I. MỤC TIÊU :
Đọc lưu loát và bước đầu biết đọc diễn cảm bài văn. Giọng nhẹ nhàng, biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ gợi tả. Đọc rõ giọng hồn nhiên, nhí nhảnh của bé Thu, giọng hiền từ chậm rãi của ông.
Hiểu được các từ ngữ trong bài. Thấy được vẻ đẹp của cây cối, hoa lá trong khu vườn nhỏ, hiểu được tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu trong bài. Trả lời được các câu hỏi trong SGK.
Có ý thức làm đẹp cuộc sống môi trường sống trong gia đình và xung quanh em.
II. CHUẨN BỊ :
- Giáo viên : Tranh vẽ phóng to.
- Học sinh : Xem trước bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn : TẬP ĐỌC Tuần : 11 ò Ngày soạn : 19/10/2013 Tiết : 21 ò Ngày dạy : 21/10/2013 Giáo viên : Trương Dũng Sĩ ò Tên bài dạy : CHUYỆN MỘT KHU VƯỜN NHỎ I. MỤC TIÊU : Đọc lưu loát và bước đầu biết đọc diễn cảm bài văn. Giọng nhẹ nhàng, biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ gợi tả. Đọc rõ giọng hồn nhiên, nhí nhảnh của bé Thu, giọng hiền từ chậm rãi của ông. Hiểu được các từ ngữ trong bài. Thấy được vẻ đẹp của cây cối, hoa lá trong khu vườn nhỏ, hiểu được tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu trong bài. Trả lời được các câu hỏi trong SGK. Có ý thức làm đẹp cuộc sống môi trường sống trong gia đình và xung quanh em. II. CHUẨN BỊ : Giáo viên : Tranh vẽ phóng to. Học sinh : Xem trước bài. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : GIÁO VIÊN HỌC SINH * Họat động 1: Khởi động - Ổn định : - Kiểm tra kiến thức cũ: miễn. - Bài mới: * Họat động 2: Cung cấp kiến thức mới. ND 1: Luyện đọc. Mời 1 HS khá giỏi (hoặc HS tiếp nối nhau) đọc toàn bài. Chia đoạn: Đoạn 1: Từ đầu không phải là vườn. Đoạn 2: còn lại. Đọc lần 1: Chữa phát âm: khoái, rủ rỉ, cây quỳnh, ngọ nguậy, nhọn hoắt, săm soi, rỉa cánh, líu ríu. Đọc lần 2: Giải nghĩa từ. Đọc nhóm. GV đọc diễn cảm toàn bài. ND 2: Tìm hiểu bài. Đoạn 1: Hỏi: Mỗi loài cây trên ban công nhà bé Thu có những đặc điểm gì nổi bật? Yêu cầu học sinh nêu ý 1. Đoạn 2: Vì sao khi thấy chim về đậu ở ban công, Thu muốn báo ngay cho Hằng biết? Em hiểu: “Đất lành chim đậu là như thế nào”? Yêu cầu học sinh nêu ý 2. ND 3: HD đọc diễn cảm và học thuộc lòng. Mời vài HS đọc diễn cảm một đoạn. GV nhận xét và đọc diễn cảm một đoạn làm mẫu. Cho HS luyện đọc diễn cảm theo cặp (nhóm). Gọi vài HS thi đọc diễn cảm trước lớp. Cho HS nhẩm thuộc câu, đoạn HTL & tổ chức thi. * Họat động 3 : Củng cố: Hỏi nội dung bài. Nhận xét – Tuyên dương. - Hát. “CHUYỆN MỘT KHU VƯỜN NHỎ” - 1 HS K,G (hoặc HS tiếp nối nhau) đọc toàn bài. - Tham gia chia đoạn. - HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài. HS nhận xét và chữa phát âm. - HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài. HS đọc thầm phần chú giải SGK và giải nghỉa các từ ngữ đó (đặt câu với từ để hiểu rõ hơn). - HS đọc theo cặp (mỗi HS đều được đọc cả bài). - 1 HS đọc cả bài. - HS đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi: + Cây quỳnh: lá dày, giữ được nước. Cây hoa ti-gôn: thò râu theo gió nguậy như vòi voi. Cây hoa giấy: bị vòi ti-gôn quấn nhiều vòng. Cây đa Ấn Độ: bật ra những búp đỏ hồng nhọn hoắt, xòe những lá nâu rõ to + Đặc điểm các loài cây trên ban công nhà bé Thu. - HS đọc đoạn 2 và TLCH: + Vì Thu muốn Hằng công nhận ban công nhà mình cũng là vườn. + Nơi tốt đẹp, thanh bình, có điều kiện thuận lợi, dễ làm ăn sẽ có chim về đậu, sẽ có người tìm đến làm ăn, gây dựng cơ đồ, sự nghiệp. + Ban công nhà bé Thu là một khu vườn nhỏ. - Vài HS đọc diễn cảm một đoạn thích. Đoạn 1: Nhấn mạnh những từ ngữ gợi tả: khoái, rủ rỉ, ngọ nguậy, bé xíu, đỏ hồng, nhọn hoắt, Đoạn 2: Luyện đọc giọng đối thoại giữa ông và bé Thu ở cuối bài. Luyện đọc diễn cảm theo cặp. - Thi đọc diễn cảm trước lớp. - HS nhẩm thuộc& thi đọc thuộc lòng, bình chọn bạn đọc hay nhất. - HS nêu đại ý bài: Vẻ đẹp của cây cối trong khu vườn nhỏ và tình yêu thiên nhiên của hai ông cháu bé Thu. * Tổng kết đánh giá tiết học: Nhận xét - tuyên dương. Dặn dò: HS đọc lại bài. Chuẩn bị: Tiếng vọng. KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn : TOÁN Tuần : 11 ò Ngày soạn: 19/10/2013 Tiết: 51 ò Ngày dạy : 21/10/2013 Giáo viên: Trương Dũng Sĩ ò Tên bài dạy : LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: - Củng cố kĩ năng thực hiện phép cộng với các số thập phân. Tính tổng nhiều STP. Sử dụng các tính chất của phép cộng để tính theo cách thuận tiện. So sánh các số thập phân. Giải bài toán có phép cộng nhiều số thập phân. Giáo dục HS tính cẩn thận chính xác. II. CHUẨN BỊ:- GV: Bảng phụ. Phiếu bài tập. - HS: Làm bài tập, xem trước bài. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : GIÁO VIÊN HỌC SINH * Hoạt động 1: Khởi động - Ổn định: - Kiểm tra kiến thức cũ: + Nêu cách cộng nhiều số thập phân? + Yêu cầu sửa bài VBT. + Nhận xét ghi điểm. - Bài mới: * Hoạt động 2: Luyện tập - thực hành Bài 1: Thực hiện phép cộng với nhiều số thập phân + Yêu cầu HS đọc đề bài và nêu yêu cầu của đề bài. + Yêu cầu HS thực hiện YC bài cá nhân ở bảng con. + Yêu cầu HS lần lượt nêu kết quả. + Nhận xét, chốt lại kết quả đúng và ghi điểm. Bài 2: Tính bằng cách thuận tiện nhất (a,b) + Gọi HS sửa bài.Nhận xét, chốt lại kết quả đúng: a) 4,68 + 6,03 + 3,97 b) 6,9 + 8,4 + 3,1 + 0,2 = 4,68 + (6,03 + 3,97) = (6,9 + 3,1) + (8,4 + 0,2) = 4,68 + 10 = 10 + 8,6 = 14,68 = 18,6 Bài 3: Điền dấu > < = vào chỗ chấm (cột 1) + Gọi HS sửa bài. Nhận xét, ghi điểm 3,6 + 5,8 > 8,9 (vì 3,6 + 5,8 = 9,4 mà 9,4 > 8,9) 7,56 < 4,2 + 3,4 (vì 4,2 + 3,4 = 7,6 mà 7,56 < 7,6) 5,7 + 8,9 > 14,5 (vì 5,7 + 8,9 = 14,6 mà 14,6 > 14,5 Bài 4: 28,4m HS đọc đề. Tóm tắt. Nêu cách giải Ngày đầu: 2,2m ? m Ngày thứ hai: ? m 1,5m ? m Ngày thứ ba: + Gợi ý giải: + Tính số mét vải dệt trong ngày thứ hai. Tính số mét vải dệt trong ngày thứ ba. Tính tổng số m vải dệt trong cả 3 ngày. + Nhận xét, ghi điểm * Hoạt động 3: Củng cố: Chọn KQ đúng + Tổng của 28,7 và 79,56 là: + Tổng của 11,5 + 24,6 + 35 là: Hát TỔNG NHIỀU SỐ THẬP PHÂN + HS nêu theo yêu cầu GV- Nhận xét + Sửa bài tập trên bảng – Nhận xét LUYỆN TẬP + HS đọc và nêu yêu cầu của đề bài. + Thực hiện. HS nêu: a) 65,45 b) 47,66 + Lắng nghe. + HS đọc yêu cầu đề bài. Nêu cách làm. 2 Hs lên bảng làm. Cả lớp làm vào vở. c) 3,49 + 5,7 + 1,51 = 3,49 + 1,51 + 5,7 = 5 + 5,7 = 10,7 d) 4,2 + 3,5 + 4,5 + 6,8 = (4,2 + 6,8) + (3,5 +4,5) = 11 + 8 = 19 + HS đọc đề, nêu cách làm, làm vào vở. + 4 HS sửa bài. Cả lớp nhận xét. 0,5 > 0,08 + 0,4 (vì 0,08 + 0,4 = 0,48 mà 0,48 < 0,5) + HS đọc đề. Làm bài vào vở. Bài giải Ngày thứ hai dệt được số mét vải là: 28,4 + 2,2 = 30,6 (m) Ngày thứ ba dệt được số mét vải là: 30,6 + 1,5 = 32,1 (m) Cả 3 ngày đệt được số mét vải là: 28,4 + 30,6 + 32,1 = 91,1 (m) Đáp số: 91,1m + Chữa bài, nhận xét + Cả lớp tham gia (Dùng thẻ A, B, C, D) A. 107,26 B. 8243 C. 10,826 D. 108,26 A. 80,4 B. 71,2 C. 71,1 D. 84,2 * Tổng kết đánh giá tiết học : Nhận xét tiết học. + Chuẩn bị tiết sau: Làm BT trong VBT. Xem trước bài Trừ hai số thập phân KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn : ĐẠO ĐỨC Tuần : 11 ò Ngày soạn: 19/10/2013 Tiết: 11 ò Ngày dạy: 21/10/2013 Giáo viên: Trương Dũng Sĩ ò Tên bài dạy : THỰC HÀNH KỸ NĂNG GIỮA HỌC KỲ I I- MỤC TIÊU : Hệ thống lại kiến thức đã học về quan hệ với bản thân (Em là học sinh lớp 5, Có trách nhiệm về việc làm của mình, Có chí thì nên), quan hệ với gia đình (Nhớ ơn tổ tiên), quan hệ với nhà trường (Tình bạn) Biết nhận xét, đánh giá các hành vi, việc làm có liên quan đến các chuẩn mực đã học, biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp, biết thực hiện các chuẩn mực đã học trong cuộc sống, giao tiếp hàng ngày Yêu quê hương đất nước, biết ơn tổ tiên, đoàn kết với bạn bè, có ý thức vượt khó II- CHUẨN BỊ: GV: Các tình huống, bài tập, ca dao tục ngữ, tranh ảnh có liên quan đến nội dung bài HS: Ôn lại các bài đã học, sưu tầm tranh ảnh, truyện kể III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : GIÁO VIÊN HỌC SINH * Hoạt động 1: Khởi động - Ổn định: - Kiểm tra kiến thức cũ: Kể 1 câu chuyện, nêu 1 tấm gương hoặc câu ca dao, tục ngữ, bài thơ nói về tình bạn đẹp Nhận xét tuyên dương - Bài mới: * Hoạt động 2: Hệ thống các kiến thức đã học ND 1: Hs nêu kiến thức đã học từ tuần 1 đến tuần 10 v Gợi ý để học sinh nắm lại kiến thức đã học: Học sinh lớp 5 có gì khác so với HS các khối lớp khác? Theo em cần làm gì để xứng đáng là HS lớp 5? Nêu những biểu hiện của người sống có trách nhiệm Khi gặp khó khăn trong cuộc sống chúng ta cần phải làm gì? Vì sao chúng ta phải biết ơn tổ tiên? Để tình bạn thêm thân thiết gắn bó ta cần phải làm gì? Quan sát giúp đỡ các nhóm, chốt ý từng bài ? ND 2: Vận dụng, thực hành v Nhận xét, chọn ứng xử phù hợp, thực hiện các việc làm có liên quan đến các chuẩn mực đã học. Quan sát giúp đỡ các nhóm Yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày, khuyến khích động viên các bạn đặt câu hỏi, tình huống Giáo viên nhận xét kết luận hoạt động của từng nhóm ND 3: Hs biết cách ứng xử phù hợp trong các tình huống có liên quan đến bạn bè Nhóm 1: Hãy ghi những việc HS lớp 5 nên làm và không nên làm Nhóm 2: Sắm vai: Nhóm em được phân công trang trí báo tường, nhưng đến ngày phải nộp mới nhớ ra, nhóm bàn ra sao? Nhóm 3: Hãy kể lại cho các bạn nghe về tấm gương: “Có chí thì nên” Nhóm 4: Hãy nêu những truyền thống tốt đẹp của gia đình. Em cần làm gì để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó. Nhóm 5: Bạn Duy ở lớp ta bị tai nạn giao thông, các em cần làm gì để thể hiện tình bạn thân thiết * Hoạt động 4: Củng cố: Trò chơi: Tiếp sức ( 2 đội, 5 học sinh/ đội) Nhận xét tuyên dương -Hát Tình bạn (tiết 2) - Học sinh thực hiện theo yêu cầu - Nhận xét Thực hành giữa học kì I - Em là học sinh lớp 5 - Có trách nhiệm về việc làm của mình - Có chí thì nên - Nhớ ơn tổ tiên - Tình bạn - Trao đổi nhóm đôi về ND từng bài học - Trình bày trước lớp - Các nhóm nhận xét, bổ sung - Nhóm 6 (mỗi nhóm thực hành các nội dung của 1 bài học) - Từng nhóm trình bày nội dung được phân công. Các nhóm khác quan sát, nhận xét, nêu câu hỏi (nếu có) - Bắt thăm (1 trong 5 chủ đề đã học) đọc thơ, ca dao, tục ngữ hoặc bài hát, câu chuyện có nội dung liên quan - Nhận xét * Tổng kết, đánh giá tiết học. Nhận xét – Tuyên dương. Dặn dò: Thực hiện tốt các hành vi, chuẩn mực đạo đức đã được học. Chuẩn bị: “Kính già, yêu trẻ”. Sưu tầm câu chuyện bài hát có liên quan nội dung bài. KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn : CHÍNH TẢ Tuần : 11 ò Ngày soạn : 19/10/2013 Tiết : 11 ò Ngày dạy : 21/10/2013 Giáo viên : Trương Dũng Sĩ ò Tên bài dạy : NGHE-VIẾT: LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG I. MỤC TIÊU : Học sinh nghe viết đúng chính tả bài “Luật bảo vệ môi trường” đúng hình thức VB luật. Hiểu và nắm được cách trình bày một điều cụ thể trong bộ luật nhà nước. Luyện viết đúng những từ ngữ có âm đầu âm cuối n / ng (BT2b, BT3b) . Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ, giữ vở. II. CHUẨN BỊ : GV: Giấy khổ to thì tìm nhanh theo YC bài 3. HS: Bảng con, BS từ khó. III. CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC : GIÁO VIÊN HỌC SINH * Hoạt động 1: Khởi động- Ổn định : - Kiểm tra kiến thức cũ : miễn. - Bài mới : * Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức mới ND 1: Hướng dẫn HS viết chính tả : Giáo viên đọc lầ ... iáo viên : Lê Thành Phát ò Tên bài dạy: VẼ TRANH: ĐỀ TÀI NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 I. MỤC TIÊU : - HS nắm được cách chọn nội dung và cách vẽ tranh. - HS vẽ được tranh về đề tài Ngày Nhà giáo Việt Nam. - HS yêu quý và kính trọng thầy giáo, cô giáo. II. CHUẨN BỊ : - Giáo viên : Một số tranh ảnh về Ngày Nhà giáo Việt Nam, hình gợi ý cách vẽ. - Học sinh : Giấy vẽ hoặc vở thực hành, dụng cụ vẽ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : GIÁO VIÊN HỌC SINH *Hoạt động 1: Khởi động - Ổn định : Hát - Kiểm tra kiến thức cũ: Kiểm tra 2 HS. + Nêu cách vẽ hoạ tiết đối xứng qua trục?Các phần của hoạ tiết đối xứng qua trục được vẽ như thế nào? + Chấm 1 số bài vẽ của HS. Nhận xét, cho điểm. - Bài mới: *Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức mới - Mục đích 1: Tìm chọn nội dung đề tài. - Hình thức tổ chức: Cả lớp, cá nhân. - Nội dung: + Yêu cầu HS kể lại những hoạt động kỉ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 của trường, lớp mình. + Gợi ý nhớ những hình ảnh về Ngày NGVN 20/11. + Yêu cầu HS chọn nội dung để vẽ tranh. + Nhận xét, kết luận. - Mục đích 2: Cách vẽ tranh. - Hình thức tổ chức: Cả lớp, nhóm đôi, cá nhân. - Nội dung: + Giới thiệu một số bức tranh và hình tham khảo để HS thảo luận, nhận ra cách vẽ. + Sử dụng hình gợi ý chọn và sắp xếp hình ảnh chính, cách vẽ dáng hoạt động, vẽ hình ảnh phụ, sử dụng màu sắc, không vẽ quá nhiều hình ảnh, hoặc hình ành quá nhỏ. + Nhận xét, kết luận. - Mục đích 3: Thực hành. - Hình thức tổ chức: Nhóm, cá nhân. - Nội dung: + Cho HS thực hành vẽ. + Gợi ý HS tìm nội dung khác nhau về đề tài này. Gợi ý cách sắp xếp hình ảnh, cách vẽ hình, vẽ màu, gúp đỡ HS còn lúng túng, Nhận xét chốt ý 3: *Hoạt động 3 : Củng cố: Đánh giá sản phẩm. + Cho HS trưng bày sản phẩm. + HD chọn 1 số bài và gôi ý HS nhận xét, kết luận. + Khen những bài vẽ hoàn thành tốt. + Chọn 1 số bài vẽ đẹp làm ĐDDH. Cả lớp. VTT: TRANG TRÍ ĐỐI XỨNG QUA TRỤC. 2 HS trả lời. VẼ TRANH : ĐỀ TÀI NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 - HS nêu cá nhân, lớp nhận xét, bổ sung. + Lễ kỉ niệm của trường, Hội cha mẹ HS chúc mừng, HS tặng hoa thầy cô giáo, tiết học tốt, + Quang cảnh đông vui, nhộn nhịp, hoạt động phong phú, màu sắc rực rỡ, dáng người đa dạng, - HS quan sát, thảo luận, nêu cách vẽ, nhận xét, bổ sung: + Vẽ hình ảnh chính trước (rõ nội dung). + Vẽ hình ảnh phụ sau (sinh động). + Vẽ màu tươi sáng. - HS vẽ cá nhân hoặc nhóm vào vở hay giấy A 4. - Chú ý nội dung, hình ảnh cần vẽ. - Vẽ màu sắc cho phù hợp. - HS trưng bày sản phẩm. - HS nhận xét chung và chọn bài vẽ đẹp *Tổng kết đánh giá tiết học: Nhận xét - tuyên dương. HS đọc lại bài, chuẩn bị: VTM: Mẫu có hai vật mẫu. KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn: KĨ THUẬT Tuần: 11 ò Ngày soạn: 19/10/2013 Tiết: 11 ò Ngày dạy: 01/11/2010 Giáo viên : Trương Dũng Sĩ ò Tên bài dạy: RỬA DỤNG CỤ NẤU ĂN VÀ ĂN UỐNG I. MỤC TIÊU: HS cần phải: Nêu được tác dụng của việc rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình. Biết cách rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình. Có ý thức giúp gia đình rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống sau bữa ăn. II. CHUẨN BỊ: Giáo viên: Một số bát, đũa và dụng cụ, nước rửa chén. Tranh ảnh minh hoạ SGK. Phiếu học tập. Học sinh: Tìm hiểu cách rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: GIÁO VIÊN HỌC SINH * Hoạt động 1: Khởi động - Ổn định: Hát. - Kiểm tra kiến thức cũ: - Bài mới: * Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức mới - Mục đích 1: Tìm hiểu mục đích tác dụng của việc rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống. - Hình thức tổ chức: Cả lớp, nhóm. - Nội dung: Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau: Nêu tên các dụng cụ nấu ăn và ăn uống thường dùng ? Nêu tác dụng của việc rửa dụng cụ nấu, bát, đũa sau khi ăn ? (Nếu như dụng cụ nấu, bát, đũa không được rữa sạch sau bữa ăn thì sẽ như thế nào ?) Nhận xét, chốt ý 1. - Mục đích 2: Tìm hiểu cách rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống. - Hình thức tổ chức: Nhóm. - Nội dung: Nêu cách rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống ở gia đình em thường thấy hoặc thường làm ? Quan sát hình và đọc nội dung mục 2 (SGK), so sánh cách rửa bát ở gia đình với cách rửa được trình bày trong SGK. Quan sát, giúp đỡ các nhóm làm việc. Nhận xét, tóm tắt những ý HS vừa trình bày và hướng dẫn cách rửa dụng cụ nấu, bát, đũa sau khi ăn theo nội dung SGK. - Mục đích 3: Thực hành rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống. - Hình thức tổ chức: Nhóm. - Nội dung: GV thực hiện các thao tác minh hoạ để HS hiểu rõ hơn cách thực hiện. Cho 2 nhóm HS thực hành, nhận xét. Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ ở SGK. * Hoạt động 3: Củng cố: Nhắc HS về nhà giúp đỡ gia đình rửa dụng cụ nấu, bát, đũa sau khi ăn. Nhận xét – Tuyên dương. - Cả lớp . RỬA DỤNG CỤ NẤU ĂN VÀ ĂN UỐNG + Đọc nội dung 1 (SGK), trao đổi nhóm đôi và trả lời câu hỏi. Bát, đũa, thìa, đĩa sau khi được sử dụng để ăn uống nhất thiết phải được cọ rửa sạch sẽ, không để lưu cữu qua bữa sau hoặc qua đêm. Rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống không những làm cho các dụng cụ đó sạch sẽ, khô ráo, ngăn chặn được vi trùng gây bệnh mà còn có tác dụng bảo quản, giữ cho dụng cụ không bị hoen rỉ. + Thảo luận nhóm 4, trình bày, nhận xét, bổ sung. Trước khi rửa bát cần dồn hết thức ăn, cơm còn lại trên bát, đĩa vào một chỗ. Sau đó tráng qua một lượt bằng nước sạch tất cả dụng cụ nấu ăn và ăn uống. Không rửa cốc (li) uống nước cùng với bát, đĩa, thìa, đũa, để tránh làm cốc có mùi mỡ hoặc mùi thức ăn. Nên dùng nước rửa chén để rửa sạch mỡ và mùi thức ăn trên bát, đĩa. Về mùa đông, nên hoà nước rửa chén vào nước ấm để rửa cho sạch mỡ. Có thể dùng nước vo gạo để rửa bát cũng rất sạch. Dụng cụ nấu ăn và ăn uống phải được rửa hai lần bằng nước sạch. Có thể rửa bát vào chậu, cũng có thể rửa trực tiếp dưới vòi nước. Dùng miếng rửa bát hoặc xơ mướp khô, búi rửa bát cọ sạch cả mặt trong và mặt ngoài của dụng cụ nấu ăn và ăn uống. Úp từng dụng cụ đã rửa sạch vào rổ cho ráo nước rồi mới úp vào chạn. Nếu trời nắng, nên phơi rổ úp bát đã rửa sạch dưới nắng cho khô ráo. - Quan sát, thực hành, nhận xét. * Tổng kết đánh giá tiết học: Nhận xét tiết học – Tuyên dương. Chuẩn bị bài sau: Rán đậu phụ KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn : TẬP ĐỌC Tuần : 11 ò Ngày soạn : 19/10/2013 Tiết : 22 ò Ngày dạy : 24/10/2012 Giáo viên : Trương Dũng Sĩ ò Tên bài dạy : TIẾNG VỌNG I. MỤC TIÊU: Đọc trôi chảy, lưu loát và diễn cảm bài thơ bằng giọng nhẹ nhàng, trầm buồn, bộc lộ cảm xúc xót thương, ân hận trước cái chết thương tâm của chú chim sẻ nhỏ. Biết ngắt nhịp thơ hợp lí trong bài thơ viết theo thể tự do ; biết nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm. Bước đầu biết đọc diễn cảm bài thơ, bộc lộ được cảm xúc phù hợp qua giọng đọc (day dứt, xót thương, ân hận, ). Cảm nhận được tâm trạng ân hận, day dứt của tác giả: vì vô tâm đã gây nên cái chết của chú chim sẻ nhỏ. Hiểu được điều tác giả muốn nói (ND): Đừng vô tình trước những sinh linh bé nhỏ trong thế giới quanh ta. Trả lời được các câu hỏi 1, 3, 4 trong SGK. (HS khá giỏi trả lời CH 2). GDHS tình cảm yêu quý và bảo vệ các con vật. II. CHUẨN BỊ: GV :Tranh ảnh minh họa trong SGK . Bảng phụ ghi sẵn các câu thơ cần luyện đọc. HS :Tìm hiểu trước bài. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : GIÁO VIÊN HỌC SINH * Hoạt động 1 : Khởi động - Ổn định : Cho HS hát - Kiểm tra kiến thức cũ : Cho HS đọc bài và trả lời câu hỏi. Nhận xét – Ghi điểm. - Bài mới : * Hoạt động 2 : Cung cấp kiến thức mới ND 1 : Đọc đúng, diễn cảm, hiểu nội dung bài a) Hướng dẫn luyện đọc Cho một HS giỏi đọc toàn bài . Hướng dẫn chia 2 đoạn. Cho HS đọc nối tiếp l từng đoạn, sửa lỗi phát âm (giữ chặt, lạnh ngắt, chợp mắt, trong vắt ,...). Cho HS đọc nối tiếp lượt 2: giải nghĩa từ khó (bão, vơi, chiều gió hú, trong vắt, ngàn ,....) Cho HS đọc nhóm đôi . Gọi vài em đọc toàn bài. Nhận xét – Tuyên dương. Đọc mẫu giọng tả nhẹ nhàng cảm xúc ngưỡng mộ. b) Hướng dẫn tìm hiểu bài Cho HS đọc thầm các khổ thơ, trả lời câu hỏi ở SGK: Con chim sẻ nhỏ chết trong hoàn cảnh đáng thương như thế nào?. Vì sao tác giả băn khoăn, day dứt về cái chết của chim sẻ? Những hình ảnh nào đã để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm trí tác giả? Điều tác giả muốn nói với em là gì? Nhận xét – Tuyên dương sau mỗi câu hỏi. ND 2 : Luyện đọc diễn cảm Gọi 3 HS đọc cả bài thơ. Hướng dẫn đọc diễn cảm từng đoạn :đoạn 1 đọc khoan thai, đoạn 2 đọc nhanh , đoạn 3 đọc thong thả. Đọc mẫu 1 đoạn tiêu biểu . Cho HS đọc diễn cảm ở nhóm đôi . Cho HS thi đọc diễn cảm. Thi đọc thuộc lòng. * Hoạt động 3 : Củng cố Cho HS nêu nội dung chính của bài thơ. Nhận xét – Tuyên dương. - Hát CHUYỆN MỘT KHU VƯỜN NHỎ - Đọc, trả lời câu hỏi. TIẾNG VỌNG - Một HS đọc. Đ1: Hai khổ thơ đầu. Đ2: Phần còn lại. - Đọc nối tiếp từng đoạn. - Đọc nối tiếp lượt 2 . - Đọc nhóm đôi. - Ba HS đọc. - Lắng nghe. - Đọc thầm trả lời câu hỏi. + Chết trong cơn bão lúc gần sáng, nhưng không ai mở. Xác chim bị mèo tha. Để lại trong tổ những quả trứng không bao giờ nở. + Vì trong đên mưa bão, tác giả nghe cánh chim đập cửa. Nằm trong chăn ấm, tác giả chim sẻ tránh mưa. Vì thế, chim sẻ đã chết một cách đau lòng. + Tác giả tưởng tượng như cánh cửa rung lên tiếng chim đập cánh ; những quả trứng với tiếng động lớn “như đá lở trên ngàn”. + Hãy yêu thương muôn loài. - Thực hiện. - Lắng nghe. - Lắng nghe, nhận xét. - Luyện đọc nhóm đôi . - Thi đọc diễn cảm. - Thi đọc thuộc lòng 8 dòng thơ đầu. Đừng vô tình trước những sinh linh bé nhỏ trong thế giới quanh ta. * Tổng kết đánh giá tiết học: Nhận xét – Tuyên dương. Dặn dò: Luyện đọc lại bài. CB bài: Mùa thảo quả BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM BỔ SUNG 1) Vì sao tác giả băn khoăn, day dứt về cái chết của chim sẻ ? a) Không muốn mở cửa cho sẻ tránh mưa. b) Vì tác giả đang nằm trong chăn ấm. c) Vì tính ích kỉ của tác giả. d) Cả a, b, c đều đúng. 2) Hình ảnh nào đã để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm trí tác giả ? a) Con chim sẻ nhỏ chết trong cơn dông. b) Tiếng cánh chim đập cửa. c) Những quả trứng không có mẹ ấp ủ nên mãi mãi chẳng ra đời. d) Con mèo tha xác chết của chim. 3) Khi viết bài thơ “Tiếng vọng”, tác giả thể hiện tâm trạng gì ? Vì sao tác giả có tâm trạng đó ? a) Tác giả buồn vì không cứu được sẻ nhỏ. b) Tác giả ân hận vì ra chậm nên không cứu được sẻ nhỏ. c) Tác giả ân hận vì sự vô tình, thờ ơ của mình đã gây nên cái chết của sẻ nhỏ. 4) Tác giả muốn nhắn nhủ điều gì với người đọc ? a) Hãy yêu thiên nhiên quanh ta. b) Hãy bảo vệ môi trường. c) Đừng vô tình trước những sinh linh bé nhỏ trong thế giới quanh ta.
Tài liệu đính kèm: