I. MỤC TIÊU
- Biết làm những việc phù hợp với khả năng để góp phần tham gia xây dựng quê hương.
- Yêu mến, tự hào về quê hương mình, mong muốn được góp phần xây dựng quê hương.
- Biết được vì sao cần phải yêu quê hương và tham gia góp phần xây dựng quê hương.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Giấy, bút màu.
- Một số bài thơ, bài hát nói về tình yêu quê hương.
Tuần 19 Ngày soạn: 30 – 12 – 2012 Thứ hai ngày 31 tháng 1 năm 2012 Đạo đức Tiết 20: EM YêU QUê hươnG (tiết 1) I. Mục tiêu - Biết làm những việc phù hợp với khả năng để góp phần tham gia xây dựng quê hương. - Yêu mến, tự hào về quê hương mình, mong muốn được góp phần xây dựng quê hương. - Biết được vì sao cần phải yêu quê hương và tham gia góp phần xây dựng quê hương. II. đồ dùng dạy học - Giấy, bút màu. - Một số bài thơ, bài hát nói về tình yêu quê hương. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu 1. Kiểm tra bài cũ - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. - GV nhận xét, kết luận. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài - GV giới thiệu và ghi tựa bài. b. Hướng dẫn HS luyện tập * Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện Cây đa làng em. - GV đọc truyện Cây đa làng em. - 1 HS đọc lại truyện. - GV yêu cầu HS thảo luận trả lời các câu hỏi trong SGK. - HS thảo luận nhóm 4 trả lời các câu hỏi trong SGK. - Đại diện các nhóm trình bày. - Cả lớp trao đổi, bổ sung. - GV nhận xét, kết luận. ? Vì sao dân làng lại gắn bó với cây đa? + Vì cây đa là biểu tượng của quê hương, cây đa đem lại nhiều lợi ích cho mọi người. ? Hà gắn bó với cây đa như thế nào? + Mỗi lần về quê, Hà đều cùng các bạn chơi dưới gốc đa. ? Bạn Hà đóng góp tiền để làm gì? + Để chữa cho cây đa sau trận lụt. ? Những việc làm của bạn Hà thể hiện tình cảm gì với quê hương? + Bạn rất yêu quý quê hương. ? Qua câu chuyện của bạn Hà, em thấy đối với quê hương chúng ta phải có tình cảm và hành động gì? + Chúng ta phải gắn bó, yêu quý và bảo vệ quê hương. àGV kết luận. * Hoạt động 2: Làm bài tập 1 - SGK - HS thảo luận theo cặp bài tập 1. - Đại diện các nhóm lên trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV kết luận ý kiến đúng. + Trường hợp a, b, c, d thể hiện tình yêu quê hương. * Ghi nhớ - 3 HS tiếp nối nhau đọc ghi nhớ. * Hoạt động 3: Liên hệ thực tế - Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm các ý sau: + Quê bạn ở đâu? Bạn biết những gì về quê hương mình? + Bạn đã làm được những việc gì thể hiện tình yêu quê hương mình? - HS thảo luận theo nhóm, sau đó một số HS trình bày trước lớp. - HS nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, kết luận, khen những HS biết thể hiện tình yêu quê hương bằng những việc làm cụ thể. 3. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau: + Mỗi HS vẽ một bức tranh nói về việc làm mà em mong muốn thực hiện cho quê hương hoặc sưu tầm tranh, ảnh về quê hương mình. + Các nhóm HS chuẩn bị các bài thơ, bài hát,... nói về tình yêu quê hương. Khoa học Tiết 37: Dung dịch I. Mục tiêu - Nêu được một số ví dụ về dung dịch. - Biết tách các chất ra khỏi một số dung dịch bằng cách chưng cất. II. Đồ dùng dạy học - Hình vẽ trong SGK. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu 1. Kiểm tra bài cũ - Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: + Thế nào là hỗn hợp? + Hãy nêu cách tách một chất ra khỏi hỗn hợp? - GV nhận xét, cho điểm. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài - GV giới thiệu và ghi tựa bài. b. Nội dung * Hoạt động 1: Tạo ra một dung dịch - Yêu cầu HS làm việc theo nhóm : Tạo một dung dịch đường hoặc muối (tỉ lệ nước và đường do từng nhóm quyết định) và ghi vào bảng. - Các nhóm tạo một dung dịch đường hoặc muối (tỉ lệ nước và đường do từng nhóm quyết định) và ghi vào bảng sau: Tên và đặc điểm của từng chất tạo ra dung dịch Tên dung dịch và đặc điểm của dung dịch . . . . . . - Yêu cầu đại diện các nhóm nêu công thức pha chế dung dịch. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi. - HS thảo luận nhóm, đại diện nhóm trả lời câu hỏi. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, kết luận. ? Để tạo ra dung dịch cần có những điều kiện gì? + Muốn tạo ra dung dịch ít nhất phải có từ hai chất trở lên, trong đó phải có một chất ở thể lỏng và chất kia phải hoà tan được vào trong chất lỏng đó. ? Dung dịch là gì? + Hỗn hợp chất lỏng với chất rắn bị hoà tan và phân bố đều hoặc hỗn hợp chất lỏng với chất lỏng hoà tan vào với nhau được gọi là dung dịch. ? Kể tên một số dung dịch mà em biết? + HS kể tên: Xà phòng, dung dịch giấm và đường hoặc giấm và muối, * Hoạt động 2: Thực hành - Yêu cầu HS làm việc theo nhóm : Đọc mục hướng dẫn thực hành và thảo luận các câu hỏi. - Các nhóm thực hành và thảo luận. - Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thí nghiệm và thảo luận của nhóm mình. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, kết luận. ? Theo bạn, những giọt nước đọng trên đĩa có mặn như nước muối trong cốc không? Tại sao? + Những giọt nước đọng trên đĩa không có vị mặn như nước muối trong cốc. Vì chỉ có hơi nước bốc lên khi gặp lạnh sẽ ngưng tụ lại thành nước. Muối vẫn còn lại trong cốc. à Qua thí nghiệm trên cho ta thấy ta có thể tách các chất trong dung dịch bằng cách chưng cất. * Kết luận - HS đọc phần kết luận SGK. - GV kết luận. 3. Củng cố, dặn dò - GV nhắc lại nội dung bài. - GV nhận xét tiết học. - Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau. Thứ ba ngày 1 tháng 1 năm 2013 Địa lí Tiết 19: Châu á I. Mục tiêu - Biết tên các châu lục và đại dương trên thế giới: châu á, châu Âu, châu Mĩ, châu Phi, châu Đại Dương, châu Nam Cực; các đại dương: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương. - Nêu được vị trí địa lí, giới hạn của châu á: + ở bán cầu Bắc, trải dài từ cực Bắc tới quá xích đạo, ba phía giáp biển và đại dương. + Có diện tích lớn nhất trong các châu lục trên thế giới. - Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu của châu á: + diện tích là núi và cao nguyên, núi cao và đồ sộ bậc nhất thế giới. + Châu á có nhiều đới khí hậu: nhiệt đới, ôn đới, hàn đới. - Sử dụng quả địa cầu, bản đồ, lược đồ để nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ châu á. - Đọc tên và chỉ vị trí một số dãy núi, cao nguyên, đồng bằng, sông lớn của châu á trên bản đồ (lược đồ). * HS khá, giỏi: Dựa vào lược đồ trống ghi tên các châu lục và đại dương giáp với châu á. II. Đồ dùng dạy học - Quả địa cầu, Bản đồ tự nhiên châu á. - Tranh ảnh về một số cảnh thiên nhiên châu á. III. các hoạt động dạy – học chủ yếu 1. Kiểm tra bài cũ 2. Bài mới a. Giới thiệu bài - GV giới thiệu và ghi tựa bài. b. Nội dung * Hoạt động 1: Vị trí địa lí và giới hạn của châu á - Yêu cầu HS quan sát hình trong SGK, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi. - Các nhóm thảo luận, nêu kết quả. - GV cùng HS nhận xét, kết luận. ? Dựa vào hình 1, cho biết tên các châu lục và đại dương mà châu á tiếp giáp? + Phía Bắc giáp Bắc Băng Dương + Phía Đông giáp với Thái Bình Dương + Phía Nam giáp ấn Độ Dương. + Phía Tây Nam giáp với châu Phi + Phía Tây và Tây Bắc giáp với châu Âu. ? Châu á nằm ở bán cầu bắc hay bán cầu nam, trải dài từ vùng nào đến vùng nào trên trái đất? + Châu á nằm ở bán cầu Bắc, trải dài từ vùng cực Bắc đến quá xích đạo. ? Châu á chịu ảnh hưởng của các đới khí hậu nào? + Châu á chị ảnh hưởng của cả ba đới khí hậu: Hàn đới ở phía Bắc á. + Ôn đới ở giữa lục địa châu á. + Nhiệt đới ở Nam á. * Hoạt động 2: Đặc điểm tự nhiên của Châu á - GV treo bảng số liệu về diện tích và dân số các châu lục để so sánh diện tích châu á với diện tích các châu lục khác? - Yêu cầu HS làm việc theo nhóm. - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. - GV cùng HS nhận xét, kết luận. + Diện tích châu á lớn nhất trong 6 châu lục, gấp 5 lần diện tích châu Đại Dương, hơn 4 lần diện tích châu Âu, hơn 3 lần diện tích châu Nam Cực. + Dân số châu á đứng thứ nhất trong tất cả các châu lục. ? Quan sát các ảnh trong hình 2, rồi tìm trên hình 3 các chữ a, b , c, d, e cho biết các cảnh thiên nhiên đó được chụp ở những khu vực nào của châu á? + Hình a: Vịnh biển Nhật Bản - Đông á. + Hình b: Bán hoang mạc (Ca - dắc - xtan) – Trung á. + Hình c: Đồng bằng (đảo Ba - li, In - đô - nê - xi - a) - Đông Nam á. + Hình d: Rừng Tai - ga (Liên Bang Nga) - Bắc á. + Hình e: Dãy núi Hi - ma- li - a (Phần thuộc Nê- pan) - Nam á. 3. Củng cố, dặn dò - GV nhắc lại nội dung bài. - GV nhận xét tiết học. - Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau. Kĩ thuật Tiết 19: Nuôi dưỡng gà I. Mục tiêu - Biết mục đích của việc nuôi dưỡng gà. - Biết cách cho gà ăn, cho gà uống. Biết liên hệ thực tế để nêu cách cho gà ăn uống ở gia đình hoặc địa phương (nếu có). II. đồ dùng dạy học - Hình ảnh minh hoạ. - Phiếu đánh giá kết quả học tập của HS. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu 1. Kiển tra bài cũ ? Vì sao phải sử dụng nhiều loại thức ăn để nuôi gà? Thức ăn có tác dụng gì? - GV nhận xét, đánh giá. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài - GV giới thiệu và ghi tựa bài. b. Nội dung * Hoạt động 1: Mục đích, ý nghĩa của việc nuôi đưỡng gà - GV cho HS đọc thầm mục 1 SGK. - GV hỏi: + ở gia đình em cho gà ăn những loại thức ăn nào? Ăn vào lúc nào? + Lượng thức ăn dùng hàng ngày cho gà ra sao? + Cho gà ăn uống vào lúc nào? + Cho ăn uống như thế nào? - GV kết luận: Nuôi dưỡng gà gồm hai công việc chủ yếu là: cho gà ăn và cho gà uống, nhằm cung cấp nước và chất dinh dưỡng cần thiết cho gà. Nuôi dưỡng gà hợp lí sẽ giúp cho gà khoẻ mạnh, lớn nhanh, sinh sản tốt. Muốn nuôi gà đạt năng suất phải cho gà ăn uống đủ chất và hợp vệ sinh. ? Nêu ý nghĩa của việc nuôi dưỡng gà? + Nuôi dưỡng nhằm cung cấp nước và các chất dinh dưỡng cần cung cấp cho gà. + Gà được nuôi dưỡng đầy đủ, hợp lí sẽ khoẻ mạnh, ít bị bệnh. GV nhận xét, kết luận. * Hoạt động 2: Tìm hiểu cách cho gà ăn uống - Yêu cầu HS đọc SGK và rả lời câu hỏi mục 2 SGK. ? Hãy nêu thức ăn và cách cho gà ăn uống ở từng thời kì: Thời kì gà con? Thời kì gà giò? Thời kì đẻ trứng? ? Em hãy cho biết vì sao gà giò cần được ăn nhiều thức ăn cung cấp chất bột đường và chất đạm? + Đây là thời kì đang phát triển mạnh. ? Theo em, cần cho gà đẻ ăn những thức ăn nào để cung cấp nhiều chất đạm, chất khoáng và vi – ta – min? à GV nhận xét và giải thích: Nước là thành phần chủ yếu cấu tạo nên cơ thể động vật. Nhờ có nước cơ thể động vật hấp thu được các chất dinh dưỡng hoà tan lấy từ tức ăn và tạo thành các chất cần thiết cho sự sống của động vật. ? Quan sát hình, em hãy cho biết người ta cho gà ăn, uống như thế nào? + Máng ăn uống phải sạch. + Hằng ngày phải thay nước, cọ rửa máng ? Vì sao cần phải cung cấp đủ nước cho gà? Nước cho gà uống phải như thế nào? à GV kết luận: Khi nuôi gà phải cho gà ăn, uống đủ lượng, đủ chất và hợp vệ sinh. * Ghi nhớ - HS nêu ghi nhớ. * Hoạt động 3: Làm bài 21 trang 30 - SGK - GV yêu cầu HS làm bài tập. - GV nêu đáp án để HS tự đối chiếu, tự đánh giá kết quả làm bài tập. - Mời HS báo cáo kết quả tự đánh giá. - GV nhận xét, đánh giá kết quả. 3. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau. Luyện Tiếng Việt ôn: Câu ghép I. Mục tiêu - Củng cố kiến thức đã học về câu ghép. II. đồ dùng dạy học III. các Hoạt động dạy – học chủ yếu 1. Kiểm tra bài cũ ? Thế nào là câu ghép? Cho ví dụ? - GV nhận xét, kết luận. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài - GV giới thiệu và ghi tựa bài. b. Hướng dẫn HS làm bài tập * Bài tập 1: Tìm câu ghép trong đoạn văn văn sau: ở phía bờ đông bắc, mặt hồ phẳng lặng như gương (1). Những cây gỗ tếch xoè tán rộng soi bóng xuống mặt nước(2). Nhưng về phía bờ tây, một khung cảnh hùng vĩ hiện ra trước mắt (3). Mặt hồ, sóng chồm dữ dội, bọt tung trắng xoá, nước réo ào ào (4). - HS đọc, nêu yêu cầu của bài. - HS làm bài vào vở, nêu kết quả. - HS và GV nhận xét, kết luận. * Câu ghép: Mặt hồ, sóng /chồm dữ dội, bọt / tung trắng xoá, nước / réo ào ào. ? Trong câu ghép em vừa tìm được có thể tách mỗi cụm chủ ngữ – vị nhữ thành một câu đơn được không? Vì sao? + Trong đoạn văn trên câu 4 là câu ghép. Ta không thể tách mỗi cụm chủ ngữ – vị ngữ trong câu ghép thành câu đơn được vì các vế câu diễn tả những ý có quan hệ chặt chẽ với nhau. Nếu tách ra sẽ tạo thành một chuỗi câu rời rạc. * Bài tập 2: Đặt 3 câu ghép? - HS nêu yêu cầu của bài. - HS làm bài vào vở, 3 HS lên bảng làm bài. - HS nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, kết luận. * Ví dụ: - Do Tú chăm chỉ học tập nên cuối năm bạn ấy đạt danh hiệu học sinh giỏi. - Sáng nay, bố em đi làm, mẹ em đi chợ, em đi học. - Trời mưa rất to nhưng Lan vẫn đi học đúng giờ. * Bài tập 3: Thêm một vế câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép. a) Vì trời nắng to . b) Mùa hè đã đến c) ...............còn Cám lười nhác và độc ác. d) ............., gà rủ nhau lên chuồng. - HS đọc, nêu yêu cầu của bài. - HS làm bài vào vở, 4 HS lên bảng làm bài. - HS nhận xét, bổ sung. - GB nhận xét, kết luận. * Ví dụ: a) Vì trời nắng to nên ruộng đồng nứt nẻ. b) Mùa hè đã đến nên hoa phượng nở đỏ rực. c) Tấm chăm chỉ, hiền lành còn Cám lười nhác và độc ác. d) Mặt trời lặn, gà rủ nhau lên chuồng. 3. Củng cố, dặn dò ? Thế nào là câu ghép? - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS chuẩn bị bài học sau. Thứ năm ngày 3 tháng 1 năm 2013 Khoa học Tiết 38: Sự biến đổi hoá học I. Mục tiêu - Nêu được một số ví dụ về biến đổi hóa học xảy ra do tác dụng của nhiệt hoặc tác dụng của ánh sáng. II. Đồ dùng dạy học - Hình trong SGK. - Phiếu học tập của HS. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu 1. Kiểm tra bài cũ ? Nêu tính chất của dung dịch? Nêu cách tạo ra một dung dịch? - GV nhận xét, kết luận. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài - GV nêu mục đích, yêu cầu bài học. b. Nội dung * Hoạt động1: - GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm trong SGK và ghi kết quả vào phiếu học tập. - GV theo dõi và giúp đỡ HS thực hiện. - Yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả. - HS nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét kết luận. Thí nghiệm Mô tả hiện tượng Giải thích hiện tượng. Thí nghiệm 1: Đốt một tờ giấy Tờ giấy bị cháy thành than Tờ giấy đã bị biến đổi thành một chất khác, không còn giữ được tính chất ban đầu. ? Hiện tượng chất này bị biến đổi thành chất khác gọi là gì? + Đó gọi là hiện tượng biến hoá học. ? Sự biến đổi hoá học là gì? + Sự biến đổi hoá học là sự biến đổi từ chất này thành chất khác. - GV nhận xét, kết luận. - GV yêu cầu HS đọc mục bạn cần biết. * Hoạt động 2: Thảo luận - GV cho HS quan sát các hình trong SGK và thảo luận câu hỏi sau: + Trường hợp nào có sự biến đổi hoá học? + Trường hợp nào có sự biến đổi lí học? - GV cho các nhóm thảo luận và báo cáo kết quả. - HS thảo luận, báo cáo kết quả: + Hình 2 là sự biến đổi hoá học. + Hình 3 là sự biến đổi lí học. + Hình 4 là sự biến đổi lí học. + Hình 5 là sự biến đổi hoá học. + Hình 6 là sự biến đổi hoá học. + Hình 7 là sự biến đổi lí học. - GV cùng HS nhận xét, bổ sung. - GV kết luận: Sự biến đổi từ chất này thành chất khác gọi là sự biến đổi hoá học. 3. Củng cố, dặn dò - GV tổng kết nội dung bài. - GV nhận xét tiết học. - Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau. Thứ sáu ngày 4 tháng 1 năm 2013 Luyện Tiếng Việt Tập làm văn LUYệN TậP Tả NGƯờI I. Mục tiêu - Luỵên biết được hai kiểu kết bài (mở rộng và không mở rộng). - Viết được hai đoạn kết bài theo yêu cầu II. Các hoạt động dạy – học chủ yếu 1. Kiểm tra bài cũ - 1 HS nhắc lại kiến thức đã học về hai kiểu mở bài trong bài văn tả người. - 2 HS đọc các đoạn mở bài đã viết tiết trước. - GV nhận xét, cho điểm. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài - GV giới thiệu và ghi tựa bài. b. Hướng dẫn HS luyện tập * Bài 1: - HS đọc, nêu yêu cầu của bài. - Yêu cầu HS nêu được sự khác nhau về hai kiểu kết bài ở bài tập 1. - GV nhận xét, kết luận. * Bài 2: - HS nêu yêu cầu của bài. - GV hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của bài: + Chọn đề văn để viết đoạn mở bài. + Suy nghĩ để hình thành ý cho đoạn mở bài. + Viết hai đoạn mở bài cho đề bài đã chọn. - HS làm bài vào vở. - GV theo dõi, giúp đỡ HS. - HS trình bày bài làm trước lớp. - HS và GV nhận xét, kết luận. 3. Củng cố, dặn dò - GV hệ thống nội dung bài. - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS chuẩn bị bài học sau. Luyện Toán Luyện tập về tính diện tích i. Mục tiêu - Củng cố cách tính diện tích hình tam giác,hình thang - Biết cách tính diện tích hình tam giác ,hình thang ii. đồ dùng dạy học iii. các hoạt động dạy – học chủ yếu 1. Kiểm tra bài cũ ? Nêu cách tính và công thức tính diện tích hình tam giác, diện tích hình thang? - GV nhận xét, kết luận. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài - GV giới thiệu và ghi tựa bài. b. Hướng dẫn HS làm bài tập * Bài 1: Tính diện tích tam giác vuông có độ dài hai cạnh góc vuông là: a) 2,7 dm và 2,4 dm b) m và m - HS đọc, nêu yêu cầu của bài. - HS nêu cách làm bài. - HS làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm bài. - HS và GV nhận xét, kết luận. a) b) ? Nêu cách tính diện tích hình tam giác vuông? * Bài 2: Hình chữ nhật ABCD có chiều dài 27cm, chiều rộng 20,4cm. a) Tính diện tích tam giác ECD? b) Tính diện tích hình chữ nhật ABCD? E A B 20,4 cm D 27 cm C - HS đọc bài toán. + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? - Yêu cầu HS nêu cách giải bài toán. - 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở. - GV giúp đỡ HS TB - yếu. - HS và GV nhận xét, chữa bài. Bài giải Theo đầu bài, đáy của hình tam giác ECD chính là chiều dài hình chữ nhật ABCD, đường cao của hình tam giác ECD chính là chiều rộng của hình chữ nhật ABCD. Vậy diện tích hình tam giác ECD là: 27 x 20,4 : 2 = 275,4 ( cm2) Diện tích hình chữ nhật ABCD là: 27 x 20,4 = 550,8 (cm2) Đáp số: a. 275,4 cm2 ; b. 550,8 cm2 * Bài 3: Một mảnh đất hình thang có đáy bé 12m, đáy lớn 18m, chiều cao 15m. Người ta sử dụng phần diện tích mảnh đất để làm nhà. Tính diện tích phần đất còn lại? - HS đọc bài toán. + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? - Yêu cầu HS nêu cách giải bài toán. - HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài. - GV chấm bài HS. - HS và GV nhận xét, kết luận. ? Nêu cách tính diện tích hình thang? 3. Củng cố, dặn dò - GV tổng kết nội dung bài. - GV nhận xét tiết học. - Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.
Tài liệu đính kèm: