Thiết kế bài học An toàn giao thông lớp 4

Thiết kế bài học An toàn giao thông lớp 4

Môn: An toàn giao thông

 Bài: BIỂN BÁO HIỆU GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

I. Mục tiêu:

@ Kiến thức: - Hs biết thêm nội dung 12 biển báo hiệu giao thông phổ biến.

 - Hs hiểu ý nghĩa, tác dụng, tầm quang trọng của biển báo hiệu GT.

@ Kĩ năng: Hs nhận bioết nội dung của các biển báo hiệu ở khu vực gần trường học, gần nhà hoặc thường gặp.

@ Thái độ: Khi đi đường có ý thức chú ý đến biển báo.

 Tuân theo luật và đi đúng phần đường quy định của biển báo hiệu GT

 

doc 17 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1454Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài học An toàn giao thông lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Môn: An toàn giao thông
 Bài: BIỂN BÁO HIỆU GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
I. Mục tiêu:
@ Kiến thức: - Hs biết thêm nội dung 12 biển báo hiệu giao thông phổ biến.
 - Hs hiểu ý nghĩa, tác dụng, tầm quang trọng của biển báo hiệu GT. 
@ Kĩ năng: Hs nhận bioết nội dung của các biển báo hiệu ở khu vực gần trường học, gần nhà hoặc thường gặp.
@ Thái độ: Khi đi đường có ý thức chú ý đến biển báo.
 Tuân theo luật và đi đúng phần đường quy định của biển báo hiệu GT
II. Đồ dùng dạy học
GV: 23 biển báo, 28 tấm bìa có viết tên biển báo
HS: quan sát trên đường đi, vẽ 2 – 3 biển báo thường gặp, chuẩn bị trình bày trước lớp và giải thích mình đã nhìn thấy biển báo đó ở đâu.
III. Hoạt động dạy – học
* Hoạt động 1: Ôn tập và giới thiệu bài mới, để điều khiển người và phương tiện giao thông (PTGT) đi trên đường được an toàn. Trên các đường phố người ta đặt những cột biển báo hiệu GT. Vậy để giúp các em có hiểu biết về các biển báo. Hôm nay cô hướng dẫn các em tìm hiểu bài "Biển báo hiệu giao thông đường bộ"
Hoạt động dạy
Hoạt động học
- Gv: các em đã khi nào nhìn thấy biển báo đó chưa và có biết ý nghĩa của biển báo đó là gì không?
- Gv chốt lại: Biển báo hiệu cấm đi ngược chiều thường đặt ở đầu đoạn đường một chiều.
- Gv nhận xét tuyên dương
* Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung biển báo mới 
- Gv giới thiệu biển báo số 110a, 112
+ Em hãy nhận xét hình dáng, màu sắc, hình vẽ của biển báo.
+ Biển báo này thuộc nhóm nào?
- Gv chốt lại: Biển báo cấm biểu thị những điều cấm người đi đường phải chấp hành theo điều cấm mà biển báo đó báo.
- Gv cho Hs xem 1 biển báo và nói: Đây là biển cấm người đi xe đạp.
+ Hãy tả biển báo 112 và cho biết biển báo biểu thị những gì?
- Gv ý chỉ dừng lại
- Gv giới thiệu biển báo 208,209, 233
+ Các biển báo này thuộc nhóm biển báo nào?
- Gv chốt lại: Biển báo số 208 báo hiệu giao nhau với đường ưu tiên.
+ Em hãy cho biết nội dung biển báo số 209, 223 
- Gv giới thiệu biển báo số 301 (a,b,c,d) là hướng đi phải theo biển báo số 303 là biển báo đường giao nhau phải chạy theo vòng xuyến
+ Hãy nêu biển báo số 304,305?
@ Hoạt động 3: Trò chơi biển báo
- Chia lớp làm 4 nhóm
- Gv nhận xét tuyên dương
@ Hoạt động 4: Tổng kết
- Gv tóm tắt: có 4 nhóm biển báo (Nhóm cấm, nhóm hiệu lệnh, nhóm chỉ dẫn, nhóm biển phụ)
Dặn dò: Khi đi đường các em cần thực hiện tốt những điều đã học. Về nhà xem lại bài và tìm hiểu thêm những biển báo khác.
Nhận xét tiết học
- 2 em lên bảng dán biển báo của mình và nói tên biển báo đó.
- Hs chơi trò chơi để nhận biết biển báo theo tên gọi của biển báo. Mỗi em cầm một biển báo, chọn tên biển báo đúng với biển báo trên tay để gắn vào.
- Lớp nhận xét
- Hs quan sát nhận xét
 + Hình tròn, nền trắng, viền màu đỏ, hình vẽ màu đen.
+ Biển báo cấm.
- Hs lắng nghe.
+ Hs chỉ biển báo số 110a nêu đặc điểm: hình tròn, nền trắng, viền màu đỏ, có vẽ chiếc xe đạp.
+ Có 8 cạnh, viền màu đỏ, có chữ STOP.
- Hs nêu đặc điểm.
+ Đây là nhóm biển báo nguy hiểm.
+ Biển báo số 209 báo hiệu nơi giao nhau có đèn tín hiệu. Biển báo số 233 báo hiệu có những nguy hiểm khác.
+ Biển báo số 304 chỉ đường dành cho xe thô sơ, biển báo số 305 chỉ đường dành cho người đi bộ.
- Hs quan sát các biển báo trên bảng, gắn tên biển báo đúng với biển báo đó
- Lớp nhận xét.
- 2 em nêu ghi nhớ: Khi đi đường phải tuân theo hiệu lệnh hoặc sự chỉ dẫn của biển báo hiệu.
Tuần 2
 Bài: VẠCH KẺ ĐƯỜNG – CỌC TIÊU VÀ RÀO CHẮN
 (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU
@ Kiến thức: HS hiểu ý nghĩa, tác dụng của vạch kẻ đường, cọc tiêu và rào chắn trong đường giao thông.
@ Kĩ năng: HS nhận biết được các loại cọc tiêu, rào chắn, vạch kẻ đường và xác định đúng nơi có vạch kẻ đường, cọc tiêu và rào chắn. Biết thực đúng quy định.
@ Thái độ: Khi đi đường luôn biết quan sát mọi tín hiệu GT để chấp hành đúng luật GTĐB và bảo đảm ATGT.
* Nội dung an toàn giao thông
Vạch kẻ đường: vạch kẻ đường là một dạng báo hiệu để hướng dẫn, tổ chức điều khiển GT. 
Cọc tiêu và tường bảo vệ: Cọc tiêu hoặc tường bảo vệ đặt ngay mép các đoạn đường nguy hiểm. Cọc tiêu cao 60 cm, có tiết diện vuông
Hàng rào chắn: Mục đích không cho người và xe qua lại. Có hai loại hàng rào chắn: Hàng rào cố định ở những nơi đường thắt hẹp, đường cụt. Hàng rào chắn di động có thể nâng lên, hạ xuống, đẩy ra, đẩy vào hoặc đóng mở được.
II. CHUẨN BỊ: 
- GV: 7 phong bì dày (Trong mỗi phong bì có một biển báo hiệu). Các biển báo khác đã học. Tranh vẽ trong SGK, phiếu học tập.
- HS: Quan sát những nơi có vạch kẻ đường, tìm hiểu xem có những loại vạch kẻ đường nào.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hoạt động mở đầu: Ôn bài cũ và giới thiệu bài mới.
+ Tiết ATGT hôm trước em học bài gì?
+ Để đảm bảo ATGT trên đường bộ em cần làm gì?
- Tổ chức trò chơi "Chạy hộp thư"
- Gv nêu trò chơi: Cô có một tập thư trong có các thẻ, nội dung là các lệnh truyền đi cho các trạm GT
- Gv treo các bảng tên biển báo
* Hoạt động 1: Tìm hiểu vạch kẻ đường
+ Em nào đã nhìn thấy vạch kẻ trên đường?
- Gv treo tranh có vạch kẻ đường.
+ Người ta kẻ những vạch trên đường để làm gì?
- Gv nhận xét bổ sung:
Tranh 1: Vẽ vạch đi bộ qua đường, vạch dừng xe, cụm vạch kẻ đường sát ngã tư, vạch liên tục có chữ "Dừng lại"
Tranh 2: Vạch dọc liền để phân làn, xe không được vượt qua. Vạch sọc ngang liền nhau, báo hiệu ô tô xe máy đi chậm lại.
Tranh 3: Cụm mũi tên chỉ các hướng đi.
* Hoạt động kết thúc: Củng cố – dặn dò
- Về nhà tìm hiểu và quan sát cọc tiêu, rào chắn. Học vào tiết 2
- Hs nhắc lại tựa bài.
+ Khi đi đường phải đi theo hiệu lệnh hoặc sự chỉ dẫn của biển báo hiệu.
- Hs vừa hát vừa truyền hộp thư, khi có lệnh dừng Hs đang có hộp thư trong tay sẽ chọn và rút ra 1 phong bì và nói điều làm theo nội dung hiệu lệnh của biển báo đó. Tiếp tục chơi cho đến hết phong bì
- Hs tìm biển báo gắn vào tên của biển báo đó.
- Hs nêu ý nghĩa (3 em)
- Hs quan sát tranh: chỉ các loại vạch kẻ đường, cho biết vị trí, màu sắc, hình dạng của mỗi loại vạch.
+ Để phân chia làn đường, làn xe, hướng đi, vị trí, chỗ dừng lại.
- Hs hoạt động nhóm: quan sát tranh và giải thích (4 em) 
- Lớp nhận xét
- Hs lắng nghe
- Hs nhắc lại nội dung các tranh.
- Hs quan sát tranh.
- Hs nêu tác dụng của vạch kẻ đường.
Tuần 3
 Bài: VẠCH KẺ ĐƯỜNG – CỌC TIÊU VÀ RÀO CHẮN
 (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU
@ Kiến thức: HS hiểu ý nghĩa, tác dụng của vạch kẻ đường, cọc tiêu và rào chắn trong đường giao thông.
@ Kĩ năng: HS nhận biết được các loại cọc tiêu, rào chắn, vạch kẻ đường và xác định đúng nơi có vạch kẻ đường, cọc tiêu và rào chắn. Biết thực đúng quy định.
@ Thái độ: Khi đi đường luôn biết quan sát mọi tín hiệu GT để chấp hành đúng luật GTĐB và bảo đảm ATGT.
* Nội dung an toàn giao thông
Vạch kẻ đường: vạch kẻ đường là một dạng báo hiệu để hướng dẫn, tổ chức điều khiển GT. 
Cọc tiêu và tường bảo vệ: Cọc tiêu hoặc tường bảo vệ đặt ngay mép các đoạn đường nguy hiểm. Cọc tiêu cao 60 cm, có tiết diện vuông
Hàng rào chắn: Mục đích không cho người và xe qua lại. Có hai loại hàng rào chắn: Hàng rào cố định ở những nơi đường thắt hẹp, đường cụt. Hàng rào chắn di động có thể nâng lên, hạ xuống, đẩy ra, đẩy vào hoặc đóng mở được.
II. CHUẨN BỊ: 
- GV: 7 phong bì dày (Trong mỗi phong bì có một biển báo hiệu). Các biển báo khác đã học. Tranh vẽ trong SGK, phiếu học tập.
- HS: Quan sát những nơi có vạch kẻ đường, tìm hiểu xem có những loại vạch kẻ đường nào.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động dạy
* Hoạt động mở đầu: KTBC và giới thiệu bài mới.
+ Người ta kẻ những vạch trên đường để làm gì?
* Hoạt động 2: Tìm hiểu cọc tiêu, hàng rào chắn.
- Gv cho Hs xem tranh vẽ cọc tiêu trên đường .
+ Cọc tiêu được cắm ở đâu?
- Gv giơí thiệu cọc tiêu: Cọc tiêu cao 60 cm, có tiết diện vuông, sơn trắng, đầu trên sơn đỏ. Các cọc tiêu có thể liên kết lại thành tường rào.
+ Cọc tiêu có tác dụng gì trong GT?
+ Hãy nêu tác dụng của rào chắn và cho biết có mấy loại rào chắn?
*Thực hành: Gv phát phiếu học tập, nêu nhiệm vụ của Hs.
Hoạt động học
+ Để phân chia làn đường, làn xe, hướng đi, vị trí, chỗ dừng lại
+ Cọc tiêu là cọc cắm ở mép các đoạn đường nguy hiểm để người lái xe biết phạm vi an toàn của đường.
+ Cọc tiêu cắm ở các đoạn đường nguy hiểm để người đi biết giới hạn của đường (đường cong, dốc, có vực sâu)
+ Rào chắn để ngăn không cho người và xe qua lại. Có hai loại rào chắn: Rào chắn cố định (ở những nơi đường thắt hẹp, đường cấm, đường cụt) và rào chắn di động (có thể nâng lên, hạ xuống, đẩy ra, đẩy vào đóng mở được rút ra bài học.
- Hs hoàn thành bài trên phiếu
PHIẾU HỌC TẬP
Kẻ nối giữa 2 nhóm (1) và (2) sao cho đúng nội dung
(2)
Vạch kẻ đường
Thường đặt ở mép các đoạn đường nguy hiểm, có tác dụng hướng dẫn cho người sử dụng đường biết phạm đường an toàn.
Cọc tiêu
Mục đích không cho người và xe qua lại
Bao gồm các vạch kẻ, mũi tên và các chữ viết trên đường để hướng dẫn xe cộ đi đúng đường.
Hàng rào chắn
- Gv nhận xét, tuyên dương
* Hoạt động 4: Củng cố – dặn dò
+ Tiết ATGT hôm nay em vừa học bài gì?
+ Vạch kẻ đường gồm những loại nào? Dùn ...  kéo các khoang chứa hàng.
* Hoạt động kết thúc: Củng cố – dặn dò.
- Về nhà các em học và xem lại bài, tìm hiểu thêm về các loại PT GT trên đường thủy.
- Nhận xét tiết học.
- Hs lựa chọn đường đi an toàn (tiết 2)
+ Đường đi an toàn là đường một chiều, có đèn chiếu, mặt đường phẳng, ít dốc.
+ Đường ít xe cộ qua lại, mặt đường phẳng ít dốc, dù phải đi vòng.
+ Đi sát lề đường
- 2 em nêu ghi nhớ
- Hs lên chỉ bản đồ: những con sông lớn nhỏ, kênh rạch nược ta.
- Hs cá nhân 2 em
+Tàu thủy, ca nô, thuyền, phà, xuồng máy, ghe
- Hs quan sát tranh – chỉ và nêu tên mỗi loại PT trong tranh.
- Hs lắng nghe
+ Trên hồ, trên sông, trên biển.
+ Người ta có thể đi trên mặt sông, trên hồ lớn, kênh rạch. Ở Việt Nam có nhiều kênh tự nhiên và kênh do người đào.
- Hs rút ra kết luận: GTĐT ở nước ta rất thuận tiện, vì có nhiều sông, kênh rạch. GTĐT là một mạng lưới giao thông quan trọng ở nước ta.
+ Chỉ những nơi mặt nước có đủ độ rộng, độ sâu cần thiết với độ lớn củ tàu thuyền và có chiều dài.
- Hs hoạt động nhóm đôi: kể tên các PT và nêu rõ mỗi PT GT ở mỗi nơi khác nhau.
- Hs trình bày.
- Hs nêu ghi nhớ – 2 em
- Lớp hát bài "Con kênh xanh xanh"
Tuần 7
 Bài: GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY VÀ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU
@ Hs biết mặt nước cũng là một phương tiện GT.
@ Hs biết tên gọi của các loại phương tiện giao thông đường thủy (GTĐT).
@ Hs biết được các biển báo hiệu GT trên đường thủy.
@ Giáo dục Hs thêm yêu Tổ quốc và biết điều kiện phát triển GTĐT, có ý thức khi đi trên đường thủy cũng phải đảm bảo an toàn.
II. CHUẨN BỊ
- GV: 6 mẫu biển báo GTĐT, bản đồ tự nhiên Việt Nam.
- HS: sưu tầm về hình ảnh PTGTĐT.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hoạt động mở đầu: KTBC và giới thiệu bài mới.
+ Tiết ATGT hôm trước em học bài gì?
+ Kể tên các loại đường thủy dùng để GT được?
+ Kể tên một số PT có thể GT trên đường thủy được?
- Gv nhận xét, ghi điểm.
- Giới thiệu bài: Tiết trước các em đã tìm hiểu các loại đường thủy và các PTGT đường thủy. Để xem trên đường thủy có các loại biển báo nào. Hôm nay cô hướng dẫn các em tìm hiểu tiếp bài "GTĐT và PTGTĐT" (tiết 2)
- Gv ghi tựa bài.
* Hoạt động 2: Biển báo giao thông đường thủy.
- Gv: trên mặt nước cũng là đường GT. Trên sông, biển, kênh cũng có rất nhiều tàu thuyền đi lại ngược xuôi, loại thô sơ, loại cơ giới, do đó trên đường thủy cũng có tai nạn xảy ra.
+ Em có thể hình dung những tai nạn, những điều không may nào sẽ xảy ra trên đường thủy?
- Gv: vì vậy để đảm bảo an toàn, người ta phải có các biển báo giao thông.
- Gv treo 6 biển báo giới thiệu
+ Em hãy nêu tên 6 biển báo và mô tả từng biển báo GTĐT (hình dáng, màu sắc, hình vẽ trên biển báo)
- Gv gợi ý giúp đỡ các nhóm.
- Gv chốt ý: 6 biển báo được phân thành 2 loại chính là: 
Biển báo cấm: có dạng hình vuông, viền màu đỏ, ở giữa có chữ hoặc kí hiệu biểu thị điều cấm.
Biển chỉ dẫn: có dạng hình vuông, nền màu xanh lam, ở giữa có kí hiệu biểu thị điều chỉ dẫn.
+ Làm thế nào để bảo đảm an toàn trên đường thủy?
* Hoạt động kết thúc: Củng cố – dặn dò.
- Về nhà xem lại bài và tìm hiểu thêm các tranh ảnh PTGTĐT
- Chuẩn bị bài: "An toàn khi đi trên các PTGT công cộng"
Nhận xét tiết học.
+ Học bài "GTĐT và PTGTĐT" (tiết 1)
+ Trên hồ, trên sông, trên biển. có đủ độ rộng, độ sâu cần thiết với độ lớn củ tàu thuyền và có chiều dài.
+ Tàu thủy, ca nô, thuyền, phà, xuồng máy, ghe
- Hs lắng nghe
- Hs nhắc lại tựa bài
+ Có thể tàu thuyền đâm vào nhau, đắm tàu, gây chết người, thiệt hại về tài sản.
- Hs quan sát theo dõi
- Hs hoạt động nhóm 4
· Biển báo cấm đậu: hình vuông, nền đỏ, có đường chéo đỏ, ở giữa có chữ P màu đen. Tác dụng: biển này có ý nghĩa cấm các loại tàu thuyền đỗ lại
· Biển báo cấm các PT thô sơ đi qua: hình vuông, màu đỏ, có đường chéo đỏ, vẽ hình một người đang chèo thuyền. Có ý nghĩa cấm PT thô sơ đi qua.
· Biển báo cấm rẽ phải, rẽ trái: hình vuông, nền trắng, viền đỏ, có hình mũi tên rẽ bên phải, hoặc bên trái. Ý nghĩa cấm tàu thuyền rẽ phải hoặc rẽ trái.
· Biển báo phía trước có bến tàu hoặc bến phà: hình vuông, nền màu xanh lam, có hình vẽ tượng trưng con thuyền trên mặt nước màu trắng. Ý nghĩa báo cho tàu thuyền biết phía trước có bến đò, bến phà, chở khách qua cần cẩn thận. 
· Biển báo được phép đỗ: hình vuông, nền màu xanh lam, ở giữa có chữ P màu trắng. Ý nghĩa báo hiệu tàu , phà được phép đỗ an toàn.
- Hs lắng nghe
+ Đường thủy cũng là loại đường GT, có rất nhiều PT đi lại, do đó cần phải có chỉ huy GT để tránh tai nạn. Biển báo hiệu GTĐT cũng cần thiết và có tác dụng như biển báo hiệu GTĐB.
- Hs nêu ghi nhớ 
Tuần 8
 Bài: AN TOÀN KHI ĐI TRÊN CÁC PHƯƠNG TIỆN 
GIAO THÔNG CÔNG CỘNG
I. MỤC TIÊU
@ Hs biết các nhà ga, bến tàu, bến xe,bến phà, bến đò là nơi các PTGT CC đỗ (đậu) để đón khách lên xuống, tàu, xe, thuyền, đò.
@ Hs biết cách lên xuống tàu, xe, thuyền, ca nô một cách an toàn.
@ Hs biết các quy định khi ngồi trên ô tô, tàu thuyền 
@ Giáo dục HS có ý thức thực hiện đúng các quy định khi trên các PTGTCC để đảm bảo cho bản thân và cho mọi người.
II. CHUẨN BỊ
- GV: Hình ảnh các nhà ga bến tàu, bến xe, các hình ảnh người lên xuống tàu, thuyền; hình ảnh người ngồi yên đúng vị trí trên tàu, xe.
- HS: Nhớ và kể lại các chuyến đi chơi tham quan.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hoạt động mở đầu: KTBC và giới thiệu bài mới.
+ Để tránh các tai nạn GT trên đường thủy ta cần phải làm gì?
 Gv treo biển báo hiệu GTĐT
- Gv nhận xét, ghi điểm
- Giới thiệu bài: Lớp ta có em nào được bố mẹ cho đi chơi xa bao giờ chưa?
Bố mẹ đưa các em đến nơi nào để mua vé lên tàu, xe? 
- Gv: người ta gọi nơi đó là gì?
- Gv: khi ngồi trên xe, trên tàu ta phải làm gì để bảo đảm an toàn, hôm nay cô cùng các em tìm hiểu bài:" An toàn khi đi trên các PTGTCC"
- Gv ghi tựa bài
* Hoạt động 1: Các loại PTGTCC.
+ Hãy kể tên các loại đường GT và các PTGT trên các loại ĐGT đó.
- Gv: Ở Việt Nam ta có 4 loại đường GT: GTĐB, GTĐS, GTĐT, GT đường hàng không, để lưu thông với các nơi trong nước và ngoài nước.
* Hoạt động 2: Giới thiệu nhà ga, bến tàu, bến xe.
+ Hãy kể tên các nhà ga, bến tàu, bến xe, bến đò mà em biết?
+ Ơû những nơi thường có chỗ cho người ngồi chờ đợi tàu, xe gọi là gì?
+ Chỗ để bán vé cho tàu, xe gọi là gì?
- Gv: Những người muốn lên tàu, lên xe đều phải mua vé trước khi lên tàu, xe.
+ Khi ở phòng chờ ta cần giữ trật tự như thế nào?
- Gv: Muốn đi bằng các PTGTCC, người ta phải đến nhà ga, bến tàu, bến xe để mua vé, chờ tàu, xe khởi hành.
* Hoạt động 3: An toàn khi đi tàu, đi xe.
- Chia lớp hoạt động nhóm: 
+ Khi xe dừng lại, ta lên, xuống xe về phía nào?
+ Ngồi vào trong xe động tác đầu tiên là phải làm gì?
+ Khi lên, xuống tàu, xe phải làm gì để có trật tự?
 Gv nhận xét tuyên dương.
- Gv phát phiếu bài tập, treo bảng phụ.
+ Cần phải có biển báo hiệu GTĐT và cần phải tuân theo các biển báo hiệu GTĐT cũng giống như biển báo hiệu GTĐB.
- Hs lên bảng nêu tên các biển báo đó.
+ Gọi là nhà ga, bến tàu, bến xe
- Hs nêu tựa bài
+ GTĐB: có ô tô chở khách, ô tô buýt.
+ GTĐS: có tàu hỏa.
+ GTĐT: có thuyền, phà, tàu, ghe.
+ GTĐ hàng không: có máy bay.
+ Nhà ga Hà Nội, bến cảng Hải Phòng, bến xe miền Đông, bến cảng nhà Rồng
+Gọi là phòng chờ. (nhà chờ)
+Phòng bán vé.
- Hs chú ý lắng nghe
+ Không đi lại lộn xộn, không làm ồn, không nói to làm ảnh hưởng đến người khác.
- Hs lắng nghe
- Hoạt động nhóm, quan sát tranh, ghi kết quả thảo luận 
+ Phía bên tay phải, phía lề đường.
+ Đeo dây an toàn.
+ Đợi xe dừng hẳn xếp hàng lên, xuống trật tự, không xô đẩy, chen lấn. Phải bám vịn chắc chắn và nhìn xuống chân. 
+ Khi xuống xe không được chạy sang đường ngay mà phải chờ cho xe đi qua, quan sát xe trên đường rồi mới được qua
- Hs nhận xét, bổ sung.
- Hs đọc yêu cầu và hoàn thành trên phiếu bài tập
- Hs lên trình bày – Hs khác nhận xét
PHIẾU BÀI TẬP
Tên:  
	* Điền chữ Đ hay S vào ô trống:
ơ Đi tàu chạy, nhảy trên các toa, ra ngồi ở bậc lên xuống.
ơ Đi tàu, ca nô đứng dựa vào lan can tàu, cúi nhìn xuống nước.
ơ Đi thuyền, thò chân xuống nước, cúi xuống với nước lên nghịch.
ơ Đi ô tô thò đầu, tay ra cửa sổ.
ơ Đi ô tô buýt không cần bám vịn vào tay vịn.
+ Em hãy giải thích vì sao ý 2,3,4 là sai
+ Qua các việc làm trên, em hãy cho biết, khi đi trên các PTGTCC ta cần lưu ý điều gì?
- Gv ghi bài học lên bảng:
² Khi đi trên các PTGTCC ta cần nhớ:
­ Ngồi trên xe buýt, tàu hỏa phải bám vào tay vịn, không đi lại, không thò đầu, thò tay, không vứt rác ra cửa sổ.
­ Ngồi trên tàu, thuyền, ca nô không được thò tay, khoa chân xuống nước.
* Hoạt động kết thúc: Củng cố – dặn dò
+ Khi ở phòng chờ em cần làm gì?
+ Khi lên, xuống tàu, xe ta cần phải làm gì để bảo đảm an toàn?
GDTT: Các em cần thực hiện tốt các thói quen và những điều đã học về ATGT để bảo đảm an toàn cho bản thân cũng như gia đình.
- Nhận xét tiết học.
- Hs giải thích.
- Hs nhắc lại bài học (2 em)
- Hs thi hái hoa, trả lời câu hỏi củng cố
------------------------------------------------HẾT-----------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docATGT.doc