Thiết kế bài giảng tổng hợp lớp 5 - Tuần 3 (chi tiết)

Thiết kế bài giảng tổng hợp lớp 5 - Tuần 3 (chi tiết)

I. Mục đích- yêu cầu:

- HS biết đọc nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết; ngắt giọng đúng để phân biệt được tên nhân vật và lời nhân vật. Đọc đúng ngữ điệu các câu hỏi, câu kể, câu cầu khiến, câu cảm trong vở kịch.

- Biết đọc đúng văn bản kịch: ngắt giọng, thay đổi giọng đọc phù hợp với tính cách của từng nhân vật trong từng tình huống kịch.

- Hiểu nội dung, ý nghĩa: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).

* HSKG’: Biết đọc diễn cảm vở kịch theo vai, thể hiện được tính cách nhân vật.

 

doc 42 trang Người đăng huong21 Lượt xem 633Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài giảng tổng hợp lớp 5 - Tuần 3 (chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 3:
 Ngày soạn: 01/09/2012
Ngày dạy: Thứ hai ngày 03 tháng 09 năm 2012
(Nghỉ bù Quốc khánh- dạy bù vào chiều thứ năm 
 ngày 06/09/2012)
Tiết 1: HĐTT: 
Tập trung toàn trường
Tiết 2: Tập đọc:
LÒNG DÂN
I. Mục đích- yêu cầu:
- HS biết đọc nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết; ngắt giọng đúng để phân biệt được tên nhân vật và lời nhân vật. Đọc đúng ngữ điệu các câu hỏi, câu kể, câu cầu khiến, câu cảm trong vở kịch.
- Biết đọc đúng văn bản kịch: ngắt giọng, thay đổi giọng đọc phù hợp với tính cách của từng nhân vật trong từng tình huống kịch.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).
* HSKG’: Biết đọc diễn cảm vở kịch theo vai, thể hiện được tính cách nhân vật.
II. Chuẩn bị:
- GV: Tranh minh hoạ bài đọc- Bảng phụ ghi đoạn luyện đọc
- HS: Đọc và tìm hiểu bài trước ở nhà
- HTDH: lớp, nhóm, cá nhân.
III. Phương pháp:
- Phương pháp trực quan, vấn đáp
IV. Các hoạt động dạy- học:
1. Ổn định lớp: 
- Hát + Kiểm tra sĩ số HS.
2. Kiểm tra: 
- Gọi HS đọc thuộc lòng và TLCH’ bài “Sắc màu em yêu”
- GV nhận xét- cho điểm.
- 2 HS.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài:
- Giới thiệu bài và ghi bảng. 
- HS theo dõi.
b. Luyện đọc và tìm hiểu bài: 
*) Luyện đọc: 
- Gọi HS đọc phần đầu 
- 1 HS khá đọc.
- GV đọc diễn cảm màn kịch.
- Chia đoạn: 3 đoạn
+ Đoạn 1: Từ đầu ... thằng nầy là con. 
+ Đoạn 2: tiếp ... rục rịch tao bắn.
+ Đoạn 3: còn lại.
- HS theo dõi- đọc thầm.
- HS theo dõi- nhắc lại.
- Gọi HS đọc nối tiếp kết hợp luyện đọc đúng và tìm hiểu nghĩa một số từ trong phần chú giải.
- 3 HS đọc nối tiếp:
+ Lần 1: Đọc- sửa đọc sai.
+ Lần 2, 3: Đọc kết hợp giúp HS hiểu nghĩa một số từ khó (phần chú giải).
*) Tìm hiểu bài:
- HS đọc thầm tình huống diễn ra màn kịch, đoạn 1, 2- TLCH’:
+ Chú cán bộ gặp chuyện gì nguy hiểm?
+ Dì Năm đã nghĩ ra cách gì để cứu chú cán bộ ?
- Chú cán bộ bị bọn giặc đuổi bắt, hết đường thoát nên chú chạy vào nhà dì Năm.
- dì đưa cho chú chiếc áo khoác để thay cho địch không nhận ra, bảo chú ngồi xuống vờ ăn cơm như một gia đình. 
-> GV nhận xét- chốt ý.
=> Ý 1: Chú cán bộ gặp nguy hiểm và sự nhanh trí của dì Năm.
- HS đọc lướt toàn bài- TLCH’:
+ Dì Năm đã khôn khéo như thế nào để cứu chú cán bộ thoát khỏi tay giặc?
- Dì bình tĩnh trả lời tất cả các câu hỏi của địch, nhận chú cán bộ là chồng, kêu oan khi bị bắt trói, vờ trối trăng- căn dặn con ...
+ Chi tiết nào trong đoạn kịch làm em thích thú nhất ? Vì sao ?
- GV nhận xét- chốt lại: Tình huống kết thúc màn kịch là hấp dẫn nhất, vì dì Năm làm bọn chúng hí hửng tưởng dì sắp khai nhưng ngược lại làm chúng xấu hổ tẽn tò ... 
- vài HS nêu ý kiến. 
-> GV nhận xét- chốt ý. 
=> Ý 2: Cuộc đấu trí khôn khéo của dì Năm với giặc. 
=> Chốt nội dung: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng.
*) Luyện đọc diễn cảm:
+ Màn kịch có mấy nhân vật ? 
+ Nêu giọng đọc của từng nhân vật ?
- Gọi HS đọc phân vai màn kịch (HSKG’).
- 3 HS đọc nối tiếp.
- 6 nhân vật: người dẫn chuyện, dì Năm, bé An, chú cán bộ cách mạng, Cai và lính.
- HS nêu:
+ Giọng dì Năm: bình tĩnh, tự nhiên ở đoạn đầu, nghẹn ngào ở đoạn sau.
+ Giọng cai, lính: hống hách, xấc xược
- 6 HS đọc.
- GV nhận xét.
- Hướng dẫn đọc diễn cảm kĩ đoạn 1:
+ GV đọc mẫu- hướng dẫn cách đọc: ngắt giọng, thay đổi giọng đọc phù hợp với tính cách của từng nhân vật: Giọng của cai, lính- hống hách, xấc xược; giọng dì Năm- bình tĩnh, tự nhiên ...
- 2 HS đọc lại.
+ HS luyện đọc nhóm bàn.
+ Thi đọc.
- Đại diện nhóm.
- Lớp theo dõi- nhận xét.
- GV nhận xét- cho điểm.
4. Củng cố- dặn dò: 
+ Nội dung bài nói lên điều gì ?
=> Nội dung: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng.
- GV nhận xét chung giờ học.
- Dặn HS về đọc bài và chuẩn bị bài sau.
	Phần điều chỉnh- bổ sung:
Tiết 3: Toán: (Tiết 11)
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- HS biết cộng, trừ, nhân, chia hỗn số và biết so sánh các hỗn số.
- Rèn kĩ năng thực hiện các phép tính với hỗn số, so sánh hỗn số
- Giáo dục HS tính cẩn thận, khoa học khi làm toán
* HSKG’: Làm bài tập 1 (2 ý sau); bài 2 (b, c).
II. Chuẩn bị: 
- GV: Bảng phụ  
- HS: Bảng con
III. Phương pháp:
- Thực hành- luyện tập
IV. Các hoạt động dạy- học:
1. Ổn định lớp:
- Hát
2. Kiểm tra: 
- Chữa bài tập.
- Nhận xét.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Luyện tập: 
Bài 1/ Tr. 14. (Bảng con)
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Cho HS nhắc lại cách chuyển hỗn số thành phân số.
- nhiều HS nhắc lại.
- HS làm bảng con.
 = = ; = = 
* HSKG’:
 = = ; = = 
- Nhận xét.
Bài 2/ Tr. 14. (Bảng lớp- nháp)
- 1 HS đọc yêu cầu.
+ Theo em, có thể so sánh hỗn số bằng những cách nào ?
- HS nêu
- GV hướng dẫn cách so sánh:
a) và 
Cách 1:
==
==
Vì > nên > 
- Lưu ý HS chọn cách so sánh phù hợp để làm bài.
- HS theo dõi nắm cách làm.
Cách 2: 
Ta có: phần nguyên 3 > 2 và phần phân số bằng nhau nên:
 > 
- 1 HS lên bảng- lớp làm nháp.
d) và 
==; ===
Vì = nên = .
c) HSKG’: và 
Ta có: phần nguyên bằng nhau, 
phần phân số < nên < .
- Nhận xét- chữa bài.
Bài 3/ Tr. 14. (Bảng lớp- vở)
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Hướng dẫn:
a) + = + = = 
- 1 HS nêu miệng- lớp theo dõi.
- 3 HS lên bảng- lớp làm vở
b) - = + = = 
c) = = 14
d) : = : = = 
- Nhận xét- chữa bài
4. Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét chung giờ học
- Dặn chuẩn bị giờ sau.
	Phần điều chỉnh- bổ sung:
Tiết 4: Khoa học:
CẦN LÀM GÌ ĐỂ CẢ MẸ VÀ EM BÉ ĐỀU KHOẺ ?
I. Mục tiêu:
- HS nêu được những việc nên làm hoặc không nên làm để chăm sóc phụ nữ mang thai.
- Rèn cho HS luôn có ý thức giúp đỡ phụ nữ có thai
- Giáo dục HS yêu thương và kính trong mẹ
II. Chuẩn bị:
- GV: Các hình trong SGK, phiếu nhóm
- HS: Xem trước bài
III. Phương pháp:
- Trực quan, thảo luận nhóm
IV. Các hoạt động dạy- học:
1. Ổn định lớp:
- Hát
2. Kiểm tra: 
+ Cơ thể của con người được hình thành như thế nào ?
+ Mô tả khái quát quá trình thụ tinh ?
- 2 HS
- Nhận xét- cho điểm.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
- Giới thiệu bài- ghi bảng.
b. Giảng bài mới: 
* HĐ1: (Nhóm)
1) Phụ nữ có thai nên và không nên làm gì ?
- Yêu cầu HS quan sát các hình trong SGK- dựa vào hiểu biết thực tế nêu những việc phụ nữ có thai nên và không nên làm.
- HS thảo luận nhóm- ghi kết quả vào phiếu to và dán lên bảng.
- Gọi trình bày.
- Đại diện nhóm.
- Các nhóm khác nhận xét- bổ sung.
- GV theo dõi- chốt ý kiến đúng
- Cho HS đọc lại kết quả
- HS đọc 
* Kết quả:
Nên
Không nên
- Ăn nhiều thức ăn chứa chất đạm: tôm, cá, thịt lợn, thịt gà, thịt bò, trứng, ốc, cua, ...
- Ăn nhiều hoa quả, rau xanh.
- Ăn dầu thực vật, vừng lạc.
- Ăn đủ chất bột đường: gạo, mì, ngô, ...
- Đi khám thai định kì tại cơ sở y tế.
- Vận động vừa phải.
- Luôn giữ cho tinh thần thoái mái, vui vẻ.
- Giải trí: nghe nhạc, xem phim, ...
- Làm các công việc nhẹ nhàng ... 
- Cáu gắt.
- Hút thuốc lá hoặc ở trong môi trường có khói thuốc lá.
- Ăn kiêng quá mức.
- Uống rượu, cà phê.
- Sử dụng ma túy và các chất kích thích.
- Ăn quá cay hoặc quá mặn.
- Làm các công việc nặng nhọc.
- Tiếp xúc với phân bón, thuốc trừ sâu và các hóa chất độc hại.
- Tiếp xúc với âm thanh quá to, quá mạnh.
- Uống thuốc bừa bãi (nhất là thuốc kháng sinh). 
- Gọi HS đọc mục Bạn cần biết SGK
- 2 HS đọc.
* HĐ2: (Lớp)
2) Trách nhiệm của mọi thành viên trong gia đình với phụ nữ có thai:
+ Theo em, mọi người trong gia đình cần làm gì để quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ phụ nữ có thai ?
- Một số HS nêu ý kiến
- GV treo tranh H5, 6, 7.
- HS quan sát- TLCH’:
+ Nêu nội dung từng tranh ? Các thành viên trong gia đình đang làm gì? 
+ H5: bố gắp thức ăn cho mẹ đang mang thai ...
+ H6: chồng làm việc nặng (gánh nước), vợ làm việc nhẹ (cho gà ăn) ...
+ H7: Bố quạt cho mẹ, con khoe điểm mười ...
+ Kể thêm những việc làm khác mà các thành viên trong gia đình có thể làm để giúp đỡ phụ nữ mang thai ?
+ Người chồng: quan tâm, động viên, chăm sóc sức khỏe cho vợ, đưa vợ đi khám thai, làm các công việc nặng trong gia đình, tạo không khí vui tươi cho vợ, cùng vợ chuẩn bị các đồ dùng cần thiết cho em bé, ...
+ Người con: giúp mẹ các công việc phù hợp với khả năng và lứa tuổi (ngoan ngoãn, học giỏi, chăm chỉ, hát hoặc kể chuyện cho mẹ nghe, chăm sóc mẹ khi mẹ mệt, ...)
+ Những việc làm đó có ý nghĩa như thế nào ?
- Những việc làm đó ảnh hưởng trực tiếp đến người mẹ và thai nhi. Nếu người mẹ khỏe mạnh, vui vẻ- em bé sẽ phát triển tốt, khỏe mạnh. 
- Cho HS đọc mục Bạn cần biết
- 2 HS đọc.
-> KL: Khi người phụ nữ mang thai, tính tình và thể trạng có nhiều thay đổi. Vì vậy, mọi người trong gia đình, nhất là người cha cần quan tâm chăm sóc sức khỏe của người mẹ trước khi có thai và trong thời kì mang thai sẽ giúp cho thai nhi khỏe mạnh, sinh trưởng và phát triển tốt, đồng thời người mẹ cũng mạnh khỏe, giảm các nguy cơ có thể xảy ra khi sinh con.
* HĐ3: (Nhóm)
* Trò chơi “Đóng vai”
- GV nêu tình huống- yêu cầu HS chuẩn bị đóng vai 
+ Tình huống 1: Em đi học muộn và đang chạy rất nhanh thì gặp cô Mai hàng xóm. Cô đang có thai lại xách rất nhiều đồ trên tay. Em sẽ làm gì ? (nhóm 1, 3và 5)
+ Tình huống 2: Em đi xe từ Phong Thổ về. Trên xe có rất đông người, mọi người chen lấn, xô đẩy nhau vì một số người không có vé. Bỗng có một phụ nữ mang thai bước lên xe, cô đưa mắt tìm chỗ ngồi nhưng không còn. Em sẽ làm gì ? (nhóm 2 và 4).
- Gọi trình diễn.
- Các nhóm cử đại diện đóng vai.
- GV nhận xét, khen ngợi nhóm diễn tốt, có cách ứng xử đúng với phụ nữ có thai.
-> KL: Tất cả mọi người đều có trách nhiệm quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ phụ nữ có thai.
4. Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét chung giờ học
- Dặn chuẩn bị giờ sau.
	Phần điều chỉnh- bổ sung:
Tiết 5: Đạo đức: 
CÓ TRÁCH NHIỆM VỀ VIỆC LÀM CỦA MÌNH
I. Mục tiêu:
- HS biết thế nào là có trách nhiệm về việc làm của mình.
- Khi làm việc gì sai biết nhận và sửa chữa.
- Giáo dục HS có ý thức, trách nhiệm với những việc làm của mình
* HSKG’: Không tán thành với những hành vi trốn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác,...
II. Chuẩn bị:
- GV: Tranh minh hoạ, bảng phụ ghi BT1
- HS: Phiếu giao việc, thẻ màu 
III. Phương pháp:
- Thảo luận nhóm, kể chuyện
IV. Các hoạt động dạy- học:
1. Ổn định lớp:
- Hát
2. Kiểm tra: 
+ Để xứng đáng là HS lớp 5, em cần có những việc làm và hành động như thế nào ?
- 2 HS.
- Nhận xét- cho điểm.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
- Giới thiệu bài- ghi bảng.
b. Giảng bài mới: 
* HĐ1: (Lớp- nhóm)
* Tìm hiểu truyện “Chuyện của bạ ... m giá trị của một phần
?
+ B4: Tìm các số.
- 1 HS lên bảng- lớp làm nháp.
Số bé:
Số lớn:
121
|----|----|----|----|----| 
?
|----|----|----|----|----|----|
Bài giải:
Tổng số phần bằng nhau là: 
5 + 6 = 11 (phần)
Số bé là: 121 : 11 5 = 55
Số lớn là: 121 – 55 = 66
Đáp số: số bé 55; số lớn 66.
- Cho HS nhận xét- chữa bài.
+ Tại sao khi tìm số bé chúng ta lại lấy 121 : 11 5 ?
- 121 : 11
 Bài toán 2: Hiệu của hai số là 192. Tỉ số của hai số đó là . Tìm hai số đó.
- 2 HS đọc đề toán.
+ Bài toán thuộc dạng toán gì ?
- Dạng toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
+ Dạng toán này được giải theo những bước nào ?
- Bài toán được giải theo 4 bước:
+ B1: Vẽ sơ đồ
+ B2: Tìm hiệu số phần bằng nhau
+ B3: Tìm giá trị của một phần
+ B4: Tìm các số.
- 1 HS lên bảng- lớp làm nháp.
192
	?
Số bé:
Số lớn:
|-----|-----|-----| 
?
|-----|-----|-----|-----|-----|
Bài giải:
Hiệu số phần bằng nhau là: 
5 – 3 = 2 (phần)
Số bé là: 192 : 2 3 = 288
Số lớn là: 288 + 192 = 480
Đáp số: số bé 288; số lớn 480.
- Cho HS nhận xét- chữa bài.
+ Tại sao khi tìm số bé chúng ta lại lấy 192 : 2 3 ?
- Theo sơ đồ 192 tương ứng với 2 phần bằng nhau. Lấy 192 : 2 để tìm giá trị 1 phần rồi nhân với 3 được số bé.
-> GV chốt cách giải 
- HS nhắc lại.
* HĐ2: Luyện tập.
Bài 1/ Tr. 18. (Bảng lớp- vở ô li)
- HS đọc đề toán.
- 2 HS lên bảng- lớp làm vở.
?
a)	 
Số thứ nhất:
Số thứ hai:
80
|--|--|--|--|--|--|--| 
?
|--|--|--|--|--|--|--|--|--|
Bài giải:
Tổng số phần bằng nhau là: 
7 + 9 = 16 (phần)
Số thứ nhất là: 80 : 16 7 = 35
Số thứ hai là: 80 – 35 = 45
Đáp số: 35 và 45.
?
b)	 	
Số thứ nhất:
Số thứ hai:
|--|--|--|--|--|--|--|--|--| 
55
|--|--|--|--|
?
Bài giải:
Hiệu số phần bằng nhau là: 
9 – 4 = 5 (phần)
Số thứ nhất là: 55 : 5 9 = 99
Số thứ hai là: 99 - 55 = 44
Đáp số: 99 và 44.
- Nhận xét- chữa bài.
Bài 3/ Tr. 18. (HSKG’)
- HS tự đọc đề và làm bài.
Bài giải:
a) Nửa chu vi của vườn hoa là: 
120 : 2 = 60 (m)
Chiều rộng của vườn hoa là:
 60 : (5 + 7) 5 = 25 (m)
Chiều dài của vườn hoa là:
60 – 25 = 35 (m)
b) Diện tích của vườn hoa là:
25 35 = 875 (m2)
Diện tích của lối đi là:
875 = 35 (m2)
Đáp số: a) 25 m và 35 m
b) 35 m2
4. Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét chung giờ học
- Dặn chuẩn bị giờ sau.
	Phần điều chỉnh- bổ sung:
Tiết 2: Thể dục:
(GV chuyên dạy)
Tiết 3: Luyện từ và câu:
LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA
I. Mục đích- yêu cầu:
- HS biết sử dụng từ đồng nghĩa một cách thích hợp (BT1); hiểu ý nghĩa chung của một số tục ngữ (BT2); Dựa theo ý một khổ thơ trong bài Sắc màu em yêu, viết được đoạn văn miêu tả sự vật có sử dụng 1, 2 từ đồng nghĩa (BT3).
- Rèn cho HS kĩ năng xác định từ đồng nghĩa và vận dụng viết đoạn văn miêu tả 
- Giáo dục HS ý thức sử dụng từ đồng nghĩa cho phù hợp trong giao tiếp
* HSKG’: biết dùng nhiều từ đồng nghĩa trong đoạn văn viết theo BT3.
II. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ.
- HS: Xem trước bài
- HTDH: lớp, nhóm đôi, cá nhân.
III. Phương pháp:
- Trực quan
IV. Các hoạt động dạy- học:
1. Ổn định lớp: 
- Hát + Kiểm tra sĩ số HS.
2. Kiểm tra: 
? Nêu ghi nhớ .
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài:
- Giới thiệu bài. 
- HS theo dõi.
b. Luyện tập: 
Bài 1. Tr. 32. (Cá nhân)
- HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Hướng dẫn HS: đọc kĩ đoạn văn để hiểu nội dung- chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống. Các từ cần điền là những từ đồng nghĩa không hoàn toàn. Chúng đều có chung nét nghĩa là “di chuyển một vật rời khỏi mặt đất” nhưng khác nhau ở cách thức di chuyển.
- HS theo dõi- nắm cách làm bài.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở bài tập.
- Gọi HS nêu kết quả.
- Vài HS nêu. 
- GV nhận xét- chốt kết quả đúng.
* Thứ tự các từ cần điền: đeo, xách, vác, khiêng, kẹp.
- Gọi HS đọc bài đã điền xong.
- 2 HS.
Bài 2. Tr. 32. (Nhóm bàn)
- HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Gợi ý: “núi” trong câu “Cáo chết ba năm quay đầu về núi” chỉ nơi ở của cáo; “cội” trong câu “Lá rụng về cội” có nghĩa là gốc. Hiểu được nghĩa của các câu tục ngữ, lần lượt ghép thử từng ý với cả ba câu tục ngữ để chọn ý chung đúng nhất.
- HS theo dõi nắm cách làm.
- Yêu cầu HS thảo luận làm bài.
- Gọi trình bày.
- 2 -> 3 nhóm.
- Các nhóm khác nhận xét- bổ sung.
-> GV nhận xét- chốt ý đúng.
* Kết quả: Câu giải thích ý nghĩa chung của cả ba câu tục ngữ là “Gắn bó với quê hương là tình cảm tự nhiên”. 
Bài 3. Tr. 33. (Bảng lớp- vở BT)
- HS đọc yêu cầu và nội dung.
- 1 HS lên bảng- lớp làm vở BT.
Ví dụ: 
Trong các màu sắc, em thích nhất là màu vàng. Màu vàng luôn gợi cho em cảm giác no đủ, ấm cúng. Là màu của những bông lúa vàng xuộm đang chờ tay người đến hái. Đó là màu của những bông hoa cúc vàng tươi đang khoe sắc lúc trời vào thu. Đó là màu nắng vàng hoe lúc trời chiều. Và mỗi sớm mai thức dậy, ánh nắng vàng rực làm cho mọi vật trở nên mới mẻ lạ thường.
- Lớp nhận xét.
- Gọi HS dưới lớp đọc bài.
- 3 -> 4 HS.
- Nhận xét.
- GV nhận xét- sửa câu văn cho HS.
4. Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét chung giờ học.
- Dặn chuẩn bị giờ sau.
	Phần điều chỉnh- bổ sung:
Tiết 4: Tập làm văn:
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I. Mục đích- yêu cầu:
- HS nắm được ý chính của 4 đoạn văn và chọn một đoạn để hoàn chỉnh theo yêu cầu của bài tập 1; Dựa vào dàn ý bài văn miêu tả cơn mưa đã lập trong tiết trước, viết được một đoạn văn có chi tiết và hình ảnh hợp lí (BT2).
- Rèn kĩ năng viết đoạn văn có chi tiết và hình ảnh hợp lí
- Giáo dục HS tình cảm yêu quý thiên nhiên
* HSKG’: Biết hoàn chỉnh các đoạn văn ở Bài 1 và chuyển được một phần dàn ý thành đoạn văn miêu tả khá sinh động.
II. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ, phiếu bài tập.
- HS: Xem trước bài
- HTDH: Lớp, nhóm, cá nhân.
III. Phương pháp:
- Trực quan, vấn đáp
IV. Các hoạt động dạy- học:
1. Ổn định lớp: 
- Hát + Kiểm tra sĩ số HS.
2. Kiểm tra: 
- Chữa bài tập.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài:
- Giới thiệu bài- ghi bảng. 
- HS theo dõi.
b. Luyện tập: 
Bài 1/ Tr. 34. (Nhóm bàn- cá nhân)
- HS đọc yêu cầu và nội dung.
+ Bài văn của bạn Quỳnh Liên tả cảnh gì ?
- Bạn tả quang cảnh sau cơn mưa.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn- đọc bài văn của bạn Liên, xác định nội dung chính của từng đoạn và những ý- chi tiết cần viết thêm trong mỗi đoạn.
- HS thảo luận thống nhất ý kiến.
Ví dụ:
+ Đoạn 1: Giới thiệu cơn mưa rào chóng đến rồi tạnh ngay. Cần viết thêm những chi tiết và đặc điểm của các sự vật lúc đang mưa. 
+ Đoạn 2: Tả cảnh vật sau cơn mưa. Cần viết thêm những chi tiết tả cụ thể hoạt động của chị gà mái tơ, đàn gà con, chú mèo khoang sau khi cơn mưa đã tạnh.
+ Đoạn 3: Tả cây cối sau cơn mưa. Cần viết thêm cụ thể đó là cây gì, hoa là có màu sắc ra sao so với trước khi mưa.
+ Đoạn 4: Tả đường phố và con người sau cơn mưa. Cần viết thêm những chi tiết về sự chuyển động, âm thanh của xe cộ qua lại; về hoạt động của con người. 
- Gọi trình bày
- 4 nhóm nêu ý kiến.
- Các nhóm khác nhận xét- bổ sung.
- GV nhận xét chung.
- Yêu cầu HS suy nghĩ- lựa chọn đoạn văn để viết thêm cho hoàn chỉnh.
+ Em chọn đoạn nào để viết ?
- Vài HS nêu ý kiến.
- Yêu cầu HS viết bài.
* HSKG’: hoàn chỉnh cả 4 đoạn của bài văn.
- HS viết vào vở bài tập.
- GV theo dõi- hướng dẫn thêm.
- Gọi đọc bài
- 2 -> 3 HS đọc.
- Lớp nhận xét- bổ sung.
- GV nhận xét- đọc cho HS nghe 4 đoạn văn đã hoàn chỉnh.
Bài 2/ Tr. 34. (Phiếu bài tập)
- 2 HS đọc yêu cầu.
- Hướng dẫn: chọn một phần trong dàn ý bài văn em đã lập ở giờ trước viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh (diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, dùng từ chính xác, sử dụng phép so sánh và nhân hóa cho bài văn sinh động ... )
- HS nghe hướng dẫn.
- Yêu cầu HS viết vào phiếu bài tập.
- 2 HS làm phiếu to.
- Gọi trình bày
- 2 HS dán phiếu.
- Lớp nhận xét- bổ sung.
- Gọi HS dưới lớp đọc bài của mình.
- 3 -> 4 HS.
- HS nêu nhận xét.
- GV nhận xét- cho điểm.
Ví dụ về đoạn văn:
Mưa ngớt dần rồi tạnh hẳn. Cây cối như reo vui hớn hở vì được tắm mát. Trong vườn, những đóa hoa bắt đầu tỏa hương nhè nhẹ. Cô gà mái mơ vừa che chở cho đàn con đang rũ đôi cánh cho khô. Những chú gà bé xinh xinh như những cục bông chạy lon ton đi tìm mồi, nhìn chúng khô ráo như chưa hề trải qua trận mưa vừa rồi. Chú mèo chạy ra sân có vẻ khoái chí lắm. 
Đường phố lại ồn ào, náo nhiệt. Em nhanh chân bước tới trường, các cô bác nông dân tiếp tục công việc của mình. Dòng xe cộ lại tiếp tục nối đuôi nhau như đoàn tàu tiếp tục hành trình của mình. Cơn mưa bất chợt như tiếp thêm sức mạnh và sự sống cho con người và vạn vật. 
4. Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét chung giờ học
- Dặn chuẩn bị giờ sau.
	Phần điều chỉnh- bổ sung:
Tiết 5: Tiếng Anh:
(GV chuyên dạy)
Tiết 6: HĐTT:
NHẬN XÉT TUẦN 3
I. Mục tiêu:
- Nhận xét chung các mặt hoạt động trong tuần.
- Đề ra phương hướng, kế hoạch hoạt động cho tuần sau.
II. Nội dung:
1. Nhận xét- đánh giá:
a) Tổ trưởng các tổ nhận xét hoạt động của tổ.
b) Lớp trưởng nhận xét chung
c) Các thành viên trong lớp góp ý kiến bổ sung
d) GVCN nhận xét đánh giá:
* Ưu điểm:
- Nhìn chung các em ngoan ngoãn, lễ phép, vâng lời thầy cô, đoàn kết với bạn bè.
- Không xảy ra hiện tượng đánh cãi nhau, không nói tục chửi bậy.
- Đa số các em đi học đầy đủ, đúng giờ, tự giác trong học tập, chuẩn bị đồ dùng học tập đầy đủ trước khi đến lớp.
- Trong lớp tập trung nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài.
- Trong tuần một số em đã có ý thức vươn lên trong học tập, có nhiều cố gắng trong mọi hoạt động của lớp cũng như của trường đề ra.
- Tham gia thể dục, múa hát tập thể đầy đủ, nhanh nhẹn, tập tương đối đều.
- Tham dự Lễ khai giảng năm học mới tự giác, tích cực
- Vệ sinh sân trường, lớp học sạch sẽ, tự giác.
- Vệ sinh cá nhân tương đối gọn gàng, sạch sẽ.
- Tích cực tham gia lao động, bảo vệ môi trường xung quanh trường và bên ngoài lớp học.
- Tuyên dương: Dính, Sớ, Mủa, 
* Hạn chế:
- Còn một số bạn lười học, không có ý thức tự giác trong học tập, trong lớp còn nói chuyện chưa tập trung vào học tập...
- Phê bình: Dở, Danh, 
2. Kế hoạch hoạt động tuần sau:
- Duy trì và phát huy ưu điểm.
- Khắc phục tồn tại.
- Thi đua học tập tốt, đi học đầy đủ, đúng giờ; tự giác, tích cực trong giờ học, làm bài và học bài đầy đủ trước khi đến lớp
- Đeo khăn quàng đầy đủ
- Tăng cường công tác vệ sinh khu vực lớp được phân công
- Hưởng ứng các phong trào thi đua do trường và đội phát động.
- Trồng và chăm sóc bồn hoa, cây cối quanh trường.
III. Hoạt động tập thể: 
- Tổ chức cho HS sinh hoạt đội, múa, hát các bài hát nói về đội (Cho HS nêu tên bài hát- chọn bài hát HS thích để hát hoặc múa )

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 3.doc