Thiết kế bài học các môn lớp 5 - Tuần 4 (buổi sáng)

Thiết kế bài học các môn lớp 5 - Tuần 4 (buổi sáng)

I. MỤC TIÊU:

- Đọc đúng tên người, tên địa lí nước ngoài trong bài; bước đầu đọc diễn cảm được bài văn.

- Hiểu ý chính: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân; thể hiện khát vọng sống, khát vọng hòa bình của trẻ em. (Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3).

 - Giáo dục HS yêu hoà bình.

 *KNS: Xác định giá trị, thể hiện sự cảm thông.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- Bảng phụ hướng dẫn học sinh rèn đoạn văn.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

 

doc 27 trang Người đăng huong21 Lượt xem 706Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài học các môn lớp 5 - Tuần 4 (buổi sáng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4
Thứ 2 ngày 10 tháng 9 năm 2012
Buổi sáng Tập đọc:
NHỮNG CON SẾU BẰNG GIẤY
I. MỤC TIÊU:
- Đọc đúng tên người, tên địa lí nước ngoài trong bài; bước đầu đọc diễn cảm được bài văn.
- Hiểu ý chính: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân; thể hiện khát vọng sống, khát vọng hòa bình của trẻ em. (Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3).
 - Giáo dục HS yêu hoà bình.
 *KNS: Xác định giá trị, thể hiện sự cảm thông.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Bảng phụ hướng dẫn học sinh rèn đoạn văn. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: (5’)
- Lần lượt 6 học sinh đọc phân vai đoạn kịch (Phần 2).
- 6 HS phân vai đọc.
- Giáo viên hỏi về nội dung à ý nghĩa vở kịch.
- Học sinh trả lời.
- HS nhận xét. 
2. Bài mới:
*Giới thiệu bài mới: (1’)
- Nêu chủ điểm.
- GV giới thiệu chủ điểm và bài học.
- Nhắc lại, ghi bài.
* Hướng dẫn đọc và tìm hiểu bài:
- Luyện đọc : (10’)
- HS đọc thầm bài.
- GV chia bài theo 4 đoạn như SGK.
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng đoạn. 
- Lần lượt 4 HS. 
+ Lần 1: Rèn đọc những từ phiên âm, đọc đúng số liệu.
+ Lần 2: Giảng từ ngữ SGK.
- Học sinh lần lượt đọc từ phiên âm.
- HS nêu nghĩa.
- Giáo viên cho HS đọc thầm theo cặp.
- Học sinh đọc thầm cặp.
- Giáo viên đọc mẫu 1 lần.
- 1 HS đọc toàn bài. 
 - Tìm hiểu bài: (12’)
- GV y/c HS đọc thầm đoạn 1, 2.
+ Năm 1945 nước Mĩ quyết định điều gì?
+Sau khi ném 2 quả bom đã gây ra những hậu quả gì?
- HS đọc thầm và trả lời câu hỏi.
- Ném 2 quả bom mới chế tạo xuống Nhật Bản.
- Cướp đi mạng sống của gần nửa triệu người và có gần 100 000 người bị chết do nhiễm phóng xạ nguyên tử.
- Y/C HS đọc thầm đoạn 3.
+ Xa-da-cô bị nhiễm phóng xạ nguyên tử khi nào?
-  Lúc 2 tuổi. 
+ Cô bé hi vọng kéo dài cuộc sống bằng cách nào?
- HS nêu ý kiến.
- HS nhận xét, bổ sung.
- Y/C HS đọc thầm đoạn 3, 4 trả lời câu hỏi 3a, 3b.
+ Các bạn nhỏ đã làm gì để tỏ tình đoàn kết với Xa-da-cô?
- gửi tới tấp hàng nghìn con sếu giấy 
+Các bạn nhỏ làm gì để bày tỏ nguyện vọng hòa bình?
- HS nêu ý kiến, nhận xét.
+ Xúc động trước cái chết của bạn T/P Hi-rô-si-ma đã làm gì?
- Xây dựng đài tưởng nhớ nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại. 
Ÿ Giáo viên chốt các ý trên.
+ Nếu đứng trước tượng đài, em sẽ nói gì với Xa-da-cô?
- HS chú ý.
- Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
- HS nêu.
- GV chốt lại.
- Vài em nhắc lại.
- Đọc diễn cảm: (8’)
- Treo bảng đoạn 3 và đọc mẫu.
- 4 em đọc nối tiếp bài.
- Học sinh nêu cách ngắt, nhấn giọng.
- HS đọc thầm.
- 4 em đại diện 4 tổ thi đọc diễn cảm.
- HS nhận xét, chọn giọng đọc hay nhất.
-> GV nhận xét, tuyên dương.
3. Củng cố: (3’)
- Giáo viên cho học sinh thi đua bàn, thi đọc diễn cảm bài văn.
Ÿ Giáo viên nhận xét - Tuyên dương.
4. Dặn dò: (1’)
- Chuẩn bị :"Bài ca về trái đất" .
- Nhận xét tiết học .
Toán:
ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG VỀ GIẢI TOÁN
I. MỤC TIÊU: 
- Biết một dạng quan hệ tỷ lệ (đại lượng này gấp lên bao nhiêu lần thì đại lượng tương ứng cũng gấp lên bấy nhiêu lần ).
- Biết giải toán liên quan đến quan hệ tỷ lệ này bằng một trong hai cách “rút về đơn vị” hoặc “tìm tỉ số”. 
- BT cần làm: Bài 1.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Các phiếu to cho HS làm bài. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: (5’)Ôn tập giải toán 
- Nêu lại các bước giải một bài toán về tổng, tỉ và tổng, hiệu.
- 2 HS nêu.
Ÿ Giáo viên nhận xét và cho điểm. 
2. Bài mới:
 Giới thiệu bài mới: Ghi bảng (1’)
- HS nhắc lại, ghi bài vào vở.
a. Giới thiệu dạng toán: (15’)
Ÿ Ví dụ a: 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét chốt lại dạng toán. 
- Học sinh đọc đề 
- Phân tích đề - Lập bảng (SGK) 
- Lần lượt học sinh điền vào bảng .
Ÿ Yêu cầu học sinh nêu nhận xét về mối quan hệ giữa thời gian và quãng đường. 
- Lớp nhận xét .
- Thời gian gấp bao nhiêu lần thì quãng đường gấp lên bấy nhiêu lần. 
Ÿ Ví dụ 2: 
- Giáo viên yêu cầu HS đọc đề.
- Học sinh đọc đề .
- Giáo viên yêu cầu HS phân tích đề :
+Trong 1 giờ ô tô đi được bao nhiêu ki-lô-mét ? Trong 4 giờ ô tô đi được bao nhiêu ki-lô-mét ? 
- Phân tích và tóm tắt .
- HS suy nghĩ và tìm cách giải.
- Giáo viên yêu cầu HS nêu phương pháp giải. 
- Nêu phương pháp giải: “Rút về 1 đơn vị”
Ÿ Giáo viên nhận xét.
GV gợi ý cách 2 “tìm tỉ số”, theo các bước như SGK. 
- HS giải bài vào nháp.
-> GV chốt lại 2 cách giải nhưng chỉ yêu cầu HS giải 1 trong 2 cách .
b. Thực hành: (15’)
Ÿ Bài 1: 
- Giáo viên yêu cầu HS đọc đề. 
- Học sinh đọc đề.
- Giáo viên yêu cầu HS phân tích đề và tóm tắt. 
- Phân tích và tóm tắt .
- HS dựa vào tóm tắt để tìm ra cách giải.
- Nêu phương pháp giải: Rút về đơn vị.
- 2 học sinh lên bảng giải.
- GV chấm vài bài.
- GV nhận xét, chốt lại.
- Cả lớp giải vào vở.
- Học sinh nhận xét .
3. Củng cố – dặn dò: (3’)
- Chốt lại các kiến thức đã ôn.
- GV nhận xét tiết học. 
Địa lý:
SÔNG NGÒI
I. MỤC TIÊU: 
- Nêu được một số đặc điểm chính và vai trò của sông ngòi Việt Nam. 
-Xác lập được mối quan hệ địa lý đơn giản giữa khí hậu và sông ngòi: nước sông lên xuống theo mùa; mùa mưa thường có lũ lớn, mùa khô nước sông hạ thấp. 
 - Chỉ được vị trí một số con sông: Hồng, Thái Bình, Tiền, Hậu, Đồng Nai, Mã, Cà Mau, cả trên bản đồ (lược đồ ). 
- HS khá, giỏi: + Giải thích được vì sao sông ở miền Trung ngắn và dốc.
+ Biết những ảnh hưởng do nước sông lên, xuống theo mùa tới đời sống và sản xuất của nhân dân ta: mùa nước cạn gây thiếu nước, mùa nước lên cung cấp nhiều nước song thường có lũ lụt gây thiệt hại.
- Có ý thức bảo vệ nguồn nước, bảo vệ cho dòng sông trong xanh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Bản đồ tự nhiên.
- Tìm hiểu trước về đặc điểm của những con sông, kênh ở địa phương 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: (5’) “Khí hậu”.
- Nêu câu hỏi 
+ Trình bày sơ nét về đặc điểm khí hậu nước ta?
- Học sinh trả lời (kèm chỉ lược đồ, bản đồ)
+ Nêu lý do khiến khí hậu Nam -Bắc khác nhau rõ rệt?
+ Khí hậu nhiệt đới gió mùa ảnh hưởng như thế nào đến đời sống sản xuất của nhân dân ta?
2. Bài mới:
1 . Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc: (9’)
*Hoạt động 1: (làm việc cá nhân)
- Hoạt động cá nhân, lớp. 
+ Bước 1: 
- Phát phiếu học tập
- Mỗi học sinh nghiên cứu SGK, trả lời: 
+ Nước ta có nhiều hay ít sông?
- Nhiều sông
+ Kể tên và chỉ trên lược đồ H.1 vị trí một số con sông ở Việt Nam? Ở miền Bắc và miền Nam có những con sông lớn nào?
- Miền Bắc: sông Hồng, sông Đà, sông Cầu, sông Thái Bình 
- Miền Nam: sông Tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai 
- Miền Trung có sông nhiều nhưng phần lớn là sông nhỏ, ngắn, dốc lớn hơn cả là sông Cả, sông Mã, sông Đà Rằng 
+ Vì sao sông miền Trung thường ngắn và dốc?
- Vì vị trí miền Trung hẹp, núi gần biển.
+ Bước 2: 
- Học sinh trình bài
- Sửa chữa và giúp học sinh hoàn thiện câu trả lời 
- Chỉ trên Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam các con sông chính ở SG
Ÿ Chốt ý: Mạng lưới sông ngòi nước ta dày đặc và phân bố rộng khắp trên cả nước. 
-Vài HS lặp lại 
2. Sông ngòi nước ta có lượng nước thay đổi theo mùa và có nhiều phù sa (9’)
*Hoạt động 2: (làm việc theo nhóm)
+ Bước 1: Phát phiếu giao việc
- Hoàn thành bảng sau:
+ Bước 2: 
- Hoạt động nhóm, lớp 
- Học sinh đọc SGK, quan sát hình 2, 3, thảo luận và trả lời:
Thời gian
Chế độ nước sông
Đặc điểm
Ảnh hưởng đến đời sống và sx
Mùa mưa
Mùa khô
- Sửa chữa, hoàn thiện câu trả lời. 
- Đại diện nhóm trình bày. 
Ÿ Chốt ý: “Sự thay đổi chế độ nước theo mùa do sự thay đổi của chế độ mưa theo mùa gây nên, gây nhiều khó khăn cho đời sống và sản xuất về giao thông trên sông, hoạt động của nhà máy thủy điện, mùa màng và đời sống đồng bào ven sông”.
- Nhóm khác bổ sung. 
- Lặp lại 
- Nước sông vào mùa lũ , mùa cạn như thế nào? Tại sao? 
- Thường có màu rất đục do trong nước có chứa nhiều bùn, cát (phù sa) vào mùa lũ. Mùa cạn nước trong hơn. Vì nhiều lớp đất trên mặt bị bào mòn đưa xuống lòng sông làm sông có nhiều phù sa.
Ÿ Chốt ý: 3/4 diện tích đất liền nước ta là đồi núi, độ dốc lớn. Nước ta lại có nhiều mưa và mưa lớn tập trung theo mùa, đã làm cho đất đai miền núi ngày càng xấu đi nếu rừng bị mất thì đất càng bị bào mòn mạnh. 
- Nghe.
3. Vai trò của sông ngòi: (8’)
*Hoạt động 3: (làm việc cả lớp)
- Bồi đắp nên nhiều đồng bằng, cung cấp nước cho đồng ruộng và là đường giao thông quan trọng, cung cấp nhiều tôm cá và là nguồn thủy điện rất lớn. 
- Chỉ trên bản đồ tự nhiên Việt Nam: 
+ Vị trí 2 đồng bằng lớn và những con sông bồi đắp nên chúng. 
+ Vị trí nhà máy thủy điện Hòa Bình và Trị An. 
*GD BVMT: Phần lớn sông ngòi ở nước ta hiện nay bị ô nhiễm nguồn nước, chúng ta phải làm gì để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ cho dòng sông trong xanh? 
- Học sinh chỉ trên bản đồ ở SGK. 
- HS thảo luận nhóm đôi trong 3 phút rồi trình bày kết quả.
3.Củng cố: (3’)
- Hoạt động nhóm, lớp. 
- Nhận xét, đánh giá 
- Thi ghép tên sông vào vị trí sông trên lược đồ. 
4. Dặn dò: (2’)
- Chuẩn bị: “Vùng biển nước ta”. 
- Nhận xét tiết học. 
Buổi chiều GĐ - BD Toán:
ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG VỀ GIẢI TOÁN
I. MỤC TIÊU: 
- Củng cố để HS biết một dạng quan hệ tỷ lệ (đại lượng này gấp lên bao nhiêu lần thì đại lượng tương ứng cũng gấp lên bấy nhiêu lần ).
- Biết giải toán liên quan đến quan hệ tỷ lệ này bằng một trong hai cách “rút về đơn vị” hoặc “tìm tỉ số”. 
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: (5’) 
- Nêu lại các bước giải một bài toán theo cách rút về đơn vị, tìm tỉ số.
- 2 HS nêu.
- Giáo viên nhận xét và cho điểm. 
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài mới: Ghi bảng (1’)
- HS nhắc lại, ghi bài vào vở.
b. Thực hành: (27’)
Bài 1: 
- Giáo viên yêu cầu HS đọc đề. 
- Học sinh đọc đề.
- Giáo viên yêu cầu HS phân tích đề và tóm tắt. 
- Phân tích và tóm tắt.
- HS dựa vào tóm tắt để tìm ra cách giải.
- Nêu phương pháp giải: Rút về đơn vị.
- Gọi HS lên bảng làm.
- 1 học sinh TB lên bảng giải.
- GV chấm vài bài.
- GV nhận xét, chốt lại.
- Cả lớp giải vào vở. Học sinh nhận xét.
Bài 2: Tiến hành tương tự bài 1
Bài 3: 
- Gọi HS đọc đề, xác định dạng.
- Chữa bài.
Bài 4: Dành cho HS khá giỏi
- Nhận xét và chữa bài.
3. Củng cố – dặn dò: (2’)
- Dành cho HS khá giỏi.
- Cả lớp làm bài vào vở, 1 HS TB lên bảng. Dùng phương pháp tìm tỉ số.
- 1 HS lên bảng, cả lớp làm vào vở.
- Chốt lại các kiến thức.
- GV nhận xét tiết học. 
Kể chuyện:
TIẾNG VĨ CẦM Ở MĨ LAI
I. MỤC TIÊU: 
- Dựa vào lời kể của GV, hình ảnh minh họa và lời thuyết minh, kể lại được câu chuyện đúng ý, ... a bài dạng tiếp sức 
- Giáo viên chốt lại 
- Cả lớp nhận xét 
Bài 4: 
- 1, 2 học sinh đọc yêu cầu bài 4
- Cả lớp đọc thầm 
- Giáo viên phát phiếu cho học sinh trao đổi nhóm. 
- Nhóm trưởng phân công các bạn trong nhóm tìm cặp từ trái nghĩa như SGK, rồi nộp lại cho thư kí tổng hợp - Đại diện nhóm trình bày. 
- Học sinh sửa bài 
- Giáo viên chốt lại từng câu. 
- Cả lớp nhận xét (đúng, nhiều cặp từ). 
Bài 5: 
- 1, 2 học sinh đọc đề bài 5. 
- Lưu ý hình thức, nội dung của câu cần đặt. 
- Học sinh làm bài. 
- Học sinh sửa bài lần lượt từng em đọc nối tiếp nhau từng câu vừa đặt. 
- Giáo viên chốt lại. 
- Cả lớp nhận xét. 
3. Củng cố - Dặn dò: (3’)
- Chuẩn bị: “Mở rộng vốn từ: Hòa bình”. 
- Nhận xét tiết học.
Khoa học:
VỆ SINH TUỔI DẬY THÌ
I. MỤC TIÊU: 
- Nêu được những việc nên và không nên làm để giữ vệ sinh, bảo vệ sức khỏe ở tuổi dậy thì. 
- Thực hiện vệ sinh cá nhân ở tuổi dậy thì. 
- Có ý thức bảo vệ sức khoẻ.
 *KNS: Kĩ năng tự nhận thức; xác định giá trị; quản lí thời gian và thuyết trình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
 - Các hình ảnh trong SGK trang 18 , 19. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: (5’) Từ tuổi vị thành niên đến tuổi già. 
- Giáo viên để các hình nam, nữ ở các lứa tuổi từ tuổi vị thành niên đến tuổi già, làm các nghề khác nhau trong xã hội lên bàn, yêu cầu học sinh chọn và nêu đặc điểm nổi bật của giai đoạn lứa tuổi đó. 
- Học sinh nêu đặc điểm nổi bật của lứa tuổi ứng với hình đã chọn. 
- HS gọi nối tiếp các bạn khác chọn hình và nêu đặc điểm nổi bật ở giai đoạn đó. 
Ÿ Giáo viên cho điểm, nhận xét bài cũ. 
- Học sinh nhận xét. 
2. Bài mới: “Vệ sinh tuổi dậy thì”.
* Hoạt động 1: (12’)
- Hoạt động nhóm đôi, lớp. 
+ Bước 1: 
- GV nêu vấn đề :
+Mồ hôi có thể gây ra mùi gì ?
+Nếu đọng lại lâu trên cơ thể,đặc biệt là ở các chỗ kín sẽ gây ra điều gì ? 
+ Vậy ở lứa tuổi này, chúng ta nên làm gì để giữ cho cơ thể luôn sạch sẽ, thơm tho và tránh bị mụn “trứng cá” ?
+ Bước 2:
- GV yêu cầu mỗi HS nêu ra một ý kiến ngắn gọn để trình bày câu hỏi nêu trên. 
- Học sinh trình bày ý kiến. 
- GV ghi nhanh các ý kiến lên bảng
+ Nêu tác dụng của từng việc làm đã kể trên.
- Rửa mặt bằng nước sạch, tắm rửa, gội đầu, thay đổi quần áo thường xuyên , 
- GV chốt ý (SGV- Tr 41)
*Hoạt động 2 : Đọc SGK (5’)
- HS đọc lại đoạn đầu trong mục Bạn cần biết Tr 19 / SGK.
*Hoạt động 3: Quan sát tranh và thảo luận (10’)
+ Bước 1 : (làm việc theo nhóm)
- GV yêu cầu các nhóm quan sát H 4, 5, 6, 7 Tr 19 SGK và trả lời câu hỏi 
+ Chỉ và nói nội dung từng hình 
+ Chúng ta nên làm gì và không nên làm gì để bảo vệ sức khỏe về thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì?
- Các nhóm q.sát và trả lời
- HS khác nhận xét
+ Bước 2: ( làm việc theo nhóm)
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- GV khuyến khích HS đưa thêm ví dụ về những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ sức khoẻ
® Giáo viên chốt: Ở tuổi dậy thì, chúng ta cần ăn uống đủ chất, tăng cường luyện tập TDTT, vui chơi giải trí lành mạnh; tuyệt đối không sử dụng các chất gây nghiện như thuốc lá, rượu; không xem phim ảnh hoặc sách báo không lành mạnh
3. Củng cố-Dặn dò: (3’)
- Chuẩn bị: Thực hành: Nói “Không”đối với các chất gây nghiện.
- Nhận xét tiết học 
Thứ 6 ngày 14 tháng 9 năm 2012
Buổi sáng Tập làm văn
TẢ CẢNH (KIỂM TRA VIẾT)
I. MỤC TIÊU: 
- Viết được bài văn miêu tả hoàn chỉnh có đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết bài), thể hiện rõ sự quan sát và chọn lọc chi tiết miêu tả. 
- Diễn đạt thành câu; bước đầu biết dùng từ ngữ, hình ảnh gợi tả trong bài văn. 
- Giáo dục tính cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
 - Vở HS
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: (5’)
+ Nêu cấu tạo 1 bài văn tả cảnh. 
- 1 HS nêu.
2. Bài mới:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm bài kiểm tra (5’) 
- Hoạt động lớp 
- GV yêu cầu HS qsát tranh minh họa
- 1 học sinh đọc đề kiểm tra 
- Giáo viên gợi ý: chọn 1 đề em thích
1. Tả cảnh buổi sáng (hoặc trưa, chiều) trong 1 vườn cây. 
2. Tả cảnh buổi sáng trong 1 công viên em biết. 
3. Tả cảnh buổi sáng trên cánh đồng quê hương em. 
4. Tả cảnh buổi sáng trên nương rẫy ở vùng quê em.
5. Tả cảnh buổi sáng trên đường phố em thường đi qua.
6. Tả 1 cơn mưa em từng gặp.
7. Tả ngôi trường của em. 
- Giáo viên giải đáp những thắc mắc của học sinh nếu có. 
- Học sinh chọn một trong những đề thể hiện qua tranh và chọn thời gian tả. 
*Hoạt động 2: Học sinh làm bài (25’)
- HS viết bài vào vở.
3. Củng cố-Dặn dò: (3’)
- Chuẩn bị: “L tập báo cáo thống kê”. 
Toán:
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU: 
- Biết giải bài toán liên quan đến quan hệ tỷ lệ này bằng hai cách “ Rút về đơn vị” hoặc “ Tìm tỷ số”.
- Bài tập cần làm: Bài 1 ; 2 ; 3.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Phấn màu, bảng phụ 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: (5’) Luyện tập 
- Kiểm tra cách giải các dạng toán liên quan đến quan hêi tỷ lệ.
- 2 học sinh 
- HS sửa bài 4 (SGK)
- Lần lượt HS nêu tóm tắt - Sửa bài. 
Ÿ Giáo viên nhận xét - cho điểm.
- Lớp nhận xét.
2. Bài mới: (30’) Luyện tập 
Bài 1:
- 2 học sinh đọc đề
- Giáo viên gợi ý để học sinh tìm hiểu các nội dung: 
- Phân tích đề và tóm tắt. 
- Tóm tắt đề: 
+ Tổng số nam và nữ là 28 HS.
+ Tỉ số của số nam và số nữ là 2 / 5.
- Phân tích đề:
- Học sinh nhận dạng.
- Nêu phương pháp giải.
- 2 học sinh đọc yêu cầu đề bài.
- Gọi HS nêu.
- Học sinh giải.
- Học sinh sửa bài.
- GV nhận xét chốt cách giải. 
- Lần lượt học sinh nêu công thức dạng Tổng và Tỉ.
Bài 2 
-GV gợi mở để đưa về dạng “Tìm hai số biết hiệu và tỉ số của hai số đó”.
- Lần lượt học sinh phân tích và nêu cách tóm tắt. 
- HS giải.
- Giáo viên nhận xét - chốt lại. 
- Lớp nhận xét.
Bài 3 
- Học sinh đọc đề - Phân tích đề, tóm tắt và chọn cách giải.
- Học sinh giải. 
- Học sinh sửa bài. 
Ÿ Giáo viên chốt lại các bước giải của 2 bài. 
- Lớp nhận xét.
3. Củng cố: (3’)
- HS nhắc lại cách giải dạng toán vừa học.
- Hoạt động cá nhân (thi đua ai nhanh hơn).
4. Dặn dò: (2’)
- Làm bài 4. 
- Chuẩn bị: Ôn bảng đơn vị đo độ dài. 
- Nhận xét tiết học.
Lịch sử:
XÃ HỘI VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ XIX - ĐẦU THẾ KỶ XX
I. MỤC TIÊU:
- Biết một vài đặc điểm mới về tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX:
+Về kinh tế: xuất hiện nhà máy, hầm mỏ, đồn điền, đường ô tô, đường sắt.
+ Về xã hội: xuất các tầng lớp mới: chủ xưởng, chủ nhà buôn, công nhân.
- HS khá giỏi : + Biết được nguyên nhân của sự biến đổi kinh tế – XH nước ta: do chính sách tăng cường khai thác thuộc địa của thực dân Pháp.
+ Nắm được mối quan hệ giữa sự xuất hiện những ngành kinh tế mới đã tạo ra các tầng lớp, giai cấp mới trong XH.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
 - Hình SGK/9 - Bản đồ hành chính Việt Nam. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: (5’)
- Nêu nguyên nhân xảy ra cuộc phản công ở kinh thành Huế? 
- Học sinh trả lời.
- Chiếu Cần Vương có tác dụng gì? 
- Học sinh trả lời.
Ÿ Giáo viên nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới: 
*Giới thiệu bài mới: Ghi bảng 
- HS nhắc lại, ghi bài.
a . Tình hình xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX (17’)
* Hoạt động 1: Làm việc cả lớp.
- HS đọc SGK: từ đầu xe lửa.
- Giáo viên nêu vấn đề:
+ Sau khi dập tắt phong trào đấu tranh vũ trang của nhân dân ta, thực dân Pháp đã làm gì?
+ Việc làm đó đã tác động như thế nào đến tình hình kinh tế, xã hội nước ta ?
+ Nêu những biểu hiện mới về kinh tế ở nước ta cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?
- TD Pháp tăng cường bốc lột, vơ vét tài nguyên đất nước.
 - Đã làm cho kinh tế, XH cũng thay đổi theo.
 - Xuất hiện nhà máy, hầm mỏ, đồn điền, đường ô tô, đường sắt.
- Giáo viên nhận xét + chốt lại.
- Học sinh chú ý. 
*Hoạt động 2: Làm việc nhóm đôi.
- HS đọc từ: “sự xuất hiệnchủ xưởng nhỏ”.
+Trước đây, XH VN chủ yếu có những giai cấp nào?
- GV nói do ảnh hưởng kinh tế chủ yếu là nông nghiệp.
- Đầu thế kỉ XX xuất hiện thêm những giai cấp nào? 
 -> GV nhận xét, chốt ý.
- Địa chủ PK và nông dân.
- Nhận xét.
- Công nhân, chủ xưởng, viên chức, trí thức
b. Đời sống của nông dân thời kì này (12’)
*Hoạt động 3: Làm việc cả lớp.
- HS đọc phần còn lại SGK và quan sát H 3 SGK.
- Cho biết nội dung hình vẽ gì?
- Mục đích muốn nói gì?
- HS nêu ý kiến.
- Đời sống của nông dân VN cực khổ.
- Thực dân Pháp bốc lột sức lao động người dân.
- GV tổng hợp các ý kiến của HS, nhấn mạnh những biến đổi về kinh tế, XH ở nước ta đầu TK XX.
- HS chú ý nghe.
- HS đọc bài học SGK.
® Giáo dục: căm thù giặc Pháp 
3. Củng cố- dặn dò: (3’)
- Chuẩn bị: “Phan Bội Châu và phong trào Đông Du”. 
- Học bài ghi nhớ. 
- Nhận xét tiết học. 
Buổi chiều TH Toán:
TIẾT 2 - TUẦN 4
I. MỤC TIÊU: 
- Củng cố để HS nắm biết giải bài toán liên quan đến tỉ lệ bằng một trong hai cách “Rút về đơn vị” hoặc “Tìm tỉ số”.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: (5’) 
+ Nêu các phương pháp giải bài toán liên quan đến tỉ lệ? 
2. Hướng dẫn HS làm bài tập: (28’)
Bài 1: 
- Yêu cầu HS đọc đề, tóm tắt và giải bài toán vào vở.
* Dùng phương pháp rút về đơn vị.
- Chữa bài
Bài 2:
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở. 
- Nhận xét.
Bài 3: 
- Gọi 1 HS lên bảng làm.
- Nhận xét.
Bài 4: Dành cho HS khá, giỏi.
- Gọi 1 HS nêu kết quả.
- Chữa bài.
3. Củng cố: (3’)
- Nhận xét tiết học
- 1 HS nêu.
- Lớp nhận xét 
- 1 HS TB lên làm. Cả lớp làm vào vở, nhận xét bổ sung.
- Nêu phương pháp giải.
- 1 HS khá lên bảng.
- 1 HS đọc đề, xác định dạng toán.
- Cả lớp làm vào vở, nhận xét bài bạn.
- Tự làm vào vở. 
ĐA: a. Đ b. S
TH Tiếng Việt:
TIẾT 2 - TUẦN 4
I. MỤC TIÊU: 
- HS biết chọn những từ đã cho điền vào chỗ trống thích hợp để hoàn chỉnh bài văn.
- Viết được đoạn văn miêu tả vẻ đẹp của chim bồ câu và cảnh thả chim bồ câu hay, giàu hình ảnh, chân thực.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Củng cố kiến thức đã học: (5’)
+ Nêu cấu tạo bài văn tả cảnh ?
2. Hướng dẫn HS làm bài tập: (28’)
Bài 1: 
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu. Cả lớp tìm từ thích hợp và điền vào vở.
- Chữa bài.
Bài 2: 
- Cho HS viết đoạn văn vào vở.
- Chữa lỗi dùng từ, viết câu.
3. Củng cố - dặn dò: (3’)
- Nhận xét tiết học.
- 1 HS nêu, HS khác nhận xét.
- 1 số em trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung.
- 1 HS đọc lại đoạn văn đã hoàn chỉnh.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- 5 HS đọc bài, nhận xét.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN 5TUAN 4LIENGT2012.doc