Thiết kế bài giảng tổng hợp lớp 5 - Tuần 19 năm học 2012

Thiết kế bài giảng tổng hợp lớp 5 - Tuần 19 năm học 2012

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Hiểu nội dung trích đoạn kịch: Tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành day dứt, trăn trở tìm đường cứu nước, cứu dân.

2. Kỹ năng:

 Đọc đúng ngữ điệu một văn bản kịch, phân biệt được lời tác giả với lời nhân vật.

3. Thái độ: Thể hiện thái độ kính yêu Bác.

II. Chuẩn bị:

- Giáo viên: Tranh (SGK)

- Học sinh: SGK, vở

III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:

 

doc 43 trang Người đăng huong21 Lượt xem 503Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài giảng tổng hợp lớp 5 - Tuần 19 năm học 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19
Ngày soạn: 6 / 1 / 2012
Ngày giảng: Thứ hai, 9 / 1 / 2012
TẬP ĐỌC (Tiết 37)
NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hiểu nội dung trích đoạn kịch: Tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành day dứt, trăn trở tìm đường cứu nước, cứu dân.
2. Kỹ năng:
 Đọc đúng ngữ điệu một văn bản kịch, phân biệt được lời tác giả với lời nhân vật.
3. Thái độ: Thể hiện thái độ kính yêu Bác.
II. Chuẩn bị: 
- Giáo viên: Tranh (SGK)
- Học sinh: SGK, vở 
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: (không)
3. Bài mới
3.1 Giới thiệu chủ điểm và bài đọc
- Giới thiệu bằng lời + Tranh (SGK)
3.2 Phát triển bài.
* Luyện đọc:
- Gọi 1 HS đọc lời giới thiệu nhân vật, cảnh trí, 3 HS đọc từng đoạn trong phần trích vở kịch. 
- Viết lên bảng các từ phiên âm: phắc tuya, Sa-lu-xơ Lô-ba và yêu cầu HS luyện đọc.
- Yêu vầu HS tìm hiểu nghĩa của các từ khó được giới thiệu ở phần chú giải.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu toàn bài với giọng rõ ràng, mạch lạc, thay đổi linh hoạt, phân biệt lời tác giả, nhân vật thể hiện được tâm trạng khác nhau của từng người.
- Quan sát tranh
- HS đọc theo thứ tự:
+ HS 1: Nhân vật, cảnh trí.
+ HS 2: Lê: - Anh Thànhvào Sài Gòn này làm gì?
+ HS 3: Thành: - Anh Lê ạcông dân nước Việt.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm theo.
- 1 HS đọc phần chú giải thành tiếng, cả lớp đọc thầm trong SGK.
- 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc.
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm theo
- Theo dõi.
* Tìm hiểu bài:
- Tổ chức cho HS trao đổi, tìm hiểu: 
+ Anh Lê giúp anh Thành việc gì?
+ Anh Lê giúp anh Thành tìm việc đạt kết quả như thế nào?
+ Thái độ của anh Thành khi nghe anh Lê nói về việc làm như thế nào?
+ Theo em, vì sao anh Thành lại nói như vậy?
+ Những câu nói nào của anh Thành cho thấy anh luôn nghĩ tới dân, tới nước?
+ Em có nhận xét gì về câu chuyện giữa anh Lê và anh Thành?
+ Câu chuyện giữa anh Thành và anh Lê nhiều lúc không ăn nhập với nhau. Hãy tìm những chi tiết thể hiện điều đó và giải thích vì sao như vậy?
+ Theo em tại sao câu chuyện giữa họ lại không ăn nhập với nhau?
+ Yêu cầu HS nêu nội dung bài.
* Đọc diễn cảm:
- Gọi HS đọc lại đoạn kịch.
- Hướng dẫn HS đọc phân vai.
- Tổ chức cho HS luyện đọc và thi đọc.
- Nhận xét, đánh giá.
4. Củng cố 
+ Nêu suy nghĩ của em về người thanh niên Nguyễn Tất Thành?
* GD HS biết hoc tập những nghị lực,... của Bác Hồ.
- Củng cố bài, nhận xét giờ học
5. Dặn dò
 - Dặn HS học bài, chuẩn bị bài sau. 
- Trao đổi, trả lời câu hỏi:
+ Anh Lê giúp anh Thành tìm việc làm ở Sài Gòn.
+ Anh Lê đòi thêm được cho anh Thành mỗi năm thêm 2 bộ quần áo và mỗi tháng thêm 5 hào.
+ Anh Thành không để ý đến công việc và món lương mà anh Lê tìm cho. Anh nói: "Nếu chỉ cần kiếm miếng cơn manh áo thì tôi ở Phan Thiết cũng đủ sống"
+ Vì anh không nghĩ đến miếng cơm manh áo của cá nhân mình mà nghĩ đến dân, đến nước.
+ Những câu nói của anh Thành cho thấy anh luôn nghĩ tới dân, tới nước:
. Chúng ta là đồng bào, cùng máu đỏ da vàng với nhau. Nhưnganh có khi nào nghĩ đến đồng bào không?
. Vì anh với tôichúng ta là công dân nước Việt.
+ Câu chuyện giữa anh Lê và anh Thành không cùng nội dung, mỗi người nói một chuyện khác nhau.
+ Những chi tiết: Anh Lê gặp anh Thành báo tin đã tìm được việc làm cho anh Thành nhưng anh Thành lại không nói đến chuyện đó. Anh Thành thường không trả lời vào câu hỏi của anh Lê trong khi nói chuyện. Cụ thể: Anh Lê hỏi: Vậy anh vào Sài Gòn này làm gì? anh Thành đáp: Anh học trường Sa-xơ-lu Lô-bathìờanh là người nước nào?
Anh Lê nói: Nhưng tôi chưa hiểu vì sao anhSài Gòn này nữa.
Anh Thành trả lời: Anh Lê ạkhông có mùi, không có khói.
+ Vì anh Lê thì nghĩ đến công ăn, việc làm, miếng cơm, manh áo hằng ngày của bạn còn anh Thành nghĩ đến việc cứu dân, cứu nước.
* Nội dung: Tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành day dứt, trăn trở tìm con đường cứu nước, cứu dân.
- 3 HS đọc nối tiếp.
- Luyện đọc phân vai theo nhóm.
- Các nhóm thi đọc phân vai trước lớp.
- Tuyên dương nhóm đọc tốt.
- Phát biểu
TOÁN (Tiết 91)
DIỆN TÍCH HÌNH THANG
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Nắm được quy tắc, công thức tính diện tích hình thang.
2. Kỹ năng: Vận dụng được công thức và quy tắc vào giải các bài tập liên quan.
3. Thái độ: Tích cực học tập
II. Chuẩn bị: 
- Giáo viên: ĐDDH của giáo viên.
- Học sinh: SGK, vở, Bộ ĐD học toán của HS 
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định lớp
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu đặc điểm của hình thang, hình thang vuông.
2. Bài mới
3.1 Giới thiệu bài 
3.2 Phát triển bài.
a. Hình thành công thức tính diện tích hình thang
- Hướng dẫn HS cắt ghép hình thang để được hình tam giác (thao tác với bộ ĐD dạy toán).
- Yêu cầu học sinh so sánh diện tích hình thang ABCD và diện tích hình tam giác ADK vừa tạo thành.
- Yêu cầu học sinh nêu cách tính diện tích tam giác ADK 
- Yêu cầu học sinh nhận xét về mối quan hệ giữa các yếu tố của hai hình để rút ra công thức tính diện tích hình thang.
b. Thực hành:
Bài 1(93): Tính diện tích hình thang
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu học sinh vận dụng qui tắc tự làm bài ý a, 2 HS chữa bài ở bảng lớp.
- Nhắc HS khá, giỏi làm cả bài
- Cùng cả lớp chữa bài.
- Nhận xét, chốt ý đúng.
Bài 2(94): Tính diện tích mỗi hình thang (SGK)
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Thực hiện tương tự BT1
* HD HS cách làm bài 3. Yêu cầu HS khá, giỏi làm thêm bài 3.
- Nhận xét, chữa bài.
- Từ ý b) y/c học sinh nêu cách tính diện tích hình thang vuông. 
* Gọi HS nêu kết quả bài 3.
4. Củng cố 
*BTTN: Công thức tính diện tích hình thang là?
 A. S = a x h : 2 B. S = (a + b) x 2 
 C. S = (a+b) x h : 2 
- Củng cố bài, nhận xét giờ học
5. Dặn dò
 - Dặn HS học bài, chuẩn bị bài sau. 
- 2HS nêu.
- Thao tác với bộ ĐD học toán
- So sánh diện tích hai hình: Diện tích hình thang ABCD bằng diện tích hình tam giác ADK.
- Nêu cách tính diện tích tam giác ADK:
Diện tích tam giác ADK là:
- Nhận xét: 
+ DC là đáy lớn.
+ AB là đáy nhỏ.
+ AH là chiều cao.
- Quy tắc: (SGK)
- Công thức: S = 
(S là diện tích, a là đáy lớn, b là đáy nhỏ, h là chiều cao)
- 2 HS đọc.
- 2 HS lên bảng, lớp làm vào vở.
a) 
b) 
- 1 học sinh nêu yêu cầu BT1
- Làm bài
a) 
b) 
+ Diện tích hình thang vuông bằng tổng độ dài hai cạnh đáy nhân với độ dài cạnh góc vuông rồi chia cho 2.
* HS nêu kết quả bài 3.
Bài 3(94):
Bài giải:
 Chiều cao của hình thang là:
 ( 110 + 90,2 ) : 2 = 100,1 (m )
 Diện tích thửa ruộng hình thang là:
 (110 + 90,2) x 100,1 : 2 = 10020,01 (m2)
 Đáp số: 10020,01 m2
- Làm bài tập trắc nghiệm.
Ngày soạn: 6 / 1 / 2012
Ngày giảng: Thứ ba, 10 / 1 / 2012
TOÁN (Tiết 92)
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố cách tính diện tích hình thang.
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng vận dụng công thức tính diện tích hình thang trong các tình huống khác nhau.
3. Thái độ: Tích cực học tập.
II. Chuẩn bị: 
- Giáo viên: Bảng phụ viết yêu cầu BT3
- Học sinh: SGK, vở 
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
- 1 HS nêu quy tắc diện tích hình thang.
- 1 học sinh làm ý a) của BT1 (Tr.93)
3. Bài mới:
3.1 Giới thiệu bài 
3.2 Phát triển bài.
Bài 1(94): Tính diện tích hình thang có độ dài các cạnh là a và b, chiều cao là h
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu học sinh vận dụng trực tiếp công thức tính diện tích hình thang để làm bài sau đó chữa bài.
* Hướng dẫn bài tập 2
* Nhắc HS làm xong trước làm thêm bài 2.
- Cùng cả lớp chữa bài trên bảng, chốt kết quả đúng.
* Gọi HS nêu kết quả bài 2.
Bài 3(94): Đúng ghi Đ, sai ghi S
- Gọi HS đọc bài tập.
- Yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ và tự giải bài sau đó chữa bài ở bảng phụ.
- Cùng cả lớp chữa bài, chốt kết quả đúng.
* Yêu cầu đối tượng HSG đếm xem có bao nhiêu hình thang, bao nhiêu hình tam giác có trong hình vẽ (SGK).
4. Củng cố 
*BTTN: Công thức tính diện tích hình thang là?
A. S = a x h : 2 B. S = (a+b) x h : 2 C. S = (a + b) x 2
- Củng cố bài, nhận xét giờ học
5. Dặn dò
 - Dặn HS học bài, chuẩn bị bài sau. 
- 2 HS lên bảng.
- 1 học sinh nêu yêu cầu BT1
- Làm bài vào vở, 3HS làm vào bảng phụ.
a) a = 14 cm; b = 6 cm; h = 7cm
 S = 
b) a = 
 S = 
c) a = 2,8m; b = 1,8m; h = 0,5m
 S = 
* HS nêu kết quả bài 2.
Bài 2(94): 
Bài giải:
Độ dài đáy bé của thửa ruộng hình thang là:
 120 
Chiều cao của thửa ruộng là:
 80 – 5 = 75 (m)
Diện tích của thửa ruộng là:
 (120 + 80) x 75 : 2 = 7500 (m2)
7500m2 gấp 100m2 số lần là:
 7500 : 100 = 75 (lần)
Số kg thóc thu được trên thửa ruộng đó là:
 64,5 x 75 = 4837,5 (kg)
 Đáp số: 4873,5 kg thóc
- Đọc yêu cầu bài tập
- Quan sát hình, tự làm bài rồi chữa bài; giải thích cách làm.
* Đáp án:
Đ
a) Diện tích các hình thang AMCD, MNCD, NBCD bằng nhau 
S
* b) Diện tích hình thang AMCD bằng diện tích hình chữ nhật ABCD
 - Làm bài tập trắc nghiệm.
 LUYỆN TỪ VÀ CÂU (Tiết 37)
CÂU GHÉP
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nắm sơ lược khái niệm câu ghép là câu do nhiều vế câu ghép lại; mỗi vế câu ghép thường có cấu tạo giống một câu đơn và thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với ý của những vế câu khác.
2. Kỹ năng: Nhận biết được câu ghép trong đoạn văn, xác định được các vế câu trong câu ghép, thêm được vế câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép.
3. Thái độ: Yêu thích học Tiếng Việt.
II. Chuẩn bị: 
- Giáo viên: Bảng phụ viết đoạn văn ở phần Nhận xét, bảng phụ viết đoạn văn ở BT1 (phần luyện tập); 1 số bảng nhóm để học sinh làm BT3
- Học sinh: SGK, vở 
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định lớp
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
3.1 Giới thiệu bài 
3.2 Phát triển bài.
a. Nhận xét 
Bài 1(8):
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của đoạn văn và bài tập 1, 2, 3 phần nhận xét. Yêu cầu HS đánh dấu số thứ tự của các câu trong đoạn văn.
- Gọi HS nêu thứ tự của các câu trong đoạn văn.
+ Muốn tìm chủ ngữ trong câu em đặt câu hỏi nào?
+ Muốn tìm vị ngữ trong câu em đặt câu hỏi nào?
- Yêu cầu HS làm bài tập 2 theo cặp, 2 HS làm vào bảng phụ dán trên bảng lớp.
- Gợi ý HS: dùng gạch chéo ( / ) để phân định chủ ngữ, vị ngữ, gạch 1 gạch ( - ) dưới bộ phận chủ ngữ, gạch 2 gạch dưới bộ phận vị ngữ.
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- 1 HS đọc thành tiếng, HS cả lớp đọc thầm và đánh số thứ tự các câu trong đoạn văn.
- 1 HS phát biểu.
Câu 1: Mỗi lần..con ... m bài và chữa bài.
* a, r = 2,75cm;
 C = 2,75 x 2 x 3,14 = 17,27 (cm)
* b, r = 6,5dm
 C = 6,5 x 2 x 3,14 = 40,82 (dm)
c, r = m
 C = x 2 x 3,14 = 3,14 (m)
- HS nhận xét.
- HS đọc đề bài.
- Bánh xe ô tô có hình tròn.
- Bánh xe ô tô có hình tròn nên chu vi của bánh xe chính là chu vi của hình tròn có đường kính là: 0,75m
- HS làm bài theo yêu cầu của GV
Bài giải:
Chu vi của bánh xe là:
0,75 x 3,14 = 2,355 (m)
 Đáp số: 2,355 m
- Làm bài tập trắc nghiệm.
 TẬP LÀM VĂN (Tiết 38)
LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI
( Dựng đoạn kết bài)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Củng cố kiến thức về dựng đoạn kết bài.
2. Kỹ năng:
	- Nhận biết được hai kiểu kết bài (mở rộng và không mở rộng) qua hai đoạn kết bài trong SGK; Viết được đoạn kết bài cho bài văn tả người theo các kiểu đã học.
3. Thái độ: Tích cực học tập.
II. Chuẩn bị: 
- Giáo viên: Bảng phụ.
- Học sinh: SGK, vở 
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định lớp
1. Kiểm tra bài cũ:
- Học sinh đọc đoạn mở bài của BT2 (tiết TLV trước)
2. Bài mới
3.1 Giới thiệu bài 
3.2 Phát triển bài.
Bài 1(14):
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài.
- Hỏi:
+ Kết bài a và b nói lên điều gì?
+ Kết bài nào có thêm lời bình luận?
+ Mỗi bài tương ứng với kiểu kết luận nào?
+ Hai cách kết bài này có gì khác nhau?
- Nhận xét câu trả lời của HS.
+ Thế nào là kết bài không mở rộng?
+ Thế nào là kết bài mở rộng?
- Nhận xét, chốt ý.
Bài 2(14):
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài.
- Hỏi:
+ Em chọn đề bài nào?
+ Tình cảm của em đối với người đó như thế nào?
+ Em có suy nghĩ gì về người đó?
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Nhắc HS: Em đọc lại phần mở bài đã viết ở tiết trước để tránh lặp từ, lặp ý. Khi viết cố gắng thể hiện rõ tình cảm của mình, sự trân trọng của mình với người đó.
- Gọi 2 HS làm bài vào bảng phụ gắn lên bảng, đọc các đoạn kết bài. GV cùng HS cả lớp nhận xét, sửa chữa.
- Cho điểm HS viết đạt yêu cầu.
- Gọi HS dưới lớp đọc đoạn văn của mình.
- Cho điểm HS viết đạt yêu cầu.
- 2 HS thực hiện
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm
- Nối tiếp nhau trả lời:
+ Kiểu kết bài a: nói lên tình cảm của bạn nhỏ với bà.
+ Kiểu kết bài b: nói lên tình cảm của bác nông dân và công sức lao đọng của bác
+ Kiểu kết bài b: bình luận thêm về vai trò của người nông dân với việc làm ra hạt gạo, nuôi sống mọi người.
+ Đoạn a là kết bài tự nhiên; đoạn b là kết bài mở rộng.
+ Kết bài b khác với kết bài a ở chỗ ngoài bộc lộ tình cảm của người viết, còn suy luận, liên hệ về vài trò của người nông dân.
+ Kết bài không mở rộng là nêu nhận xét chung hoặc nói lên tình cảm của em với người được tả.
+ Kết bài mở rộng là từ hình ảnh, hoạt động của người được tả, suy rộng ra các vấn đề khác.
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm
- Nối tiếp nhau trả lời. Ví dụ:
+ Đề 1 / b / c /
+ Yêu quý / kính trọng / thân thiết /
+ Phát biểu suy nghĩ của mình.
- 2 HS viết vào bảng nhóm. HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- Đọc bài và nhận xét bài của bạn.
- 3 đến 5 HS đọc đoạn kết bài của mình.
Ví dụ: 
Đề a:	 Những năm tháng vất vả còn hằn sâu trên khuôn mặt nhiều nếp nhăn của ông. Tuổi trẻ ông tham gia chiến đấu vì dân, tuổi già ông lao động vì niềm vui với con cháu. Mỗi lần ăn quả ổi ngọt lịm, ngắm bông hoa ngọc lan bán ở ven đường tôi lại nhớ ông.
Đề b: Tôi và Hoàng rất thân nhau. Có bất cứ chuyện gì chúng tôi cũng chia sẻ cùng nhau. Nhiều lúc, tôi thầm nghĩ: "Cuộc sống sẽ ra sao nếu không có tình bạn". Tình bạn thật thiêng liêng và cao quý. Tôi mong sao ai cũng có một người bạn tốt như tôi có Hoàng.
4. Củng cố 
- Củng cố bài, nhận xét giờ học
5. Dặn dò
 - Dặn học sinh hoàn chỉnh BT2, chuẩn bị bài sau. 
ĐẠO ĐỨC (Tiết 19)
EM YÊU QUÊ HƯƠNG (TIẾT 1)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
	- Học sinh biết tại sao mọi người cần biết phải yêu quê hương.
2. Kỹ năng:
	- Biết lựa chọn hành vi, việc làm phù hợp thể hiện tình yêu quê hương.
3. Thái độ: 
	- Yêu quý, tôn trọng những truyền thống tốt đẹp của quê hương.
	- Tích cực tham gia các hoạt động Bảo vệ môi trường để thể hiện tình yêu quê hương.
II. Chuẩn bị: 
- Giáo viên: Nội dung truyện và tranh trong SGK. 
- Học sinh: SGK, vở 
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định lớp
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới
3.1 Giới thiệu bài 
3.2 Phát triển bài.
* Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện: “Cây đa làng em” (SGK).
- Yêu cầu học sinh đọc truyện ở SGK.
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 2, trả lời câu hỏi ở SGK.
- Gọi các nhóm trình bày.
- Nhận xét, kết luận: Bạn Hà đã góp tiền để chữa cho cây đa khỏi bệnh. Việc làm đó đã thể hiện tình yêu quê hương.
* Hoạt động 2: Làm BT1(SGK).
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu Học sinh trao đổi nhóm 2, làm BT1.
- Gọi các nhóm trình bày.
- Kết luận: Trường hợp a, b, c, d, e thể hiện tình yêu quê hương.
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
* Hoạt động 3: Liên hệ thực tế.
- Yêu cầu học sinh liên hệ theo các gợi ý:
+ Quê bạn ở đâu? Bạn biết gì về quê hương của mình?
+ Bạn đã làm được những việc gì để thể hiện tình yêu quê hương?
- Khen những Học sinh biết thể hiện tình yêu quê hương bằng những việc làm cụ thể.
4. Củng cố 
- Hãy nói về việc làm mà mình mong muốn thực hiện cho quê hương.
- Củng cố bài, nhận xét giờ học
5. Dặn dò
- Chuẩn bị các bài thơ, bài hát về tình yêu quê hương.
- 1 Học sinh đọc to, lớp đọc thầm.
- Thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm phát biểu, lớp nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe.
- 2 HS đọc.
- Trao đổi nhóm, làm bài.
- Đại diện nhóm phát biểu, lớp nhận xét, bổ sung.
- 2 HS đọc.
- Học sinh liên hệ trong nhóm 2, nói cho nhau nghe và trình bày trước lớp.
- HS phát biểu
KĨ THUẬT (Tiết 19)
NUÔI DƯỠNG GÀ
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Nắm được ý nghĩa, mục đích của việc chăn nuôi gà
2. Kỹ năng:
	- Biết cách cho gà ăn uống.
	- Biết liên hệ thực tế để nêu cách cho gà ăn uống ở gia đình hoặc địa phương.
3. Thái độ: Có ý thức nuôi dưỡng, chăm sóc gà.
II. Chuẩn bị: 
- Giáo viên: Hình trong SGK.
- Học sinh: SGK, vở 
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định lớp
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu tác dụng và cách sử dụng các nhóm thức ăn nuôi gà.
2. Bài mới
3.1 Giới thiệu bài 
3.2 Phát triển bài.
* Hoạt động 1: Tìm hiểu mục đích, ý nghĩa của việc nuôi dưỡng gà.
- Nêu khái niệm: Công việc cho gà ăn, uống được gọi chung là nuôi dưỡng.
- Nêu ví dụ về công việc nuôi dưỡng trong thực tế.
- Yêu cầu học sinh đọc mục 1(SGK).
+ Nêu mục đích của việc nuôi dưỡng gà?
+ Nêu ý nghĩa của việc nuôi dưỡng gà?
- Chốt lại hoạt động 1.
* Hoạt động 2:Tìm hiểu cách cho gà ăn, uống.
a. Cách cho gà ăn:
- Yêu cầu học sinh đọc nội dung mục 2(a) để nêu cách cho gà ăn.
- Tóm tắt cách cho gà ăn theo nội dung (SGK)
b. Cách cho gà uống:
- Yêu cầu học sinh nêu vai trò của nước đối với đời sống động vật.
- Chốt lại: Cần cung cấp đầy đủ nước sạch cho gà.
- Yêu cầu học sinh nêu cách cho gà uống nước.
- Chốt lại hoạt động 2.
 Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập:
- Sử dụng một số câu hỏi cuối bài để kiểm tra kết quả học tập của học sinh 
4. Củng cố 
- Củng cố bài, nhận xét giờ học
5. Dặn dò
- Dặn học sinh nhớ và thực hiện cách cho gà ăn, uống nước.
- 2HS nêu.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
- Nghe và nhắc lại.
- Hs nêu
- Đọc thông tin.
+ Nhằm cung cấp nước và các chất dinh dưỡng cần thiết cho gà.
+ ...gà nuôi dưỡng tốt sẽ khỏe mạnh, ít bệnh...và ngược lại...
- HS đọc nội dung
+ Nêu cách cho gà ăn.
- Lắng nghe.
- HS đọc và nêu vai trò của nước.
- Lắng nghe.
- Nêu cách cho gà uống nước dựa vào nội dung SGK.
- Trả lời các câu hỏi cuối bài trong SGK.
SINH HOẠT LỚP TUẦN 19
I. Mục tiêu :
- Giúp HS nhận rõ các ưu khuyết điểm trong tuần.
- Có biện pháp giáo dục và phương hướng phấn đấu cho tuần sau.
II. Các hoạt động dạy – học:
1/ Nhận xét chung tuần 19:
a) Lớp trưởng điều khiển lớp sinh hoạt:
- Các tổ trưởng báo cáo
- Các HS bổ sung ý kiến
- Lớp trưởng tổng hợp, báo cáo
b) GV nhận xét chung các hoạt động: 
 - Đạo đức : .................................................................................................................
 - Học tập : ...................................................................................................................
.......................................................................................................................................
....................................................................................................................................... 
 - Vệ sinh: ....................................................................................................................
 - Các hoạt động khác:..................................................................................................
* Tuyên dương:.............................................................................................................
* Phê bình :...................................................................................................................
2/ Phương hướng tuần sau:
 - Phát huy những ưu điểm đã đạt được, khắc phục những mặt còn hạn chế 
 - Tăng cường rèn kĩ năng đọc, viết, làm tính, giải toán.
 - Tích cực học tập và tham gia các hoạt động của Liên đội. 
*******************************************************
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 19L5CKTKN.doc