Thiết kế bài học các môn lớp 5 - Tuần 3, 4 - Trường tiểu học Nghĩa Đồng

Thiết kế bài học các môn lớp 5 - Tuần 3, 4 - Trường tiểu học Nghĩa Đồng

 I/ MỤC TIÊU:

Giúp học sinh:

- Củng cố kĩ năng chuyển hỗ số thành phân số.

- Củng cố kĩ năng làm tính, so sánh các hỗn số ( bằng cách chuyển hỗn số thành phân số rồi làm tính, so sánh).

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Các hình vẽ như trong sgk vẽ vào giấy khổ to, hoặc bảng phụ.

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

 

doc 91 trang Người đăng huong21 Lượt xem 520Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài học các môn lớp 5 - Tuần 3, 4 - Trường tiểu học Nghĩa Đồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3
 Thứ hai ngày 3 tháng 9 năm 2012
Toán
Tiết 11: Luyện tập
 I/ Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Củng cố kĩ năng chuyển hỗ số thành phân số.
- Củng cố kĩ năng làm tính, so sánh các hỗn số ( bằng cách chuyển hỗn số thành phân số rồi làm tính, so sánh).
II/ Đồ dùng dạy học:
- Các hình vẽ như trong sgk vẽ vào giấy khổ to, hoặc bảng phụ.
III/ Hoạt động dạy học.
Phương pháp
Nội dung
Bài cũ:
- Gọi học sinh lên bảng chữa bài 2 và 3/sgk.
? Muốn chuyển hỗn số thành phân số ta làm như thế nào?
- Nhận xét, bổng sung, cho điểm
B. Dạy học bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn luyện tập:
- Gọi học sinh nêu yêu cầu.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài
- Chữa bài và hỏi học sinh:? Em hãy nêu cách chuyển hỗn số thành phân số ?
- Gọi học sinh đọc đề toán.
- G viết lên bảng yêu cầu học sinh suy nghĩ và tìm cách so sánh hai hỗn số trên.
- G nhận xét tất cả các cách học sinh đưa ra, khuyến khích các em chịu khó tìm tòi, cách hay: Các em chỉ việc chuyển hỗn số thành phân số rồi ta so sánh như so sánh hai phân số.
- Gọi học sinh đọc bài của mình.
- G nhận xét, cho điểm.
- Gọc học sinh đọc đề bài và nêu yêu cầu cua rđề bài:
- Yêu cầu học sinh làm bài.
- Gọi học sinh nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
? Muốn cộng trừ hai phân số khác mẫu ( cùng mẫu ) ta làm như thế nào?
- Nhận xét, chốt nội dung.
4. Củng cố dặn dò:
- Tóm nội dung: so sánh các hỗn số.
- Dặn dò về nhà: 
2 học sinh lên bảng chữa bài và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, bổ sung.
Bài 1 ( 14-sgk)
- 2 học sinh lên bảng làm bài, lớp làm vào vở bài tập.
- Học sinh trả lời
Bài 2 (14- sgk )
- Học sinh trao đổi để tìm cách so sánh.
- Một số học sinh trình bày.
* Chuyển cả hai hỗn số thành phân số rồi so sánh.
* So sánh từng phần của hỗn số.
Bài 3( 14- sgk )
- Chuyển hỗn số thành phân số rồi thực hiện tính.
a, 
b, 
c, 
d, 3
- Học và chuẩn bị bài sau
Tập đọc:
 Lòng dân
 I. Mục đích yêu cầu
Giúp HS:
Đọc trôi chảy toàn bài, biết ngắt giọng đúng để phân biệt được tên nhân vật và lời nhân vật. Đọc đúng ngữ điệu các câu hỏi, các câu kể, câu cầu khiến, câu cảm trong vở kịch.
Hiểu ý nghĩa các từ khó trong bài: cai, hổng thấy, thiệt, quẹo vô, lẹ, láng.
 Hiểu nội dung phần một của vở kịch: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng.
II. Đồ dùng dạy học 
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 3 HS lên bảng đọc thuộc lòng bài thơ “Sắc màu em yêu’’ và trả lời một số câu hỏi về nội dung trong SGK.
- Nhận xét, ghi điểm cho HS
- 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
2. Bài mới :
2.1 Giới thiệu bài
- GV cho HS quan sát tranh minh hoạ trong SGK, giới thiệu bài và ghi tên bài lên bảng 
- HS lắng nghe.
2.2 Hướng dẫn HS luyện đọc
- Đây là vở kịch cần GV đọc mẫu, định hướng cho HS cách đọc để phân biệt tên nhân vật với lời nói của nhân vật.
- G đọc mẫu, chia đoạn và hướng dẫn H luyện đọc
+ Lần 1: Đọc kết hợp sửa sai
+ Lần 2: Đọc kết hợp giải thích một số từ khó trong bài: cai, hổng thấy, thiệt, quẹo vô, lẹ, láng.
+ Lần 3: Đọc diễn cảm.
- Gọi 5 H đọc diễn cảm dưới hình thức phân vai.
- Nhận xét.
HS chú ý lắng nghe.
+ Đoạn 1: Anh chị kia!.. Thằng nầy là con.
+ Đoạn 2 : Chồng chị à ?...Rục rịch tao bắn.
+ Đoạn 3 : Trời ơi!... đùm bọc lấy nhau.
2.3 Hướng dẫn HS tìm hiểu bài
- Tổ chức cho H trao đổi thảo luận câu hỏi của SGK. Sau đó gọi 1 H khá lên điều khiển: nêu câu hỏi, yêu cầu H dưới lớp trình bày.
+Hỏi: Câu chuyện xảy ra ở đâu? Trong thời gian nào?
- Câu chuyện xảy ra trong một ngôi nhà nông thôn Nam Bộ trong thời kì kháng chiến.
+Hỏi: Chú cán bộ gặp chuyện gì nguy hiểm?
- Chú bị địch rượt bắt trong khi đi làm nhiệm vụ.
+Hỏi: Dì Năm đã nghĩ ra cách gì để cứu chú cán bộ?
- Dì vội dưa cho chú một chiéc áo để thay và mời chú ngồi xuống chõng để ăn cơm... không nhận ra.
+Hỏi: Qua hành động đó, bạn thấy dì Năm là người như thế nào?
- Dì Năm là người dũng cảm mưu trí.
+Hỏi: Nội dung chính của đoạn kịch cho chúng ta biết điều gì?
- 3- 4 H nối tiếp phát biểu.
G kết luận: Vở kịch “Lòng dân” nói lên tấm lòng của người dân Nam Bộ đối với cách mạng. Nhân vật Dì Năm đại diện cho bà con Nam Bộ...
- H lắng nghe.
- G ghi nội dung của vở kịch lên bảng.
* Bài văn ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng.
2.4 Hướng dẫn H đọc diễn cảm
+Hỏi: Em hãy dựa vào nội dung bài để tìm giọng đọc cho phù hợp với từng nhân vật
 - Yêu cầu H luyện đọc theo nhóm
- Tổ chức H thi đọc diễn cảm giữa các nhóm.
 + Người dẫn chuyện: Đọc lời mở đầu bằng giọng kể, + Giọng cai và lính: hống hách, xấc xược
+ Giọng dì Năm: tự nhiên, khi than vãn, lúc nghẹn ngào.
+ Giọng An: giọng một đứa trẻ đang khóc.
 - HS luyện đọc theo sự hướng dẫn của G.
3. Củng cố- Dặn dò:+Hỏi: Qua vở kịch hôm nay em thích chi tiết nào nhất? 
- GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà.
2- 3 H nối tiếp trả lời.
---------------------------------------------------------------
	Thứ ba ngày 4 tháng 9 năm 2012.
 ----------------------------------------------------------------------- 
 Toán
Tiết 12: Luyện tập chung
 I/ Mục tiêu:
Giúp học sinh củng cố các kĩ năng:
- Nhận biết phân số thập phân và chuyển một phân số thành phân số thập phân.
- Chuyển hỗn số thành phân số.
- Chuyển các số đo có hai tên đơn vị thành số đo có một tên đơn vị ( Số đo viết dưới dạng hỗn số kèm theo một tên đơn vị đo.
III/ Hoạt động dạy học.
Phương pháp
Nội dung
A. Bài cũ:
- Gọi học sinh chữa bài 3 sgk.
? Nêu cách chuyển hỗn số thành phân số?
? Nêu cách chuyển phân số thành số thập phân?
- Nhận xét, cho điểm.
B. Dạy học bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn luyện tập.
- Yêu cầu học sinh đọc đề toán.
? Phân số như thế nào thì được gọi là phân số thập phân?
? Muốn chuyển một phân số thành một phân số thập phân, ta làm như thé nào?
- Yêu cầu học sinh làm bài, chọn cách sao cho phù hợp.
- Gọi học sinh nhận xét bài làm của bạn.
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
? Ta có thể chuyển một hỗn số thành phân số như thế nào?
 - Yêu cầu học sinh làm bài.
- Nhận xét bài làm của học sinh.
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài và hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu học sinh làm bài.
- Nhận xét, chữa bài cho học sinh.
- G viết lên bảng số đo 5m7dm: ? Hãy suy nghĩ để tìm cách viết số đo 5m7dm thành số đo có một đơn vị là m.
- Nhận xét cách làm của học sinh, sau đó nêu: Trong bài tập này chúng ta chuyển số đo có hai tên đơn vị thành số đo có một tên đơn vị viết đưới dạng hỗn số.
- Lớp nhận xét chữa bài của học sinh trên bảng.
3. Củng cố, dặn dò:
- 3 học sinh lên bảng.
- 2 học sinh trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, bổ sung.
Bài 1: (15-sgk)
- 1 học sinh đọc.
 - Những phân số có mẫu là 10, 100, 1000,..được gọi là các phân số thập phân.
- Tìm một số để nhân với mẫu ( hoặc chia) để có 10, 100, 1000,..sau đó nhân ( chia ) cả tử và mẫu với số đó để phân số thập phân bằng với phân số đã cho.
Bài 2: (15-sgk)
- Chuyển hỗn số thành phân số.
- ta lấy mẫu nhân với phần nguyên rồi cộng với tử số và mẫu số bằng mẫu số của phân số.
- 2 học sinh lên bảng làm bài.
Bài 3: ( 15-sgk)
1 dm = 1g = 1 phút = giờ
3dm = 8g = 6 phút = giờ
9dm = 25g = 12phút = giờ
Bài 4(15-sgk)
- Học sinh suy nghĩ cách làm.
- Học sinh nghe.
- Học và chuẩn bị bài sau.
Thứ tư ngày tháng 9 năm 2012
Tập đọc:
 Lòng dân (tiếp theo)
 I. Mục đích yêu cầu
Giúp HS:
- Đọc trôi chảy toàn bài, biết ngắt giọng đúng để phân biệt được tên nhân vật và lời nói của nhân vật. Đọc đúng ngữ điệu các câu hỏi, các câu kể, câu cầu khiến, câu cảm trong vở kịch.
- Giọng đọc thay đổi linh hoạt, phù hợp với tính cách của từng nhân vật và tình huống căng thẳng, đầy kịch tính của vở kịch . Biết đọc diễn cảm vở kịch theo cách phân vai.
- Hiểu nội dung phần một của vở kịch: Ca ngợi mẹ con dì Năm dũng cảm, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng; tấm lòng son sắc của người dân Nam Bộ đối với cách mạng. 
II. Đồ dùng dạy học 
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
- Bảng phụ viết sẵn đoạn kịch cần hướng dẫn H luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 6 lên bảng đọc phân vai đoạn đầu vở kịch “Lòng dân’’và trả lời một số câu hỏi về nội dung trong SGK.
- Nhận xét, ghi điểm cho HS
- 6 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
2. Bài mới :
2.1 Giới thiệu bài
- GV cho HS quan sát tranh minh hoạ trong SGK, giới thiệu bài và ghi tên bài lên bảng 
- HS lắng nghe.
2.2 Hướng dẫn HS luyện đọc
- Đây là vở kịch đã được học trong giờ trước, G gọi 3 H nối tiếp đọc vở kịch.
- G chia đoạn và hướng dẫn H luyện đọc
+ Lần 1: Đọc kết hợp sửa sai
+ Lần 2: Đọc kết hợp giải thích một số từ khó trong bài: 
+ Lần 3: Đọc diễn cảm.
- Gọi 6 H đọc diễn cảm dưới hình thức phân vai.
- Nhận xét.
HS chú ý lắng nghe.
+ Đoạn 1: Cai: Hừm! Thằng nhỏ...
(chú toan đi, cai cản lại).
+ Đoạn 2 : Cai: Để chị này...chưa thấy.
+ Đoạn 3: Cai: Thôi!...nhậu chơi hà!
2.3 Hướng dẫn HS tìm hiểu bài
- Tổ chức cho H trao đổi thảo luận câu hỏi của SGK. Sau đó gọi 1 H khá lên điều khiển: nêu câu hỏi, yêu cầu H dưới lớp trình bày.
+Hỏi: An đã làm cho bọn giặc mừng hụt như thế nào ?
Khi bọn giặc hỏi: Ông đó có phải
 là tía mày không, An đã trả lời
 là “không”.... làm chúng tẽn tò.
+Hỏi: Những chi tiết nào cho thấy dì Năm ứng xử rất thông minh?
Dì vờ hỏi chú cán bộ... để chú biết
 mà nói theo.
+Hỏi:Em có nhận xét gì về từng nhân vật trong đoạn kịch?
+ Dì Năm: rất mưu trí,dũng cảm lừa
 giặc
+ Bé An : vô tư, hồn nhiên, thông minh..
+ Chú cán bộ: bình tĩnh, tự nhiên tham 
gia vào màn kịch...
+ Cai, lính : Khi thì hống hách, hênh
 hoang, khi thì nhún nhường...
+Hỏi: Vì sao vở kịch được đặt tên là “Lòng dân”?
Vở kịch thể hiện tấm lòng son sắt 
của người dân Nam Bộ đối với
 cách mạng.
+Hỏi: Nội dung của vở kịch cho chúng ta biết điều gì?
- 3- 4 H nối tiếp phát biểu.
G kết luận: Vở kịch “Lòng dân” nói lên tấm lòng của người dân Nam Bộ đối với cách mạng. Nhân vật Dì Năm đại diện cho bà con Nam Bộ...
- H lắng nghe.
- G ghi nội dung của vở kịch lên bảng.
* Bài văn ca ngợi dì Năm và bế An 
dũng cảm, mưu trí trong cuộc đấu trí
 để lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng.
2.4 Hướng dẫn H đọc diễn cảm
+Hỏi: Em hãy dựa vào nội dung bài để tìm giọng đọc cho phù hợp với từng nhân vật?
- G gọi 5 H đọc diễn cảm trước lớp.
- Yêu cầu H luyện đọc theo nhóm
- Tổ chức H thi đọc diễn cảm giữa các nhóm.
- Nhận xé ... Đáp số: 6 lít.
3. Củng cố dặn dò:
? Nhắc lại mối quan hệ tỉ lệ đã học?
- Nhận xét tiết học- dặn dò về nhà
- 2 học sinh nhắc lại
- Học và chuẩn bị bài sau.
 --------------------------------------------------------------------
Tập làm văn:
 Tả cảnh (Kiểm tra viết)
I, Mục tiêu:
Giúp học sinh viết một bài văn tả cảnh.
II, Đồ dùng dạy học:
- Bảng viết đề tài, cấu tạo bài văn tả cảnh.
III, Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy
1, Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra sự chuẩn bị vở cử học sinh.
2, Thực hành viết.
- Gv đưa ra các đề tài, gọi học sinh đọc (Sgk – 44).
- Lưu ý về cấu tạo bài văn tả cảnh, cần viết đủ theo các phần.
Hoạt động học
- Học sinh đọc đề bài.
- Học sinh đọc và quan sát cấu tạo ở bảng. Học sinh viết bài.
3, Thu và chấm một số bài.
- Nêu nhận xét chung.
4, Củng cố dặn dò:
- Nhận xét giờ viết.
- Dặn dò chuẩn bị bài sau.
 ----------------------------------------------------------------- 
Kể chuyện:
 Tiếng vĩ cầm ở Mĩ Lai
 I. Mục tiêu: 
1. Rèn kỹ năng nói:
- Dựa vào lời kể của GV, những hình ảnh minh hoạ phim trong SGK và lời thuyết minh cho mỗ hình ảnh, kể lại được câu chuyện “Tiếng vĩ cầm ở Mĩ Lai”; kết hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, cử chỉ một cách tự nhiên. 
2. Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi hành động dũng cảm của những người Mỹ có lương tâm đã ngăn chặn và tố cáo tội ác man rợ của quân đội Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
3. Biết trao đổi với bạn bè về ý nghĩa câu chuyện.
II. Đồ dùng dạy học 
Các hình ảnh minh hoạ trong SGK trang 40.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
- Yc HS kể lại một việc làm tốt để góp phần xây dựng quê hương đất nước.
- Nhận xét, ghi điểm.
- 2 HS lên bảng kể và trả lời câu hỏi của GV
2. Dạy học bài mới:
2.1 Giới thiệu bài: GV giới thiệu, ghi bảng
 - HS lắng nghe.
2.2 Hướng dẫn kể chuyện:
- GV kể lần 1:
H: Câu chuyện xẩy ra vào thời gian nào?
H: Truyện phim có những nhân vật nào?
- GV kể lần 2: Vừa kể vừa chỉ vào từng hình ảnh minh hoạ, giải thích từng lời thuyết minh.
- Y/c HS giải thích lời thuyết minh cho từng hình ảnh.
- HS lắng nghe và ghi lại tên các nhân vật trong truyện phim.
- Ngày 16/3/1968
- Mai - cơ: cựu chiến binh Mỹ ;
- Tôm - xơn: chỉ huy đội bay. 
- 7 HS tiếp nối nhau giải thích.
GV kết luận: Vào ngày 16/3/1968 tại xã Sơn Mỹ - Mỹ Lai - huyện Sơn Tịnh - tỉnh Quảng Ngãi đã xẩy ra một cuộc thảm sát vô cùng tàn khốc của quân đội Mỹ. Chúng đốt nhà, ruộng vườn ...
- HS láng nghe
2.3. Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện:
a) Kể chuyện theo nhóm
- HS kể từng đoạn của câu chuyện theo nhóm (mỗi nhóm kể theo 2 - 3 tấm ảnh). Sau đó 1 em kể toàn chuyện. Cả nhóm trao đổi cùng các bạn về nội dung, ý gnhĩa câu chuyện.
b) Thi kể trước lớp theo hai hình thức:
+ Kể tiếp nối.
+ Kể tàon bộ câu chuyện.
+ Cho HS bình chọn
+ Nx, cho điểm từng HS.
- 5 HS kể tiếp nối từng đoạn chuyện.
- 2 HS thi kể toàn bộ truyện. HS dưới lớp hỏi bạn về ý nghĩa của truyện
- Cả lớp bình chọn bạn kể hay, bạn kể hay nhất trong tiết học.
3. Củng cố - dặn dò:
- H: Câu chuyện ca ngợi điều gì?
- GV kết luận: Chiến tranh thật kinh khủng. Bất kỳ một cuộc chiến tranh nào ...
- GV nhận xét tiết học; hướng dẫn về nhà.
- 2 - 3 HS trả lời.
 ----------------------------------------------------------------
Địa lí:
 Bài 4: Sông ngòi
 I. Mục tiêu
	Sau bài học, HS có thể:
- Chỉ được trên bản đồ một số sông chính của Việt Nam.
- Trình bày được một số đặc điểm của sông ngòi VIệt Nam.
- Nêu được vai trò của sông ngòi đối với đời sống và sản xuất cảu nhân dân.
- Nhận biết được mối quan hệ địa lý khí hậu – sông ngòi.
II. Đồ dùng dạy học.
- Bản đồ Địa lí Việt nam.
- Các hình minh họa trong SGK.
- Phiếu học tập của HS.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Kiểm tra bài cũ – Giới thiệu bài
- GV gọi 3 HS lên bảng, yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
- GV giới thiệu bài: Trong bài học địa lí hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về hệ thống sông ngòi ở VIệt Nam và tác động của nó đến đời sống và sản xuất của nhân dân.
- 3 HS lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi sau:
+ Hãy nêu đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta.
+ Khí hậu miền Bắc và miền Nam khác nhau như thế nào?
+ Khí hậu có ảnh hưởng gì tới đời sống và sản xuất của nhân dân ta?
Hoạt động 1
Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc
 và sông có nhiều phù sa.
- GV treo lược đồ sông ngòi Việt Nam và hỏi HS: Đây là lược đồ gì? Lược đồ này dùng để làm gì?
- Hãy quan sát lược đồ sông ngòi và nhận xét về hệ thống sông của nước ta theo các câu hỏi sau:
+ Nước ta có nhiều sông hay ít sông? Chúng phân bố ở những đâu? T ừ đây em rút ra kết luận gì về hệ thống sông ngòi của Việt Nam?
+ Đọc tên các con sông lớn nước ta và chỉ vị trí của chúng trên lược đồ.
+ Sông ngòi ở miền Trung có đặc điểm gì? Vì sao sông ngòi ở miền Trung lại có đặc điểm đó?
+ ở địa phương ta có những dòng sông nào?
+ Về mùa mưa lũ, em thầy nước của các dòng sông ở địa phương mình có màu gì?
- GV giảng: Màu đỏ của nước sông chính là do phù sa tạo ra. Vì diện tích nước ta là đồi núi dốc, khi có mưa nhiều, mưa to, đất bị bào mòn trôi xuống lòng sông làm cho sông có nhiều phù sa.
- Hãy nêu lại các đặc điểm vừa tìm hiểu được về sông ngòi Việt Nam.
- HS đọc tên lược đồ và nêu: Lược đồ sông ngòi Việt Nam, được dùng để nhận xét về mạng lưới sông ngòi.
- HS làm việc cá nhân theo yêu cầu của GV.
+ Nước ta có rất nhiều sông. Phân bố ở khắp đất nước àNước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc và phân bố khắp đất nước.
+ HS đọc các con sông và dùng que chỉ, chỉ từ nguồn theo dòng sông đi xuống biển.
+ Sông ngòi ở miền Trung thường ngắn và dốc, do miền Trung hẹp ngang, địa hình có độ dốc lớn.
+ Sông Ka Long.
+ Nước sông có màu nâu đỏ.
- Dày đặc.
- Phân bố khắp đất nước
-Có nhiều phù sa.
- Kết luận: Mạng lưới sông ngòi nước ta dày đặc và phân bố rộng khắp trên cả nước. Nước sông có nhiều phù sa.
Hoạt động 2
Sông ngòi nước ta có lượng nước thay đổi theo mùa
- GV chia HS thành các nhóm nhỏ, yêu cầu các nhóm kẻ và hoàn thành nội dung bảng thống kê.
- HS làm việc theo nhóm 6 HS.
Thời gian
Lượng nước
ảnh hưởng tới đời sống và sản xuất
Mùa mưa
Nước nhiều, dâng lên nhanh chóng.
Gây ra lũ lụt, làm thiệt hại về người và của cho nhân dân .
Mùa khô
Nước ít, hạ thấp trơ lòng sông.
Có thể gây ra hạn hán thiếu nước cho đời sống và sản xuất nông nghiệp, sản xuất thủy điện, giao thông đường thủy gặp khó khăn.
- GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận trước lớp.
- GV nhận xét.
- Lượng nước trên sông ngòi phụ thuộc vào yếu tố nào của khí hậu?
- GV vẽ lên bảng sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa khí hậu với sông ngòi và giảng lại cho HS mối quan hệ này.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Lượng nước trên sông ngòi phụ thuộc vào lượng mưa. Vào mùa mưa, mưa nhiều, mưa to nên nước sông dâng lên cao; mùa khô ít mưa, nước sông dần hạn thấp, trơ ra lòng sông.
- Kết luận:Sự thay đổi lượng mưa cảu khí hậu Việt Nam đã làm chế độ nước của các dòng sông ở Việt Nam cũng thay đổi theo mùa. Nước sông lên xuống thoe mùa đã gây nhiều khó khăn cho đời sống và sản xuất của nhân dân ta như: ảnh hưởng tới giao thông đường thủy, ảnh hưởng tới hoạt động của các nhà máy thủy điện, đe dọa màu màng và đời sống của nhân dân ở ven sông.
Hoạt động 3
Vai trò của sông ngòi
- GV tổ chức cho HS thi tiếp sức kể về vai trò của sông ngòi như sau:
+ Chọn 2 đội chơi, mối đội 5 HS. Các em trong cùng một đội đứng xếp thành một hang dọc hướng lên bảng.
+ Phát phấn cho HS đứng đầu hàng của mỗi đội.
+ Yêu cầu mỗi HS chỉ viết một vai trò của sông ngòi mà em biết rồi chuyển phấn cho bạn tiếp theo.
+ Hết thời gian, đội nào kể được nhiều vai trò đúng là đội thắng cuộc.
- GV tổng kết cuộc thi.
- HS chơi theo hướng dẫn của GV.
- Kết luận: Sông ngòi bồi đắp phù sa, tạo nên nhiều đồng bằng. Ngoài ra, sông ngòi là đường thủy quan trọng, là nguồn cung cấp thủy điện, cung cấp nước, cung cấp thủy sản cho đời sống và sản xuất của nhân dân ta.
Củng cố – dặn dò
- GV hỏi:
+ Đồng bằng Bắc bộ và đồng bằng Nam bộ do những con sông nào bồi đắp nên?
+ Kể tên và chỉ vị trí của một số nhà máy thủy điện của nước ta mà em biết.
- GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- HS trả lời:
+ Đồng bằng bắc bộ do phù sa sông Hồng bồi đắp nên.
+ Đồng bằng Nam bộ do phù sa của hai con sông là sông Tiền và sông Hởu bồi đắp.
+ Hs chỉ trên bản đồ.
 -----------------------------------------------------------------------
Thể dục:
Bài 8:
đội hình đội ngũ 
 trò chơi: “ mèo đuổi chuột”
I/ Mục tiêu:
- Ôn để củng cố và nâng cao kĩ thuật động tác đội hình đội ngũ: Quay phải, quay trái, đi đều vòng phải, đi đều vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp. Yc động tác đúng kĩ thuật, đúng khẩu lệnh.
- Trò chơi “ Mèo đuổi chuột”. Yêu cầu chơi đúng luật, giữ kỉ luật tập trung chú ý, nhanh nhẹn, khéo léo, hào hứng trong khi chơi.
II/ Địa điểm, phương tiện:
- Trên sân trường, vệ sinh nơi tập.
- 1 còi, kẻ sân cho trò chơi.
III/ Nội dung và phương pháp lên lớp.
Nội dung
Định lượng
Phương pháp
1. Phần mở đầu:
- Tập hợp lớp, phổ biến nội dung yêu cầu tiết học. Chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luện luyện.
- Xoay các khớp, cổ chân, cổ tay, khớp gối, hông.
* Trò chơi tự chọn
2. Phần cơ bản:
a, Đội hình đội ngũ:
- Quay phải, quay trái, đi đều vòng phải, đi đều vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp
b, Trò chơi vận động:
- Trò chơi “Mèo đuổi chuột”
3. Phần kết thúc:
- Cho học sinh chạy đều thành một vòng tròn lớn. Sau đó khép thành một vòng tròn nhỏ rồi đứng lại, quay mặt vào tâm.
- Tập động tác thả lỏng.
- G cùng học sinh hệ thống bài.
- G nhận xét, đánh giá kết quả bài học.
6 - 10 phút
18 - 22 phút
10 - 12 phút
7 - 8 phút
4 - 6 phút
x x x x x x x x x x x x x
x x x x x x x x x x x x x
x x x x x x x x x x x x x
* GV
- Lần 1-2 G điều khiển lớp tập
 có nhận xét sửa chữa động tác 
sai cho học sinh.
- Chia tổ tập luyện, tổ trưởng
 điều khiển. G theo dõi, nhận 
xét, sửa sai
- Tổ chức thi đua giữa các tổ.
- Tập hợp theo đội hình chơi.
- G nêu tên trò chơi, hướng
 dẫn cách chơi.
- Lớp chơi thử, chơi thật.
- Nhận xét tuyên dương nhóm 
chơI tốt.
Đội hình vòng tròn.
---------------------------------------------------------------------------------------------------- 
Âm nhạc:
( Giáo viên chuyên soạn và giảng )
Sinh hoạt:
Học quyền và bổn phận của trẻ em
soạn ở giáo án riêng

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 5 tuan 34(2).doc