Thiết kế bài giảng tổng hợp lớp 5 - Tuần 22 (trọn bộ)

Thiết kế bài giảng tổng hợp lớp 5 - Tuần 22 (trọn bộ)

I – MỤC TIÊU

- HS hiểu nội dung : Bố con ông Nhụ dũng cảm lập làng giữ biển .

- HS biết nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. Đọc đúng các từ ngữ có trong bài , giọng đọc thay đổi phù hợp lời nhân vật . (Trả lời được câu hỏi 1,2 và 3 trong SGK ) .

- Giáo dục HS luôn có ý thức giữ gìn và bảo vệ Tổ quốc của người công dân trên đất nước Việt Nam .

II - CHUẨN BỊ

- GV: Tranh bố con ông Nhụ bàn tính lập làng giữ biển. Bảng phụ ghi đoạn 3.

- HS : Xem trước và đọc nhiều lần bài tập đọc.

III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc 18 trang Người đăng huong21 Lượt xem 633Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài giảng tổng hợp lớp 5 - Tuần 22 (trọn bộ)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 22	
KẾ HOẠCH BÀI DẠY 
Môn : Tập đọc - Tiết 43 - Tuần : 22
Ngày soạn : 23 – 1 - 2012
Ngày dạy : 30 – 1 – 2012
Tên bài dạy : LẬP LÀNG GIỮ BIỂN 
I – MỤC TIÊU
- HS hiểu nội dung : Bố con ông Nhụ dũng cảm lập làng giữ biển . 
- HS biết nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. Đọc đúng các từ ngữ có trong bài , giọng đọc thay đổi phù hợp lời nhân vật . (Trả lời được câu hỏi 1,2 và 3 trong SGK ) .
- Giáo dục HS luôn có ý thức giữ gìn và bảo vệ Tổ quốc của người công dân trên đất nước Việt Nam . 
II - CHUẨN BỊ
- GV: Tranh bố con ông Nhụ bàn tính lập làng giữ biển. Bảng phụ ghi đoạn 3. 
- HS : Xem trước và đọc nhiều lần bài tập đọc.
III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
THẦY
TRÒ
Hoạt động 1: Khởi động
Kiểm tra kiến thức cũ: Tiếng rao đêm 
Gọi HS đọc 3 đoạn văn của bài và trả lời câu hỏi :
- Ai đã dũng cảm cứu em bé? Con người và hành động của anh có gì đặc biệt ?
- Câu chuyện gợi cho em suy nghĩ gì về trách nhiệm công dân của mỗi con người trong cuộc sống ?
- Nội dung chính của bài ?
 Bài mới : LẬP LÀNG GIỮ BIỂN 
Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức mới
a) Giới thiệu bài : giới thiệu chủ điểm Vì cuộc sống thanh bình .
- Y/c HS quan sát tranh và hỏi tranh vẽ gì và em hãy mô tả những gì được vẽ trong tranh? 
- Thống nhất ý kiến đúng . 
 b) H/d luyện đọc và tìm hiểu bài :
 + Luyện đọc
- Gọi 1 Hs khá đọc .
- Thống nhất và y/c HS đọc bài văn theo 3 đoạn :
Đoạn 1: Nhụ nghe bốtoả ra hơi muối .
Đoạn 2: Bố Nhụ vẫn  thì để cho ai .
Đoạn 3: Ông Nhụ quan trọng nhường nào . 
Đoạn 4: Để có một mãi phía chân trời . 
- Theo dõi và sửa sai HS .
- Hỏi HS các từ cần giải thích có trong bài.
- Y/c HS luyện đọc theo cặp .
- Y/c 1 cặp Hs đọc to.
 - GV đọc mẫu toàn bài .
 + Tìm hiểu bài :
- Y/c Hs đọc theo từng đoạn và trả lời câu hỏi ( 1,2, 3 SGK ) theo nội dung của đoạn . 
- GV theo dõi và thống nhất câu trả lời đúng nhất . - Nội dung chính của bài : Bố con ông Nhụ dũng cảm lập làng giữ biển .
Hoạt động 3 : Luyện đọc
 + Luyện đọc diễn cảm : 
- GV đọc mẫu và yêu cầu HS tìm chỗ nhấn giọng hay ngắt nghỉ trong câu văn phù hợp với từng lời nói của nhân vật.
- Yêu cầu HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm. 
- Yêu cầu HS đọc diễn cảm trước lớp.
Hoạt động 4 : Củng cố
- Tổ chức HS thi đọc diễn cảm .
- Thống nhất sự đánh giá của HS .
- Nhận xét – rút kinh nghiệm chung với cả lớp 
- Tiếp tục bài văn ở nhà và chuẩn bị bài mới tiết 44 “ Cao Bằng” . 
- Hát tập thể .
- Lần lượt 3 HS nối tiếp đọc và trả lời câu hỏi .
- Lắng nghe và nhận xét cách đọc , trả lời của bạn.
- HS lần lượt nêu và mô tả những gì có trong tranh .
- 1HS khá đọc .
- Cả lớp đọc thầm và tìm cách phân đoạn.
- HS đọc nối tiếp theo 4 đoạn. 
- Đọc lại các từ ngữ chưa đúng.
- Luyện đọc theo nhóm đôi .
- 1 nhóm đôi đọc.
- Cả lớp lắng nghe .
- Thảo luận nhóm 4 em 
- Phó học tập điều khiển các bạn trình bày trước lớp .
- 2-3 HS nhắc lại nội dung chính và chép nội dung chính vào vở.
- Cả lớp lắng nghe và tìm chỗ nhấn giọng. 
- Các nhóm đôi luyện đọc .
- 2 Hs đọc diễn cảm cả bài .
- 3 HS đọc phân vai, cả lớp lắng nghe và bình chọn nhóm đọc tốt nhất.
- BCH nhận xét lớp.
- Thực hiện việc chuẩn bị tiết học sau ở nhà 
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn : Tập đọc - Tiết 44 - Tuần : 22
Ngày soạn : 23 – 1 - 2012
Ngày dạy : 01 - 2 – 2012
Tên bài dạy : CAO BẰNG 
I – MỤC TIÊU
- HS hiểu được nội dung : Ca ngợi mảnh đất biên cương và con người Cao Bằng . 
- HS biết nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. Đọc đúng các từ trong bài và diển cảm bài thơ, thể hiện đúng nội dung từng khổ thơ .Trả lời được câu hỏi 1,2 và 3 trong SGK và học thuộc lòng được ít nhất 3 khổ thơ.
- Giáo dục HS luôn có ý thức yêu mến từng vùng đất của quê hương đất nước . 
II - CHUẨN BỊ
- GV: Tranh vùng Cao Bằng và bản đồ tự nhiên Việt Nam .
- HS : Xem trước bài ở nhà nhiều lần. 
III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
THẦY
TRÒ
Hoạt động 1: Khởi động
Kiểm tra kiến thức cũ : Lập làng giữ biển 
- Gọi Hs đọc bài văn và hỏi :
+ Bố và ông của Nhụ bàn với nhau việc gì ? 
+ Việc lập làng ngoài đảo có lợi ích gì ? 
 + Nội dung chính của bài văn ?
Bài mới : CAO BẰNG 
Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức mới
a) Giới thiệu bài
- Y/c HS quan sát tranh ở SGK và nói lên cảm nhận của em ? 
 b) H/d luyện đọc và tìm hiểu bài :
 + Luyện đọc
- Gọi 1 Hs khá đọc .
- Thống nhất và y/c HS đọc bài văn theo 6 khổ :
Lưu ý cách ngắt nhịp bài thơ :
Rồi dần / bằng bằng xuống
Ông lành / như hạt gạo 
Bà hiền / như suối trong .
Và cao giọng 2 câu thơ: Cao Bằng, rõ thật cao !
 Bạn ơi có thấy đâu
- Chú ý theo dõi và sửa sai các từ ngữ HS đọc chưa đúng .
- Y/c HS luyện đọc theo cặp .
- Hỏi HS các từ phần chú thích.
- Y/c 1 cặp Hs đọc to.
 - GV đọc mẫu toàn bài .
 + Tìm hiểu bài :
- Y/c Hs đọc theo từng đoạn và trả lời câu hỏi ( 1, 2, 3 SGK ) theo nội dung của mỗi khổ . 
- GV theo dõi và thống nhất câu trả lời đúng nhất .
- Nội dung chính của bài : : Ca ngợi mảnh đất biên cương và con người Cao Bằng .
Hoạt động 3 : Luyện đọc
 + Luyện đọc diễn cảm : 
- GV đọc mẫu và yêu cầu HS tìm chỗ nhấn giọng hay ngắt nghỉ trong bài .
- Yêu cầu HS luyện đọc diễn cảm . 
Hoạt động 4 : Củng cố
- Tổ chức HS thi diễn cảm và học thuộc lòng. 
- Thống nhất sự đánh giá của HS .
- Nhận xét,rút kinh nghiệm chung với cả lớp.
- Tiếp tục đọc thuộc bài thơ ở nhà và chuẩn bị bài mới tiết 45 “ Phân xử tài tình ”
- Hát tập thể
- Mỗi Hs lần lượt đọc bài và trả lời câu hỏi . Hs bạn nhận xét.
- HS xem , trả lời lần lượt . Cả lớp lắng nghe và góp ý thêm .
- 1HS khá đọc .
- Mỗi HS đọc 1 khổ nối tiếp ( 2 lượt). HS cả lớp đọc dò theo .
- Luyện đọc theo nhóm đôi. Mỗi em đọc 1đoạn. Hs đọc nối tiếp theo đoạn . 
- 2-3 Hs trả lời .
- Cả lớp lắng nghe .
- Cả lớp lắng nghe .
- Thảo luận nhóm 4 em 
- Phó học tập điều khiển các bạn trình bày trước lớp . Hs có ý kiến đóng góp .
- 2-3 HS nhắc lại nội dung chính và chép nội dung chính vào vở.
- Cả lớp lắng nghe và tìm chỗ nhấn giọng. 
- Các nhóm đôi luyện đọc diễn cảm .
- HS thi đua đọc diễn cảm và thuộc lòng ( ít nhất là 3 khổ)
- Cả lớp lắng nghe và bình chọn xem nhóm nào đọc tốt nhất .
- Lắng nghe .
- Thực hiện việc chuẩn bị tiết học sau ở nhà .
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn : Luyện từ và câu - Tiết 43 - Tuần : 22
Ngày soạn : 23 – 1 - 2012
Ngày dạy : 31– 1 – 2012
Tên bài dạy : NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ
I – MỤC TIÊU
- HS hiểu được thế nào là câu ghép thể hiện quan hệ điều kiện - kết quả , giả thiết - kết quả ( nội dung ghi nhớ). 
- HS biết tìm các vế câu và quan hệ từ trong câu ghép ( BT1 ) ; tìm được quan hệ từ thích hợp để tạo thành câu ghép ( BT2 ); biết thêm vế câu để tạo thành câu ghép ( BT3)
- Giáo dục HS có ý thức cẩn thận trong khi thực hiện bài tập.
II - CHUẨN BỊ
- GV: Bảng phụ với BT 2-3 tr.39 . 
- HS : Xem trước bài ở nhà . 
III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
THẦY
TRÒ
Hoạt động 1: Khởi động
Kiểm tra kiến thức cũ : Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
- Câu ghép thể hiện quan hệ nguyên nhân- kết quả, giữa 2 vế câu được nối nhau bằng gì ?
- Các quan hệ từ và cặp quan hệ từ thường sử dụng nêu lên mối quan hệ nguyên nhân- kết quả là những từ nào ?
Bài mới: NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ
Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức mới
a) Nhận xét 1: Gọi HS đọc yêu cầu .
 + Y/c HS dùng gạch chéo/ phân biệt vế câu .
 + khoanh tròn quan hệ từ.
 + Nhận xét cách nối các vế câu.
 + Cách sắp xếp các vế trong câu có gì khác nhau.
- Gọi Hs trình bày.
- Thống nhất kết quả đúng .
b) Nhận xét 2: Y/c HS Em hãy đặt câu có dùngquan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ để nối các vế câu có quan hệ nguyên nhân-kết quả.
- Gọi HS đọc câu mình đặt .
- Hỏi :Vậy để thể hiện mối quan hệ điền kịên - kết quả giữa các vế trong câu ghép ta có thể làm thế nào ?
 + Thống nhất câu trả lời đúng.
- Y/c HS đọc ghi nhớ .
Hoạt động 3 : Luyện tập 
 Bài 1 : y/c HS đọc 
 - Y/c HS làm bài theo nhóm đôi và gợi ý : 
 + gạch chéo/ để phân biệt các vế câu.
 + Khoanh tròn quan hệ từ 
 + Nêu ý nghĩa của từng vế câu.
- Thống nhất kết quả đúng 
 Bài 2: Y/c HS đọc .
- Y/c HS tự làm vào vở.
- Thống nhất ý đúng và sửa bài ở bảng phụ.
 Bài 3 : Y/c HS đọc đề và tự làm vào vở.
 + Y/c HS trình bày và thống nhất sửa bài làm ở bảng phụ
Hoạt động 3: Củng cố
- Nhận xét tiết học . 
- Chuẩn bị tiết 44 : “ Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ “
- Hát tập thể.
- Cả lớp lắng nghe và lần lượt trả lời 
- Nhận xét và góp ý ,bổ sung cho hoàn chỉnh.
- 1 HS đọc .
- Cá nhân thực hiện theo y/c. 
- 2 HS lần lượt trả lời các câu hỏi . 
- Cả lớp lắng nghe và nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe và suy nghĩ đễ thực hiện.
- Hs lần lượt đọc các câu đã đặt.
- HS lần lượt trả lời.
- Hs lắng nghe và góp ý cho hoàn chỉnh. 
- Từ 2-3 HS đọc . 
- 1 HS đọc.
- Nhóm đôi thảo luận .
- Các nhóm lần lượt trình bày.
- Nhận xét , góp ý .
- Lắng nghe .
- 1HS đọc 
- HS tự làm vào vở. 1 HS làm ở bảng phụ. 
- Sửa bài ở bảng phụ.
//
- BCH nhận xét lớp.
- Thực hiện ở nhà .
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn : Luyện từ và câu - Tiết 44 - Tuần : 22
Ngày soạn : 23 – 1 - 2012
Ngày dạy : 2– 2 – 2012
Tên bài dạy : NỒI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ
I – MỤC TIÊU
- HS hiểu được thế nào là câu ghép thể hiện quan hệ tương phản ( nội dung ghi nhớ ) 
- HS biết phân tích cấu tạo của câu ghép (BT1, mục III); thêm được một vế câu ghép để tạo thành câu ghép chỉ quan hệ tương phản ; biết xác định chủ ngữ, vị ngữ của mỗi vế câu ghép trong mẫu chuyện ( BT3) .
- Giáo dục HS có ý thức khi chọn dùng từ quan hệ từ cho chính xác khi đặt câu văn. II - CHUẨN BỊ
- GV: Bảng phụ bài tập 1
- HS : Xem trước bài và học thuộc ghi nhớ bài Câu ghép.
III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
THẦY
TRÒ
Hoạt động 1: Khởi động
Kiểm tra kiến thức cũ : Câu ghép
- Gọi 2 HS đặt 2 câu ghép ở bảng lớp có quan hệ điều kiện- kết quả .
- Gọi HS đọc thuộc ghi nhớ. 
- Nhận xét câu đã làm ở bảng lớp.
Bài mới: NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ
Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức mới
Nhận xét 1,2 : Gọi HS đọc .
 + Y/c Hs làm việc theo 4 nhóm.
 + Y/c các nhóm trình bày.
 + Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
J Hỏi: Để thể hiện quan hệ tương phản giữa các vế câu trong câu ghép ta có thể làm như thế nào?
- Kết luận bài học .
Hoạt động 3: Luyện tập
 Bài 1: Gọi HS đọc bài tập .
- Y/c HS tự làm bài tập. 1 HS làm ở bảng phụ. 
 + Dùng gạch chéo/ phân cách các vế câu. 
 + Khoanh tròn quan hệ từ 
 + Gạch 1 gạch dưới CN và 2 gạch dưới VN.
- Gọi HS nhận xét và sửa bài ở bảng phụ.
Bài 2: Gọi HS đọc bài tập .
+ Y/c HS tự làm vào vở.
 + Sửa bài : Gọi HS đọc b ... ện gồm có các nhân vật nào ?
Ông Nguyễn Khoa Đăng là người như thế nào ?
Ông đã làm gì để tên trộm lộ nguyên hình ?
Ông đã làm gì để bắt được bọn cướp ?
Ông còn làm gì để phát triển làng xóm ?
Hoạt động 3 : Luyện kể
- Tổ chức và y/c HS kể theo nhóm : chia nhóm
- Theo dõi và giúp đỡ Hs còn chậm hoặc quên trình tự câu chuyện.
- Kể chuyện trước lớp .
 + Tổ chức Hs thi kể và hỏi lại ý nghĩa của chuyện
 + Thống nhất ý kiến đánh giá của hs .
- Thống nhất ý nghĩa của câu chuyện.
 Ý nghĩa chuyện : Ca ngợi ông Nguyễn Khoa Đăng thông minh và tài trí, giỏi xét xử các vụ án, có công trừng trị bọn cướp, bảo vệ cuộc sống yên bình cho nhân dân. 
- Y/c Hs đọc và ghi vào vở .
Hoạt động 4 : Củng cố
- Hỏi : 
 + Theo em ông Nguyễn Khoa Đăng dùng những biện pháp để tìm kẻ ăn cắp tiền và trừng trị bọn cướp đường tài tình ở chỗ nào ?
- Nhận xét tiết học .
- Kể lại chuyện cho cả nhà nghe lại câu chuyện và tìm đọc cuốn Danh nhân dất Việt :tìm câu chuyện kể có nội dung nói về những người đã góp sức mình bảo vệ trật tự , an ninh. 
- Hát tập thể
- Cả lớp lắng nghe .
- 2 HS lần lượt kể chuyện và nêu ý nghĩa của câu chuyện kể.
- Lắng nghe và nhận xét bạn kể.
- Cả lớp theo dõi và lắng nghe.
- HS lắng nghe và lần lượt trả lời câu hỏi .
- lắng nghe và nhận xét , bổ sung.
- 1 nhóm 4 HS kể cho nhau nghe . Mỗi em kể một đoạn ứng với một tranh . Rồi kể cả câu chuyện.
- HS lần lượt đăng kí kể rồi lần lượt kể trước lớp nêu ý nghĩa của chuyện .
- Cả lớp lắng nghe.
- Đánh giá và bình chọn người kể hay nhất . 
- Lắng nghe và lặp lại .
- 1 HS đọc. 
- HS cả lớp ghi vở .
- HS liên tiếp trình bày suy nghĩ của mình .
- BCH nhận xét lớp.
- Thực hiện ở nhà .
KẾ HOẠCH BÀI DẠY 
Môn : Chính tả - Tiết 22 - Tuần : 22
Ngày soạn : 23 – 1 - 2012
Ngày dạy : 30 – 1 – 2012
Tên bài dạy : HÀ NỘI 
I – MỤC TIÊU
 - HS nghe , viết đúng bài chính tả, không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng hình thức thơ 5 tiếng và rõ 3 khổ thơ.
 - HS tìm được danh từ riêng là tên người , tên địa lí việt Nam ( BT2) ; Viết được 3 đến 5 tên người, tên địa lí theo yêu cầu của BT3. 
 - Giáo dục HS có ý thức và tập trung cao để nghe khi viết bài chính tả .
II - CHUẨN BỊ
 - GV: Bảng phụ viết sẵn BT2 và quy tắc viết hoa .
 - HS: Xem trước bài viết ở nhà .
 III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
THẦY
TRÒ
Hoạt động 1: Khởi động
- Kiểm tra kiến thức cũ : Trí dũng song toàn 
 + Đọc các từ : Lê Thần Tông, linh cữu, thi hài
 + Y/c viết : từ chứa tiếng có thanh hỏi, ngã:
 Dám đương đầu với khó khăn nguy hiểm; lớp mỏng bọc bên ngoài của cây , quả.
Bài mới : HÀ NỘI
Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức mới
Nội dung : a) Viết bài chính tả
- Đọc bài viết : SGK /6 .
- Gọi 1 HS đọc .
- Y/c HS tìm nội dung chính của bài viết ?
( Bạn nhỏ mới đến Hà Nội nên thấy cái gì cũng lạ, Hà nội có rất nhiều cảnh đẹp.)
 b) Luyện viết
- Y/c Hs nêu các từ khó viết , GV ghi nhận và lưu ý cách viết đúng các từ : chong chóng, pha mực, Tháp Bút, Phủ Tây Hồ  cùng các danh từ riêng.
 - GV thống nhất cách trình bày bài thơ ngũ ngôn và nhắc lại tư thế ngồi viết , để tập , cầm viết .
- Đọc từng cụm từ , câu 
- Đọc lại toàn bài .
- Y/c HS tự rà soát và tìm lỗi sai.
- Chấm điểm nhóm 3 và thống kê lỗi sai .
– Rút kinh nghiệm về cách viết , trình bày...
Hoạt động 3 : Luyện tập
- Bài tập 2 : Y/c Hs đọc bài tập và tự làm cá nhân. 
 + Thống nhất đáp án đúng và nhắc lại quy tắc viết hoa danh từ riêng .
- Bài 3a: Y/c HS đọc bài tập 
 + Y/c HS làm theo nhóm .
 + Thống nhất đáp án đúng .
- Bài 3b: Thi Viết Tiếp sức
 + Chia 2 đội : y/c mỗi đội viết 5 tên riêng trở lên như dòng sông, núi,hoặc tên xã, phường
- Thống nhất sự đánh giá của HS.
Hoạt động 4 : Củng cố 
- Nhận xét tiết học , chữ viết của Hs .
- Xem lại các bài tập đã học , sửa sai bài chính tả theo quy định và chuẩn bị tiết 23 : “ Cao Bằng ” . 
- Hát tập thể
- HS lần lượt viết vào bảng con.
- HS lần lượt viết vào bảng con.
- Nhận xét và bổ sung.
- Cả lớp lắng nghe. ( không nhìn sách) .
- 1HS khá đọc cả lớp đọc dò theo sách .
- 1 HS trả lời . 
- Lắng nghe và nhận xét, bổ sung.
- HS nêu lên các từ khó viết. - Luyện viết bảng con.
- Cả lớp trả lời , lắng nghe và thực hiện .
- HS viết vào tập
- Dò lại bài viết.
- Tự phát hiện lỗi sai và tự ghi , sữa lỗi sai của mình . Đổi tập theo nhóm đôi để kiểm tra nhau .
- Lắng nghe và rút kinh nghiệm.
- 1 HS đọc .
- - HS làm cá nhân . 
 - Trình bày trước lớp. 
- - 1HS đọc lại toàn bài .
 - Nhóm lần lượt viết tên của bạn 
 Và của các anh hùng nhỏ tuổi.
 - Trình bày trước lớp.
- Lắng nghe.
- 2 Đội tiến hành thực hiện.
- Theo dõi và làm trọng tài ghi nhận đúng luật. 
- Tuyên dương đội viết đúng , đẹp .
- Lắng nghe.
- Thực hiện và làm theo y/c ở 
nhà.
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn : Lịch sử - Tiết 22 - Tuần : 22
Ngày soạn : 23 - 1 - 2012
Ngày dạy : 2 – 2 – 2012
Tên bài dạy : BẾN TRE ĐỒNG KHỞI 
I – MỤC TIÊU
- HS biết cuối năm 1959 - đầu năm 1960 , phong trào “ Đồng khởi” nổ ra và thắng lợi ở nhiều vùng nông thôn miền Nam ( Bến Tre là nơi tiêu biểu của phong trào “ Đồng khởi”).
- HS sử dụng bản đồ , tranh ảnh để trình bày được sự kiện lịch sử . 
- Giáo dục HS có thái độ kính trọng những thành quả của cách mạng để cho chúng ta có được cuộc sống tự do, hạnh phúc, an ninh và ấm no như hôm nay. 
II - CHUẨN BỊ
- GV: Lược đồ chiến dịch Biên giới . 
- HS : Xem trước và đọc nhiều lần bài lịch sử .
III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
THẦY
TRÒ
Hoạt động 1 : Khởi động
Kiểm tra kiến thức cũ: Nước nhà bị chia cắt
- Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ nước ta như thế nào ?
- Vì sao đất nước ta đau nỗi đau chia cắt ?
Bài mới : BẾN TRE ĐỒNG KHỞI
Hoạt động 2 : Cung cấp kiến thức mới
- Giới thiệu bài và nêu lại hoàn cảnh lịch sử của đất nước những năm 1959- 1960
a) Nguyên nhân bùng nổ phong trào Đồng khởi Bến Tre 
- Y/c HS đọc phần chữ nhỏ ở đầu bài .
- Treo bản đồ tự nhiên VN : chỉ vị trí tỉnh Bến Tre.
J Hỏi :
 + Vì sao nhân dân miền Nam đồng loạt đứng lên chống Mĩ – Diệm ?
 + Phong trào bùng nổ vào thời gian nào ? Ở đâu ? - - Thống nhất ý đúng .
b) Phong trào Đồng khởi của nhân dân tỉnh Bến Tre
- Giao việc cho nhóm thảo luận nội dung sau :
 + Xem thông tin ở SGK thuật lại diễn biến của phong trào đồng khởi Bến Tre ?
 + Nêu ý nghĩa của phong trào đồng khởi ? 
- Gọi các nhóm trình bày và thống nhất ý trả lời đúng . ( Mở ra thời kì mới cho đấu tranh của nhân dân miền Nam; nhân dân miền Nam cầm vũ khí chống quân thù, đẩy Mĩ và quân đội Sài Gòn vào thế bị động , lúng túng. )
- Theo dõi và thống nhất ý đúng cho từng câu .
 - Kết luận bài học .
- Y/c HS đọc nội dung bài học.
Hoạt động 3 : Củng cố
Bài tập trắc nghiệm : Chọn ý đúng nhất 
Thời gian diễn ra phong trào đồng khởi Bến Tre là :
A. 1-7-1959 : B. 17-1-1959 ;
 C. 17-1-1960 ; D. 7-1-1960
- Nhận xét tiết học .
- Học kĩ bài ở nhà và chuẩn bị tiết 23 : “ Nhà máy hiện đầu tiên ”. 
- Hát tập thể.
- Lắng nghe 
- HS lần lượt trả lời . Cả lớp lắng nghe và nhận xét.
- 1 HS đọc.
- Quan sát và chú ý lắng nghe.
- Nhóm đôi thảo luận và trình bày trước lớp.
- Chia 8 nhóm và cùng quây vào nhau tiến hành thảo luận có ghi chép.
- Các nhóm lần lượt trả lời .
- Lắng nghe và bổ sung cho hoàn chỉnh .
- Từ 2-3 HS đọc lại nội dung bài học ở SGK.
- Cả lớp dùng thẻ chọn trả lời. 
- Thống nhất ý đúng ( C )
- BCH nhận xét.
- Thực hiện ở nhà .
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn : Địa lí - Tiết 22 - Tuần : 22
Ngày soạn : 23 – 1 - 2012
Ngày dạy : 2 – 2 – 2012
Tên bài dạy : CHÂU ÂU 
I – MỤC TIÊU
- HS mô tả sơ lược được vị trí và giới hạn lãnh thổ châu Âu : nằm ở phía tây châu Á, có 3 phía giáp biển và đại dương . 
- HS nêu được một số đặc điểm về địa hình , khí hậu, dân cư và hoạt động sản xuất của châu Âu ; sử dụng quả địa cầu, bản đồ, lược đồ để nhận biết vị trí địa lí, giới hạn của lãnh thổ châu Âu, đọc tên và chỉ vị trí một số dãy núi , cao nguyên, đồng bằng , sông lớn của châu Âu trên bản đồ( lược đồ). Sử dụng tranh ảnh, bản đồ để nhận biết một số đặc điểm về dân cư và hoạt động sản xuất của người dân châu Âu .
- GD HS thích học địa lí và tìm hiểu các vùng trên bản đồ thế giới .
II - CHUẨN BỊ
- GV: Bản đồ tự nhiên thế giới, quả địa cầu và một số tranh ảnh về các cảnh đẹp thiên nhiên của châu Âu. 
- HS : Xem trước bài ở nhà.
III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
THẦY
TRÒ
Hoạt động 1 : Khởi động
 Kiểm tra kiến thức cũ : Các nước láng giềng của Việt Nam
- Em hãy kể tên các nước là láng giềng của Việt Nam ?
- Nêu vị trí địa lí của 2 nước Cam-pu-chia và Lào?
- Nêu vị trí địa lí của Trung Quốc và nền kinh tế của nước này ?
Bài mới : CHÂU ÂU
Hoạt động 2 : Cung cấp kiến thức mới
a) Vị trí địa lí và giới hạn châu Âu
- Treo bản đồ thế giới và quả địa cầu. Nêu câu hỏi:
 + Châu Âu nằm ở vị trí nào của địa cầu ? Giáp với những lục địa và đại dương nào?
 + Xem bài 17 tr. 103, bảng số liệu cho biết cho biết diện tích, dân số của châu Âu là bao nhiêu ?
- Kết luận : Châu Âu nằm ở bán cầu Bắc và có 3 phía giáp biển, đại dương.
b) Đặc điểm tự nhiên của châu Âu
- Gọi HS đọc và giao việc cho nhóm:
 + Y/c HS so sánh diện tích châu Âu với các châu lục khác trong bảng và xếp hạng ?
 + Đặc điểm về địa hình của châu Âu ?
 + Khí hậu của châu Âu ?
 + Em hãy đọc tên núi, đồng bằng , sông lớn của châu Âu ?
- Y/c các nhóm trình bày .
- Thống nhất đáp án đúng và kết phần 2 bài : Châu Âu chủ yếu có địa hình là đồng bằng, có khí hậu ôn hoà. 
c) Dân cư và hoạt động kinh tế ở châu Âu
- Y/c HS đọc bảng số liệu ở bài 17 và hỏi :
 + Năm 2004 dân số châu Âu là bao nhiêu ? 
 + Hãy so sánh dân số của châu Âu và châu Á ?
 + Dân châu Âu có màu da như thế nào ?
 + Dực vào thông tin và hình 4 ở SGK em hãy kể tên một số hoạt động kinh tế của châu Âu ?
- Kết luận : Đa số dân châu Âu là da trắng , nhiều nước có nền kinh tế phát triển . 
- Kết luận bài học . 
Hoạt động 3 : Củng cố
- Nhận xét tiết học .
- Chuẩn bị tiết 23 “ Một số nước ở châu Âu” 
- Hát tập thể.
- Cả lớp lắng nghe và rút kinh nghiệm . 
- Thực hiện theo nhóm đôi.
- Trình bày lần lượt trước lớp .
- Cả lớp lắng nghe và bổ sung.
- Lắng nghe và lặp lại.
- HS quan sát , lắng nghe .
- Thảo luận nhóm đôi .
- Các nhóm lần lượt trình bày.
- Cả lớp lắng nghe và góp ý.
- HS cả lớp lắng nghe và lặp lại
- 1 HS đọc ở SGK.
- Thảo luận nhóm 4 em.
- Các nhóm lần lượt trả lời các câu hỏi đã nêu .
- Cả lớp lắng nghe và bổ sung .
- 1-2 HS lặp lại .
- Cả lớp lắng nghe và lần lượt trả lời .
- Nhận xét và bổ sung.
- Từ 2-3 Hs đọc bài học.
- BCH nhận xét.
- Thực hiện ở nhà theo yêu cầu.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 22 tron bo.doc