Thiết kế bài giảng tổng hợp lớp 5 - Tuần 21 (giảm tải)

Thiết kế bài giảng tổng hợp lớp 5 - Tuần 21 (giảm tải)

I. Mục đích yêu cầu :

-Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc phân biệt giọng của các nhân vật.

-Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được danh dự, quyền lợi đất nước. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)

II. Chuẩn bị :

- GV : Tranh minh hoạ bài đọc SGK;

- HS : Sgk,.

III. Hoạt động dạy và học

 

doc 21 trang Người đăng huong21 Lượt xem 544Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài giảng tổng hợp lớp 5 - Tuần 21 (giảm tải)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 27/12/2012
Ngày dạy : /01/2013
TẬP ĐỌC
TRÍ DŨNG SONG TOÀN
I. Mục đích yêu cầu : 
-Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc phân biệt giọng của các nhân vật.
-Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được danh dự, quyền lợi đất nước. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II. Chuẩn bị : 
GV : Tranh minh hoạ bài đọc SGK; 
HS : Sgk,...
III. Hoạt động dạy và học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS 
1 . Khởi động
- Ổn định
- Kiểm tra kiến thức cũ : “Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng”
+ Gọi Hs đọc và trả lời câu hỏi trong nội dung bài.
+ Nhận xét – tuyên dương
2 . Bài mới
- Giới thiệu – ghi đầu bài.
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS luyện đọc 
- Gọi Hs đọc toàn bài
 - GV hướng dẫn đọc.
- Bài văn này chia thành mấy đoạn ?
- Gọi Hs nối tiếp đọc từng đoạn,chú ý sửa lỗi phát âm cho HS. 
- Gọi Hs đọc chú giải
- Yêu cầu Hs tìm từ khó kết hợp giải nghĩa từ.
- Yêu cầu Hs luyện đọc theo nhóm đôi
- Gọi Hs đọc theo nhóm đôi
- Đọc mẫu
Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs tìm hiểu bài
- Gọi HS đọc đoạn 1 , 2 
- Sứ thần Giang Văn Minh làm cách nào để bãi bỏ lễ “góp giỗ Liễu Thăng “?
-Gọi HS đọc lướt đoạn 3 
- Nhắc lại nội dung đối đáp giữa ông Giang Văn Minh với đại thần nhà Minh ? 
-Yêu cầu HS đọc đoạn 4 
- Vì sao vua nhà Minh lại sai người ám hại ông Giang Văn Minh ?
- Ông Giang văn Minh là người như thế nào ?
- Vì sao có thể nói ông Giang Văn Minh là người trí dũng song toàn?
Bài văn ca ngợi điều gì ?
- Gọi Hs nhắc lại nôi dung chính của bài
Hoạt động 3 : Hướng dẫn Hs luyện đọc diễn 
- Gọi Hs đọc lại toàn bài
- Treo bảng phụ cần luyện đọc diễn cảm.đoạn : Mùa đông ..............sang cúng giỗ”
- GV đọc mẫu
- Hs luyện đọcdiễn cảm theo vai.
- Tổ chức thi đọc diễn cảm 
Hoạt động 4 : Củng cố dặn dò
- Gọi HS nhắc lại nội dung bài ? 
- Là một người Việt Nam chúng ta phải làm gì?.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò : Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài : “ Tiếng rao đêm”
- 3 Hs trả lời
-1 học sinh đọc 
- 4đoạn
+ Đoạn 1 : Mùa đông năm.......cho ra lẽ.
+ Đoạn 2 : Thám hoa.......để đền mạng Liễu Thăng.
+Đoạn 3 : Lần khác....sai người ám hại ông.
+Đoạn 4 : Thi hài Giang Văn Minh......chết như sống.
- HS đọc nối tiếp 
- 1 Hs đọc
- HS nối tiếp tìm từ khó và giải nghĩa từ.
Đọc theo nhóm đôi
Nhóm đôi đọc
- Ông vờ khóc than vì không có mặt ở nhà để cúng giỗ cụ tổ năm đời . Vua Minh phán : Không ai phải giỗ người đã chết từ năm đời.Giang Văn Minh tâu luôn : Vậy, tướng Liễu Thăng tử trận đã mấy trăm năm, sao hàng năm nhà vua vẫn bắt nước tôi cử người mang lễ vật sang cúng giỗ?Vua Minh biết đã mắc mưu nên đành phải tuyên bố bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng.
- 1 Hs đọc
Đại thần nhà Minh: Đồng trụ đến giờ rêu vẫn mọc
Giang Văn Minh: Bạch Đằng thuở trước máu còn loang.
- 1 Hs đọc
- Vua Minh mắc mưu ông Giang Văn Minh, phải bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng nên căm ghét ông. Nay thấy Giang Văn Minh không chịu nhún nhường trước câu đối của đại thần trong triều, còn dám lấy việc quân đội cả 3 triều đại Nam Hán, Tống và Nguyên đều thảm bại trên sông Bạch Đằng để đối lại, nên giận quá, sai người ám hại Giang Văn Minh.
- Là một người trí dũng song toàn.
- Giang Văn Minh vừa mưu trí, vừa bất khuất. Giữa triều đình nhà Minh, ông biết dùng mưu để vua nhà Minh buộc phải bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng cho nước Việt; để giữ thể diện và danh dự đất nước, ông dũng cảm, không sợ chết, dám đối lại một vế đối tràn đầy lòng tự hào dân tộc.
- Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song tồn , bảo vệ quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài.
 - 2 Hs nhắc lại.
- HS đọc nối tiếp.
- HS luyện đọc.
- HS thi đọc diễn cảm đoạn theo vai ( người dẫn chuyện, Giang Văn Minh, vua Minh).
- HS nhận xét bạn đọc
2 Hs nhắc lại
Trả lời
Ngày soạn : 27/12/2012
Ngày dạy : /01/2013
CHÍNH TẢ
TRÍ DŨNG SONG TOÀN
I. Mục đích yêu cầu : 
-Viết đúng bài CT, không mắc quá 5 lỗi trong bài, trình bày đúng hình thức văn xuôi.
-Làm được BT(2) a/b, hoặc BT(3)a/b, hoặc BT CT phương ngữ do GV soan.
II. Chuẩn bị: 
+ GV: Bảng phụ bài tập 2, 3, phấn màu, SGK.
+ Hs : Sgk,....
III. Các hoạt động dạy – học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1 . Khởi động
- Ổn định
- Kiểm tra kiến thức cũ :Cánh cam lạc mẹ
+ Yêu cầu Hs lên bảng viết các từ liên quan bài tập
+ Nhận xét – ghi điểm
2 . Bài mới
- Giới thiệu – ghi đầu bài
Hoạt động 1 :Hướng dẫn HS nghe - viết. 
- Đọc đoạn văn cần viết
- Gọi 1 HS đọc bài 
- Vì sao có thể nói ông Giang Văn Minh là người trí dũng song tồn?
- GV yêu cầu HS nêu và đọc những từ khó : Sứ thần , triều đại , linh cữu ông, anh hùng thiên cổ , thảm bại
- GV đọc cho HS viết từ khó
- Nhắc nhở HS tư thế ngồi viết .
- Đọc lại toàn bài
- Đọc từng từ , cụm từ cho Hs viết
- Đọc lại toàn bài chính tả 1 lượt cho HS soát lỗi. 
- Yêu cầu Hs trao đổi tập chấm chéo.
- Chấm điểm – nhận xét .
Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs làm bài tập.
Bài 2:
Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
Yêu cầu học sinh làm việc cá nhân.
Gọi 1 Hs lên bảng làm .
+ Gv nhận xét chốt : 
Giữ lại để dùng về sau : để dành, dành dụm .
- Biết rõ, thành thạo : rành, rành rẽ.
Đồ dụng đan bằng tre, nứa, đáy phẳng, thành cao : cái giành .
Dám đương đầu với khó khăn nguy hiểm : dũng cảm .
Lớp mỏng bọc bên ngồi của cây , quả : vỏ .
- Đồng nghĩa với giữ gìn : bảo vệ .
Bài 3:
Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
Yêu cầu học sinh làm việc cá nhân.
- Nhận xét – kết luận lời giải đúng.
Hoạt động 3 .Củng cố - dặn dò: 
- Trò chơi : “ Ai nhanh hơn”
- HS thi tìm từ láy có thanh hỏi hay ngã theo dãy.
- Nhận xét – tuyên dương
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò :Xem lại bài và chuẩn bị bài : Nghe viết “Hà Nội”
- 3 Hs lên bảng viết các từ do GV đọc,cả lớp viết vào giấy nháp.
- Lắng nghe
1 Hs đọc
Vì ông Giang Văn Minh vừa mưu trí, vừa bất khuất. Giữa triều đình nhà Minh, ông biết dùng mưu để vua nhà Minh buộc phải bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng cho nước Việt; để giữ thể diện và danh dự đất nước, ông dũng cảm, không sợ chết, dám đối lại một vế đối tràn đầy lòng tự hào dân tộc. 
- Luyện đọc
- 2 Hs lên bảng viết,cả lớp viết vào bảng con.
Hs viết vào tập
Soát lỗi
Chấm chéo tập
- Học sinh đọc yêu cầu.
- 1 Hs làm bài,cả lớp làm vào vở
Học sinh lắng nghe.
1 học sinh đọc yêu cầu đề, lớp đọc thầm.
1 học sinh lên bảng làm bài trên bảng phụ rồi đọc kết quả,cả lớp làm vào vở
Cả lớp nhận xét và sửa bài vào vở.
Ví dụ: thứ tự các từ điền vào:
a. Rầm rì – dạo – dịu – rào- giữ – dáng.
- Tìm từ láy có thanh hỏi hay thanh ngã.
Ngày soạn :28/12/2012
Ngày dạy : /01/2013
Khoa học
Năng lượng Mặt Trời
I . Mục tiêu
- Nêu ví dụ về việc sử dụng năng lượng mặt trời trong đời sống và sản xuất: chiếu sáng, sưởi ấm, phơi khô, phát điện, 
II . Chuẩn bị 
GV : tranh, ảnh sgk,...
HS : Sgk,...
III . Các hoạt động dạy – học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Khởi động
Ổn định
Kiểm tra kiến thức cũ : Năng lượng
+ Năng lượng là gì ?
+ Hãy nói tên một số nguồn cung cấp năng lượng cho hoạt dộng của con người, động vật, máy móc...
+ Nhận xét – ghi điểm
Giới thiệu – ghi đầu bài
Hoạt động 2 : Cung cấp kiến thức mới
Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi trả lờicác câu hỏi :
+ Mặt Trời cung cấp năng lượng cho Trái Đất ở dạng nào?
+ Nêu vai trò của năng lượng Mặt Trời đối với sự sống ?
+ Nêu vai trò của năng lượng Mặt Trời đối với thời tiết và khí hậu?
Gọi đại diện nhóm trả lời
Gọi các nhóm khác nhận xét bổ sung
Nhận xét – kết luận
Hoạt động 3 : Thực hành luyện tập
Yêu cầu HS quan sát Sgk hình 2, 3 ,4,sgk trang 84,85 và trả lời câu hỏi
Kể về một số ví dụ về việc sử dụng năng lượng Mặt Trời trong đời sống hằng ngày?
Kể tên một số công trình máy móc được sử dụng năng lượng Mặt Trời.
Kể một số ví dụ về việc sử dụng năng lượng Mặt Trời ở gia đình và địa phương?
Nhận xét – kết luận
Hoạt động 4 : Củng cố dặn dò
Năng lượng Mặt Trời dùng để làm gì ?
Nhận xét tiết học
Dặn dò : Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài : “ Sử dụng năng lượng chất đốt”.
Hát
Trả lời 
Thảo luận
Đại diện nhóm trả lời
+ Mặt trời cung cấp năng lượng cho Trái Đất ở dạng ánh sáng và nhiêt.
+ Năng lượng Mặt Trời được dùng để chiếu sáng ,sưởi ấm, làm khô, đun nấu phát điện...Nhờ có năng lượng Mặt Trời mới có quá trình quang hợp của lá cây và cây cối mới sinh trưởng được.
+ Năng lượng Mặt trời gây ra nắng, mưa gió ,bão...trên Trái Đất.
Nhận xét – bổ sung
Chiếu sáng ,phơi khô các đồ vật,lương thực, thực phẩm, làm muối......
Máy tính bỏ túi, đồng hồ,.......
Nêu
- Trả lời
Ngày soạn : 28/12/2012
Ngày dạy : / 01/2013
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ : CÔNG DÂN
I.Mục đích yêu cầu.
-Làm được BT1, 2.
-Viết được đoạn văn về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của mỗi công dân theo yêu cầu của BT3.
II. Chuẩn bị:
+ GV: bảng phụ
+ Hs : Sgk,.....
III. Các hoạt động dạy – học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: 
- Ổn định
- Kiểm tra kiến thức cũ: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ.
Thêm quan hệ từ thích hợp để nối các vế câu ghép.
a. Tấm chăm chỉ hiền lành  Cám độc ác lười biếng.
b. Đêm đã khuya  mẹ vẫn còn ngồi vá áo cho em.
c.Bạn Hằng không những học giỏi  bạn ấy còn tham gia rất tích cực các hoạt động Đội.
- Nhận xét ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu – ghi đầu bài
HĐ1: Hướng dẫn HS làm bài tập 
Bài 1:
Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
- Cho học sinh trao đổi theo cặp. Sau đó thực hiện vào vở 
- Yêu cầu Hs lên gắn các thẻ từ công dân vào trước hoặc sau các từ cho sẵn.
Nhận xét kết luân.
(Nghĩa vụ công dân ; Quyền công dân ; Ý thức công dân; Bổn phận công dân; Trách nhiệm công dân;Công dân gương mẫu. )
* GV giải nghĩa thêm về các từ sau : Nghĩa vụ công dân; Quyền công dân ; Ý thức công dân
- Bài 2 
- GV treo bảng phụ ghi bài 2 lên bảng
Yêu cầu cá nhân suy nghĩ và làm ( dùng bút chì nối ) thực hiện trong SGK; GV sửa bài chốt .
( Ý 1 : quyền công dân ; Ý2: ý thức công dân ; Ý3: nghĩa vụ công dân )
- Bài tập 3 
-Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
- Giáo viên giới thiệu: câu văn trên là câu Bác Hồ nói với các chú bộ đội nhân dịp Bác và các chiến sĩ thăm đền Hùng. ( Cho HS xem tranh đền Hùng )
- Yêu cầu HS tự viết đoạn văn. 2 Bạn lên bảng lớp làm , cả lớp làm vào vở.
- Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng .
- Gọi Hs dưới lớp đọc đoạn văn của mình
- Nhận xét – ghi điểm
HĐ 2 :. Củng cố - dặn dò: 
- Em đã làm gì để thực hiện nghĩa vụ công dân nhỏ tuổi?
– Nhận xét tiết học.
- Dặndò : Về nhà xem lại bài và chuẩn bị: “Nối các vế câu bằng quan hệ từ”.
Hát
- Trả lời
1 học sinh đọc yêu cầu của bài, cả lớp đọc thầm.
Học sinh trao đổi theo cặp để thực hiện yêu cầu  ... s nối tiếp nhau đặt câu
- Biểu thị quan hệ nguyên nhân – kết quả
- 2 -3 Hs trả lời
Ngày soạn :28/12/2012
Ngày dạy : /01/2013
Địa lí
Các nước láng giềng của Việt Nam
I . Mục tiêu
 - Dựa vào lược đồ, bản đồ nêu được vị trí địa lí của Cam-pu-chia, Lào, Trung Quốc và đọc tên thủ đô của ba nước này.
 - Biết sơ lược đặc điểm địa hình và tên những sản phẩm chính của nền kinh tế Cam-pu-chia và Lào:
 + Lào không giáp biển, địa hình phần lớn là núi và cao nguyên; Cam-pu-chia có địa hình chủ yếu là đồng bằng dạng lòng chảo.
 + Cam-pu-chia sản xuất và chế biến nhiều lúa gạo, cao su, hồ tiêu, đường thốt nốt, đánh bắt nhiều cá nước ngọt; Lào sản xuất quế, cánh kiến, gỗ và lúa gạo.
 - Biết Trung Quốc có số dân đông nhất thế giới, nềm kinh tế đang phát triển mạnh với nhiều ngành công nghiệp hiện đại.
II . Chuẩn bị
-GV : bản đồ
- HS : Sgk,..
III . Các hoạt động dạy –học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1 : Khởi động
Ổn định
Kiểm tra kiến thức cũ : Châu Á
+ Dân cư Châu Á tập trung đông đúc ở vùng nào? Tại sao?
+ Vì sao khu vực Đông Nam Á lại sản xuất nhiều lúa gạo?
+ Nhận xét – ghi điểm
Giới thiệu – ghi đầu bài
Hoạt động 2 : Thực hành luyện tập
Nước ta giáp với các nước nào?
Yêu cầu Hs thảo luận nhóm trình bày kết quả
Nhóm1 : Tìm hiểu về nước Cam-pu-chia
+ Nêu vị trí địa lí của Cam-pu-chia?( Cam-pu-chia nằm ở đâu? giáp với nước nào?)
+ Thủ đô của Cam-pu-chia có tên gọi là gì?
+ Đại hình Cam-pu-chia có gì nổi bật?
+ Cam-pu-chia tham gia sản xuất ngành gì là chủ yếu ? Kể tên các sản phẩm chính của ngành này?
Nhóm 2 : tìm hiểu về nước Lào
+Nêu vị trí địa lí của Lào?( Lào nằm ở đâu? giáp với nước nào?)
 + Thủ đô của Lào có tên gọi là gì?
 + Nêu nét nổi bật của địa hình Lào?
+ Kể tên các sản phẩm chính của Lào?
Nhóm 3: Tìm hiểu về Trung Quốc
+Nêu vị trí địa lí của Trung Quốc?(TrungQuốc nằm ở đâu? giáp với nước nào?)
 + Thủ đô của Trung Quốc có tên gọi là gì?
 + Nêu nét nổi bật của địa hình Trung Quốc?
+ Kể tên các sản phẩm chính của Trung?
- TrungQuốc có diện tích và số dân như thế nào?
- Yêu cầu đại diện nhóm trình bày 
- Nhận xét và kết luận:
+ Cam- pu-chia nàm ở Đông Nam Á giápViệt Nam,Lào Thái Lan,biển đang phát triển nông nghiệp và chế biến nông sản.
 + Lào không giáp biển có diện tích rừng lớn là một nước nông nhiệp,ngành công nghiệp Lào đang được chú trọngphát triển.Lào và Cam-pu-chia coù söï khaùc nhau veà vò trí ñòa lyù, ñòa hình; caû 2 nöôùc naøy ñeàu laø nöôùc noâng nghieäp, môùi phaùt trieån coâng nghieäp.
+ Trung Quốc là nước có số dân đông nhất thế giới,nền kinh tế đang phát triển mạnh với nhiều công nghiệp hiện đại.
Hoạt động 3 : Củng cố dặn dò
 - Kể tên các nước láng giềng Việt Nam?
Nhận xét tiết học
Dặndò : Về nhàxem lại bài và chuẩn bị bài: “Châu Âu”
Hát
Trả lời
Phía Bắc giáp với Trung Quốc, Phía tây bắc giáp với Lào, phía tậy nam giáp với Cam-pu-chia
Thảo luận nhóm
Cam-pu-chia nằm trên bán đảo Đông Dương trong khu vực Đông Nam Á. Phía Bắc giáp với Lào,Thái Lan; phía Đông giáp với giáp với Việt Nam; phía Nam giáp biển và phía Tây giáp với Thái Lan.
Thủ đô của Cam-pu-chia là Phnôm Pênh.
Đồng bằng dạng lòng chảo.
Cam-pu-chia tham gia sản xuất ngành nông nghiệp là chủ yếu.Các sản phẩm chính là : lúa gạo, hồ tiêu, đánh bắt nhiều cá nước ngọt.
Lào nằm trên bán đảo Đông Dương nằm trong khu vực Đông Nam Á.Phía Bắc giáp với Trung Quốc;phía Đông và Đông Bắc giáp với Viẹt Nam; phía Nam giáp với Cam-phu-chia;phía Tây giáp với Thái Lan;phía Tây Bắc giáp với Mi-an-ma.Nước Lào không giáp biển.
Thủ đô Lào là Viêng Chăn.
Địa hình chủ yếu là đồi núi và cao nguyên.
Các sản phẩm chính là : Quế,cánh kiến, gỗ quý, lúa gạo.
Trung quốc nằm trong khu vực Đông Á.Giáp với Mông Cổ, Triều Tiên, Liên Bang Nga, Vệt Nam, Ấn Độ, Lào, Mi-an-ma,Tát-gi-ki-xtan,Cư-rơ-gư-xtan,Ca-dắc-xtan.Phía Đông giáp Thái Bình Dương.
Thủ đô Bắc Kinh
Địa hình chủ yếu là đồi núi và cao nguyên.PhíaĐông Bắc là đồng bằng Hoa Bắc rộng lớn,ngoià ra còn một sốđồng bằng nhỏ ven biển.
Chè, gốm sứ,tơ lụa. Ngày nay kinh tế Trung Quốc phát triển mạnh.các sản phẩm như : máy móc,thiết bị,ôtô,đồ chơi, hàng điện tử, hàng may mặc....TrungQuốc xuất khẩu nhiều ra nước ngoài.
Diện tích lớn và có số dân đông nhất thế giới.
Đại diện nhóm trình bày,các nhóm khác nhận xét bổ sung.
Lắng nghe
- Trả lời
Ngày soạn : 28/12/2012
Ngày dạy : /01/2013
Khoa học
Sử dụng năng lượng chất đốt
I . Mục tiêu
- Kể tên một số loại chất đốt.
- Nêu ví dụ về việc sử dụng năng lượng chất đốt trong đời sống và sản xuất: sử dụng năng lượng than đá, dầu mỏ, khí đốt trong nấu ăn, thắp sáng, chạy máy, 
II . Chuẩn bị
GV : Tranh ,ảnh Sgk..
HS : Sgk,...
III . Các hoạt động dạy – học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1 : Khởi động
Ổn định
Kiểm tra kiến thức cũ : Năng lượng Mặt Trời
+ Kể tên một số ví dụ về việc sử dụng năng lượng Mặt Trời trong đời sống hằng ngày?
+Năng lượng Mặt Trời dùng để làm gì ?
Nhận xét – tuyên dương
Giới thiệu – ghi đầu bài
Hoạt động 2 : Cung cấp kiến thức mới
Hãy kể tên một số chất đốt thường dùng?
Trong các chất đốt đó chất nào ở thể rắn, thể lỏng, thể khí ?
Nhận xét – kết luận 
Hoạt động 3 : Thực hành luyện tập
Yêu cầu Hs thảo luận theo nhóm
Nhóm 1 : Sử dụng các chất đốt rắn
+ Kể tên các chất đốt rắn thường được dùng trong đời sống?
+Than đá được sử dụng trong những việc gì? Ở nước ta than đá được khai thác chủ yếu ở đâu?
+ Ngoài than đá bạn còn biết tên loại than nào khác?
Nhóm 2 : Các chất đốt lỏng
+ Kể tên một số chất đốt lỏng mà bạn biết chúng thường được dùng để làm gì?
+ Nước ta , dầu mỏ khai thác chủ yếu ở đâu?
Nhóm 3: Các chất đốt khí
+ Có những loaị khí đốt nào?
+Người ta làm thế nào để tạo ra khí sinh học?
Gọi đại diện nhóm trình bày.
Nhận xét – kết luận
Hoạt động 4 : Củng cố dặn dò
Nhận xét tiết học
Dặn dò : Về nhà xem lại bài và cuẩn bị bài mới “Sử dụng năng lượng chất đốt”
Hát
Trả lời
Than ,củi, rơm, rạ, xăng, dầu, gas.....
Thể rắn : than, củi,rơm, rạ.Thể lỏng: xăng, dầu. Thể khí : gas.
Thảo luậnnhóm
Củi, tre ,rơm, rạ, than đá...
Than đá được sử dụng để chạy máy của nhà máy nhiệt điện và một số loại động cơ, dùng trong sinh hoạt ; đun nấu, sưởi...được khai thác chủ yếu ở Quảng Ninh.
Than củi, than bùn,.....
Xăng , dầu di-ê-zen dùng để chạy máy.
Khai thác chủ yếu ở Vũng Tàu.
Khí tự nhiên và khí sinh học
Ủ chất thải,mùn ,rác, phân gia súc . Chất khí thoát ra được theo đường ống dẫn vào bếp.
Đại diện nhóm trình bày các nhóm khác nhận xét bổ sung.
Ngày soạn : 28/12/2012
Ngày dạy : / 01/2013
TẬP LÀM VĂN
TRẢ BÀI VĂN TẢ NGƯỜI
I.Mục đích yêu cầu:
-Rút được kinh nghiệm về cách xây dựng bố cục, quan sát và lựa chọn chi tiết, trình tự miêu tả; diễn đạt, trình bày trong bài văn tả người.
-Biết sửa lỗi và viết lại một đoạn văn cho đúng hoặc viết lại một đoạn văn cho hay hơn.
II. Chuẩn bị: 
GV : Bảng phụ,..
HS : Giấy,...
III. Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1 . Khởi động
- Ổn định
2 . Bài mới: Giới thiệu – ghi đầu bài
Hoạt động 1:Nhận xét chung và hướng dẫn HS chữa một số lỗi điển hình. 
- Nêu mục đích yêu cầu của tiết học
- Sử dụng bảng đã viết sẵn đề bài và một số lỗi điển hình để:
-Nêu nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp :
+ Nhìn chung đa số các em nắm được yêu cầu của đề bài, tả đúng theo yêu cầu của bài có một số em làm tốt biết dùng từ có hình ảnh, so sánh thể hiện được tính cách của người mà các em tả . Song bên cạnh cũng còn một bạn bài làm còn sơ sài, dùng từ chưa đúng, chấm câu chưa đúng, diễn đạt còn vụng 
 - Hướng dẫn HS chữa một số lỗi điển hình về ý và cách diễn đạt .
a)Lỗi chính tả: thẳn thán, đuôi mắt, hàm rang, tráng tinh, 
b)Lỗi dùng từ : Thân hình khỏe, đôi mắt trắng nâu, đôi mắt đen như hòn bi .
c)Lỗi diễn đạt: 
-Yêu cầu học sinh tự sửa trên nháp.
- Gọi một số học sinh lên bảng sửa.
- Nhận xét – bổ sung
Hoạt động 2:Trả bài và hướng dẫn HS chữa bài 
- Trả bài cho HS và hướng dẫn cho các em chữa lỗi trong bài theo trình tự sau:
-Sửa lỗi trong bài:
-Học tập những đoạn văn hay ,bài văn hay 
+GV đọc 1 số đoạn văn hay , bài viết hay.
- Yêu cầu học sinh đọc lại nhiệm vụ 2 của đề bài, mỗi em chọn viết lại một đoạn văn.
- Chấm điểm sửa bài của một số em.
HĐ 3:Củng cố , dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò : Về nhà viết lại đoạn văn và chuẩn bị : “Ôn tập văn kể chuyện”
- HS đọc lại đề bài .
+HS cả lớp trao đổi về lỗi sai, nêu cách sửa trên bảng .
- Sửa bài theo yêu cầu .
- 1 Hs sửa bài,cả lớp nhận xét.
+HS đọc lại bài làm của mình và tự chữa lỗi
+HS đổi bài cho bạn bên cạnh để rà soát việc chữa lỗi 
+HS trao đổi thảo luận để tìm ra cái hay , cái đúng của đoạn văn , bài văn.
+Mỗi HS tự chọn một đoạn văn viết chưa đạt trong bài làm của mình để viết lại cho hay hơn
+Một số HS trình bày đoạn văn viết lại
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Tiết sinh hoạt lớp Tuần : 21
Ngày soạn : 28/12/2012
Ngày dạy : /01/2013
I . Mục tiêu 
- Giúp Hs thấy được những ưu khuyết điểm của cá nhân ,của tồ trong học tập,sinh hoạt tuần qua.
- Biết phát huy mặt tốt ,khắc phục mặt tồn tại để tiến bộ.
- Giáo dục Hs ý thức tự giác trong học tập,tự tin mạnh dạn trước tập thể lớp.
II . Chuẩn bị
GV: Phương hướng tuần sau
HS : Nội dung báo cáo
III . Các hoạt động dạy – học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1 : Khởi động
Ổn định
Nêu nội dung của tiết sinh 
hoạt
Hoạt động 2 : Rút kinh nghiệm tuần qua
Yêu cầu các tổ báo cáo
Tổng kết chung.
Khen ( những mặt không vi phạm )
Nhận xét mặt Hs vi phạm
Muốn học tập tốt thì chúng ta phải làm gì?
Giáo dục ý nghĩa ngày tết nguyên đán.
- Giáo dục Hs về an toàn giao thông
Yêu cầu Hs đọc 5 điều Bác Hồ dạy.
Nhận xét
Hoạt động 3 : Phương hướng tuần sau
 - Tiếp tục duy trì tốt nề nếp. Đi học chuyên cần, đúng giờ không nghỉ học trước tết.
- Học và làm bài đầy đủ khi tới lớp, chuẩn bị đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập. 
- Tiếp tục thi đua học tốt giành nhiều hoa điểm 10.
- Tiếp tục rèn chữ viết, giữ vở sạch đẹp.
- Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch đẹp.
Hoạt động 4 : Củng cố dặn dò
Trò chơi : “ Đèn xanh – đèn đỏ”
Nhận xét – tuyên dương
Nhận xét tiết sinh hoạt
Dặn dò :Chúng ta thực hiện tốt các phương hướng đã đưa ra trong tuần tới.
Hát
- Tổ trưởng các tổ báo cáo
Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập
Chú ý lắng nghe thầy cô giảng bài, không làm việc riêng.
Khẩn trương tập thể dục đầu và giữa giờ.
Trang nghiêm trong chào cờ
Không vứt rác bừa bãi nên bỏ đúng nơi qui định.
 - Lắng nghe
Đọc
Lắng nghe
 - Tham gia

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 21.doc