I. Mục tiêu: - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi, phù hợp với diễn biến các sự việc.
- Hiểu ý nghĩa: Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3b).
*GDKNS:
- Ứng phó với căng thẳng (linh hoạt, thông minh trong tình huống bất ngờ).
- Đảm nhận trách nhiệm với cộng đồng.
II. Chuẩn bị: Tranh minh họa bài đọc. Ghi câu văn luyện đọc bảng phụ. SGK.
Thứ hai ngày 12 tháng 11 năm 2012 Tập đọc NGƯỜI GÁC RỪNG TÍ HON I. Mục tiêu: - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi, phù hợp với diễn biến các sự việc. - Hiểu ý nghĩa: Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3b). *GDKNS: - Ứng phó với căng thẳng (linh hoạt, thông minh trong tình huống bất ngờ). - Đảm nhận trách nhiệm với cộng đồng. II. Chuẩn bị: Tranh minh họa bài đọc. Ghi câu văn luyện đọc bảng phụ. SGK. III. Các hoạt động dạy học Hoạt động dạy Hoạt động học A. Kiểm tra bài cũ(5p) - Gọi 3 HS đọc thuộc bài thơ: Hành trình của bầy ong H: Em hiểu câu thơ: Đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào. ntn? H; Hai dòng thơ cuối bài tác giả muốn nói đến điều gì về công việc của bầy ong? H: Nội dung chính của bài thơ là gì? - GV nhận xét và ghi điểm B. Bài mới(30) 1. Giới thiệu bài - Cho HS quan sát tranh minh hoạ và mô tả những gì vẽ trong tranh 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài a) Luyện đọc - GV chia đoạn: 3 đoạn - Gọi 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn - GV kết hợp sửa lỗi phát âm - Gọi HS nêu từ khó đọc - GV ghi bảng từ khó - GV hướng dẫn cách đọc - Gọi HS đọc từ khó -yêu cầu HS luyện đọc nối tiếp lần 2. - HD đọc câu, đoạn khó. - yêu cầu HS nêu chú giải - 1HS khá đọc toàn bài. - GV đọc mẫu b) Tìm hiểu bài - HS đọc thầm đoạn và câu hỏi - Theo lối ba vẫn đi tuần rừng, bạn nhỏ phát hiện được điều gì? - Kể những việc bạn nhỏ làm cho thấy: + Bạn nhỏ là người thông minh + Bạn nhỏ là người dũng cảm - Vì sao bạn nhỏ tham gia bắt bọn trộm gỗ? - Em học tập ở bạn nhỏ điều gì? - Em hãy nêu nội dung chính của truyện? - GV ghi nội dung c) Đọc diễn cảm - Gọi 3 HS đọc nối tiếp - Treo bảng phụ viết đoạn 3( đêm ấy dũng cảm) - Hướng dẫn HS tìm ra cách đọc - HS luyện đọc theo cặp(3p) - HS thi đọc - GV nhận xét ghi điểm 3. Củng cố dặn dò(3p) - Em học được điều gì từ bạn nhỏ? - Nhận xét tiết học - Dặn HS đọc bài và chuẩn bị bài sau - 3 HS đọc và trả lời các câu hỏi - HS quan sát và mô tả - 1 HS đọc toàn bài. * Đoạn 1: Ba em làm ra bìa rừng chưa? * Đoạn 2 : Qua khe lá thu lại gỗ. * Đoạn 3 : Đêm ấy dũng cảm. - 3 HS đọc nối tiếp - HS nêu từ khó: loanh quanh, lửa đốt, loay hoay, bàn bạc - 3 HS đọc nối tiếp * Chú ý các lời thoại : + Hai ngày nay đâu có đoàn khách tham quan nào?(băn khoăn) + Mày đã dặn não Sáu Bơ tối đánh xe ra bìa rừng chưa?(thì thào) + A lô, công an huyện đây!(rắn rỏi) + Cháu quả là chàng gác rừng dũng cảm!(dí dỏm) -2 HS nêu chú giải(SGK) - HS đọc thầm và câu hỏi + Bạn nhỏ phát hiện ra những dấu chân người hằn trên đất, bạn thắc mắc vì sao 2 ngày nay không có đoàn khách nào tham quan. Lần theo dấu chân bạn nhỏ thấy hơn chục cây gỗ to bị chặt thành từng khúc dài, bọn trộm gỗ bàn nhau sẽ dùng xe để chở gỗ ăn trộm vào buổi tối + Những việc làm cho thấy bạn nhỏ thông minh: thắc mắc khi thấy dấu chân người lớn trong rừng. Lần theo dấu vết. Khi phát hiện ra bọn chộm gỗ thì lén đi theo đường tắt, gọi điện cho báo cho công an. + Những việc làm cho thấy bạn nhỏ dũng cảm: Em chạy đi gọi điện thoại báo cho công an về hành động của kẻ xấu. Phối hợp với các chú công an để bắt bọn trộm gỗ. + Vì bạn nhỏ yêu rừng; Vì bạn nhỏ có ý thức của một công dân; vì bạn nhỏ có trách nhiệm với tài sản chung của mọi người... + Tinh thần trách nhiệm bảo vệ tài sản + đức tính dũng cảm + Sự bình tĩnh thông minh khi sử trí tình huống bát ngờ... * Ý nghĩa:Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi - 3 HS nhắc lại nội dung - HS tìm giọng đọc hay. * Nhấn giọng: lửa đốt, bành bạch, loay hoay, lao tới, khựng lại, lách cách, quả là, dũng cảm. - 3 HS đọc - HS nêu cách đọc - HS luyện đọc trong nhóm - 3HS thi đọc Học sinh lần lượt nêu Toán LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu - Biết thực hiện phép cộng, phép trừ, phép nhân các phân số thập phân. - Biết nhân một số thập phân với một tổng hai số thập phân. Làm BT 1,2,4a. II. Đồ dùng dạy – học - Bảng số trong bài tập 4a, viết sẵn trên bảng phụ. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu 1. Kiểm tra bài cũ(5phút) - Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước. - GV nhận xét và cho điểm HS. 2. Dạy – học bài mới(30phút) 2.1.Giới thiệu bài: - GV giới thiệu: Trong tiết học này chúng ta cùng làm các bài toán luyện tập về phép cộng, phép trừ, phép nhân các số thập phân. 2.2. Hướng dẫn luyện tập Bài 1 - GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài - 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét. * Tính : a.8,6 x ( 19,4 + 1,3) = 8,6 x 20,7 = 178,02 b. 54,3 – 7,2 x 2,4 = 54,3 – 17,2 = 37,02 - HS nghe. - HS đọc thầm đề bài trong SGK - Hs thi đua làm bài vào bảng con. - GV gọi HS nhận xét bài bạn - GV yêu cầu 3 HS vừa lên bảng nêu cách tính của mình. - GVnhận xét và cho điểm HS. Bài 2 - GV yêu cầu HS đọc đề bài toán. + Muốn nhân một số thập phân với 10, 100, 1000... ta làm như thế nào? + Muốn nhân một số với 0,1; 0,01; 0,001,... ta làm thế nào? - GV yêu cầu HS áp dụng quy tắc trên để thực hiện nhân nhẩm. - GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng. Bài 3 (Học sinh khá, giỏi) - GV gọi HS đọc đề bài toán. - GV yêu cầu HS khá tự làm bài, sau đó hướng dẫn các HS kém làm bài. Câu hỏi hướng dẫn : + Bài toán cho em biết gì và hỏi gì? + Muốn biết mua 3,5kg đường cùng loại phải trả ít hơn mua 5kg đường bao nhiêu tiền, em phải biết gì? + Muốn tính được số tiền phải trả cho 4,5kg đường em phải biết được những gì? + Giá của 1kg đường tính như thế nào? - GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. Bài 4 - GV yêu cầu HS tự tính phần a. - GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn. - GV hướng dẫn HS nhận xét để rút ra quy tắc nhân một tổng các số thập phân với một số thập phân. + Hãy so sánh giá trị của hai biểu thức: (a+b) c và a c + b c khi a = 2,4 ; b = 3,8 ; c= 1,2 + Hãy so sánh giá trị của hai biểu thức (a+b) c và a c + b c khi a = 6,5 ; b = 2,7 ; c= 1,2 - Vậy khi ta thay chữ bằng số thì giá trị của hai biểu thức (a+b) c và a c + b c như thế nào so với nhau? - GV viết lên bảng: (a+b) c = a c+ b c - GV yêu cầu HS nêu quy tắc nhân một tổng các số tự nhiên với một số tự nhiên. - Quy tắc trên có đúng với các số thập phân không? Hãy giải thích ý kiến của em. - GV kết luận: Khi có một tổng các số thập phân với một số thập phân, ta có thể lấy từng số hạng của tổng nhân với số đó rồi cộng các kết quả lại với nhau. b)GV yêu cầu HS vận dụng quy tắc vừa học để làm bài. - GV chữa bài và cho điểm HS. 3 Củng cố – dặn dò(5phút) - GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau. - HS nhận xét bài bạn cả về cách đặt tính và kết quả tính. - 3 HS lần lượt nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét. - HS đọc thầm đề bài trong SGK. + Muốn nhân một số thập phân với 10, 100, 1000... ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó sang bên phải một, hai, ba...chữ số 0. + Muốn nhân nhẩm một số thập phân với 0,1; 0,01; 0,001 ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó sang bên trái một, hai, ba...chữ số 0. - 3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một phần, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. - 1 HS nhận xét bài của bạn, HS cả lớp theo dõi bổ xung ý kiến. - 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. Bài giải Giá của 1 kg đường là : 38500 : 5 = 7700 (đồng) Số tiền phải trả để mua 3,5kg đường là : 7700 3,5 = 26950 (đồng) Mua 3,5kg đường phải trả ít hơn mua 5kg đường số tiền là : 38500 – 26950 = 11550 (đồng) Đáp số : 11550 đồng - 1 HS nhận xét bài làm của bạn, HS cả lớp theo dõi và tự kiểm tra bài của mình. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. - 1 HS nhận xét, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng. - HS nhận xét theo hướng dẫn của GV. + Giá trị của hai biểu thức bằng nhau và bằng 7,44. + Giá trị của hai biểu thức bằng nhau và bằng 7,36. - Giá trị của hai biểu thức này bằng nhau. - 1 HS nêu trước lớp. - Quy tắc trên cũng đúng với các số thập phân vì trong bài toán trên khi thay các chữ bằng các số thập phân ta cũng luôn có (a + b) c = a c + b c. - HS nghe và ghi nhớ quy tắc ngay tại lớp. - 1 HS lên bảng làm bài , HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. Hs lắng nghe Khoa học NHÔM I. Yêu cầu - Nhận biết một số tính chất của nhôm. - Nêu được một số ứng dụng của nhôm trong sản xuất và đời sống. - Quan sát, nhận biết một số đồ dùng làm từ nhôm và nêu cách bảo quản chúng. II. Chuẩn bị - Hình vẽ trong SGK. - Một đồ dùng bằng nhôm. III. Các hoạt độngdạy học HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Ổn định 2. Bài cũ: Đồng và hợp kim của đồng. Câu hỏi: + Kể tên những đồ dùng khác được làm bằng đồng và hợp kim của đồng? +Nêu cách bảo quản những đồ dùng bằng đồng có trong nhà bạn? GV nhận xét, cho điểm. 3. Bài mới v Hoạt động 1: Làm việc với các thông tin và tranh ảnh sưu tầm được. - Yêu cầu HS trưng bày tranh ảnh những sản phẩm làm bằng nhôm đã sưu tầm - GV chốt: Nhôm sử dụng rộng rãi để chế tạo các dụng cụ làm bếp, vỏ của nhiều loại đồ hộp, khung cửa sổ, một số bộ phận của phương tiện giao thông (tàu hỏa, tàu thủy, ôtô, máy bay) v Hoạt động 2: Làm việc với vật thật. - GV chia nhóm, yêu cầu các nhóm quan sát và mô tả đồ dùng bằng nhôm - GV kết luận: Các đồ dùng bằng nhôm đều nhẹ, có màu trắng bạc, có ánh kim, không cứng bằng sắt và đồng. v Hoạt động 3: Làm việc với SGK. GV phát phiếu học tập, yêu cầu HS làm việc theo chỉ dẫn SGK trang 53 - GV nhận xét thống nhất các kết quả làm việc, chốt nhanh • Nhôm là kim loại • Không nên đựng thức ăn có vị chua lâu, dễ bị a-xít ăn mòn. Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học. 4. Tổng kết - dặn dò -Nêu tính chất và công dụng của nhôm. Nhắc HS xem lại bài và học ghi nhớ. Chuẩn bị: Đá vôi Nhận xét tiết học - 2 HS trình bày HS đính tranh ảnh những sản phẩm làm bằng nhôm đã sưu tầm được lên bảng 1 số HS giới thiệu sản phẩm Các nhóm quan sát thìa nhôm hoặc đồ dùng bằng nhôm khác được đem đến lớp và mô tả màu, độ sáng, tính cứng, tính dẻo của các đồ dùng bằng nhôm đó. Đại diện các nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác bổ sung. - HS làm phiếu học tập, trình bày bài làm a) Nguồn gốc : Có ở quặng nhôm b) Tính chất : +Màu trắng bạc, ánh kim, có thể kéo thành sợi, dát mỏng, nhẹ, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt +Không bị gỉ, một số a-xít có thể ăn mòn nhôm - 2 HS nêu. H ... phaùp leân lôùp. Noäi dung A. Phaàn môû ñaàu: -Taäp hôïp lôùp, kieåm tra só soá phoå bieán noäi dung baøi hoïc. -Chaïy nheï treân ñòa hình töï nhieân, 100- 200m. - Xoay caùc khôùp, hoâng, vai, coå tay,coå chaân. B. Phaàn cô baûn. 1) OÂn taäp 7 ñoäng taùc ñaõ hoïc. - GV hoâ cho HS taäp laàn 1. - Laàn 2 caùn söï lôùp hoâ cho caùc baïn taäp, GV ñi söûa sai cho töøng em. 2) Hoïc ñoäng taùc: Nhaûy GV neâu teân ñoäng taùc, sau ñoù vöøa phaân tích kó thuaät ñoäng taùc vöøa laøm maãu vaø cho HS taäp theo. N1: baät nhaûy ñoàng thôøi taùch 2 chaân,tay traùi ñöa sang ngang( baøn tay saáp) tay phaûi gaäp caúng tay tröôùc ngöïc( baøn tay saáp) naâng caùnh tay baèng vai,caêng ngöïc, maët quay sang traùi. N2: nhaûy baät veà TTCB N3: nhö nhòp 1 nhöng ñoåi beân. N4: nhö nhòp 2 N5: Baät nhaûy ñoàng thôøi taùch 2 chaân, hai tay ñöa sang ngang- leân cao,hai baøn tay voã vaøo nhau, ngaång ñaàu. N6: nhaûy ñoàng thôøi kheùp 2 chaân, haï tay veà TTCB. N7: nhö nhòp 5. N8: nhö nhò 6. -Chia toå taäp luyeän – gv quan saùt söûa chöõa sai soùt cuûa caùc toå vaø caù nhaân. -Taäp laïi 7 ñoäng taùc ñaõ hoïc. 2)Troø chôi vaän ñoäng: Troø chôi: Ai nhanh vaø kheùo hôn. Neâu teân troø chôi, giaûi thích caùch chôi vaø luaät chôi. -Yeâu caàu 1 nhoùm laøm maãu vaø sau ñoù cho töøng toå chôi thöû. Caû lôùp thi ñua chôi. -Nhaän xeùt – ñaùnh giaù bieåu döông nhöõng ñoäi thaéng cuoäc. C. Phaàn keát thuùc. Chaïy nheï nhaøng treân saân taäp, hít thôû saâu. - GV cuøng HS heä thoáng baøi. - Nhaän xeùt ñaùnh giaù keát quaû giôø hoïc giao baøi taäp veà nhaø. Thứ sáu ngày 16 tháng 11 năm 2012 Luyện từ và câu LUYỆN TẬP VỀ QUAN HỆ TỪ I. Mục tiêu - Nhận biết được các cặp quan hệ từ theo yêu cầu của BT1. - Biết sử dụng cặp quan hệ từ phù hợp (BT2); bước đầu nhận biết được tác dụng của quan hệ từ qua việc so sánh hai đoạn văn (BT3). - HS khá, giỏi nêu được tác dụng của quan hệ từ (BT3). II. Đồ dùng dạy học - Bài tập 1 viết sẵn trên bảng lớp. III. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ(5p) - Gọi 3 HS đọc đoạn văn viết về đề tài bảo vệ môi trường. - Nhận xét cho điểm B. Bài mới (30p) 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn làm bài tập Bài tập 1(lớp) - Gọi HS đọc đề - Yêu cầu HS tự làm bài - Gọi HS lên làm - GV cùng cả lớp nhận xét + Cặp quan hệ từ nhờ.... mà biểu thị quan hệ nguyên nhân - kết quả: a) Nhờ phục hồi rừng ngập mặn mà ở nhiều địa phương, môi trường đã có những thay đổi rất nhanh chóng. + Cặp quan hệ từ không những....mà còn biểu thị quan hệ tăng tiến. b) Lượng cua con trong vùng rừng ngập mặn phát triển, cung cấp đủ giống không những cho hàng ngàn đầm cua ở địa phương mà còn cho hàng trăm đầm cua ở các vùng lân cận. - 3 HS đọc - HS đọc yêu cầu - Hs tự làm bài - HS lên bảng làm bài Bài tập 2(nhóm) - Gọi HS đọc yêu cầu - Mỗi đoạn văn a và b đều có mấy câu? - Yêu cầu của bài tập là gì? HS tự làm bài tập - Gọi HS lên bảng làm bài - GV cùng cả lớp nhận xét a) Mấy năm qua vì chúng ta làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền để người dân thấy rõ vai trò của rừng ngập mặn đối với việc bảo vệ đê điều nên ở ven biển các tỉnh như... đều có phong trào trồng rừng ngập mặn. b) Chẳng những ở ven biển các tỉnh như bến tre, trà vinh ... đều có phong trào trồng rừng ngập mặn mà rừng ngập mặn còn được trồng ở các đảo mới bồi ngoài biển... - HS đọc Mỗi đọan văn đều có 2 câu - Yêu cầu bài là chuyển 2 câu văn đó thành 1 câu trong đó có sử dụng quan hệ từ vì...nên, hoặc chẳng những....mà còn - 2 HS lên bảng làm Bài tập 3(nhóm) - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập - Yêu cầu HS thảo luận nhóm - Gọi HS trả lời - 2 đoạn văn có gì khác nhau? - Đoạn văn nào hay hơn? Vì sao? - Khi sử dụng quan hệ từ cần chú ý những gì? - KL: Chúng ta cần sử dụng các quan hệ từ đúng lúc, đúng chỗ. Nếu không sẽ làm cho câu văn thêm rườm rà, khó hiểu nặng nề hơn. 3. Củng cố dặn dò(3p) - Nhận xét tiết học -Dặn HS chuẩn bị bài sau Ôn tập về từ loại - HS đọc yêu cầu - HS thảo luận - HS trả lời + So với đoạn a, đoạn b có thêm một số quan hệ từ và cặp quan hệ từ một số câu sau: Câu 6: Vì vây; Câu 7: Cũng vì vậy; Câu 8: vì...nên Đoạn a hay hơn vì các cặp quan hệ từ thêm vào các câu 6, 7, 8 làm câu văn thêm rườm rà. - Khi sử dụng quan hệ từ cần sử dụng đúng lúc đúng chỗ đúng mục đích. Toán CHIA MỘT SỐ THẬP PHÂN CHO 10, 100, 1000,... Mục tiêu Giúp HS : - Biết và vận dụng được quy tắc chia một số thập phân cho 10, 100, 1000... và vận dụng để giải bài toán có lời văn. BT cần làm 1, 2 (a,b), 3. Đồ dùng Bảng phụ; bảng con; bảng nhóm Các hoạt động dạy – học chủ yếu 1. Kiểm tra bài cũ(5phút) - Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước. - GV nhận xét và cho điểm HS. 2. Dạy – học bài mới(30phút) 2.1.Giới thiệu bài: - GV giới thiệu: Trong tiết học này chúng ta cùng học cách chia một số thập phân cho 10, 100, 1000... 2.2. Hướng dẫn thực hiện chia một số thập phân cho 10, 100, 1000... a) Ví dụ 1 - GV yêu cầu HS đặt tính và thực hiện tính 213,8 : 10. - GV nhận xét phép tính của HS, sau đó hướng dẫn các em nhận xét để tìm quy tắc nhân một số thập phân với 10. + Em hãy nêu rõ số bị chia, số chia, trong phép chia 213,8 : 10 = 21,38. + Em có nhận xét gì về số chia 213,38 và thương 21,38. + Như vậy khi cần tìm thương 213,8 : 10 không cần thực hiện phép tính ta có thể viết ngay thương như thế nào? b) Ví dụ 2 - GV yêu cầu HS đặt tính và thực hiện phép tính 89,13 : 100. - GV hướng dẫn phép tính của HS, sau đó hướng dẫn HS nhận xét để tìm ra quy tắc chia một số thập phân cho 100. + Em hãy nêu rõ số bị chia, số chia, thương của phép chia 89,13 : 100 = 0,8913. + Em có nhận xét gì về số bị chia 89,13 và thương 0,8913 ? + Như vậy khi cần tìm thương 89,13 không cần thực hiện phép chia ta có thể viết ngay thương như thế nào? c) Quy tắc chia một số thập phân với 10, 100, 1000... + Khi muốn chia một số thập phân cho 10 ta có thể làm như thế nào ? + Khi muốn chia số thập phân cho 100 ta làm như thế nào ? - GV yêu cầu HS nêu quy tắc chia một số thập phân cho 10, 100, 1000... 2.3.Luyện tập – thực hành Bài 1(cá nhân) - GV yêu cầu HS tính nhẩm. - GV theo dõi và nhận xét bài làm của HS. Bài 2(nhóm) - GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài. - GV gọi 1 HS yêu cầu nhận xét bài làm của bạn trên bảng. - Em có nhận xét gì về cách làm khi chia một số thập phân cho 10 và nhân một số thập phân với 0,1? - Em có nhận xét gì về cách làm khi chia một số thập phân cho 100 và nhân một số thập phân với 0,01 ? Bài 3(lớp) - GV gọi 1 HS đọc đề bài toán. - GV yêu cầu HS tự làm bài. - Gv nhận xét và cho điểm HS. 3. Củng cố – dặn dò(5phút) Nhắc lại quy tắc Nhận xét tiết học Chuẩn bị bài sau :“Chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân” - 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét. * Tính : a. 40,8 : 12 – 2,03 = 3,4 – 2,03 = 1,37 b. 6,72 : 7 + 2,15 = 0,96 + 2,15 = 3,11 - HS nghe. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào giấy nháp. 213,8 10 13 38 21,38 80 0 - HS nhận xét theo hướng dẫn của GV. - HS nêu : * Số bị chia là 213,8 * Số chia là 10 * Thương là 21,38 + Nếu chuyển dấu phẩy của 213,8 sang bên trái một chữ số thì ta được số 21,38. + Chuyển dấu phẩy của 21,38 sang bên trái một chữ số thì ta được số thương của 213,8 : 10 = 21,38 - 1 HS lên bảng thực hiện, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. 89,13 100 9 13 130 0,8913 300 0 - HS nhận xét theo hướng dẫn của GV. * Số bị chia là 89,13 * Số chia là 100 * Thương là 0,8913 + Nếu chuyển dấu phẩy của 89,13 sang bên trái hai chữ số thì ta được số 0,8913. + Chuyển dấu phẩy của 89,13 sang bên trái hai chữ số thì ta được số thương của 89,13 : 100 = 0,8913. + Khi muốn chia một số thập phân cho 10 ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó sang bên trái một chữ số. + Khi muốn chia một số thập phân cho 100 ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó sang bên trái hai chữ số. - 3 đến 4 HS nêu trước lớp, HS cả lớp học thuộc quy tắc ngay tại lớp. - HS tính nhẩm, sau đó tiếp nối nhau đọc kết quả trước lớp, mỗi HS làm 2 phép tính. - 2 HS làm bài trên bảng lớp, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. - HS nhận xét bài làm của bạn, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng. - 4 HS lần lượt nêu trước lớp, mỗi HS nêu 2 phép tính của mình. - Khi thực hiện chia một số thập phân cho 10 hay nhân một số thập phân với 0,1 ta đều chuyển dấu phẩy của số thập phân đó sang bên trái một chữ số. - Khi thực hiện chia một số thập phân cho 100 hay nhân một số thập phân với 0,01 ta đều chuyển dấu phẩy của số thập phân đó sang bên trái hai chữ số. - 1 HS đọc đề bài toán trước lớp. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. Tập làm văn LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI (Tả ngoại hình) I. Mục tiêu: Viết được một đoạn văn tả ngoại hình của một người em thường gặp dựa vào dàn ý và kết quả quan sát đã có. II. Chuẩn bị: Soạn dàn ý bài văn tả tả ngoại hình của một người. III. Các hoạt động dạy học ( 40 phút ) . Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ(5p) - Chấm dàn ý bài văn tả người mà em thường gặp - Nhận xét bài làm của HS B. Bài mới(30p) 1. Giới thiệu bài Nêu mục đích yêu cầu bài 2. Hướng dẫn làm bài tập - Gọi HS đọc yêu cầu bài - Gọi HS đọc gợi ý - Yêu cầu HS đọc phần tả ngoại hình trong dàn ý - Yêu cầu HS tự làm bài - Gọi HS đọc đoạn văn mình viết - GV chú ý sửa lỗi diễn đạt , dùng từ - Nhận xét cho điểm HS 3. Củng cố dặn dò: 5 HS mang vở cho GV chấm - HS đọc yêu cầu bài - HS đọc gợi ý(SGK) - HS đọc - HS tự làm bài - HS đọc bài mình viết Sinh hoạt KIỂM ĐIỂM Ý THỨC ĐẠO ĐỨC, HỌC TẬP ...TRONG TUẦN 13 I. Mục tiêu: - Học sinh thấy được ưu và nhược điểm của mình trong tuần qua. - Từ đó sửa khuyết điểm, phát huy những ưu điểm, nắm được phương hướng tuần sau. - Giáo dục học sinh thi đua học tập. 1. Ổn định tổ chức. 2. Lớp trưởng nhận xét. - Hs ngồi theo tổ - Tổ trưởng nhận xét, đánh giá, xếp loại các thành viên trong tổ. - Tổ viên có ý kiến - Các tổ thảo luận, tự xếp loai tổ mình,chọn một thành viên tiến bộ tiêu biểu nhất. * Lớp trưởng nhận xét đánh giá tình hình lớp tuần qua -> xếp loại các tổ 3. GV nhận xét chung: *Tổng kết phong trào thi đua 20-11; Tổng kết đợt thi đua Hoa điểm tốt * - Chọn một thành viên xuất sắc nhất để nhà trường khen thưởng. 4. Phương hướng tuần13: - Phát huy các nề nếp tốt. - Nhắc nhở HS giữ vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường xung quanh....
Tài liệu đính kèm: