Thiết kế bài giảng lớp 5 - Tuần 28 năm 2013

Thiết kế bài giảng lớp 5 - Tuần 28 năm 2013

I.Mục tiêu

- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học tốc độ khoảng 115 tiếng / phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4 – 5 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.

- Nắm được cấu tạo các kiểu câu để điền đúng bảng tổng kết.

- HSKG đọc diễn cảm đúng nội dung VB nghệ thuật, nhấn giọng đúng cách .

II. Chuẩn bị:

- Phiếu viết tên các bài tập đọc, HTL. 1 tờ giấy khổ to kẻ bảng tổng kết BT 2, bảng phụ kẻ bài tập 2.

III.Hoạt động dạy học:

 

doc 26 trang Người đăng huong21 Lượt xem 565Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài giảng lớp 5 - Tuần 28 năm 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28 Thứ 2 ngày 18 tháng 3 năm 2013
T1-Tập đọc : Ôn tập giữa Học Kì II (tiết1)
I.Mục tiêu
- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học tốc độ khoảng 115 tiếng / phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4 – 5 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn. 
- Nắm được cấu tạo các kiểu câu để điền đúng bảng tổng kết.
- HSKG đọc diễn cảm đúng nội dung VB nghệ thuật, nhấn giọng đúng cách .
II. Chuẩn bị:
- Phiếu viết tên các bài tập đọc, HTL. 1 tờ giấy khổ to kẻ bảng tổng kết BT 2, bảng phụ kẻ bài tập 2.
III.Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Khởi động :
-Giới thiệu bài.
* Hoạt động 1: 
 Kiểm tra lấy điểm đọc và HTL.
Bài 1
-Gọi hs lên bảng bốc thăm.
-Chấm điểm.
* Hoạt động 2: 
Củng cố, khắc sâu kiến thức về cấu tạo câu.
 Bài 2
-Gv dán lên bảng tờ giấy đã viết bảng tổng kết.
- Hướng dẫn hs: Bài tập yêu cầu các em tìm ví dụ minh hoạ cho từng kiểu câu. Cụ thể:
+Câu đơn: 1 thí dụ
+Câu ghép: Câu ghép không dùng từ nối:1 thí dụ
 Câu ghép dùng từ nối:
- Câu ghép dùng quan hệ từ: 1 thí dụ.
- Câu ghép dùng cặp từ hô ứng: 1 thí dụ.
-Phát bảng phụ cho 2 hs làm bài.
-Gọi hs đính bài lên bảng, trình bày:
 Các kiểu cấu tạo câu
+Câu đơn: 
+ Câu ghép không dùng từ nối:
+ Câu ghép dùng quan hệ từ:
+ Câu ghép dùng cặp từ hô ứng:
* Hoạt động tiếp nối:
-Gọi hs đọc 1 số bài HTL.
-Về tập đọc.
-Xem trước:Tiết 2.
-Nhận xét tiết học.
-Hát
-Hs bốc thăm, xem lại bài.
-Hs đọc bài, trả lời 1 câu hỏi trong bài.
-1 hs đọc yêu cầu.
-Hs làm vào vở: nhìn bảng tổng kết, viết vào vở.
-Hs tiếp nối nhau phát biểu.
-Nhận xét.
Ví dụ
- Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh.
- Từ ngày còn ít, tuổi tôi đã rất thích ngắm tranh làng Hồ.
- Lòng sông rộng, nước trong xanh.
- Mây bay, gió thổi.
- Súng kíp của ta bắn 1 phát thì súng của họ đã bắn được năm, sáu mươi phát.
- Vì trời nắng to, lại không mưa đã lâu nên cỏ cây héo rũ.
- Nắng vừa nhạt, sương đã buông nhanh xuống mặt biển.
- Trời chưa hửng sáng, nông dân đã ra đồng.
-Nhận xét.
T2-Toán : Luyện tập chung
I.Mục tiêu:
- Biết tính vận tốc, quãng đường, thời gian.
- Biết đổi đơn vị đo thời gian .
- Cả lớp làm bài 1, 2 . HSKG làm thêm bài 3, 4.
II. Chuẩn bị:
-Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KTBC
-Cho hs làm lại bài 3 .
-Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn HS luyện tập
-Bài 1:
 +Nêu: Thực chất bài toán yêu cầu so sánh vận tốc của ô tô và xe máy.
 +Cho hs tự làm bài vào vở: 
+Gọi hs đọc kết quả.
-Nêu: cùng quãng đường đi, nếu thời gian đi của xe máy gấp 1,5 lần thời gian đi của ô tô thì vận tốc của ô tô gấp 1,5 lần vận tốc của xe máy. Thí dụ:
Vận tốc của ô tô:
135 : 3 = 45 (km/ giờ)
Vận tốc của xe máy:
45 : 1,5 = 30 (km/ giờ)
-Bài 2:
 +Hướng dẫn hs tính vận tốc cuả xe máy với đơn vị đo là m/ phút, từ đó đổi thành km/ giờ. 
 +Cho hs giải vào vở:
 +Gọi hs làm trên bảng phụ:
+Gọi hs đính bài lên bảng, trình bày:
-Bài 3: HSKG
 +Hướng dẫn hs đổi các đơn vị đo: 
 +Cho hs giải vào vở:
 1 hs làm trên bảng 
 +Gọi hs đính bài lên bảng, trình bày:
-Bài 4: HSKG
+Hướng dẫn hs tìm thời gian trong bài:
+ Hướng dẫn hs đổi các đơn vị đo: 
+Cho hs giải vào vở:
+Cho 2 hs thi đua giải nhanh, giải đúng.
+Nhắc hs: Nếu gặp trường hợp chia không được thì ta sẽ viết dưới dạng phân số rồi rút gọn.
3. Củng cố, dặn dò
-Hỏi lại cách tính vận tốc, Quãng đường, thời gian.
-Về xem lại bài.
-Xem trước: Luyện tập chung.
-Nhận xét tiết học.
-1 hs nêu yêu cầu.
4 giờ 30 phút = 4,5 giờ
Mỗi giờ ô tô đi được:
135 : 3 = 45 (km)
Mỗi giờ xe máy đi được:
135 : 4,5 = 30 (km)
Mỗi giờ ô tô đi được nhiều hơn xe máy:
45 – 30 = 15 (km)
 Đáp số : 15 km
 +Nhận xét.
-1 hs nêu yêu cầu.
Vận tốc của xe máy:
1250 : 2 = 625 (m/ phút)
1 giờ = 60 phút
1 giờ xe máy đi được:
625 x 60 = 37 500 (m)
37 500 m = 37,5 km
Vận tốc của xe máy : 37,5 km / giờ
+Nhận xét.
-1 hs nêu yêu cầu.
 + 15,75 km = 15 750 m
 1 giờ 45 phút = 105 phút
Vận tốc của xe ngựa:
15750 : 105 = 150 (m/ phút)
Đáp số: 150 m/ phút
 +Nhận xét.
-1 hs nêu yêu cầu.
 +7 giờ 45 phút – 6 giờ 30 phút = 1 giờ 15 phút
+72 km/ giờ = 72 000 m/ giờ
Thời gian để cá heo bơi 2400 m là:
2400 : 72000 = (giờ)
 giờ = 60 phút x = 2 phút 
Đáp số: 2 phút
+Nhận xét.
T3-KHOA HỌC
SỰ SINH SẢN CỦA ĐỘNG VẬT
I/ Mục tiêu:
- Kể tên một số động vật đẻ trứng và đẻ con..
II/ Đồ dùng dạy học:
- Hình trang 112, 113 SGK
III/Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A.Kiểm tra bài cũ:
H : Kể tên một số cây được mọc từ bộ phận của cây mẹ?
- HS đọc bài học Sgk
B.Bài mới :
1.Giới thiệu bài : nêu và ghi đề.
*Hoạt động1 : Thảo luận
*Mục tiêu : Giúp hs trình bày khái quát về sự sinh sản của động vật : vai trò của cơ quan sinh sản, sự thụ tinh, sự phát triển của hợp tử.
- YC HS đọc bài học SGK.
- Gv Yc Hs thảo luận nhóm trả lời câu hỏi.
H : Đa số động vật được chia thành mấy giống? Đó là những giống nào?
H : Tinh trùng hoặc trứng động vật được sinh ra từ cơ quan nào?
H : Hiện tượng tinh trùng kết hợp với trứng gọi là gì?
H : Nêu kết quả của sự thụ tinh. Hợp tử phát triển thành gì?
- Gv nhận xét chốt lại lời giải đúng.
*Hoạt động : Quan sát
Mục tiêu : Giúp hs biết được sự sinh sản khác nhau của động vật.
- Yêu cầu Hs quan sát tranh chỉ vào từng hìnhvà nói với nhau : con nào đẻ trứng, con nào đẻ con?
- Gv nhận xét chốt lại lời giải đúng : Những loài động vật khác nhau thì có cách sinh sản khác nhau.
*Hoạt động 3: Trò chơi
- Yc HS thảo luận nhóm tìm tên các con vật đẻ trứng các con vật đẻ con, sau đó dại diện nhòm lên ghi tên nhóm nào ghi tên được nhiều thì thắng.
- Gv nhận xét tuyên đương đội thắng cuộc.
C. Củng cố, dặn dò:.
- Gv cho hs đọc bài học SGK.
- Chuẩn bị bài : Sự sinh sản của côn trùng”
- 3HS trả lời.
-Vài hs nhắc lại đề bài.
-HS đọc bài học SGK.
 -HS đọc thông tin SGk thảo luận nhóm 2, đại diện HS trả lời.
- Đa số động vật chia thành 2nhóm : đực và cái.
- Con đực có cơ quan sinh dục đực tạo ra tinh trùng.
- Hiện tượng tinh trùng kết hợp với trứng tạo thành hợp tử gọi là sự thụ tinh.
- Hợp tử phân chia nhiều lầnphát triển thành cơ thể mới, mang những đặc tính của bố hoặc mẹ.
- Lớp nhận xét.
-HS quan sát tranh chỉ vào từng hình và nói với nhau : con nào đẻ trứng, con nào đẻ con, sau đó đại diện HS trình bày.
- Các con nở từ trứng : sâu, thạch sùng, gà, nòng nọc.
- Các con được đẻ ra thành con : voi, chó.
-Lớp nhận xét. 
- HS thảo luận nhóm tìm tên các con vật đẻ trứng các con vật đẻ con, sau đó dại diện nhóm lên ghi tên.
+ Các con vật được nở ra từ trứng: cá vàng, cá sấu, bướm, rắn, chim, rùa
+ Động vật đẻ con: chuột, cá heo, thỏ, khỉ, dơi
- lớp cổ vũ, nêu nhận xét.
T4-Đạo đức : 
Em tìm hiểu về Liên Hợp Quốc (Tiết 1)
I.Mục tiêu:
- Có hiểu biết ban đầu , đơn giản về tổ chức Liên Hợp Quốc và quan hệ của nước ta với tổ chức quốc tế này.
- Thái độ tôn trọng công việc của các cơ quan Liên Hợp Quốc. Tích cực ủng hộ và giúp đỡ các hoạt động của tổ chức Liên Hợp Quốc đang làm việc tại nước ta.
- HSKG kể được một số việc làm của cơ quan LHQ ở Việt Nam hoặc ở địa phương.
Lấy chứng cứ cho NX 9.2
II. Chuẩn bị:
-Tranh ảnh, thông tin trang 71 –SGV .
III.Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KTBC:
- Trẻ em có phải gìn giữ hoà bình không? Kể 1 số ích lợi hoà bình mang lại.
- Nêu 1 số hành động, việc làm thể hiện lòng yêu hoà bình.
2. Bài mới
-Giới thiệu bài.
* Hoạt động 1: 
Có những hiểu biết ban đầu về Liên Hợp Quốc và quan hệ củaVN với tổ chức này. 
-Gọi 2 hs nối tiếp nhau đọc các thông tin SGK.
-Hỏi:
+ Em biết gì về tổ chức của Liên Hiệp Quốc qua các thông tin trên?
+Cho hs xem tranh 1, 2.
+Nước ta có quan hệ thế nào với Liên Hợp Quốc?
+Các hoạt động của tổ chức LHQ có ý nghĩa gì?
+Là thành viên của Liên Hiệp Quốc chúng ta phải có thái độ như thế nào với các cơ quan và hoạt động của Liên Hiệp Quốc tại VN?
- GV nêu một số hoạt động LHQ BVMT ở nước ta
+Gọi hs đọc ghi nhớ.
-Kết luận: 
- Liên Hiệp Quốc là tổ chức Quốc tế lớn nhất hiện nay.
- Từ khi thành lập, Liên Hiệp Quốc đã có nhiều hoạt động vì hoà bình, công bằng vàtiến bộ xã hội.
- VN là 1 thành viên của Liên Hiệp Quốc.
* Hoạt động 2: 
 Làm bài 1.
-GV đọc từng ý cho hs trả lời bằng cách giơ thẻ.
-Kết luận: 
- Các ý kiến a, b, e: sai.
- Các ý kiến c, d: đúng.
* Hoạt động 3: 
Xử lý tình huống :Chia nhóm 5.
-Giao việc:
+Nhóm 1, 2: Khi có người nước ngoài đại diện cho Liên Hiệp Quốc đến địa phương em làm việc, bạn An tỏ thái độ không vui và cho là: ngươì nước ngoài thì không nên làm việc của người VN. Nếu có mặt ở đó em sẽ nói gì với An.
+Nhóm 3, 4: Trong 1 buổi thảo luận về công ước quốc tế về quyền trẻ em, bạn Hoa phát biểu: Đây là quy định của Liên Hiệp Quốc đặt ra, nước ta không cần phải thực hiện. Em có tán thành không? Nếu không em sẽ nói gì với bạn?
+Nhóm 5, 6: Có 1 người nước ngoài là thành viên của tổ chức Liên Hiệp Quốc nhờ em đưa đến UBND xã. Em sẽ làm gì?
-Hỏi: Chúng ta có thái độ như thế nào đối với các hoạt động của Liên Hiệp Quốc tại VN?
* Hoạt động tiếp nối:
-Gọi hs đọc lại ghi nhớ.
-Dặn: Sưu tầm các tranh, ảnh, bài báo nói về các hoạt động của tổ chức Liên Hiệp Quốc ở VN hoặc trên thế giới.
 Tìm hiểu về tên 1 vài cơ quan của Liên Hiệp Quốc ở VN; vài hoạt động của cơ quan Liên Hiệp Quốc ở VN.
 -Nhận xét tiết học.
- HS trả lời
+Hs trả lời theo SGK.
- Liên Hiệp Quốc thành lập 24 – 10 – 1945
- 191 quốc gia thành viên.
- Liên Hiệp Quốc tổ chức các hoạt động nhằm thiết lập hoà bình và công bằng trên thế giới.
- Trụ sở chính đặt tại Niu-Y ooc.
- Ngày 20-11-1989 thông qua công ước quốc tế về quyền trẻ em.
- VN gia nhập Liên Hiệp Quốc 20-9-1977.
- Là thành viên thứ 149 của Liên Hiệp Quốc.
- Nước ta hợp tác chặt chẽ với các nước thành viên khác.
- Nhiều cơ quan của Liên Hiệp Quốc đang giúp nước ta xây dựng đất nước.
+bảo vệ hoà bình, công bằng và tiến bộ của xã hội.
+Chúng ta phải tôn trọng, hợp tác, giúp đỡ các cơ quan của Liên Hiệp Quốc thực hiện các hoạt động.
+SGK/ 42.
Không tán thành.
Không tán thành.
Tán thành.
Tán thành.
Không tán thành.
+Em giải thích: những người nứơc ngoài đó đến với mong muốn sẽ giúp địa phương và đất nước ta những điều tốt đẹp. Họ sẽ chỉ giúp những gì chúng ta cần chứ không xâm phạm vào công việc của người VN.
+Em không tán thành. Em sẽ nói với bạn rằng công ước là 1quy định đem lại niềm vui, hạnh phúc cho trẻ em hơn . VN là 1 thành viên của Liên Hiệp Quốc và đã kí thực hiện công ước nên cần thực hiện theo ... chuẩn bị bài sau.
T4-KHOA HỌC
SỰ SINH SẢN CỦA CÔN TRÙNG
I/Mục tiêu:
- Viết sơ đồ chu trình sinh sản của côn trùng.
- GDHS tính ham tìm hiểu khoa học.
II/ Đồ dùng dạy học:
 - Hình trang 114, 115 SGK
III/Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
H :YC HS đọc bài học Sgk?
H: Kể tên các động vật đẻ trứng, đẻ con?
- GV nhận xét, ghi điểm.
B.Bài mới :
1.Giới thiệu bài: nêu và ghi đề.
*Hoạt động1:Làm việc với SGK
- YC HS quan sát các hình1,2,3,4,5 SGK trang 114 mô tả quá trình sinh sản của bướm cải và chỉ trứng sâu nhộng và bướm?
- Gv Yc Hs thảo luận nhóm trả lời câu hỏi.
H : Bướm thường đẻ trứng ở đâu?
H : Ở giai đoạn nào trong quá trình phát triển, bướm cải gây thiệt hại nhất?
H: Trong trồng trọt có thể làm gì để giảm thiệt hại do côn trùng gây ra đối với hoa màu?
- Gv nhận xét chốt lại lời giải đúng : Hình : 2a,2b,2c cho thấy sâu càng lớn càng ăn nhiều lá râu và gây thiệt hại nhất.
*Hoạt động: Quan sát và thảo luận
-Yêu cầu Hs quan sát tranh thảo nhóm làm vào phiếu bài tập?
- Gv nhận xét : Tất cả các côn trùng đều đẻ trứng.
C. Củng cố, dặn dò:.
- Gv cho hs đọc bài học SGK.
- Chuẩn bị bài : Sự sinh sản của ếch”
-2HS trả lời.
-Vài hs nhắc lại đề bài.
-HS đọc bài học SGK.
- HS quan sát tranh SGk thảo luận nhóm 4, đại diện HS trả lời.
- Bướm thường đẻ trứng ở lá rau và các loại cây...
- H1: Trứng nở thành sâu
- H2 a,b,c : Sâu ăn lá lớn dần
- H3 : Sâu nứt ra và chúng biến thành nhộng.
- H4: Bướm xoè cánh bay đi
- H : 5Bướm cải đẻ trứng ..
- Lớp nhận xét.
- Ta phải phun thuốc sâu.
-Hs quan sát tranh thảo nhóm làm vào phiếu bài tập.
Ruồi
Gián
So sánh chu trình
Sinh sản:
- Giống nhau
- Khác nhau
Nơiđẻ trứng 
Cáchtiêu diệt
- Đại diện nhóm trả lời, lớp nhận xét
Buổi chiều
T1-ÂM NHẠC
ÔN TẬP HAI BÀI HÁT : MÀU XANH QUÊ HƯƠNG
EM VẪN NHỚ TRƯỜNG XƯA
KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC.
I. MỤC TIÊU
 - Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca của hai bài : màu xanh quê hương, em vẫn nhớ trường xưa
- Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ.
- Biết nội dung câu chuyện.
- HSD khá, giỏi : Biết hát đúng giai điệu và thuộc lời ca. Biết đệm gõ phách theo nhịp.
II. CHUẨN BỊ 
- GV : Đàn, Nhạc cụ, đĩa băng, máy nghe
- HS : Nhạc cụ gõ 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/. Kiểm tra bài cũ
- 2 HS lên bảng
- GV nhận xét, ghi điểm.
B/ Bài mới
1. Phần mở đầu:
a. Giới thiệu nội dung bài học.
2. Phần hoạt động:
 a / Nội dung 1 : Ôn tập hai bài hát
- Hoạt động 1 : Ôn tập bài Màu xanh quê hương.
- GV chọn tốp ca biểu diễn trước lớp.
- Hoạt động 2 : Ôn tập bài Em vẫn nhớ trường xưa.
b / Nội dung 2: Kể chuyện âm nhạc.
- GV dùng tranh ảnh minh hoạ hoặc chân dung Bét-tô-ven để kể chuyện âm nhạc Khúc hát dưới trăng
3. Phần kết thúc:
- Cả lớp hát lại 2 bài hát : " Màu xanh quê hương và Em vẫn nhớ trường xưa".
- GV : Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- HS lên bảng hát bài " Màu xanh quê hương và Em vẫn nhớ trường xưa"
- HS lắng nghe.
- Cả lớp hát và gõ đệm theo phách.
- HS hát kết hợp múa phụ hoạ.
- HS ôn lại cách hát có xướng lĩnh, đối đáp, đồng ca kết hợp gõ phách.
- HS tập kể theo tranh, mỗi em kể một đoạn trong chuyện.
T2-Địa lí : Châu Mĩ (tiếp theo)
 I.Mục tiêu: 
- Nêu được một số đặc điểm về dân cư và kinh tế Châu Mĩ:
	+ Dân cư chủ yếu là người có nguồn gốc nhập cư.
	+ Bắc Mĩ có nền kinh tế phát triển cao hơn Trung và Nam Mĩ.
- Nêu được một số đặc điểm của Hoa Kì: có nên kinh tế phát triển với nhiều ngành công nghiệp đứng hàng đầu thế giới và nông sản xuất khẩu lớn nhất thế giới.
- Chỉ và đọc trên bản đồ tên thủ đô của Hoa Kì.
- Sử dụng tranh ảnh, bản đồ, lược đồ để nhận biết một số đặc điểm của dân cư và hoạt động sản xuất của người dân Châu Mĩ.
II. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KTBC:
+Nêu đặc điểm địa hình của châu Mĩ.
+Kể những điều em biết về vùng A-ma-dôn.
2. Bài mới
-Giới thiệu bài.
*Hoạt động 1: Dân cư châu Mĩ.
-Yêu cầu hs làm việc cá nhân:Mở SGK / 103, xem bảng số liệu về diện tích và dân số các châu lục để:
- Nêu số dân của Mĩ.
- So sánh số dân của châu Mĩ với các châu lục khác.
-Yêu cầu hs dựa vào bảng số liệu trang 124 và cho biết các thành phần dân cư châu Mĩ.
-Vì sao dân cư châu Mĩ lại có nhiều thành phần, nhiều màu da như vậy?
-Giảng: Sau khi Cô-lôm-bô phát hiện ra châu Mĩ, người dân châu Âu và các châu lục khác đã di cư sang đây, chính vì vậy hầu hết dân cư châu Mĩ là người nhập cư , chỉ có người Anh-điêng là sinh sống từ lâu đời ở châu Mĩ.
-Hỏi: Người dân châu Mĩ sinh sống chủ yếu ở những vùng nào? 
-Kết luận: Năm 2004 số dân châu Mĩ là 876 triệu người đứng thứ ba về số dân trong các châu lục trên thế giới. Thành phần dân cư châu Mĩ rất đa dạng, phức tạp vì họ chủ yếu là người nhập cư từ các châu lục khác đến. GV kết hợp GDMT
* Hoạt động 2: Tìm hiểu về kinh tế châu Mĩ.
-Chia nhóm 2, yêu cầu điền thông tin vào bảng:
-Hs làm việc cá nhân:
- Năm 2004 số dân châu Mĩ là 876 triệu người, 
- Năm 2004 số dân châu Mĩ là 876 triệu người đứng thứ ba trong các châu lục trên thế giới, chưa bằng số dân châu Á. Nhưng diện tích chỉ kém châu Á có 2 triệu km2.
-Dân cư châu Mĩ có nhiều thành phần và màu da khác nhau:
- Người Anh-điêng, da vàng.
- Người gốc Âu, da trắng.
- Người gốc Phi, da đen.
- Người gốc Á, da vàng.
- Người lai.
-Vì họ chủ yếu là người nhập cư từ các châu lục khác đến.
- Người dân châu Mĩ sinh sống chủ yếu ở những vùng ven biển và miền Đông.
Tiêu chí 
Bắc Mĩ 
Trung Mĩ và Nam Mĩ
Tình hình chung của nền kinh tế 
Phát triển
Đang phát triển
Ngành nông nghiệp
Có nhiều phương tiện sản xuất hiện đại.
Quy mô sản xuất lớn.
Sản phẩm chủ yếu: lúa mì, bông, lợn, bò, sữa, cam, nho,
Chuyên sản xuất chuối, cà phê, mía, bông, chăn nuôi bò, cừu,
Ngành công nghiệp
Nhiều ngành công nghiệp kĩ thuật cao như: điện tử, hàng không vũ trụ,
Chủ yếu là công nghiệp khai thác khoáng sản để xuất khẩu.
-Gọi đại diện nhóm trình bày.
-Gọi:
-Kết luận: Bắc Mĩ có nền kinh tế phát triển, các ngành công, nông nghiệp hiện đại; còn Trung Mĩ và Nam Mĩ có nền kinh tế đang phát triển, chủ yếu là sản xuất nông phẩm nhiệt đới và khai thác khoáng sản.
* Hoạt động 3: Hoa Kì
-Chia nhóm 2.
-Yêu cầu hs điền vào bảng sau:
-Gọi đại diện nhóm trả lời.
-Gọi:
-Kết luận: Hoa Kì nằm ở Bắc Mĩ, là 1 trong những nước có nền kinh tế phát triển nhất thế giới. Hoa Kì nổi tiếng về sản xuất điện, các ngành công nghệ cao và còn là 1 trong những nước xuất khẩu nông sản nổi tiếng thế giới như lúa mì, thịt, rau.
-Gọi hs đọc bài học.
*Hoạt động tiếp nối:
-Hỏi các hỏi cuối bài.-Về xem lại bài.
-Xem trước: Châu Đại Dương và châu Nam Cực.
-Đại diện nhóm trình bày.
-Nhận xét, bổ sung.
-1 hs trình bày trước lớp khái quát về kinh tế châu Mĩ.
HOA KÌ
1/ Các yếu tố địa lý tự nhiên:
-Vị trí địa lí: Ở Bắc Mĩ giáp Đại Tây Dương, Ca-na-đa, Thái Bình Dương, Mê-hi-cô.
-Diện tích: Lớn thứ ba thế giới.
-Khí hậu: Chủ yếu là ôn đới.
2/ Kinh tế xã hội:
-Thủ đô: Oa- sinh –tơn
-Dân số: Đứng thứ ba trên thế giới.
-Kinh tế: Phát triển nhất thế giới, nổi tiếng về sản xuất điện, công nghệ cao, xuất khẩu nông sản.
-Nhận xét, bổ sung.
-1 hs trình bày trước lớp khái quát về kinh tế và tự nhiên Hoa Kì.
-SGK.
T3-LTT: LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu.
- Tiếp tục củng cố cho HS về cách vận tốc, quãng đường, thời gian.
- Củng cố cho HS về phân số và số tự nhiên.
- Rèn kĩ năng trình bày bài.
- Giúp HS có ý thức học tốt.
II. Đồ dùng: 
- Hệ thống bài tập.
III.Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: 
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập1: Khoanh vào phương án đúng:
a) 72 km/giờ = ...m/phút
A. 1200 B. 120
C. 200 D. 250.
b) 18 km/giờ = ...m/giây
A. 5 B. 50
C. 3 D. 30
c) 20 m/giây = ... m/phút
A. 12 B. 120
C. 1200 D. 200
Bài tập 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
...34 chia hết cho 3?
4...6 chia hết cho 9?
37... chia hết cho cả 2 và 5?
28... chia hết cho cả 3 và 5?
Bài tập3:
 Một ô tô di từ A đến B với vận tốc 48 km/giờ. Cùng lúc đó một ô tô khác đi từ B
 về A với vận tốc 54 m/giờ, sau 2 giờ hai xe gặp nhau. Tính quãng đường AB?
Bài tập4: (HSKG)
 Một xe máy đi từ B đến C với vận tốc 36 km/giờ. Cùng lúc đó một ô tô đi từ A cách B 45 km đuổi theo xe máy với vận tốc 51 km/giờ. Hỏi sau bao lâu ô tô đuổi kịp xe máy?
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS trình bày.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Lời giải : 
a) Khoanh vào A
b) Khoanh vào A
c) Khoanh vào C
Đáp án:
a) 2; 5 hoặc 8
b) 8
c) 0
d) 5
Lời giải: 
Tổng vận của hai xe là:
 48 + 54 = 102 (km/giờ) 
Quãng đường AB dài là:
 102 2 = 204 (km)
 Đáp số: 204 km
Lời giải: 
Hiệu vận tốc của hai xe là:
 51 – 36 = 15 (km/giờ)
 Thời gian để ô tô đuổi kịp xe máy là:
 45 : 15 = 3 (giờ)
 Đáp số: 3 giờ. 
- HS chuẩn bị bài sau.
T4-Thể dục
Môn thể thao tự chọn – trò chơi hoàng anh, hoàng yến
I. Mục tiêu.
- Ôn tâng cầu bằng đùi, má trong bàn chân, chuyền cầu bằng mu bàn chân, phát cầu bằng mu bàn chân .yêu cầu thực hiện cơ bản đúng và nâng cao thành tích
- Chơi trò chơi hoàng anh, hoàng yến , Yêu cầu biết cách chơi và tham gia trò chơi tương đối chủ động
III . Nội dung – Phương pháp thể hiện .
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
Mở đầu
6 phút
1. nhận lớp
*
2. phổ biến nhiệm vụ yêu cầu bài học
2phút
********
********
3. khởi động:
3 phút
đội hình nhận lớp
- học sinh chạy nhẹ nhàng từ hàng dọc thành vòng tròn, thực hiện các động tác xoay khớp cổ tay, cổ chân, hông, vai , gối, 
2x8 nhịp
đội hình khởi động
cả lớp khởi động dưới sự điều khiển của cán sự
Phần Cơ bản
1. Môn tự chọn (đá cầu) 
+ Tâng cầu bằng đùi: 
+ Tâng cầu bằng má trong bàn chân:
+ Phát cầu bằng mu bàn chân 
18-20 phút
GV hướng dẫn động tác HS quan sát và thực hiện 
*
**********
**********
HS luyện tập theo nhóm GV quan sát sửa sai cho H
Tổ chức thi tâng cầu (theo nhóm hoặc theo tổt)
2. Chơi trò chơi hoàng anh, hoàng yến 
3. Củng cố:
- đá cầu 
10 phút
GV hướng dẫn điều khiển trò chơi yêu cầu các em chơi nhiệt tình, vui vẻ, đoàn kết
các tổ thi đua với nhau GV quan sát biểu dương đội làm tốt động tác
GV và h /s hệ thống lại kiến thức
III. kết thúc.
- Tập chung lớp thả lỏng.
- Nhận xét đánh giá buổi tập
- Hướng dẫn học sinh tập luyện ở nhà.
5-7 phút
*
*********
*********

Tài liệu đính kèm:

  • docGA 5Tuan 28cktknbvmt.doc