng cố dặn dò:
 - GV hệ thống toàn bài.
 - Nhắc học sinh học thuộc lòngcác thành ngữ, tục ngữ BT 1, 3.
tiết 2:Tập làm văn
Tả cảnh
(Kiểm tra viết)
I/Mục tiêu:
- Viết được bài văn miêu tả hoàn chỉnh có đủ 3 phần ( mở bài, thân bài, kết bài), thể hiện rõ sự quan sát và chọn lọc chi tiết miêu tả.
- Diễn đạt thành câu ; bước đầu biết dùng từ ngữ, hình ảnh gợi tả trong bài văn.
II/Đồ dùng dạy học:
 - Giấy kiểm tra.
 - Bảng lớp viết đề bài, cấu tạo của bài văn tả cảnh.
III/Các hoạt động dạy học:
 1/Bài cũ:
 2/Bài mới: Giới thiệu bài
 Dựa theo những đề gợi ý ở trang 44,sgk, giáo viên ra đề cho học sinh viết bài. 
- HS viết bài.
- Thu chấm.
 3/Củng cố dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học.
 - Dặn HS đọc trước nội dung tiết tập làm văn tuần 5.
tiết 3:Toán
Luyện tập chung
 I/Mục tiêu:
 Giúp học sinh luyện tập củng cố cách giải bài toán có liên quan đến quan hệ tỉ lệ đã học bằng 2 cách rút về đơn vị hoặc tìm tỉ số.
 II/Đồ dùng day học:
 III/Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
 1/Bài cũ:
 2/Bài mới: Giới thiệu bài.
 * HĐ1: Thực hành.
 + Bài tập1: VBT. 
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.GV hỏi về dạng toán, HS trả lời.
- HS làm bài cá nhân, 2 HS lên bảng làm theo 2 cách.
- HS, GV nhận xét chốt kết quả đúng.
Bài giải
Tổng số phần bằng nhau là:
1 + 3= 4 (phần )
Số HS nam là;
36:4 = 9 (em )
Số HS nữ là :
36- 9 = 27 ( em )
Đáp sổ 27 em
 + Bài tập 2: VBT
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- 1 HS nêu tóm tắt và hướng giải dưới sự gợi ý của GV.
- HS làm bài cá nhân. 1 HS (TB) lên bảng thực hiện. GV quan tâm HS (Y).
- GV và HS nhận xét, chốt lời giải đúng.
 + Bài tập3: SGK
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.GV gợi ý HS làm bài.
- HS làm việc cá nhân, 1 HS làm trên bảng.
- Gọi 1 số HS nêu kết quả và cách làm.
- HS, GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
300kg = 3 tạ
3 tạ gấp 1 tạ số lần là :
3 : 1 = 3 ( lần )
3 tạ thóc xay được số kg là:
60 x 3 = 180 (kg )
 Đ S : 180 kg gạo
 3/Củng cố dặn dò:
GV hệ thống kiến thức 
GV nhận xét tiết học.
Tiết 4: âm nhạc
Tiết5: sinh hoạt tập thể
Sinh hoạt lớp
I. Mục tiêu : 
- Đánh giá hoạt động của 4 tuần qua.
- Có thói quen thực hiện đúng và nghiêm túc những quy định của nhà trường về nề nếp học tập kỷ luật; biết hực hiện những yêu cầu cơ bản đối với người học sinh tiểu học.
II. Nội dung và hình thức : 
1. Hình thức : 
Thi đua giữa học sinh với học sinh, các tổ, các khối lớp.
2. Nội dung : 
- Thực hiện các giờ học tốt.
- Làm bài tập đầy đủ.
- Thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên và nhi đồng.
- Thi đua hoa điểm 10.
- Giữ gìn vở sạch cữ đẹp 
III. Các hoạt động dạy học .
- Giáo viên cùng học sinh thảo luận, thống nhất nội dung hoạt động của chủ điểm.
- Phân công người phụ trách và giao ước cùng thực hiện.
IV. Kết thúc hoạt động: 
- GVCN nhận xét về sự sự chuẩn bị của các tổ .
- GVNC nhắc nhở công việc trọng tâm tuần tới .

Tài liệu đính kèm:

  • docCopy of T 2.doc