Thiết kế bài giảng tổng hợp lớp 5 - Tuần 18 năm học 2012

Thiết kế bài giảng tổng hợp lớp 5 - Tuần 18 năm học 2012

I- Mục đích – yêu cầu :

 - Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 110 tiếng/ phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.

 - Lập được bảng thống kê các bài tập đọc trong chủ điểm Giữ lấy màu xanh theo yêu cầu của BT2.

 - Biết nhận xét về nhân vật trong bài đọc theo yêu cầu của BT3.

 - Tích cực, hứng thú học tập

II.Đồ dùng dạy - học

- GV: Phiếu ghi tên bài tập đọc từ tuần 11đến tuần 17

 Kẻ sẵn bảng ở bài tập 2 trang 95 SGK.

 - Hs : sgk

 

doc 19 trang Người đăng huong21 Lượt xem 516Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài giảng tổng hợp lớp 5 - Tuần 18 năm học 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 10/12/2012
Ngày dạy : 17/12/2012
Tập đọc
Ôn tập cuối học kì I(Tiết 1)
I- Mục đích – yêu cầu :
 - Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 110 tiếng/ phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
 - Lập được bảng thống kê các bài tập đọc trong chủ điểm Giữ lấy màu xanh theo yêu cầu của BT2.
 - Biết nhận xét về nhân vật trong bài đọc theo yêu cầu của BT3.
 - Tích cực, hứng thú học tập
II.Đồ dùng dạy - học
- GV: Phiếu ghi tên bài tập đọc từ tuần 11đến tuần 17
 Kẻ sẵn bảng ở bài tập 2 trang 95 SGK.
 - Hs : sgk
III- Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động
- Ổn định 
2. Bài mới
 - Giới thiệu bài – ghi đầu bài
 Hoạt động 1 : Kiểm tra tập đọc HS 
 - Gọi HS gắp thăm bài
 - Đánh giá và cho điểm
Hoạt động 2 : Hướng dẫn Hs làm bài tập.
Bài tập 2. Lập bảng thống kê đã học trong chủ điểm Giữ lấy màu xanh.
- Gọi Hs đọc yêu cầu bài tập
- Cần thống kê các bài tập đọc theo nội dung như thế nào?
- Hãy đọc tên các bài tập đọc thuộc chủ điểm Giữ lấy màu xanh.
- Như vậy cần lập bảng thống kê có mấy cột dọc,mấy hàng ngang?
- Gọi Hs làm bài trên bảng.
- Gọi Hs nhận xét và bổ sung
- Nhận xét kết luận lời giải đúng
.
- Hát
- Đọc bài gắp thăm và trả lời câu hỏi về nội dung bài
- 1 HS đọc
- Cần thống kê các bài tập đọc theo nội dung Tên bài – Tác giả - Thể loại.
- Các bài tập thuộc chủ điểmhãy giữ lấy màu xanh: Chuyện một khu vườn nhỏ,Tiếng vọng,Mùa thảo quả,Hành trình của bầy ong, Người gác rừng tí hon,Trồng rừng ngập mặn.
- Như vậy bảng thống kê có 3 cột dọc: Tên bài – Tên tác giả - Thể loại và 7 hàng ngang(1 hàng là yêu cầu hàng là 6 bài tập đọc)
- 1 Hs lên bảng làm bài,cả lớp làm vào vở bài tập.
- Nhận xét,bổ sung
STT
Tên bài
Tác giả
Thể loại
1
Chuyện một khu vườn nhỏ
Vân Long
Văn
2
Tiếng vọng
Nguyễn Quang Thiều
Thơ
3
Mùa thảo quả
Ma Văn Kháng
Văn
4
Hành trình của bầy ong
Nguyễn Đức Mậu
Thơ
5
Người gác rừng tí hon
Nguyễn Thị Cẩm Châu
Văn
6
Trông rừng ngập mặn
Phan Nguyên Hồng
Văn
Bài 3. Hãy nêu nhận xét về bạn nhỏ và tìm dẫn chứng minh hoạ cho nhận xét của em.
Gọi Hs đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
Yêu cầu Hs suy nghĩ làm bài
Gọi Hs trình bày
 - Theo dõi nhận xét, chốt lại bài - đọc mẫu
 Bạn nhỏ trong chuyện Người gác rừng tí hon là một người rất thông minh và dũng cảm. Khi phát hiện có dấu hiệu kẻ gian đi trong rừng cậu liền đi theo và nghe hai gã trộm bàn bạc với nhau. Cậu lén chạy theo và gọi điện thoại đến đồn công an gần nhất. Bạn nhỏ dám cùng với các chú công an bắt trộm. Bọn trộm đã bị bắt sống.
Hoạt động 2 : Hoạt động nối tiếp
- Nhắc lại nội dung bài và nhận xét giờ.
Dặn dò: Về nhà luyện đọc và xem bài ôn tiết 2.
 - 1 Hs đọc 
Làm bài vào vở.
HS nối tiếp nhau đọc bài làm của mình
 - Lắng nghe
Ngày soạn : 10/12/2012
Ngày dạy : 17/12/2012
Khoa học
Sự chuyển thể của chất
I- Mục tiêu :
- Nêu được ví dụ về một số tính chất ở thể rắn, thể lỏng và thể khí.
- Có ý thức học tập chăm chỉ.
II- Đồ dùng
 - GV : Tranh,ảnh minh họa.
 - HS: sgk..
III- Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1 : Khởi động
Ổn định
- Giới thiệu: Giới thiệu bài – Ghi đầu bài.
Hoạt động 1 : Cung cấp kiến thức mới
- Trò chơi tiếp sức: “Phân biệt 3 thể của chất”
- Chuẩn bị bộ phiếu ghi tên các chất có trong SGK – Tr 72.
- các tấm phiếu có nội dung như SGK
- GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn các chơi – phổ biến luật chơi.
- Cùng HS theo dõi và nhận xét
- Tr ò chơi “Ai nhanh ai đúng”
- Phổ biến cách chơi, luật chơi 
- Đọc câu hỏi 
- Chốt lại kết quả đúng 
- Nêu lại đặc điểm của chất rắn, chất lỏng, chất khí.?
Hoạt động 3 : Thực hành thực tập 
- Cho HS quan sát các hình 1,2,3 SGK và nói về sự chuyển thể của nước.
- Nhận xét chốt lại kết quả.
- Qua những hình ảnh và ví dụ cho chúng ta thấy điều gì ?
Hoạt động 4 : Củng cố dặn dò
- Trò chơi: “Ai nhanh hơn”
- Chia lớp thành 2 đội
- Nhận xét tuyên dương
- Nhận xét giờ học.
- Dặn dò: về nhà học bài . Chuẩn bị bài “Hỗn hợp.”
- Hát
- Cử đại diện tham gia chơi mỗi người lên gắn 1 phiếu vào cột tương ứng trên bảng.
Thể rắn
Thể lỏng
Thể khí
Cắt trắng
Cồn
Hơi nước
Đường
Dầu ăn
Ô - xi
Nhôm
Nước
Ni – tơ
Nước đá
Xăng
Muối
- Tham gia
- Lựa chọn nêu ý kiến 
Kết quả đúng :
1 – b ; 2 – c ; 3 – a
*Đặc điểm: Chất rắn có hình dạng nhất định,chất lỏng không có hình dạng nhất định. Khí các –bô-níc, ô- xi, ni -tơ không có hình dạng nhất định, chiếm toàn bộ vật chứa nó,không nhìn thấy được.
- Quan sát và báo cáo kết quả
H1: Nước ở thể lỏng.
H2: Nước đá chuyển từ thể rắn sang thể lỏng trong điều kiện nhiệt độ bình thường.
H3: Nước bốc hơi: Chuyển từ thể lỏng sang thể khí.
*Khi thay đổi nhiệt độ các chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác, sự chuyển thể này là 1 dạng biến đổi lí học.
Thi kể tên các chất ở thể rắn, lỏng, khí.
Ngày soạn : 10/12/2012
Ngày dạy : 17/12/2012
Chính tả
 Tiết 18: Ôn tập cuối kì I (Tiết 2) 
I Mục tiêu:
 - Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1.
 - Lập được bảng thống kê các bài tập đọc, trong chủ điểm Vì hạnh phúc con người theo yêu cầu của BT2.
 - Biết trình bày cảm nhận về cái hay của một số câu thơ theo yêu cầu của BT3.
 - Tích cực, hứng thú học tập, cẩn thận khi viết chính tả
II. Đồ dùng dạy học: 
- GV: Phiếu viết tên các bài TĐ – HTL đã học.Bảng phụ (BT2)
- HS:VBT Tiếng Việt
III- Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Khởi động
- Ổn định
2.Bài mới.
- Giới thiệu bài – ghi đầu bài.
Hoạt động 1 : Kiểm tra
- Gọi HS gắp thăm bài
- Đánh giá và cho điểm
Hoạt động 2 : Hướng dẫn Hs làm bài tập
Bài tập2 
- Gọi Hs đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- Yêu cầu Hs suy nghĩ làm bài.
- Gọi HS nối tiếp trình bày
- Cùng HS nhận xét và bổ sung.
Bài 3: Tìm các câu thơ mình thích ở trong các bài thơ đã học thuộc chủ điểm vì hạnh phúc con người.
- Gọi Hs đọc yêu cầu BT3.
- Yêu cầu Hs làm và vở 
- Gọi Hs trình bày bài làm của mình
- Cùng HS theo dõi và nhận xét bạn trả lời.
- Nhận xét chốt lại kết quả đúng.
Hoạt động 3 : Hoạt động nối tiếp.
- Nhận xét tiết học
Dặn dò:Về nhà học bài .Giờ sau ôn tập tiếp tiết 3.
- Hát
- Đọc bài gắp thăm và trả lời câu hỏi về nội dung bài
1 Hs đọc
1 HS lên bảng ,cả lớp lập bảng thống kê vào VBT
Tên bài
Tác giả
Thể loại
Chuỗi ngọc lam
Phun -tơn- 0 - Xlo
Văn
Hạt gạo làng ta
Trần Đăng Khoa
Thơ
Buôn thư lênh đón cô giáo
Hà Đình Cẩn
Văn
Về ngôi nhà đang xây 
Đồng Xuân Lan
Thơ
Thầy thuốc như mẹ hiền
Trần Phương Hạnh
Văn
Thầy cúng đi bệnh viện
Nguyễn Long
Văn
- 1 Hs đọc yêu cầu 
- Tự làm vào vở
- Đọc câu thơ mình thích và giải thích tại sao em thích ?
Ngày soạn : 11/12/2012
Ngày dạy : 18/12/2012
Luyện từ và câu
Ôn tập cuối kì I (Tiết 3)
I Mục đích – yêu cầu :
 - Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1.
 - Lập được bảng tổng kết vốn từ về môi trường.
 - Tích cực, hứng thú học tập. 
II. Đồ dùng dạy học: 
GV: Phiếu viết tên các bài TĐ – HTL đã học.Bảng phụ (HĐ3)
Hs : sgk
III- Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1 Khởi động 
- Ổn định
2.Bài mới.
- Giới thiệu bài – ghi đầu bài
Hoạt động 1 : Kiểm tra
- Gọi HS gắp thăm bài
- Đánh giá và cho điểm
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm bài tập 
Bài 2:
- Gọi Hs nêu yêu cầu BT1
- Bài tập yêu cầu làm gì ?
- Yêu cầu HS làm bài tập
- Gọi Hs nhận xét bổ sung
- Nhận xét,chốt lại kết quả đúng.
- Hát
- Đọc bài gắp thăm và trả lời câu hỏi về nội dung bài
- 1 Hs nêu yêu cầu bài
- HS trả lời
- 3 Hs lên bảng làm bài,cả làm bài vào vở 
- Nhận xét bổ sung.
Sinh quyển
(Môi trường động, thực vật)
Thuỷ quyển
(môi trường nước)
Khí quyển
(Môi trường không khí)
Các sự vật trong môi trường
rừng, con người, thú (hổ, báo, dê) chim (cò, vạc, công, đại bàng) cây lâu năm (lim, sến, táu) công ăn quả (cam, xoài) cây rau (rau muống rau cải) cỏ.
Sông, suối, ao hồ, biển, đại dương khe, thác, kênh, mương ngòi, lạch rạch
Bầu trời, vũ trụ, mây, không khí, âm thanh, ánh sáng, khí hậu.
Những hành động bảo vệ môi trường
Trồng cây gây rừng phủ xanh đồi trọc chống đốt nương, trồng rừng ngập mặn chống đánh cá bằng mìn, điện chống săn bắt thú rừng, chống buôn bán động vật hoang dã
Giữ sạch nguồn nước, XD nhà máy nước, lọc nước, lọc nước thải công nghiệp
Lọc khói công nghiệp, xử lý rác thải, chống ô nhiễm bầu không khí.
Hoạt động 3 : Hoạt động nối tiếp 
- Nhắc lại nội dung bài. 
- Nhận xét giờ học.
- Dặn dò: Về nhà ôn tập và chuẩn bị bài ôn tiết 4.
- HS nghe
Ngày soạn : 11/12/2012
Ngày dạy : 18/12/2012
Tập đọc
Ôn tập cuối học kì I (Tiết 4)
I.Mục đích – yêu cầu : 
 - Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1.
 - Nghe-viết đúng bài CT, viết đúng tên riêng phiên âm tiếng nước ngoài và các từ ngữ dễ viết sai, trình bày đúng bài Chợ Ta-sken, tốc độ viết khoảng 95 chữ/ 15 phút.
 - Rèn chữ viết đẹp
II.Đồ dùng dạy học:
GV:Phiếu gắp thăm
Hs : sgk,vở bài tập
III.Hoạt động dạy học .
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Khởi động
- Ổn định 
3.Bài mới.
- Giới thiệu bài – ghi đầu bài
Hoạt động 1 : Kiểm tra
- Gọi HS gắp thăm bài
- Đánh giá và cho điểm
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS nghe-viết
- Đọc đoạn văn cần viết.
- Gọi Hs đọc lại đoạn văn
- Hình ảnh nào trong bài gây ấn tượng cho em nhất trong cảnh chợ ở Ta-sken.
- Yêu cầu Hs đọc thầm lại bài và tìm các từ hó đọc,khó viết
- Yêu cầu HS luyện đọc và tập viết từ khó.
- Đọc lại đoạn văn
- Đọc từng câu cho HS viết.
- Đọc lại toàn bài.
- Chấm điểm.
Hoạt động 3 : Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét giờ học.
Dặn dò: 
- Về nhà luyện đọc và luyên viết cho đẹp.
- Chuẩn bị bài sau: Ôn tập (tiết5)
- Hát
- Đọc bài gắp thăm và trả lời câu hỏi về nội dung bài
Lắng nghe,đọc thầm theo
2 HS đọc ,cả lớp đọc thầm theo.
Hs nêu
- Nêu các từ khó dễ lẫn khi viết
- Viết vào bảng con các từ khó: Ta-sken, nẹp, thêu, xúng xính, chờn vờn, thõng dài, ve vẩy,...
- Lắng nghe
 - HS Nghe- viết bài vào vở.
- HS tự soát lỗi và sửa lỗi.
Ngày soạn : 11/12/2012
Ngày dạy : 18/12/2012
Luyện từ và câu
Ôn tập cuối kì I ( Tiết 5)
I. Mục đích – yêu cầu :
- Viết được lá thư gửi người thân đang ở xa kể lại kết quả học tập, rèn luyện của bản thân trong học kì I, đủ ba phần (phần đầu thư, phần chính và phần cuối thư), đủ nội dung cần thiết
 - Trung thành nghiêm túc khi viết thư
II.Đồ dùng dạy học:
- HS chuẩn bị giấy viết thư
III.Hoạt động dạy học .
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Khởi động 
- Ổn định
3.Bài mới.
- Giới thiệu – ghi đầu bài
Hoạt động 1 : Thực hành viết thư
- Chép đề lên bảng
*Đề bài : Hãy viết thư gửi một người thân đang ở xa kể lại kết quả học tập, rèn luyện của em trong học kì I.
- Gọi Hs đọc đề bài
- Gọi Hs đọc gợi ý sgk
- Em viết thư cho ai? Người ấy đang ở đâu ?
- Phần nội dung em nên viết những gì ?
- Yêu cầu HS viết lá thư
- Gọi HS đọc bức thư của mình
- Sửa lỗi và cách dùng từ cho HS
Hoạt động 2 : Hoạt động nối tiếp 
- Bài học hôm nay các em ôn nội gì?
- GV nhận xét giờ học
Dặn dò: Về nhà xem lại kiến thức về từ nhiều nghĩa (nghĩa gốc và nghĩa chuyển).Chuẩn bị bài sau: Ôn tập (tiết 6)
- Hát
- 1 Hs đọc
- 2HS đọc
- Cho người thân đang ở xa
- Kể lại kết quả học tập, rèn luyện sự tiến bộ của em trong học tập kì I, quyết tâm ở học kì II
- Cuối thư lời chúc - lời hứa và ký tên 
- Thực hành viết thư 
- 2-3 Hs đọc,cả lớp lắng nghe và bổ sung
- HS trả lời
Ngày soạn : 11/12/2012
Ngày dạy : 19/12/2012
Tập làm văn
Ôn tập cuối kì I (Tiết 6)
I. Mục đích – yêu cầu :
 - Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1.
 - Đọc bài thơ và trả lời được các câu hỏi của BT2.
 - Có ý thức học tập tốt.
II- Đồ dùng.
GV: Phiếu gắp thăm bài đọc
Hs : sgk..
III. Hoạt động dạy – học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Khởi động
- Ổn định
2.Bài mới :
- Giới thiệu bài – ghi đầu bài
Hoạt động 1 : Kiểm tra
- Gọi HS gắp thăm bài
- Đánh giá và cho điểm
Hoạt động 2 : Hướng dẫn Hs làm bài tập
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Gọi Hs đọc câu hỏi.
- Yêu cầu Hs đọc theo nhóm đôi để trả lời các câu hỏi.
- Yêu cầu Hs trả lời
- Từ đồng nghĩa với từ biên cương ?
- Trong khổ thơ 1, các từ đầu và ngọn được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
- Có những đại từ xưng hô nào được dùng trong bài thơ?
- Viết một câu miêu tả hình ảnh mà câu thơ Lúa lượm bậc thang mây gợi ra cho em?
- Nhận xét và kết luận .
Hoạt động 3 : Hoạt động nối tiếp 
- Nhắc lại nội dung bài và nhận xét giờ học.
Dặn dò : Về nhà hoàn chỉnh câu d vào vở.Ôn bài giờ sau kiểm tra.
- Hát
- Đọc bài gắp thăm và trả lời câu hỏi về nội dung bài
- 2 Hs đọc
- 1 Hs đọc
- Đọc thầm bài thơ trao đổi nhóm và trả lời các câu hỏi
- Nối tiếp nhau trả lời
- Từ biên giới
- Được dùng với nghĩa chuyển
- Đại từ xưng hô em và ta
-Hs viết 
VD: Lúa lẫn trong mây, nhấp nhô uốn lượn như làn sóng trên những thửa ruộng bậc thang.
Ngày soạn : 11/12/2012
Ngày dạy : 19/12/2012
Khoa học
Hỗn hợp
I- Mục tiêu:
 - Nêu được một số ví dụ về hỗn hợp.
 - Thực hành tách các chất ra khỏi một số hỗn hợp (tách cát trắng ra khỏi hỗn hợp nước và cát trắng, )
 - Có ý thức cao trong học tập.
II- Đồ dùng:
- GV :Hình SGK..
- HS : Sgk,muối, mì chính(bột ngọt), hạt tiêu, thìa, chén nhỏ.
III- Hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1 : Khởi động 
- Ổn định 
- Kiểm tra kiến thức cũ :
+ Nêu đặc điểm của chất rắn và chất lỏng?
+ Nhận xét – ghi điểm
- Giới thiệu: Giới thiệu bài – ghi đầu bài.
Hoạt động 2 : Cung cấp kiến thức mới.
- Chia nhóm và cho HS làm việc theo nhóm để hoàn thành phiếu học tập.
- Yêu cầu đại diện nhóm báo cáo
- Để tạo ra hỗn hợp gia vị cần có những chất nào ?
- Hỗn hợp là gì?
- kết luận.
- Theo em không khí là 1 chất hay 1 hỗn hợp?
- Kể tên một số hỗn hợp khác mà em biết?
- kết luận : Không khí là một hỗn hợp vì trong không khí có chứa khí Ôxi, khí nitơ và khí các-bon-nic trong thực tế ta thường gặp 1 số hỗn hợp như: gạo lẫn trấu, cám lẫn gạo,
- Đọc câu hỏi (ứng với mỗi hình trong sgk ) 
Hoạt động 3 : Thực hành luyện tập
- Yêu cầu Hs thảo luận nhóm 4 
- Mỗi nhóm làm 1 bài
- Yêu cầu các nhóm trình bày
- Nhận xét các kết quả thí nghiệm của các nhóm.
Hoạt động 4 : Củng cố dặn dò
- Em hãy cho biết thế nào là hỗn hợp? Lấy ví dụ?
- Nhận xét giờ học.
Dặn dò: Về nhà học bài và vận dụng vào thực tế. Chuẩn bị bài sau: Dung dịch.
- Hát
- HS trả lời
- Thực hành nhóm 4
Đại diện các nhóm báo cáo theo mẫu (phiếu học tập)
- Vật liệu : muối, mì chính(bột ngọt), hạt tiêu
- Dụng cụ : thìa, chén nhỏ.
- Để tạo ra hỗn hợp ra vị cần có muối tinh, mì chính, hạt tiêu.
 - Hỗn hợp: Là hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau tạo nên.
*Kết luận: Hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau có thể tạo thành một hỗn hợp. Trong hỗn hợp, mỗi chất giữ nguyên tính chất của nó.
- Không khí là một hỗn hợp
- Gạo lẫn trấu, muối lẫn cát,
- HS trả lời H1: Làm lắng
	H2: sảy
	H3: lọc
- Thảo luận nhóm thực hành các bước ở mục thực hành thí nghiệm. 
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thí nghiệm.
-Ví dụ: Tách gạo ra khỏi hỗn hợp gạo lẫn với sạn.
+Chuẩn bị; gạo có lẫn sạn, giá và nước
+Cáh tiến hành:
- Đổ hỗn hợp gạo lẫn sạn vào giá
- Đãi gạo trong chậu nước sau cho các hạt sạn lắng xuống đáy rá, bốc gạo ở phía trên ra, còn lại sạn ở dưới.
- HS trả lời
Địa lí
Kiểm tra định kì
Lịch sử
Kiểm tra định kì
Tiếng việt
Kiểm tra định kì
Ngày soạn : 13/12/2012
Ngày dạy : 21/12/2012
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Tiết sinh hoạt lớp Tuần : 17
I . Mục tiêu 
- Giúp Hs thấy được những ưu khuyết điểm của cá nhân ,của tổ trong học tập,sinh hoạt tuần qua.
- Biết phát huy mặt tốt ,khắc phục mặt tồn tại để tiến bộ.
- Giáo dục Hs ý thức tự giác trong học tập,tự tin mạnh dạn trước tập thể lớp.
II . Chuẩn bị
GV: Phương hướng tuần sau
HS : Nội dung báo cáo
III . Các hoạt động dạy – học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1 : Khởi động
Ổn định
Nêu nội dung của tiết sinh 
hoạt
Hoạt động 2 : Rút kinh nghiệm tuần qua
Yêu cầu các tổ báo cáo
Tổng kết chung.
Khen ( những mặt không vi phạm )
Nhận xét mặt Hs vi phạm
Muốn học tập tốt thì chúng ta phải làm gì?
Yêu cầu Hs đọc 5 điều Bác Hồ dạy.
Trong tiết sinh hoạt đầu tuần,Thầy tổng phụ trách đã phát động phong trào gì?
Nhận xét
Hoạt động 3 : Phương hướng tuần sau
Chăm sóc cây xanh
Đi học đúng giờ
Tập Thể dục đầu và giữa giờ nghiêm túc.
Mang dụng cụ học tập đầy đủ
Giữ vệ sinh trường lớp và vệ sinh cá nhân.
Hoạt động 4 : Củng cố dặn dò
Trò chơi : “ Ca sĩ tí hon”
Nhận xét – tuyên dương
Nhận xét tiết sinh hoạt
Dặn dò :Chúng ta thực hiện tốt các phương hướng đã đưa ra trong tuần tới.
Hát
Tổ trưởng các tổ báo cáo
Chú ý lắng nghe thầy cô giảng bài,không làm việc riêng.
Khẩn trương tập thể dục đầu và giữa giờ.
Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập
Không vứt rác bừa bãi nên bỏ đúng nơi qui định.
Trang nghiêm trong chào cờ
 - Đọc
Quỹ heo đất
- An toàn giao thông.
Lắng nghe
 - Tham gia

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 18.doc