Thiết kế bài soạn khối 5 năm 2012 - 2013 - Tuần 20

Thiết kế bài soạn khối 5 năm 2012 - 2013 - Tuần 20

I. MỤC TIÊU

- Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc phân biệt được lời các nhân vật.

- Hiểu: Thái sư Trần Thủ Độ là người gương mẫu, nghiêm minh, công bằng, không vì tình riêng mà làm sai phép nước. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh họa bài tập đọc; bảng phụ viết sẵn câu, đoạn cần luyện đọc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU

 

doc 18 trang Người đăng huong21 Lượt xem 603Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài soạn khối 5 năm 2012 - 2013 - Tuần 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20
Ngày soạn: 06 – 01 – 2013
Thứ hai ngày 7 tháng 1 năm 2013
Chào cờ
Tập đọc
Tiết 39: Thái sư Trần Thủ Độ
I. Mục tiêu 
- Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc phân biệt được lời các nhân vật.
- Hiểu: Thái sư Trần Thủ Độ là người gương mẫu, nghiêm minh, công bằng, không vì tình riêng mà làm sai phép nước. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh họa bài tập đọc; bảng phụ viết sẵn câu, đoạn cần luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm trabài cũ
- Yêu cầu HS đọc theo vai phần 2, vở kịch Người công dân số Một.
- GV nhận xét, kết luận.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài
* Luyện đọc
- GV đọc bài (hoặc 1 HS khá - giỏi đọc) đọc với giọng rõ ràng, mạch lạc, thay đổi linh hoạt lời nhân vật. Giọng Trần Thủ Độ chậm dãi, rõ ràng.
- Hướng dẫn HS chia đoạn: 3 đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến  tha cho.
+ Đoạn 2: Một lần khác lụa thưởng cho.
+ Đoạn 3: còn lại.
- Yêu cầu 3 HS đọc nối theo 3 đoạn.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Yêu cầu HS tìm từ khó đọc.
- GV kết hợp luyện đọc và tìm hiểu nghĩa một số từ ngữ khó (phần chú giải SGK).
- Yêu cầu 1 HS đọc toàn bài.
* Tìm hiểu bài 
- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm, đọc lướt câu hỏi và trả lời. 
- GV chốt ý và HS rút ra nội dung bài.
c. Đọc diễn cảm
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 2.
- GV yêu cầu HS đọc phân vai.
- Yêu cầu HS thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét, kết luận.
3. Củng cố, dặn dò
- Yêu cầu HS nêu nội dung bài.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.
- HS đọc theo vai phần 2, vở kịch Người công dân số Một.
- HS nghe.
- HS nghe.
- HS nghe.
- 3 HS đọc nối theo 3 đoạn.
- HS đọc theo cặp.
- HS tìm từ khó đọc: lập nên, lấy làm to lắm, lại là, phép nước.
- Cả lớp đọc thầm toàn bài.
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS đọc thầm đoạn giới thiệu nhân vật và trả lời câu hỏi 1.
+ Đoạn 2: Trả lời câu hỏi 2.
+ Đoạn 3: Trả lời câu hỏi 3.
+ Đại diện các nhóm lên trình bày và nêu nội dung. (Câu chuyện ca ngợi thái sư Trần Thủ Độ, ông là người cư xử gương mẫu, nghiêm minh).
- HS nghe.
- HS đọc theo yêu cầu.
- HS thi đọc diễn cảm giữa các nhóm.
- HS nêu.
- HS nghe.
- HS nghe.
Toán
Tiết 96: Luyện tập
I. Mục tiêu
- Biết tính chu vi hình tròn, tính đường kính của hình tròn khi biết chu vi của hình tròn đó.
* Bài tập cần làm: Bài 1 (b, c), Bài 2, Bài 3(a).
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng nhóm, bảng phụ.
III. Hoạt dộng dạy – học chủ yếu
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ
- GV yêu cầu HS làm Bài 3, 4 - tiết trước.
? Nêu cách chu vi hình tròn? Nêu cách tính đường kính, bán kính hình tròn?
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét, kết luận.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Hướng dẫn HS luyện tập
* Bài 1 (b, c):
- Yêu cầu HS nêu yêu cầu của bài.
- GV yêu cầu HS làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm bài. 
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét, kết luận.
? Nêu cách tính chu vi hình tròn?
* Bài 2: 
- Gọi 1 HS đọc đề toán.
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- GV yêu cầu HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.
- Giáo viên chấm bài HS.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét, chữa bài.
? Nêu cách tính đường kính và bán kính hình tròn?
* Bài 3 (a):
- GV gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS nêu cách giải bài toán.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét, chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò
? Nêu cách tính chu vi hình tròn? Nêu cách tính đường kính, bán kính hình tròn?
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.
- 2 HS lên bảng làm bài.
- 2 HS nêu.
- HS nhận xét.
- HS nghe.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp làm bài vào vở.
- HS nhận xét.
- HS chữa bài.
b. Chu vi của hình tròn là:
4,4 x 2 x 3,14 = 27,632 (dm)
c. Chu vi của hình tròn là:
 x 2 x 3,14 = 15,7 (cm)
- HS nêu.
- 1 HS đọc.
+ HS nêu.
+ HS nêu.
- HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét.
- HS chữa bài.
Bài giải
a. Đường kính của hình tròn là:
15,7 : 3,14 = 5 (m)
b. Bán kính của hình tròn là:
18,84 : 3,14 : 2 = 3 (dm)
- HS nêu. 
- HS đọc đề bài.
- HS nêu cách giải bài toán.
- HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét.
- HS chữa bài.
Bài giải
a. Chu vi của bánh xe đạp đó là:
0,65 x 3,14 = 2,041 (m)
 Đáp số: a. 2,041 m 
- HS nêu.
- HS nghe.
- HS nghe. 
Chính tả
 Tiết 20: Nghe - Viết: CáNH CAM LạC Mẹ
I. Mục tiêu
- Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài thơ.
- Làm được BT (2) a / b hoặc BTCT phương ngữ do GV soạn.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ.
III. các Hoạt động dạy – học chủ yếu
1.Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu HS lên bảng làm bài tập của tiết LT&C trước.
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nghe - viết chính tả 
* Hướng dẫn HS tìm hiểu bài viết chính tả
- GV đọc bài chính tả Cánh cam lạc mẹ.
- HS nêu nội dung bài.
- HS đọc thầm đoạn văn, chú ý từ ngữ có âm, vần, thanh dễ viết sai.
- Nhắc HS chú ý cách tình bày bài thơ.
* HS viết chính tả
- GV đọc cho HS viết bài.
- HS soát bài.
- GV thu, chấm.
- GV nêu nhận xét chung.
c. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
* Bài 2: 
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS đọc thầm nội dung bài tập.
- HS làm bài, nêu kết quả.
- GV hỏi HS về tính khôi hài của mẩu chuyện vui Giữa cơn hoạn nạn.
- Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng.
3. Củng cố, dặn dò 
- GV tổng kết nội dung bài.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.
Thứ ba ngày 8 tháng 1 năm 2013
Toán
Diện tích hình tròn 
I. Mục tiêu
- Biết quy tắc tính diện tích hình tròn.
 * Bài tập cần làm: Bài 1 (a, b), Bài 2 (a, b), Bài 3.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng nhóm, bảng phụ.
III. Hoạt động dạy – học chủ yếu
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ
- GV yêu cầu HS chữa bài 3, 4 - tiết trước.
- GV nhận xét, kết luận.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Giới thiệu quy tắc và công thức tính diện tích hình tròn
- GV giới thiệu thông qua bán kính như SGK: Muốn tính diện tích của hình tròn ta lấy bán kính nhân với bán kính rồi nhân với 3,14.
Ta có công thức: S = r x r x 3,14
(Trong đó: S là diện tích, r là bán kính)
c. Thực hành
* Bài 1 ( a, b):
- Yêu cầu HS nêu yêu cầu của bài.
- GV yêu cầu HS làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm bài.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét, kết luận.
? Nêu cách tính diện tích hình tròn?
* Bài 2 ( a, b):
- Gọi 1 HS đọc đề bài toán.
- GV yêu cầu HS làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm bài.
- GV chấm một số bài của HS.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét, chữa bài.
* Bài 3 (HS khá - giỏi):
- GV gọi HS đọc đầu bài và nêu cách giải.
- Yêu cầu HS nêu kết quả.
- GV nhận xét, kết luận.
3. Củng cố, dặn dò
? Nêu cách tính diện tích hình tròn?
- GV nhận xét tiết học.
- GV dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.
- 2 HS lên bảng chữa bài.
- HS nghe.
- HS nghe sau đó áp dụng tính diện tích hình tròn với bán kính là 2 dm
Diện tích của hình tròn là:
2 x 2 x 3,14 = 12,56 (dm)
- HS nêu.
- HS dưới lớp làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét.
- HS chữa bài.
a. Diện tích của hình tròn là:
5 x 5 x 3,14 = 78,5 (cm2)
b. Diện tích hình tròn là:
0,4 x 0,4 x 3,14 = 0,5024(dm2)
- HS nêu.
- HS đọc đế bài toán.
- HS dưới lớp làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét.
- HS chữa bài.
a. Bán kính của hình tròn là:
12 : 2 = 6 (cm)
Diện tích của hình tròn là:
6 x 6 x 3,14 = 113,04 (cm2)
b. Tương tự bán kính là 3,6 dm và diện tích là 40,6944 dm2
- HS đọc đàu bài và tự giải bài toán.
- HS nêu kết quả.
Bài giải
Diện tích của mặt bàn là:
45 x 45 x 3,14 = 6358,5 (cm2)
 Đáp số: 6358,5 cm2
- HS nêu.
- HS nghe.
- HS nghe.
Luyện từ và câu
Tiết 39: Mở RộNG VốN Từ: CÔNG DÂN
I. Mục tiêu
- Hiểu nghĩa của từ công dân (BT1); xếp được một số từ chứa tiếng công vào nhóm thích hợp theo yêu cầu của BT2; nắm được một số từ đồng nghĩa với từ công dân và sử dụng phù hợp với văn cảnh (BT3, BT4).
* HS khá, giỏi làm được BT4 và giải thích lí do không thay được từ khác.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ.
III. các Hoạt động dạy – học chủ yếu 
1. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu HS nêu các cách nối các vế câu ghép và cho ví dụ.
- GV nhận xét, kết luận.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập
* Bài 1:
- HS đọc và nêu yêu cầu của bài tập.
- HS làm việc độc lập hoặc trao đổi cùng bạn. 
- HS phát biểu ý kiến.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- GV chốt lại lời giải đúng: 
* Nghĩa của từ công dân: Người dân của một nước, có quyền lợi và nghĩa vụ với đất nước.
* Bài 2:
- HS đọc, nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm việc theo nhóm: Viết kết quả làm bài vào vở.
- Đại diện nhóm lên bảng làm bài.
- Cả lớp và GV nhận xét. GV chốt lại ý kiến đúng.
Công là “của nhà nước, của chung”
Công là “Không thiên vị”
Công là “Thợ, khéo tay”
Công dân, công cộng, công chúng
Công bằng, công lý, công minh, công tâm
Công nhân, công nghiệp
* Bài 3:
- HS đọc, nêu yêu cầu của bài.
- GV giúp HS hiểu nghĩa của những từ ngữ HS chưa hiểu. 
- HS phát biểu ý kiến.
- HS nhận xét, bổ sung ý kiến.
- GV nhận xét, kết luận.
+ Những từ đồng nghĩa với công dân: nhân dân, dân chúng, dân.
+ Những từ trái nghĩa với công dân: đồng bài, dân tộc, nông dân, công chúng.
* Bài 4:
- HS đọc, nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài và trao đổi với bạn bên cạnh.
- HS phát biểu ý kiến.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS ghi nhớ những từ ngữ gắn với chủ điểm Công dân mới học để sử dụng đúng.
Thứ tư ngày 9 tháng 1 năm 2013
 Toán
Tiết 98: Luyện tập
I. Mục tiêu
Biết tính diện tích hình tròn khi biết:
- Bán kính của hình tròn.
- Chu vi của hình tròn.
* Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng nhóm, bảng phụ vẽ hình minh hoạ bài 3.
III. Hoạt dộng dạy – học chủ yếu
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ
- GV yêu cầu HS chữa bài 2, 3 - tiết trước.
- GV nhận xét, kết luận.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Hướng dẫn HS luyện tập 
* Bài 1:
- GV yêu cầu HS nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp làm bài vào vở.
- Yêu cầu HS nhận xét, nêu cách làm.
- GV nhận xét, kết luận.
? Nêu cách tính diện tích hình tròn?
* Bài 2: 
- Gọi 1 HS đọc đề bài toán.
- GV yêu cầu 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
- ...  nhận xét tiết học.
- GV dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.
- 2 HS lên bảng chữa bài.
- HS nghe.
- HS đọc bài và nêu yêu cầu của bài.
- HS dưới lớp làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét.
- HS chữa bài.
Bài giải
Chu vi của hình tròn bé là:
7 x 2 x 3,14 = 43,96 (cm)
Chu vi hình tròn lớn là;
10 x 2 x 3,14 = 62,8 (cm)
Độ dài của dây thép là:
43,96 + 62,8 = 106,76(cm)
 Đáp số : 106,76 cm
- HS nêu.
- 1 HS đọc.
- HS quan sát hình trong SGK và làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét.
- HS chữa bài.
Bài giải
Bán kính của hình tròn lớn là:
60 + 15 = 75 (cm)
Chu vi của hình tròn lớn là:
75 x 2 x 3,14 = 471 (cm)
Chu vi của hình tròn bé là:
60 x 2 x 3,14 = 376,8 (cm)
Chu vi của hình tròn lớn hơn chu vi hình tròn bé là:
471 - 376,8 = 94,2 (cm)
 Đáp số: 94,2 cm
- HS đọc, nêu cách giải.
- HS quan sát hình SGK rồi thảo luận cặp đôi về cách làm bài.
- HS dưới lớp làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét.
Bài giải
Chiều dài của hình chữ nhật là:
7 x 2 = 14 (cm)
Diện tích hình chữ nhật là:
14 x 10 = 140 (cm2)
Diện tích của hai nửa hình tròn là:
7 x 7 x 3,14 = 153,86 (cm2)
Diện tích của hình đã cho là:
140 + 153,86 = 293,86 (cm2)
 Đáp số: 293,86 cm2
- HS nêu.
- HS nghe.
- HS nghe.
Tập làm văn
Tiết 39: Tả người (Kiểm tra viết)
I. Mục tiêu
- Viết được bài văn tả người có bố cục rõ ràng, đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết bài); đúng ý, dùng từ, đặt câu đúng. 
II. Đồ dùng dạy học 
- Bảng phụ viết đề bài cho HS chọn.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu HS nêu bố cục bài văn tả người.
- Gv nhận xét, kết luận.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Hướng dẫn HS làm bài kiểm tra
- Yêu cầu HS đọc các đề trong SGK.
- GV hướng dẫn HS hiểu rõ yêu cầu của bài.
- GV nhắc HS: Nội dung kiểm tra là nội dung các em đã được thực hành luyện tập. Tiết kiểm tra này yêu cầu các em viết hoàn chỉnh một bài văn.
- GV giải đáp những thắc mắc của HS (nếu có).
- HS làm bài kiểm tra.
- Gv thu bài.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau: Lập chương trình hoạt động.
Luyện từ và câu
Tiết 40: NốI CáC Vế CÂU GHéP BằNG QUAN Hệ Từ
I. Mục tiêu
- Nắm được cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ (ND Ghi nhớ).
- Nhận biết được các quan hệ từ, cặp quan hệ từ được sử dụng trong câu ghép (BT1); biết cách dùng quan hệ từ để nối các vế câu ghép (BT3).
* HS khá, giỏi giải thích rõ được lí do vì sao lược bớt quan hệ từ trong đoạn văn ở BT2.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ, giấy khổ ghi sẵn 2 câu ghép ở BT2, BT3.
III. các Hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu HS tìm từ đồng nghĩa với từ Công dân và đặt câu với từ đó.
- GV nhận xét, kết luận.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Phần nhận xét
* Bài 1:
- HS đọc, nêu yêu cầu của bài tập 1. 
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn văn, tìm câu ghép trong đoạn văn và nêu những câu ghép tìm được.
- HS nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt lại ý đúng.
* Bài 2:
- HS đọc, nêu yêu cầu của bài tập 2.
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân, các em dùng bút chì gạch chéo phân tách các vế câu ghép, khoanh tròn các từ và dấu câu ở ranh giới giữa các vế câu.
- HS lên bảng xác định các vế câu trong từng câu ghép.
- Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung, chốt lại ý đúng.
* Bài 3:
- HS đọc, nêu yêu cầu của bài tập 3.
- GV gợi ý: Các em đã biết có 2 cách nối các vế câu trong câu ghép: Nối bằng từ và nối trực tiếp. Các em hãy đọc lại từng câu văn, xem các vế trong mỗi câu được nối với nhau theo cách nào, có gì khác nhau?
- HS suy nghĩ, phát biểu ý kiến.
- Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung, chốt lại lời giải đúng.
c. Phần ghi nhớ
- HS đọc nội dung ghi nhớ, nhắc lại nội dung ghi nhớ.
d. Phần luyện tập
* Bài 1:
- HS đọc nội dung bài tập.
- GV lưu ý cho HS: Bài tập có 3 yêu cầu: Tìm câu ghép; Xác định vế câu; Tìm cặp quan hệ từ trong từng câu ghép.
- HS gạch dưới các câu ghép tìm được, phân tích các vế câu bằng gạch chéo, khoanh tròn cặp quan hệ từ, sau đó phát biểu ý kiến.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
* Bài 2:
- HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu bài tập: Khôi phục lại từ bị lược trong các câu ghép. Giải thích vì sao tác giả có thể lược bớt những từ đó.
- HS suy nghĩ, phát biểu ý kiến.
- GV dán lên bảng tờ phiếu ghi hai câu văn bị lược bớt từ trên bảng.
- HS lên bảng khôi phục lại từ bị lược, đọc lại lời giải đúng.
? Vì sao tác giả lại lược bớt được các từ đó? 
+ Lược bớt cho gọn, thoáng, người đọc vẫn hiểu.
- GV nhận xét, kết luận.
* Bài 3:
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV gợi ý: dựa vào nội dung của 2 vế câu cho sẵn, các em xác định quan hệ giữa 2 vế câu, tìm quan hệ từ thích hợp để điền vào chỗ trống.
- HS làm bài vào vở.
- GV dán lên bảng lớp 3 tờ phiếu đã viết 3 câu văn.
- HS lên bảng thi làm bài, trình bày kết quả.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
a. Tấm chăm chỉ, hiền lành còn Cám thì lười biếng, độc ác.
b. Ông đã nhiều lần can gián mà vua không nghe.
c. Mình đến nhà bạn hay bạn đến nhà mình.
3. Củng cố, dặn dò
- HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ về cách nối các vế câu ghép.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.
Thứ sáu ngày 11 tháng 1 năm 2013
Toán
Tiết 100: Giới thiệu biểu đồ hình quạt
I. Mục tiêu
- Bước đầu biết đọc, phân tích và xử lí số liệu ở mức độ đơn giản trên biểu đồ hình quạt.
* Bài tập cần làm: Bài 1.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng nhóm, bảng phụ vẽ hình minh hoạ trong SGK.
III. các Hoạt động dạy – học chủ yếu
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu HS chữa bài 2, 3 - tiết trước.
- GV nhận xét, kết luận.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Giới thiệu biểu đồ hình quạt
* Ví dụ 1:
- GV đưa biểu đồ cho HS quan sát và nhận dạng hình:
+ Biểu đồ có dạng hình gì?
+ Số trên mỗi phần của biểu đồ được ghi dưới dạng số nào?
+ Sách trong thư viện được chia thành mấy loại? Đó là những loại sách nào?
+ Tỉ số phần trăm của từng loại là bao nhiêu?
* Ví dụ 2:
- GV đưa ví dụ 2 và hướng dẫn tìm hiểu hình như ví dụ 1.
- Yêu cầu HS làm bài, nêu kết quả.
- GV nhận xét, kết luận.
c. Thực hành
* Bài 1:
- Yêu cầu HS đọc, nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS nêu cách làm bài.
- GV yêu cầu HS làm bài vào vở, 4 HS lên bảng làm bài.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét, chữa bài.
* Bài 2 (HS khá, giỏi):
- Gọi 1 HS đọc đề toán.
- Yêu cầu HS quan sát hình trong SGK, nêu yêu cầu của bài.
- GV yêu cầu HS làm bài, nêu kết quả.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét, kết luận.
3. Củng cố, dặn dò
- GV tổng kết nội dung bài.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.
- 2 HS lên bảng chữa bài.
- HS nghe.
- HS quan sát biểu đồ và nêu:
+ Biểu đồ có dạng hình quạt, được chia thành nhiều phần.
+ Số trên biểu đồ được ghi dưới dạng tỉ số phần trăm.
+ Sách trong thư viện được chia thành 3 loạil là: Truyện thiếu nhi, sách giáo khoa và các loại sách khác.
+ Truyện thiếu nhi 50%, sách giáo khoa 25%, các loại sách khác 25%.
- HS quan sát thảo luận theo cặp đôi và trả lời ví dụ 2.
- HS làm bài, nêu kết quả.
- HS đọc, nêu yêu cầu của bài.
- HS nêu cách làm bài.
- HS làm bài vào vở, 4 HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét.
- HS chữa bài.
Số học sinh thích màu đỏ là:
120 x 25 : 100 = 30 (học sinh)
Số học sinh thích màu trắng là:
120 x 20 : 100 = 24 (học sinh)
Số học sinh thích màu tím là:
120 x 15 : 100 = 18 (học sinh)
- HS đọc.
- HS quan sát hình trong SGK, nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài, nêu kết quả.
- HS nhận xét.
- HS chữa bài.
+ Biểu đồ nói về kết quả học tập của học sinh ở một trường tiểu học
+ Có 3 loại giỏi, khá, trung bình
+ Có 17,5% học sinh của trường là học sinh giỏi; 60% là HS khá; 22,5% là học sinh trung bình.
- HS nghe.
- HS nghe.
- HS nghe.
Tập làm văn
Tiết 40: LậP CHƯƠNG TRìNH HOạT ĐộNG
I. Mục tiêu
- Bước đầu biết cách biết lập chương trình hoạt động cho buổi sinh hoạt tập thể.
- Xây dựng được chương trình liên hoan văn nghệ của lớp chào mừng 20/11 (theo nhóm).
II. Đồ dùng dạy học 
- Ba tấm bìa viết mẫu cấu tạo 3 phần của một chương trình hoạt động (nội dung cụ thể ở phần lời giải ở BT2).
- Bút dạ và 1 số tờ giấy khổ to để hoạt động nhóm.
III. các Hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
2. Bài mới 	
a.Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Hướng dẫn HS luyện tập 
* Bài tập 1:
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- Yêu cầu 1 - 2 HS đọc mẩu chuyện Một buổi sinh hoạt tập thể.
* Bài tập 2:
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung câu chuyện Một buổi sinh hoạt tập thể.
+ Buổi họp lớp bàn việc gì?
+ Các bạn đã quyết định chọn hình thức hoạt động nào để chúc mừng thầy cô?
+ Mục đích của hoạt động đó là để làm gì?
- HS trình bày ý kiến.
- HS nhận xét, bổ sung ý kiến.
- GV nhận xét, kết luận.
1. Mục đích:
- Chúc mừng thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
- Bày tỏ lòng biết ơn thầy cô.
? Để tổ chức buổi liên hoan, có những việc gì phải làm?
+ Chuẩn bị bánh kẹo, hoa quả; làm báo tường; chuẩn bị chương trình văn nghệ.
? Các công việc đó được phân công ra sao?
+ Bánh kẹo, hoa quảchén đĩa, lọ hoa, hoa tặng thầy cô: 
+ Trang trí lớp học: 
+ Ra báo: chủ bút bạn  cùng nhóm biên tập. Ai cũng phải viết bài, vẽ hoặc sưu tầm.
+ Các tiết mục văn nghệ: dẫn chương trình bạn; kịch câm:; kéo đàn:; các tiết mục khác...
? Kết quả buổi liên hoan thế nào?
+ Buổi liên hoan diễn ra rất vui vẻ trong không khí đầm ấm.
+ Các tiết mục văn nghệ hấp dẫn, thú vị.
+ Báo tường rất hay.
+ Thầy cô giáo rất cảm động, khen buổi liên hoan tổ chức chu đáo.
+ Cả lớp ai cũng hài lòng, cảm thấy gắn bó với nhau hơn.
2. Công việc, phân công:
- Mua hoa, bánh kẹo, hoa quả, nượn lọ hoa, chén đĩa, bày biện: bạn 
- Trang trí: bạn 
- Ra báo: bạn 
- Các tiết mục:
+ Kịch câm: bạn 
+ Kéo đàn: bạn 
+ Đồng ca: cả lớp
* Bài tập 3:
- HS đọc, nêu yêu cầu của bài.
- GVgiups HS hiểu rõ yêu cầu của bài tập.
- GV gạch dưới từ công việc trên bảng phụ: Mục đích - Công việc, Phân công - Thứ tự các việc làm.
- HS viết bài vào vở, 3 HS làm bài vào giấy khổ to.
- Cả lớp và GV nhận xét, kết luận.
3. Củng cố, dặn dò
- HS nhắc lại lợi ích của việc lập chương trình hoạt động và cấu tạo 3 phần của một chương trình hoạt động.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài học sau.
 Sinh hoạt lớp
 Đánh giá, nhận xét công tác trong tuần:
 Ưu điểm:
....
 Nhược điểm:
..
 Triển khai công việc tuần tới:
....
III- Giao lưu văn nghệ:
......

Tài liệu đính kèm:

  • docTuÇn 20.doc