Thiết kế bài giảng lớp 5 - Tuần 27 - Trường Tiểu học Đại Bình

Thiết kế bài giảng lớp 5 - Tuần 27 - Trường Tiểu học Đại Bình

I. Mục tiêu:

- Đọc đúng các tiếng, từ khó trong bài, đọc trôi chảy, diễn cảm được toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của những bức tranh.

- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: làng Hồ, tranh tố nữ, nghệ sĩ tạo hình, thuần phác, tranh lợn ráy, khoáy âm dương, lĩnh, màu trắng điệp.

- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi những nghệ sĩ dân gian đã tạo ra những vật phẩm văn hoá truyền thống của dân tộc và nhắn nhủ mọi người hãy biết quý trọng, giữ gìn những nét cổ truyền thống của văn hoá dân tộc.

 

doc 82 trang Người đăng huong21 Lượt xem 710Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài giảng lớp 5 - Tuần 27 - Trường Tiểu học Đại Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27
Ngày soạn: 15/03/2013
Ngày giảng: Thứ hai, ngày 18 tháng 03 năm 2013
Tập đọc:
 Tiết 53:
Tranh làng Hồ
I. Mục tiêu:
- Đọc đúng các tiếng, từ khó trong bài, đọc trôi chảy, diễn cảm được toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của những bức tranh.
- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: làng Hồ, tranh tố nữ, nghệ sĩ tạo hình, thuần phác, tranh lợn ráy, khoáy âm dương, lĩnh, màu trắng điệp.
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi những nghệ sĩ dân gian đã tạo ra những vật phẩm văn hoá truyền thống của dân tộc và nhắn nhủ mọi người hãy biết quý trọng, giữ gìn những nét cổ truyền thống của văn hoá dân tộc.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa trang 88 SGK
- Tranh Đông Hồ
III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Gọi HS nhận xét bạn đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, cho điểm HS.
3. Dạy - học bài mới:
3.1. Giới thiệu bài
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ và các tranh làng Hồ.
- Giới thiệu: Dòng tranh làng Hồ là một nét văn hoá của dân tộc. Chúng ta cùng tìm hiểu về dòng tranh này qua bài tập đọc Tranh làng Hồ.
3.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc
- Yêu cầu học sinh đọc toàn bài
- GV chia đoạn.
- Yêu cầu 3 HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài.
 - Gọi HS đọc phần Chú giải
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp
- Gọi HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu.
b) Tìm hiểu bài
- Hỏi: Hãy kể tên một số bức tranh làng Hồ lấy đề tài trong cuộc sống hàng ngày của làng quê Việt Nam.
+ Kĩ thuật tạo màu của tranh làng Hồ có gì đặc biệt?
+ Tìm những từ ngữ ở hai đoạn cuối thể hiện sự đánh giá của tác giả đối với tranh làng Hồ?
+ Tại sao tác giả biết ơn những người nghệ sĩ dân gian làng Hồ?
+ Dựa vào phần tìm hiểu bài, em hãy nêu nội dung chính của bài.
- Ghi nội dung chính của bài lên bảng.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc bài và lần lượt trả lời câu hỏi theo SGK.
- Nhận xét.
- Quan sát
- Lắng nghe
- 1 Học sinh đọc
- HS đọc nối tiếp 
- HS đọc chú giải cuối bài.
- HS đọc theo bàn.
- 1 HS đọc lại toàn bài.
- Lắng nghe.
- Tranh vẽ lợn, gà, chuột........
+ Kĩ thuật tạo màu của tranh làng Hồ rất đặc biệt: Màu đen không pha bằng thuốc mà luyện bằng bột than của của rơm nếp, cói chiếu, lá tre mùa thu. Màu trắng điệp làm bằng bột vỏ sò trộn với hồ nếp " nhấp nhánh muôn ngàn hạt phấn ".
+Những từ ngữ: phải yêu mến cuộc đời trồng trọt, chăn nuôi lắm, rất có duyên, kĩ thuật đạt tới sự trang trí tinh tế, là một sự sáng tạo góp phần vào kho tàng màu sắc của dân tộc trong hội hoạ.
+ Vì các nghệ sĩ đã đem vào cuộc sống một cái nhìn thuần phác, lành mạnh, hóm hỉnh, vui tươi. Những bức tranh làng Hồ với các đề tài và màu sắc gắn với cuộc sống của người dân Việt Nam.
+ HS nêu
- 1-2 HS đọc lại nội dung của bài.
c) Đọc diễn cảm
- Yêu cầu 3 HS đọc nối tiếp toàn bài, nhắc HS theo dõi tìm cách đọc phù hợp.
 - Tổ chức đọc diễn cảm đoạn 1 
+ Treo bảng phụ có viết đoạn văn. 
+ Đọc mẫu đoạn văn.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức thi đọc diễn cảm.
 - Nhận xét cho HS.
4. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài và soạn bài Đất nước
- 3 HS nối tiếp đọc từng đoạn, HS cả lớp theo dõi, sau đó 1HS nêu cách đọc 
- Theo dõi GV đọc mẫu.
- 2 HS ngồi cạnh nhau luyện đọc.
 - 3 đến 5 HS đọc diễn cảm đoạn văn trên. HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
 - Lắng nghe.
- HS chuẩn bị bài sau.
*********************************************
Toán:
Tiết 131: 
Luyện tập
 I. Mục tiêu: Giúp HS : 
- Củng cố cách tính vận tốc (của một chuyển động đều)
- Thực hành tính vận tốc theo các đơn vị đo khác nhau.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- GV mời 2 HS lên bảng làm các bài tập 2, 3 của tiết học trước.
- GV gọi HS đứng tại chỗ nêu quy tắc và công thức tính vận tốc, cách viết đơn vị của vận tốc.
- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
3. Dạy học bài mới:
3.1. Giới thiệu bài
- GV : Trong tiết học toán này chúng ta cùng làm các bài tập về tính vận tốc.
3.2 Hướng dẫn luyện tập
Bài 1
- GV yêu cầu HS đọc đề bài toán. 
 - GV hỏi : Để tính vận tốc của con đà điểu chúng ta làm như thế nào ?
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV nhận xét và cho điểm HS 
Bài 2
- GV yêu cầu HS đọc đề bài trong SGK và hỏi : Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- GV yêu cầu HS làm bài. Nhắc HS chú ý ghi tên đơn vị của vận tốc cho đúng.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi nhận xét.
- 1 HS nêu, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học.
- 1 HS đọc.
 - Để tính vận tốc của con đà điểu ta lấy quãng đường nó có thể chạy chia cho thời gian cần để đà điểu chạy hết quãng đường đó.
- HS cả lớp làm bài vào vở bài tập, sau đó 1 HS đọc bài làm trước lớp để chữa bài.
Bài giải
Vận tốc của đà điểu là:
5250 : 5 = 1050 (m/phút)
Đáp số : 1050 m/phút
- HS : Bài tập cho quãng đường và thời gian, yêu cầu chúng ta tính vận tốc.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
S
130km
147km
210km
1014km
t
4 giờ
3 giờ
6 giây
13 phút
v
32,5km/giờ
49km/giờ
35m/giây
78m/phút
- GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng lớp.
- GV nhận xét cho điểm HS.
Bài 3
- GV yêu cầu HS đọc đề bài toán.
+ GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV nhận xét và cho điểm HS. Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
Bài 4
- GV gọi HS đọc đề bài toán.
- GV yêu cầu HS tóm tắt đề bài. Sau đó hỏi : Để tính được vận tốc của ca nô ta làm thế nào ?
 - GV yêu cầu HS làm bài.
- GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
4. Củng cố dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà ôn lại cách tính vận tốc, tính khoảng thời gian, làm các bài tập về nhà.
- 1 HS nhận xét.
- 1 HS đọc, HS cả lớp đọc đề bài trong SGK.
+ HS cả lớp làm bài vào vở bài tập, sau đó 1 HS đọc bài trước lớp để chữa bài.
Bài giải
Quãng đường đi bằng ô tô là:
25 - 5 = 20 (km)
Thời gian đi bằng ô tô là:
1 nửa giờ hay 0,5 giờ hay giờ
Vận tốc của ô tô là:
20 : 0,5 = 40 (km/giờ)
Đáp số : 40 km/giờ
- 1 HS đọc bài toán.
- 1 HS tóm tắt sau đó trả lời 
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
Thời gian ca nô đi được 30 km là:
7 giờ 45 phút - 6 giờ 30 phút = 1giờ15 phút
1 giờ 15 phút = 1,25 giờ
Vận tốc của ca nô đó là:
30 : 1,25 = 24 (km/giờ)
Đáp số : 24km/giờ
- 1 HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS chuẩn bị bài sau.
*********************************************
Kể chuyện: 
Tiết 27:
kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Chọn được câu chuyện có thực trong cuộc sống nói về truyền thống tôn sư trọng đạo của người dân Việt Nam hoặc kỉ niệm với thầy, cô giáo.
- Biết sắp xếp câu chuyện theo một trình tự hợp lí.
- Lời kể tự nhiên, sinh động, hấp dẫn, sáng tạo.
- Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng lớp viết sẵn 2 đề bài.
III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Yêu cầu 2 HS kể lại một câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc.
- Gọi HS nhận xét bạn kể chuyện.
- Nhận xét, cho điểm HS.
3. Dạy - học bài mới
3.1. Giới thiệu bài
- GV nêu mục tiêu của bài học.
3.2. Hướng dẫn kể chuyện
a) Tìm hiểu đề bài.
- Gọi HS đọc đề bài.
 - Hỏi: Đề bài yêu cầu gì?
- GV dùng phấn màu gạch chân dưới các từ: trong cuộc sống, tôn sư trọng đạo, kỉ niệm, thầy giáo, cô giáo, lòng biết ơn.
- Gọi Hs đọc gợi ý trong SGK.
- Treo bảng phụ có ghi gợi ý 4.
- GV yêu cầu HS hãy giới thiệu về câu chuyện em định kể.
b) Kể trong nhóm
- Chia HS thành nhóm, mỗi nhóm 4HS, yêu cầu các em kể lại câu chuyện mình chọn.
- 2 HS kể chuyện.
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
 - 2 HS đọc. Mỗi HS đọc 1 đề bài:
- Trả lời
 - 5 Hs nối tiếp nhau đọc gợi ý.
- 1 Hs đọc gợi ý 4.
- 3 đến 5 HS nối tiếp nhau giới thiệu
- Hoạt động trong nhóm
- GV gợi ý:
+Câu chuyện em kể xảy ra ở đâu? Vào thời gian nào?
+ Tại sao em lại chọn câu chuyện đó?
+ Câu chuyện bắt đầu như thế nào?
+ Diễn biến của câu chuyện ra sao?
+ Em có cảm nghĩ gì qua câu chuyện?
c) Kể trước lớp
- Tổ chức cho HS thi kể.
- Gọi HS nhận xét bạn kể chuyện.
- Sau mỗi HS kể, GV yêu cầu HS dưới lớp hỏi bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện để tạo không khí sôi nổi, hào hứng ở lớp học.
4. Củng cố - Dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà xem tranh, chuẩn bị câu chuyện Lớp trưởng lớp tôi.
- 5 -6 HS thi kể chuyện.
- HS nhận xét.
- Hỏi và trả lời câu hỏi.
- Chuẩn bị bài sau.
Ngày soạn: 16/03/2013
Ngày giảng: Thứ ba, ngày 19 tháng 03 năm 2013
Toán
Tiết 132 :
Quãng đường
I. Mục tiêu: Giúp HS : 
- Biết cách tính quãng đường đi của một chuyển động đều.
- Vận dụng để giải bài toán về tính quãng đường của chuyển động đều.
II. Đồ dùng dạy học
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- GV mời 2 HS lên bảng làm bài giờ trước.
- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm.
3. Dạy học bài mới:
3.1. Giới thiệu bài
- GV nêu mục tiêu tiết học
3.2 Hình thành cách tính quãng đường của một chuyển động đều.
- GV nêu yêu cầu bài toán.
+ Em hiểu câu: Vận tốc ô tô 42,5km/giờ như thế nào ?
+ Ô tô đi trong thời gian bao lâu ?
+ Biết ô tô mỗi giờ đi được 42,5km và đi trong 4 giờ, em hãy tính quãng đường của ô tô đi được.
- GV yêu cầu HS trình bày bài toán.
- GV hướng dẫn HS nhận xét để toán để rút ra quy tắc tính quãng đường:
+ 42,5km/giờ là chuyển động của ô tô
 + 4 giờ là gì của chuyển động của ô tô.
 + Trong bài toán, để tính quãng đường của ô tô đã đi được chúng ta làm thế nào ?
- GV nêu quy tắc tính quãng đường, muốn tính quãng đường ta lấy vận tốc nhân với thời gian.
- GV nêu : Biết quãng đường là s, vận tốc là v, thời gian là t, hãy viết công thức tính quãng đường.
b, Bài toán 2
- GV nêu yêu cầu bài toán.
- GV yêu cầu HS tóm tắt bài toán.
- GV yêu cầu HS làm bài. Nhắc các em nhớ đổi thời gian thành đơn vị giờ, có thể viết sẵn số đo thời gian dưới dạng số thập phân hoặc phân số đều được.
3.3. Luyện tập - thực hành
Bài 1
- GV mời 1 HS đọc đề toán.
- GV yêu cầu HS tóm tắt đề toán.
- GV yêu cầu HS làm bài.
 - GV gọi 1 HS đọc bài làm trước lớp để chữa bài, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2
-  ... Bài văn trên gồm mấy đoạn? Nội dung chính của mỗi đoạn là gì?
-
 3 HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn mình đã viết lại.
- 2 HS nhắc lại cấu tạo của bài văn miêu tả con vật.
- 1 HS đọc.
- 1 HS đọc.
- HS đọc bài văn và trả lời câu hỏi.
a) Bài văn trên gồm 4 đoạn.
+ Đoạn 1: ( Chiều nào cũng vậy .... nhà tôi mà hót) giới thiệu sự xuất hiện của chim hoạ mi vào các buổi chiều.
+ Đoạn 2: (Hình như nó .... mờ mờ rủ xuống cỏ cây)tả tiếng hót đặc biệt của hoạ mi vào buổi chiều.
+ Đoạn 3: ( Hót một lúc lâu ... trong bóng đêm dày ) tả cách ngủ rất đặc biệt của hoạ mi trong đêm.
+ Đoạn 4: (Rồi hôm sau .... đoạn vỗ cánh vút đi) tả cách hót chào nắng sớm rất đặc biệt của hoạ mi.
b) Tác giả bài văn quan sát chim hoạ mi hót bằng những giác quan nào?
c) Em thích chi tiết và hình ảnh so sánh nào? Vì sao?
- Nhận xét chung về hoạt động của HS.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV yêu cầu: Hãy giới thiệu về đoạn văn em định viết cho các bạn cùng nghe.
- Yêu cầu HS viết đoạn văn.
- Yêu cầu HS làm vào bảng nhóm.
- GV nhận xét, sửa chữa bài của HS.
- Gọi HS dưới lớp đọc đoạn văn mình viết.
- Sửa chữa và cho điểm HS viết đạt yêu cầu.
4. Củng cố - Dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà viết lại đoạn văn và chuẩn bị bài sau
b) Tác giả quan sát chim hoạ mi hót bằng thị giác và thính giác.
c) HS nêu theo suy nghĩ.
- 1 HS đọc.
- Nối tiếp nhau giới thiệu.
- 2 HS viết vào bảng nhóm.
- 2 HS báo cáo kết quả làm việc.
- 3 đến 5 HS đọc đoạn văn của mình.
- Lắng nghe, chuẩn bị bài sau.
Ngày soạn: 08/04/2013
Ngày giảng: Thứ năm, ngày 11 tháng 04 năm 2013
Toán 
 Tiết 149: 
ôn tập về đo thời gian
i. M ục tiêu
Giúp HS ôn tập về:
- Quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian đã học.
- Viết số đo thời gian dưới dạng số thập phân, chuyển đổi số đo thời gian, xem đồng hồ.
- Giải bài toán chuyển động đều.
ii. Đồ dùng dạy học
	Các hình minh hoạ trong bài 3.
III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- GV mời 2 HS lên bảng làm các bài tập của tiết học trước.
- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm 
3. Dạy - học bài mới.
3.1. Giới thiệu bài
- GV nêu mục tiêu tiết học.
3.2. Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1.
- GV cho HS tự làm bài, sau đó gọi 2 HS tiếp nói nhau đọc bài làm trước lớp để chữa bài.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
- GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
a) 2 năm 6 tháng = 30 tháng
3 phút 40 giây = 220 giây
1 giờ 15 phút = 75 phút
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3
- GV đánh số thứ tự a,b,c,d cho các đồng hồ minh hoạ trong bài theo thứ tự từ trái qua phải, từ trên xuống dưới sau đó yêu cầu HS ghi số giờ của từng đồng hồ vào vở.
- GV mời HS nêu số giờ mình đã ghi 
Bài 4
- GV mời 1 HS đọc đề toán
- GV yêu cầu HS làm bài
4. Củng cố - dặn dò
- GV nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi để nhận xét.
- Nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học
- HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- 2 HS chữa bài trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- 4 HS lên bảng làm bài.
- 4 HS nhận xét bài của bạn trên bảng.
d) 60 giây = 1 phút
90 giây = 1,5 phút
1giờ 30 giây = 1,5 phút
- HS làm bài vào vở theo đúng yêu cầu
a) 10 giờ
b) 6 giờ 5 phút
c) 10 giờ kém 17 phút ( hay 9 giờ 43 phút) 
d) 1 giờ 12 phút
- HS đọc đề bài trước lớp.
- HS làm vào giấy nháp. HS báo cáo kết quả. Khoanh tròn vào đáp án B
- Lắng nghe, chuẩn bị bài sau.
Luyện từ và câu: 
Tiết 60:
ôn tập về dấu câu
( Dấu phẩy )
i. Mục tiêu: Giúp HS:
- Ôn tập, củng cố kiến thức về dấy phẩy; hiểu được tác dụng của dấu phẩy, nêu đúng ví dụ về tác dụng của dấu phẩy.
- Làm đúng bài tập điền dấu phẩy thích hợp vào chỗ trống.
ii. đồ dùng dạy học
- Bảng tổng kết về dấu phẩy.
- Câu chuyện Truyện kể về bình minh viết từng đoạn vào bảng nhóm.
iii. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 3 HS nối tiếp nhau làm miệng bài tập 1;3 trang 120 SGK.
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm.
-Nhận xét, cho điểm HS.
3. Dạy - học bài mới.
3.1. Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục tiêu tiết hoc.
3.2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài
- Gọi HS làm ra phiếu dán lên bảng. GV cùng HS cả lớp nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- 1 HS làm bài tập 1; 2 HS làm bài tập 3.
- Nhận xét.
- Nghe và xác định nhiệm vụ tiết học.
- 1 HS đọc.
- HS cả lớp làm vào vở. 1 HS làm bài vào bảng nhóm.
- 1 HS báo cáo kết quả làm việc. HS cả lớp nhận xét, bổ sung.
- Chữa bài.
Tác dụng của dấu phẩy
Ví dụ
1a. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
1b. Phong trào Ba đảm đang ............
2a.Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
2b. Khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con hoạ mi ấy lại hót vang lừng.
3a. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.
3b. Thế kỉ XX..........
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Hỏi: Đề bài yêu cầu em làm gì?
- yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS làm ra bảng nhóm dán lên trên bảng, HS cả lớp nhận xét, sửa chữa cho hoàn chỉnh.
- Hỏi: Em hãy nêu nội dung chính của câu chuyện?
- 1 HS đọc.
- Trả lời: 
- 2 HS làm vào bảng nhóm
- 2 HS nối tiếp nhau báo cáo kết quả làm việc. GV cùng HS cả lớp bổ sung.
- Trả lời: Câu chuyện kể về một thầy giáo đã biết cách giải thích khéo léo, giúp một bạn nhỏ khiếm thị chưa bao giờ nhìn thấy bình minh hiểu được bình minh là như thế nào.
4. Củng cố - dặn dò
- Hỏi: Dấu phẩy có những tác dụng gì?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh về nhà học thuộc tác dụng của dấu phẩy, học bài và chuẩn bị bài sau.
Ngày soạn: 09/04/2013
Ngày giảng: Thứ sáu, ngày 12 tháng 04 năm 2013
Toán 
Tiết 150
Phép cộng
I. Mục tiêu
	Giúp HS củng cố về:
- Kĩ năng thực hành cộng các số tự nhiên, các phân số, các số thập phân
- Vận dụng phép cộng để giải các bài toán tính nhanh và bài toán có lời văn.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- GV mời 2 HS lên bảng làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước.
- GV nhận xét cho điểm học sinh.
3. Dạy - học bài mới.
3.1. Giới thiệu bài.
- GV nêu mục tiêu tiết học
3.2 Ôn tập về các thành phần và các tính chất của phép cộng
- GV viết lên trên bảng công thức của phép cộng: a + b = c
- GV yêu cầu HS:
+ Nêu tên gọi của phép tính trên bảng và tên gọi của các thành phần trong phép tính đó.
+ tính chất nào của phép cộng?
+ Hãy nêu rõ quy tắc và công thức của các tính chất mà các em vừa nêu.
- GV nhận xét câu trả lời của HS
3.3. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1.
- GV yêu cầu HS tự làm bài. GV yêu cầu HS đặt tính với trường hợp a và d.
- GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó chữa bài và cho điểm HS.
Bài 2
- GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- GV yêu cầu HS làm bài.
- G Vmời HS nhận xét bài làm của HS trên bảng.
a) (689 + 875 ) + 125 = 1689
 581 + ( 878 + 419 ) = 1878
c) 5,87 + 28, 69 + 4,13 = 38,69
 83,75 + 46,98 + 6,25 = 136,98
- GV nhận xét cho điểm HS.
Bài 3.
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và cho thời gian để HS dự đoán kết quả của x
- GV yêu cầu HS nêu dự đoán và giải thích vì sao em lại dự đoán x có giá trị như thế?
- GV yêu cầu HS thực hiện bài giải tìm x bình thường để kiểm tra kết quả dự đoán.
Bài 4:
- GV mời HS đọc đề bài
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
4. Củng cố - Dặn dò
- GV nhận xét tiết học, dặn HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi để nhận xét.
- Nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học
- HS đọc phép tính
+ HS: a + b = c là phép cộng, trong đó a và b là hai số hạng, c là tổng của phép cộng, a + b cũng là tổng.
+ Tính chất giao hoán: Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng đó không thay đổi. a + b = b + a
+ Tính chất kết hợp: Khi cộng một tổng với một số ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ ba.( a + b ) + c = a + ( b + c )
+ Tính chất cộng với số 0: Bất cứ số nào cộng với 0 cũng bằng chính nó hay 0 cộng với số nào cũng bằng chính số ấy.
- 1 HS lên bảng làm bài. HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- HS theo dõi bài chữa của giáo viên, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài làm của nhau.
- Bài tập yêu cầu chúng ta tính giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện.
- 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vào vở bài tập.
- 1 HS nhận xét
b) 
- HS đọc đề bài và dự đoán kết quả của x
- HS giải bài và kiểm tra, sau đó rút ra kết luận trong cả hai trường hợp ta đều có x= 0
- 1 HS đọc đề bài trước lớp.
- HS làm bài vào vở bài tập, sau đó 1 Hs đọc bài làm trước lớp để chữa bài.
 Đáp số: 50% thể tích bể.
- Lắng nghe, chuẩn bị bài sau.
****************************************************
Tập làm văn: 
Tiết 60:
tả con vật
( Kiểm tra viết)
I. Mục tiêu
- Thực hành viết bài viết con vật.
- Bài viết đúng nội dung, yêu cầu của đề bài, có đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài
- Lời văn tự nhiên, chân thật, biết cách dùng các từ ngữ miêu tả hình ảnh so sánh, nhân hoá để người đọc hình dung được hình dáng, hoạt động của con vật được tả. Diễn đạt tốt, mạch lạc.
II. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
	Kiểm tra giấy bút của HS.
2. Thực hành viết.
- Gọi HS đọc đề bài, gợi ý trong SGK.
- Nhắc HS: viết bài văn lôgíc giữa các đoạn. 
- HS viết bài.
- Thu, chấm một số bài.
- Nêu nhận xét chug.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét chung về ý thức làm bài của HS.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị kiến thức về văn tả cảnh.
- 1 Hs đọc
*************************************************
Sinh hoạt 
Nhận xét chung tuần 30
I. Mục tiêu
- Nhận xét đánh giá chung tình hình tuần 30.
- Đề ra phương hướng kế hoạch tuần 31.
II. Lên lớp
	1. Các tổ trưởng báo cáo.
	2. Lớp trưởng sinh hoạt.
	3. GV chủ nhiệm nhận xét	
- Về nề nếp đạo đức : đi học đúng giờ, ra vào lớp nghiêm túc.
- Ngoan ngoãn lễ phép. Bên cạnh đó một số em chưa ý thức hay nói tục chửi bậy 
- Vệ sinh : + Lớp học sạch sẽ gọn gàng.
 + Vệ sinh sân trường chưa sạch, thiếu ý thức, ăn quà còn vứt rác bừa bãi.
- Hoạt động đội : Chưa nhanh nhẹn, hoạt động giữa giờ còn lề mề, chưa nghiêm túc, trong hàng còn đùa nhau.
	4. Kế hoạch tuần 31
- Thực hiện tốt nề nếp học tập và đội
- Kèm HS yếu kém.
- Khắc phục tồn tại tuần 30.
 - Ôn tập củng cố nâng cao chất lượng đại trà và chuẩn bị cho kiểm tra cuối năm

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 27+28+29+30.doc