Thiết kế bài giảng lớp 5 - Tuần 7 năm 2013

Thiết kế bài giảng lớp 5 - Tuần 7 năm 2013

I– Mục tiêu :Biết :

-Mối quan hệ giữa 1 và ; và ; và .

-Tìm thành phần chưa biết của phép tính với phân số.

-Giải bài toán có liên quan đến số trung bình cộng .

- Học sinh làm được các bài tập: 1, 2, 3 .

II-Đồ dùng dạy học :

 : SGK,bảng nhóm: VBT

III-Các hoạt động dạy học chủ yếu :

 

doc 28 trang Người đăng huong21 Lượt xem 616Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài giảng lớp 5 - Tuần 7 năm 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7: Thứ hai ngày 14 tháng 10 năm 2013
Toán- Tiết 31 LUYỆN TẬP CHUNG ( tr 32)
I– Mục tiêu :Biết :
-Mối quan hệ giữa 1 và ;và ;và .
-Tìm thành phần chưa biết của phép tính với phân số.
-Giải bài toán có liên quan đến số trung bình cộng .
- Học sinh làm được các bài tập: 1, 2, 3 .
II-Đồ dùng dạy học :
 : SGK,bảng nhóm: VBT
III-Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp : 
2.Kiểm tra bài cũ : Gọi 2 HS
-Nêu cách giải dạng toán tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ của 2 số đó ?
- GV nhận xét,sửa chữa .
3. Bài mới : 
 a/Giới thiệu bài 
 b/Hướng dẫn: 
Bài 1:Gọi HS đọc đề bài 
Cho 3 HS làm trên bảng nhóm, cả lớp làm vào VBT
-Nhận xét, sửa chữa.
Bài 2: Yêu cầu HS tự làm bài 
- Cho HS nêu cách tìm: số hạng chưa biết, số bị trừ, thừa số chưa biết và số bị chia. 
Bài 3: Gọi 1 HS đọc đề toán .
Gọi 1 HS lên bảng giải, cả lớp làm vào vở .
-Gv chấm 5 bài HS làm nhanh.
-Nhận xét ,sửa chữa .
4– Củng cố,dặn dò :
-Nêu cách tìm số bị trừ chưa biết ?(HSY)
-Nêu cách tìm số bị chia chưa biết ?(TB)
-Về hoàn chỉnh bài tập. 
Chuẩn bị bài: Khái niệm số thập phân
- Nhận xét tiết học .
- Hát 
- HS nêu.
HS cả lớp nhận xét.
- HS nghe .
Bài 1: -HS làm bài và đính kết quả.
a) (lần). Vậy 1 gấp 10 lần .
b)(lần).
Vậygấp 10 lần .
c) (lần).
 Vậy gấp 10 lần .
Bài 2: Tìm x
a/ + = 	 b. - = 
 = - = + 	
 = = 
 Câu c, d giải tương tự 
Bài 3: 
Trung bình mỗi giờ vòi nước đó chảy vào bể được là 
 (bể) .
 ĐS: bể .
Tập đọc-Tiết 13: NHỮNG NGƯỜI BẠN TỐT
 I. Mục tiêu:
- Bước đầu đọc diễn cảm được bài văn .
- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện : Khen ngợi sự thông minh , tình cảm gắn bó của cá heo với con người . (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3)
 TH TNMTBĐ: HS biết thêm về loài cá heo, qua đó giáo dục ý thức bảo loài vật có ích, thông minh, bảo vệ tài nguyên biển.
II. Đồ dùng dạy học:
GV:SGK.Tranh ảnh về cá heo.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 1-Ổn định : KT đồ dùng
 2- Kiểm tra bài cũ :Gọi 3 HS đọc bài và trả lời
 - GV nhận xét , ghi điểm.
 3- Bài mới:
 a-Giới thiệu bài: 
 b-Hướng dẫn:
* Luyện đọc:
 -Cho HS đọc theo quy trình
 -GV đọc diễn cảm toàn bài 
*Tìm hiểu bài:
- Đọc thầm và thảo luận, trả lời .
Câu 1: Vì sao nghệ sĩ A-ri-ôn phải nhảy xuống biển? 
Ý: Những suy nghĩ của nghệ sĩ A-ri-ôn.
Câu 2: Điều kì lạ gì đã xảy ra khi nghệ sĩ cất tiếng hát giã biệt cuộc đời ?
Ý:A-ri-ôn được bầy cá heo cứu sống.
Câu 3: Qua câu chuyện, em thấy cá heo đáng yêu , đáng quý ở điểm nào ?
Ý: Cá heo thì thông minh tốt bụng, biết cứu giúp người gặp nạn .
 *Đọc diễn cảm:
- Gọi 4 HS đọc nối tiếp
- Cho Hs phát hiện cách đọc diễn cảm
 -GV đọc mẫu 1 lượt .
 -Cho HS đọc nhóm đôi 
 Cho HS thi đọc diễn cảm .
 -GV cùng cả lớp nhận xét, chọn bạn đọc tốt nhất.
GV gợi ý cho HS nêu nội dung bài
 4-Củng cố, dặn dò:
 - Câu chuyện trên ca ngợi điều gì?
Gd Hs biết bảo vệ tài nguyên biển, bảo vệ loài cá heo tốt bụng, thông minh.
-GV nhận xét tiết học .
-Về nhà tiếp tục luyện đọc và tìm hiểu những câu chuyện về loài cá heo thông minh.
Hs đọc bài- trả lời câu hỏi
Cả lớp nhận xét
-HS lắng nghe.
 - 4 HS đọc nối tiếp đoạn của bài và luyện đọc các từ A-ri-tôn, Xi-xin, buồm. 
- Cả lớp đọc thầm và trả lời
- Vì bọn thuỷ thủ trên tàu cướp hết tặng vật của ông và đòi giết ông. Ông nhảy xuống biển thà chết dưới biển .
- Đàn cá heo đã bơi đến vây quanh tàu, say sưa thưởng thức tiếng hát của ông. Bầy cá heo đã cứu A-ri-ôn khi ông nhảy xuống biển. Chúng đã đưa ông về đất liền nhanh hơn cả tàu của bọn cướp .
-Cá heo biết thưởng thức tiếng hát của nghệ sĩ , biết cứu giúp ông khi ông nhảy xuống biển. Cá heo là bạn tốt của con người .
- 4 HS đọc
- HS nêu cách đọc diễn cảm
- HS lắng nghe .
HS đọc nhóm đôi
- Nhiều HS đọc diễn cảm đoạn .
-Ca ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó đáng quý của loài cá heo với con người, Cá heo là bạn tốt của người.
Đạo đức- Tiết 7: 	 NHỚ ƠN TỔ TIÊN ( Tiết 1 )
I. Mục tiêu :
- Biết được: Con người ai cũng có tổ tiên và mỗi người đều phải nhớ ơn tổ tiên.
- Nêu được những việc cần làm phù hợp với khả năng để thể hiện lòng biết ơn tổ tiên.
- Biết làm những việc cụ thể để tỏ lòng biết ơn tổ tiên.
II. Tài liệu , phương tiện : 
 -GV: Tranh vẽ phóng to SGK .
 -HS : Sưu tầm các tranh , ảnh , bài báo nói về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương ; các câu ca dao , tục ngữ nói về lòng biết ơn tổ tiên . .
III. Các hoạt động dạy – học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn đinh :
2. Kiểm tra bài cũ: GV gọi 2 HS nêu
Nêu những có ý chí, có quyết tâm của em trong năm học này?
GV cùng cả lớp nhận xét
3.Bài mới:
a/Giới thiệu bài:
b/Hướng dẫn:
Hoạt động1:Tìm hiểu nội dung truyện Thăm mộ 
- Cho 2 HS đọc truyện Thăm mộ 
- Cho cả lớp thảo luận theo các câu hỏi SGK .
- Cho HS lần luợt trả lời theo các câu hỏi.
- Cho các bạn khác nhận xét bổ sung .
*GV kết luận: Ai cũng có tổ tiên, gia đình, dòng họ. Mỗi người đều phải biết ơn tổ tiên và biết thể hiện điều đó bằng những việc làm cụ thể.
Hoạt động 2: Làm bài tập 2
- Cho HS làm bài tập cá nhân.
- GV mời lần lượt 2HS trình bày ý kiến về từng việc làm và giải thích lí do. Cả lớp trao đổi, nhận xét, bổ sung .
* GV kết luận : Chúng ta cần thể hiện lòng biết ơn tổ tiên bằng những việc làm thiết thực, cụ thể, phù hợp với khả năng như các việc a,c,d,đ .
Hoạt động3:Tự liên hệ .
-Cho HS trao đổi trong nhóm 4.
-GV mời một số HS trình bày trước lớp .
-GV nhận xét, khen những HS đã biết thể hiện lòng biết ơn tổ tiên bằng các việc làm cụ thể, thiết thực và nhắc nhở các HS khác học tập theo bạn .
-GV gọi một số HS đọc phần ghi nhớ SGK .
4. Củng cố,dặn dò: 
- Hướng dẫn về nhà.
- GV nhận xét tiết học
-HS nêu
-Cả lớp nhận xét
-2 HS đọc truyện Thăm mộ .
- HS cả lớp thảo luận.
- HS lần lượt trả lời.
-Các bạn nhận xét, bổ sung.
-HS lắng nghe .
- HS làm bài tập cá nhân.
- 2HS ngồi cạnh nhau trao đổi.
- 2HS trình bày ý kiến và giải thích lí do Cả lớp trao đổi, nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe .
- HS làm việc cá nhân.
- HS trao đổi trong nhóm 4.
- HS trình bày trước lớp .
- HS lắng nghe .
-HS đọc ghi nhớ.
-HS sưu tầm
-Lắng nghe
Kể chuyện- Tiết 7: CÂY CỎ NƯỚC NAM 
I -Mục tiêu:
- Dựa vào tranh minh họa ( SGK) , kể lại được từng đoạn và bước đầu kể được toàn bộ câu chuyện .
-Hiểu được nội dung chính của từng đoạn , hiểu y nghĩa của câu chuyện.
II -Đồ dùng dạy học: 
 GV : Tranh minh hoạ SGK.
 HS: chuẩn bị bài trước ở nhà. 
III-Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1-Ổn định
2-Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 2 HS(Y,TB) kể lại câu chuyện được chứng kiến hoặc tham gia.
- GV cùng cả lớp nhận xét
3-Bài mới : 
a- Giới thiệu bài :
b - GV kể chuyện :
-GV kể lần 1 và kết hợp viết lên bảng một số cây thuốc quý: Sâm nam, Đinh lăng, Cam thảo nam và giải thích những từ khó: Trưởng tràng, dược sơn .
-GV kể lần 2 kết hợp giới thiệu 6 tranh trong SGK.
c- HS kể chuyện: Các em dựa vào nội dung câu chuyện thầy đã kể , dựa vào các tranh đã quan sát , hãy kể lại từng đoạn câu chuyện .
a/ Kể chuyện theo nhóm:
Cho HS kể theo nhóm 6 , mỗi em kể từng đoạn sau đó kể cả câu chuyện.
b/ Thi kể chuyện trước lớp từng đoạn câu chuyện theo tranh: 
c / Thi kể chuyện toàn bộ câu chuyện .
-GV nhận xét khen những HS kể đúng , kể hay .
d-Hướng dẫn HS tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện 
- Câu chuyện giúp em hiểu điều gì ?
-Em nào biết ông bà ( hoặc bà con lối xóm ) đã dùng lá. rễ cây gì để chữa bệnh ?
4-Củng cố, dặn dò : 
- Nhắc nhở HS phải biết yêu quý từng cây cỏ xung quanh .
-Tìm và đọc 1 câu chuyện em đã được đọc, được nghe nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên để cùng các bạn thi kể chuyện trước lớp.
-GV nhận xét tiết học.
-2HS kể lại câu chuyện, cả lớp nhận xét.
-HS lắng nghe.
-HS lắng nghe và theo dõi trên bảng .
-HS nghe và quan sát tranh .
- Mỗi em kể từng đoạn theo nhóm 6 
-6 HSlần lượt thi kể nối tiếp nhau theo tranh .
- Thi kể chuyện toàn bộ câu chuyện 
-Lớp nhận xét bình chọn .
-HS trao đổi trả lời .
-HS phát biểu .
-HS lắng nghe.
 Thứ ba ngày 15 tháng 10 năm 2013
Toán- Tiết 32: 	KHÁI NIỆM SỐ THẬP PHÂN
I– Mục tiêu : 
- Biết đọc, viết số thập phân dạng đơn giản.
- Học sinh làm được các bài tập: 1, 2.
II-Đồ dùng dạy học :
 GV : SGK,bảng phụ. Kẻ sẵn vào bảng phụ các bảng trong SGK,VBT.
III-Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1– Ổn định lớp : 
2– Kiểm tra bài cũ : 
 - GV gọi 1HS nêu kết quả bài tập 4(TB)
 - GV nhận xét,sửa chữa .
3 – Bài mới : 
 a– Giới thiệu bài : 
 b– Hướng dẫn 
 * Giới thiệu khái niệm về số thập phân 
-Treo bảng phụ kẽ sẵn bảng 1 SGK.
-Cho HS nhận xét từng hàng trong bảng .
-GV giới thiệu :1dm hay 1/10m còn được viết thành 0,1; viết 0,1 lên bảng cùng hàng với 1/10m 
-Giới thiệu tương tự như hàng 1: 
-Vậy các PSTP ; ;được viết thànhsố nào
-Viết lên bảng :0,1; 0,01 ; 0,001.
-Vậy 0,1bằng bao nhiêu ?
-Giới thiệu tương tự với 0,01 ; 0,001 .
-Chỉ vào 0,1 ; 0,01 ; 0,001và giới thiệu: Các số 0,1 0,01 ; 0,001 gọi là số thập phân 
-Làm hoàn toàn tương tự với bảng ở phần b) để HS chỉ ra được các số 0,5 ; 0,07 ; 0,009 cũng là STP .
 c- Thực hành .
Bài 1: a) Gọi HS đọc phần thập phân và số thập phân ở vạch đó .
b) Cho HS xem hình vẽ trong SGK 
- Gọi vài HS đọc .
Bài 2 : Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm 
 a) 7dm = m = 0,7 m .b) 9 cm = m = 0,09 m.
- Cho HS làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm .
4: Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét giờ học. 
- Hát 
- HS nêu
- HS nghe .
Khái niệm ban đầu về số thập phân
-HS quan sát .
+Hàng 1 có : 0m1dm .
+Hàng 2 có: 0m0dm1cm
+Hàng 3 có :0m0dm0cm1mm 
- Được viết thành 0,1 ; 0,01 ; 0,001
-HS theo dõi .
-Không phẩy một .
-0,1 = 
-HS quan sát tia số rồi đọc :một phần mười , không phẩy một ; hai phần mười , không phẩy hai ; 
-HS quan sát hình SGK.
-Một phần trăm, không phẩy không một ; hai phần trăm, không phẩy không hai 
-HS theo dõi .
-HS làm bài .
a)7dm=m = 0,7m;
 b) 9cm=m= 0,09m
5dm = m = 0,5m; 
3cm = m= 0,03m
2mm=m= 0,002m; 8mm=m=0,008m
4g =kg = 0,004kg;
6g=kg= 0,006kg.
Lịch sử- Tiết 7: ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI
I – Mục tiêu : 
- Biết Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập ngày 3-2-1930. Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc là người chủ trì hội nghị thành lập Đảng:
+ Biết lí do tổ chức Hội nghị thành lập Đảng: thóng nhất ba tổ chức Công sản.
+ Hội nghị ngày 3-2-1930 do Nguyễn Ái Quốc chủ trì đã thống nhất đã thống nhất ba tổ chức cộng sản và đề ra đường lối cho cách mạn ...  các phân số thập phân sau thành hỗn số ( theo mẫu ) 
- GV hướng dẫn bài mẫu : = 16. 
- Cách làm : 162 10 
 62 16
 2
- Cho HS làm bài vào vở .- Nhận xét,sửa chữa .
b) Chuyển các hỗn số của phần a thành số thập phân 
- Hướng dẫn bài mẫu 16= 16,2 .
- Gọi 3 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở .
- Nhận xét, sửa chữa.
Bài 2( 3 phân số 2,3,4): 
Nêu yêu cầu bài tập .
- Cho 3HS làm bài bảng nhóm cả lớp làm vào vở rồi đổi chéo vở kiểm tra. 
Bài 3:
-Hướng dẫn bài mẫu 
 2,1 m = 2 m = 2m1dm = 21dm
- Cho HS làm vào phiếu bài tập.
- GV chấm 1 số bài . 
- Nhận xét , sửa chữa.
4– Củng cố, dặn dò :
- Nêu cách chuyển phân số thập phân thành hỗn số 
- Nêu cách chuyển phân số thập phân thành số thập phân?
 - Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau : Số thập phân bằng nhau .
- Hát 
- HS đọc .
- HS nêu và viết số .
- HS nghe .
- HS theo dõi bài mẫu .
HS làm bài : 
a/ .
; 
b/73; 
56 ;
6.
Bài 2:- Chuyển các phân số thập phân sau thành số thập phân rồi đọc các số thập phân đó .
= 83,4: Tám mươi ba phẩy bốn .
: Mười chín phẩy năm bốn 
 = 2,167: Hai phẩy một trăm sáu mươi bảy.
- HS theo dõi .
- HS làm bài .
8,3 m = 8 m = 8 m30 cm = 830 cm
5,27 m = 5m = 5m 27cm = 527 cm
3,15 m = 3m = 3m 15cm = 315 cm
- HS nghe .
Tập làm văn- Tiết 14: 	 LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I -Mục tiêu
Biết chuyển một phần dàn ý (thân bài) thành đoạn văn miêu tả cảnh sông nước rõ một số đặc điểm nổi bật , rõ trình tự miêu tả .
II - Đồ dùng dạy học :
 GV : -SGK ,SGV 
 -Một số bài văn , đoạn văn hay tả cảnh sông nước
 HS : Dàn ý bài văn tả cảnh sông nước các em quan sát được. 
III -Hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định
 2.Kiểm tra bài cũ : 
-Gọi lần lượt 2 HS đọc câu mở đoạn em đã làm .
-GV cùng cả lớp nhận xét
3.Bài mới :
a/Giới thiệu bài :
 b/Hướng dẫn HS luyện tập:
-Cho HS đọc đề bài . 
-Đề bài yêu cầu, đoạn văn miêu tả cảnh sông nước 
-GV lưu ý HS : Để viết đoạn văn hay, các em cần chú ý : 
+Chọn phần nào trong dàn ý .
+Xác định đối tượng miêu tả trong đoạn văn .
+Em miêu tả theo trình tự nào ?
+Viết ra nháp những chi tiết nổi bật , thú vị em sẽ trình bày trong đoạn .
+ Xác định nội dung, câu mở đầu và câu kết đoạn 
-Cho HS viết đoạn văn .
-Cho HS trình bày .
-GV nhận xét, khen những HS viết hay .
4. Củng cố dặn dò : 
-Về nhà hoàn chỉnh lại đoạn văn để giờ sau kiểm tra.
-Xem trước yêu cầu và gợi ý của TLV: Quan sát và ghi lại những điều quan sát được về 1 cảnh đẹp địa phương .
-GV nhận xét tiết học.
-2 HS lần lượt đọc câu mở đầu đoạn .
-Cả lớp nghe và nhận xét
-HS lắng nghe.
- HS đọc đề bài ,lớp theo dõi SGK.
-HS nêu .
-HS theo dõi và chú ý các từ ngữ gạch dưới .
-HS làm bài vào vở nháp .
-HS trình bày đoạn văn .
-Lớp nhận xét .
-HS hoàn chỉnh đoạn văn
Vd:Quê hương ai cũng có một dòng sông bên nhà. Con sông quê gắn bó với tuổi thơ đời tôi . 
Đó là lời một bài hát rất hay. đúng vậy quê hương em cũng có một dòng sông hiền hoà và thơ mộng. Mỗi khi nhắc đến con sông quê hương, lòng em lại xốn xang một tình yêu quê hương tha thiết.
   Con sông như một dải lụa trắng mềm mại vắt qua cánh đồng xanh mướt lúa khoai rồi chảy qua làng em. Dòng sông như lặng đi trước vẻ đẹp của xóm làng. Nó trầm ngâm phản chiếu những hàng tre đổ bóng mát rượi xuống đôibờ.
   Những buổi trưa hè nắng đổ xuống mặt sông lấp loá. Dòng sông lúc đó như một tấm gương dài phẳng lặng soi bóng mây trời. Trên mặt sông, một vài chiếc thuyền lá tre tí hon bồng bềnh trôi đi mãi theo dòng nước trong xanh. Thỉnh thoảng lại có một chú bói cá lông xanh biếc  hay một chú cò trắng như vôi đậu trên cành tre, mắt lim dim ngắm bóng mình dưới nước. Có những trưa, lũ trẻ chúng tôi rủ nhau ra sông tắm. Chúng tôi bơi lội, quẫy tòm tõm làm nước bắn tung toé khiến lũ chim cũng phải thảng thốt giật mình, vỗ cánh bay đi.
-HS lắng nghe.
Khoa học- Tiết 14: 	 PHÒNG BỆNH VIÊM NÃO.
I.Mục tiêu : 
- Biết nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh viêm não.
II.Đồ dùng dạy học :
 – GV :.Hình trang 30 , 31 SGK.
 – HS : SGK.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định lớp : 
2. Kiểm tra bài cũ : Gọi 2 HS trả lời 
-Nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết ?
-Nêu cách đề phòng bệnh sốt xuất huyết ?
 - Nhận xét, ghi điểm
3. Bài mới : 
 a/Giới thiệu bài :
 b/Hướng dẫn : 
 Hoạt động 1:Trò chơi“ai nhanh, ai đúng”.
Làm việc theo nhóm.
 Bước 3: Làm việc cả lớp.
 GV theo dõi và yêu cầu HS giơ đáp án.
 GV tuyên bố nhóm thắng cuộc. 
 Kết luận: Như 2 phần đầu mục Bạn cần biết trang 31 SGK.
 Hoạt động 2 :.Quan sát và thảo luận.
 Bước 1: GV yêu cầu cả lớp quan sát các hình 1, 2, 3 trang 30, 31 SGK và trả lời câu hỏi:
 + Chỉ và nói về nội dung của từng hình ?
 + Hãy giải thích tác dụng của việc làm trong từng hình đối với việc phòng tránh bệnh viêm não ?
Bước 2: GV yêu cầu HS thảo luận câu hỏi:
 + Chúng ta có thể làm gì để phòng bệnh viêm não?
 + GV nhận xét bỗ sung. 
 Kết luận: Như 2 phần cuối mục Bạn cần biết trang 31 SGK.
4. Củng cố,dặn dò : 
 Gọi HS đọc mục Bạn cần biết.
- Nhận xét tiết học .
- Chuẩn bị bài sau:”Phòng bệnh viêm gan A”.
- HS trả lời.
- HS nghe .
- HS theo dõi.
- HS làm việc theo hướng dẫn của GV.
- Các nhóm làm xong và giơ đáp án:
 1 - c ; 2 – d ; 3 - b ; 4 - a .
- HS nghe .
- HS quan sát các hình 1, 2, 3 trang 30, 31 SGK và trả lời câu hỏi:
+ H1 : Em bé ngủ có màn, kể cả ban ngày 
( để ngăn không cho muỗi đốt )
+H2 : Em bé đang được tiêm thuốc để phòng bệnh viêm não.
- HS liên hệ thực tế ở địa phương để trả lời 
 - HS lắng nghe.
- 2 HS đọc.
- HS lắng nghe.
- Xem bài trước.
TOÁN- PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU 	
 LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu : Giúp học sinh :
- Nắm vững khái niệm về số thập phân, đọc và viết đúng số thập phân.
- HS biết so sánh và sắp xếp số thập phân
- Giúp HS chăm chỉ học tập. 
II.Chuẩn bị :- Hệ thống bài tập
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định:
2. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài.
Hoạt động1 : Củng cố kiến thức.
-Nêu cách đọc và viết số thập phân 
- Nêu cách so sánh số thập phân 
 + Phần nguyên bằng nhau
 + Phần nguyên khác nhau
- GV nhận xét 
Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: Viết thành số thập phân
a) 33; 	 ; 	 
b) 92; ; 	 
c) 3; 	 2
Bài 2: Chuyển thành phân số thập phân
a) 0,5;	0,03; 	7,5
b) 0,92; 	0,006; 	8,92
Bài 3: Chuyển thành hỗn số có chứa phân số thập phân.
a) 12,7; 31,03; 	 
b) 8,54; 	 1,069
4.Củng cố dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà ôn lại kiến thức vừa học.
- HS nêu 
Lời giải :
a) 33 = 33,1; 0,27; 
b) 92=92,05 ; = 0,031; 
c) 3= 3,127; 2 = 2,008
Lời giải :
 a) 0,5 = ; 0,03 =; 7,5 = 
b) 0,92 = ; 0,006 = ; 8,92 =
Lời giải :
a) 12,7 = ; 31,03 = ; 	 
b) 8,54 = ; 	 1,069 = 1 
- HS lắng nghe và thực hiện.
TIẾNG VIỆT- PHỤ ĐẠO HS YẾU: 
LUYỆN TẬP VỀ TỪ NHIỀU NGHĨA
I. Mục tiêu:
- Củng cố cho HS về từ nhiều nghĩa.
- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng làm bài tốt.
- Giáo dục HS ý thức học tốt bộ môn.
II. Chuẩn bị: Nội dung bài.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định:
2.Kiểm tra: 
- Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 
3. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài.
- Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài
- Cho HS làm các bài tập.
- Gọi HS lên lần lượt chữa từng bài 
- GV giúp thêm học sinh yếu
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập 1 : Từ  đi  trong các câu sau, câu nào mang nghĩa gốc, câu nào mang nghĩa chuyển ?
a) Ca nô đi nhanh hơn thuyền.
b) Anh đi ô tô, còn tôi đi xe đạp.
c) Bà cụ ốm nặng đã đi từ hôm qua.
d)Thằng bé đã đến tuổi đi học.
e)Nó chạy còn tôi đi.
g)Anh đi con mã, còn tôi đi con tốt.
h) Ghế thấp quá, không đi với bàn được.
Bài tập 2 :
H : Thay thế từ ăn trong các câu sau bằng từ thích hợp :
a) Tàu ăn hàng ở cảng.
b) Cậu làm thế dễ ăn đòn lắm.
c) Da bạn ăn phấn lắm.
d) Hồ dán không ăn giấy.
e) Hai màu này rất ăn nhau.
g) Rễ cây ăn qua chân tường.
h) Mảnh đất này ăn về xã bên.
k) Một đô la ăn mấy đồng Việt Nam ?
4.Củng cố dặn dò: 
- Giáo viên hệ thống bài, nhận xét giờ học.
- Dặn học sinh về nhà chuẩn bị bài sau.
- HS đọc kỹ đề bài
- HS lên lần lượt chữa từng bài 
- HS làm các bài tập.
- Câu mang nghĩa gốc : Câu e.
- Câu mang nghĩa chuyển : Các câu còn lại.
- Từ thích hợp : Bốc, xếp hàng.
- Từ thích hợp : Bị đòn
- Từ thích hợp : Bắt phấn
- Từ thích hợp : Không dính
- Từ thích hợp : Hợp nhau
- Từ thích hợp : Mọc, đâm qua
- Từ thích hợp : Thuộc về
- Từ thích hợp : Bằng 
- HS lắng nghe và thực hiện, chuẩn bị bài sau
TỔNG KẾT TUẦN 7
Chủ điểm: Ngày hội đến trường
I . MỤC TIÊU : 
- Rút kinh nghiệm công tác trong tuần. Triển khai kế hoạch công tác tuần tới.
- Biết phê bình và tự phê bình. Thấy được ưu điểm, khuyết điểm của bản thân và của lớp qua các hoạt động, từ đó tự rèn luyện và phấn đấu thêm .
- Hòa đồng trong sinh hoạt tập thể.
II. LÊN LỚP:.
 1. Khởi động : ( Hát.)
 2. Kiểm điểm công tác tuần 6: - GV kiểm tra sự chuẩn bị của các tổ trưởng.
 - Lớp trưởng điều động .
 * Các tổ trưởng báo cáo v/v theo dõi tình hình của tổ mình: học tập, đạo đức, vệ sinh,... trong suốt tuần, báo cáo trước lớp kèm tuyên dương, nhắc nhở.
Nội dung
Tổ 1
Tổ 2
Tổ 3
Điểm
Điểm
Điểm
1. Chuyên cần
2. Học tập
3. Đồng phục
4. Vệ sinh
5. Đạo đức, tác phong
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
Tổng điểm
Hạng
* Lớp trưởng nhận định chung:
Tuyên dương, nhắc nhở
- Rèn luyện trật tự kỹ luật: 
- Nề nếp lớp: 
- Thực hiện việc truy bài đầu giờ: 
- Đi học đầy đủ, đúng giờ: 
- Thực hiện nội qui HS và 5 điều Bác Hồ dạy.
- Học bài và làm bài ở nhà. 
- Vệ sinh: 
- Đồng phục: 
Tuyên dương:..
Nhắc nhở:
.
Chủ điểm tới: 
* GV nhận xét :
- Học bài và làm bài ở nhà: .
- Thực hiện việc truy bài đầu giờ: .
- Đi học đầy đủ, đúng giờ: 
- Thực hiện nội qui HS và 5 điều Bác Hồ dạy: 
 3. Trọng tâm: 
- Thực hiện chủ điểm 
- Tăng cường cá nhân hoạt động học tập bồi dưỡng, phụ đạo..
 4. Triển khai công tác tuần : 
- Rèn luyện trật tự kỹ luật.
 	- Tiếp tục ổn định nề nếp lớp.
	- Thực hiện tốt việc truy bài đầu giờ.
	- Đi học đầy đủ, đúng giờ.
	- Thực hiện tốt nội qui HS và 5 điều Bác Hồ dạy.
	- Học bài và làm bài ở nhà.
- Thực học tuần 8
5. Sinh hoạt tập thể : 
- Hát.
- Chơi trò chơi: HS tự quản trò.
Tổ trưởng duyệt ( .)

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 5 tuan 7- THAO- 13-14.doc