I. MỤC TIÊU
- Biết Tổ quốc em là Việt Nam, Tổ quốc em đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế.
- Có một số hiểu biết phù hợp với lứa tuổi về lịch sử, văn hoá và kinh tế của Tổ quốc Việt Nam.
- Có ý thức học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước.
- Yêu Tổ quốc Việt Nam.
- Tự hào về truyền thống tốt đẹp của dân tộc và quan tâm đến sự phát triển của đất nước.
* BVMT: Liên hệ một số di sản (thiên nhiên) thế giới của Việt Nam và một số công trình lớn của đất nước có liên quan đến môi trường như: Vịnh Hạ Long, Động Phong Nha-Kẻ Bàng, Nhà máy thuỷ điện Sơn La, . Tích cực tham gia các hoạt động BVMT là thể hiện tình yêu đất nước.
Tuần 23 Ngày soạn: 27– 1 – 2013 Thứ hai ngày 28 tháng 1 năm 2013 Đạo đức Tiết 24: EM YÊU Tổ QUốC VIệT NAM (TIếT 1) I. Mục tiêu - Biết Tổ quốc em là Việt Nam, Tổ quốc em đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế. - Có một số hiểu biết phù hợp với lứa tuổi về lịch sử, văn hoá và kinh tế của Tổ quốc Việt Nam. - Có ý thức học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước. - Yêu Tổ quốc Việt Nam. - Tự hào về truyền thống tốt đẹp của dân tộc và quan tâm đến sự phát triển của đất nước. * BVMT: Liên hệ một số di sản (thiên nhiên) thế giới của Việt Nam và một số công trình lớn của đất nước có liên quan đến môi trường như: Vịnh Hạ Long, Động Phong Nha-Kẻ Bàng, Nhà máy thuỷ điện Sơn La,. Tích cực tham gia các hoạt động BVMT là thể hiện tình yêu đất nước. II. Đồ dùng dạy học - Tranh ảnh về đất nước, con người Việt Nam và một số nước khác. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu 1. Kiểm tra bài cũ ? Vì sao phải tôn trọng UBND xã, phường? ? Em tham gia các hoật động nào do xã, phường tổ chức? - GV nhận xét, kết luận. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài - GV giới thiệu và ghi tựa bài. b. Nội dung * Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin (trang 34 SGK) - GV chia HS thành các nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm nghiên cứu, chuẩn bị giới thiệu một nội dung của thông tin trong SGK. - Các nhóm chuẩn bị giới thiệu nội dung: Lễ hội Đền Gióng (Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội), Vịnh Hạ Long. - Đại diện từng nhóm lên trình bày. * Ví dụ: Vịnh Hạ Long là một cảnh đẹp nổi tiếng của nước ta, ở đó khí hậu mát mẻ, biển mênh mông, có nhiều hòn đảo và hang động đẹp, con người ở đó rất bình dị, thật thà, - Các nhóm khác thảo luận và bổ sung ý kiến. - GV nhận xét, kết luận: Việt Nam có nền văn hoá lâu đời, có truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước rất đáng tự hào. Việt Nam đang phát triển và thay đổi từng ngày. * Hoạt động 2: Thảo luận nhóm - GV chia nhóm HS và đề nghị các nhóm thảo luận theo các câu hỏi sau: + Em biết thêm những gì về đất nước Việt Nam? + Em nghĩ gì về đất nước, con người Việt Nam? + Nước ta còn có những khó khăn gì? + Chúng ta cần làm gì để góp phần xây dựng đất nước? - HS thảo luận theo nhóm, trả lời các câu hỏi. - Đại diện các nhóm trình bày ý kiến trước lớp. + Việt Nam có nhiều phong cảnh đẹp, có nhiều lễ hội truyền thống rất đáng tự hào. + Việt Nam là đất nước tươi đẹp và có truyền thống văn hóa lâuđời.Việt Nam đang thay đổi, phát triển từng ngày con người Việt Nam rất thật thà, cần cù chịu khó và có lòng yêu nước, + Đất nước ta còn nghèo, còn nhiều khó khăn, nhiều người dân chưa có việc làm, trình độ văn hóa chưa cao. + Chúng ta cần phải cố gắng học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng Tổ quốc. - GV nhận xét, kết luận: Tổ quốc chúng ta là Việt Nam, chúng ta rất yêu quý và tự hào về Tổ quốc mình, tự hào mình là người Việt Nam. - GV gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK. * Hoạt động 3: Làm bài tập 2, SGK - GV nêu yêu cầu của bài tập 2. - Cho HS làm việc cá nhân. - HS làm việc cá nhân. - HS trao đổi bài làm với bạn ngồi bên cạnh. - Một số HS trình bày trước lớp (giới thiệu về Quốc kì Việt Nam, về Bác Hồ, về Văn Miếu, về áo dài Việt Nam). + Quốc kì Việt Nam là lá cờ đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh. + Bác Hồ là vĩ lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, là danh nhân văn hoá thế giới. + Văn miếu nằm ở thủ đô Hà Nội, là trường đại học đầu tiên của nước ta. + áo dài Việt Nam là một nét văn hoá truyền thống của dân tộc ta. - GV nhận xét, kết luận. 3. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Dặn dò HS sưu tầm các bài hát, bài thơ, tranh, ảnh, sự kiện lịch sử, ... có liên quan đến chủ đề Em yêu Tổ quốc Việt Nam, nối tiếp nhau nêu trước lớp; vẽ tranh về đất nước, con người Việt Nam. Khoa học Tiết 45: Sử DụNG NĂNG LƯợNG ĐIệN I. Mục tiêu - Kể tên một số đồ dùng, máy móc sử dụng năng lượng điện. II. Đồ dùng dạy học - Tranh ảnh về đồ dùng, máy móc sử dụng điện. Hình SGK trang 92, 93. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu 1. Kiểm tra bài cũ - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: ? Trình bày tác dụng của năng lượng gió, nước chảy trong tự nhiên? + Đẩy thuyền, rê lúa; chở hàng xuôi dòng, ? Con người còn sử dụng gió, nước chảy vào những việc quan trọng nào? + Làm máy phát điện. - GV nhận xét ghi điểm. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài - GV giới thiệu và ghi tựa bài. b. Nội dung * Hoạt động 1: Thảo luận - GV cho HS cả lớp quan sát H92, thảo luận và trả lời theo nội dung sau: ? Kể tên một số đồ dùng sử dụng điện mà bạn biết? + Bóng đèn điện, ấm điện, nồi cơm điện, ? Năng lượng điện mà các đồ dùng trên sử dụng được lấy từ đâu? + Năng lượng điện do pin, nhà máy điện, cung cấp. - GV: Tất cả các vật có khả năng cung cấp năng lượng điện đều được gọi chung là nguồn điện. ? Còn tìm được loại nguồn điện nào khác? + ác-quy, đi-na-mô, * Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận - Yêu cầu HS làm việc theo cặp: Quan sát các vật thật hay mô hình, đồ dùng, tranh ảnh dùng động cơ điện đã sưu tầm được. - GV gọi đại diện các nhóm trình bày theo gợi ý sau: + Kể tên của chúng? + Nêu nguồn điện chúng cần sử dụng? + Nêu tác dụng của dòng điện trong các đồ dùng, máy móc đó? + Bàn là cần dòng điện ở các nhà máy làm nóng; bếp điện cần dòng điện ở các nhà máy làm nóng, dây may-xo truyền điện cho xoong, nồi; đèn điện cần dòng điện ở các nhà máy làm nóng dây tóc và phát sáng; đài truyền thanh cần nguồn điện là pin hoặc các nhà máy phát điện làm phát ra âm thanh, * Hoạt động 3: Trò chơi “Ai nhanh ai đúng” - GV chia HS thành 2 đội tham gia chơi. Yêu cầu tìm loại hoạt động và các dụng cụ, phương tiện sử dụng điện và các dụng cụ, phương tiện không sử dụng điện tương ứng. (Điền nhanh vào bảng lớp được chia 2 cột). Trong cùng một thời gian đội nào tìm được nhiều ví dụ là đội đó thắng cuộc. - GV cùng HS nhận xét, tuyên dương đội thắng cuộc. Hoạt động Các dụng cụ, phương tiện không sử dụng điện Các dụng cụ, phương tiện sử dụng điện Thắp sáng Đèn dầu, nến Bóng đèn điện, đèn pin Truyền tin Ngựa, bồ câu truyền tin Điện thoại, vệ tinh,... * Qua trò chơi, các em thảo luận và cho biết khi sử dụng các dụng cụ, phương tiện sử dụng điện và các dụng cụ, phương tiện không sử dụng điện, cách nào lợi hơn? - HS thảo luận và nêu được: Sử dụng các đồ dùng điện mang lại nhiều lợi ích cho cuộc sống con người, giảm sức lao động, tăng hiệu quả. 3. Củng cố, dặn dò ? Nêu vai trò của điện đối với cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của con người? ? Khi sử dụng các thiết bị điện ta cần phải chú ý điều gì? - GV nhận xét tiết học. - Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau: “Lắp mạch điện đơn giản”. Thứ ba ngày 29 tháng 1 năm 2013 Địa lí Tiết 23: MộT Số NƯớC ở CHÂU ÂU I. MụC tiêu - Nêu được một số đặc điểm nổi bật của hai quốc gia Pháp và Liên bang Nga: + Liên bang Nga nằm ở cả châu á và châu Âu, có diện tích lớn nhất thế giới và số dân khá đông. Tài nghuyên thiên nhiên giàu có tạo điều kiện thuận lợi để Nga phát triển kinh tế. + Nước Pháp nằm ở Tây Âu, là nước phát triển công nghiệp, nông nghiệp và du lịch. - Chỉ vị trí và thủ đô của Nga, Pháp trên bản đồ. II. Đồ DùNG DạY HọC - Bản đồ các nước châu Âu. - Một số tranh ảnh về Liên bang Nga, Pháp. III. CáC HOạT ĐộNG DạY – HọC chủ yếu 1. Kiểm tra bài cũ - GV gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi: ? Mô tả vị trí địa lí, giới hạn của châu Âu trên bản đồ thế giới? + HS chỉ bản đồ và nêu được: Châu Âu nằm ở phía Tây châu á, 3 phía giáp biển và đại duơng. ? Nêu đặc điểm tự nhiên của châu Âu? + Châu Âu có những đồng bằng lớn trải từ Tây Âu qua Trung Âu sang Đông Âu (đồng bằng chiếm 2/3 diện tích Châu Âu); các dãy núi nối tiếp nhau ở phía nam, phía bắc; châu Âu chủ yếu nằm ở đới khi hậu ôn hoà, có rừng lá kim và rừng lá rộng. Mùa đông, gần hết lãnh thổ châu Âu phủ tuyết trắng. - GV nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài - GV giới thiệu và ghi tựa bài. b. Nội dung * Hoạt động 1: Liên Bang Nga - Cho HS hoạt động theo nhóm 4. - GV Gọi HS lên bảng giới thiệu lãnh thổ Liên bang Nga trong bản đồ các nước châu Âu. + Bước 1: Gv kẻ bảng có 2 cột , cột 1 ghi các yếu tố, cột 2 ghi đặc điểm. + Bước 2: GV yêu cầu HS sử dụng tư liệu trong bài để điền vào bảng theo mẫu. - Từng nhóm kẻ bảng làm bài, báo cáo kết quả. - Các nhóm nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, kết luận: Liên bang Nga nằm ở Đông Âu, Bắc á, có diện tích lớn nhất thế giới, có nhiều tài nguyên thiên nhiên và phát triển nhiều ngành kinh tế. Các yếu tố Đặc điểm- sản phẩm chính của ngành sản xuất - Vị trí địa lí - Diện tích - Dân số - Khí hậu - Tài nguyên khoáng sản - Sản phẩm công nghiệp - Sản phẩm nông nghiệp - Nằm ở Đông Âu, Bắc á - Lớn nhất thế giới: 17 triệu km2 - 144,1 triệu người. - Ôn đới lục địa (chủ yếu thuộc LB Nga) - Rừng tai-ga, dầu mỏ, khí tự nhiên, than đá, quặng sắt. - Máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông. - Lúa mì, ngô, khoai tây, lợn, bò, gia cầm. * Hoạt động 2: Pháp - GV yêu cầu HS sử dụng hình 1 SGK thảo luận theo nhóm đôi để thực hiện các yêu cầu sau: Xác định vị trí nước Pháp, nước Pháp ở phía nào của Châu Âu? Giáp với những nước nào? Đại dương nào? - HS chỉ vị trí nước Pháp và nêu: Nằm ở Tây Âu giáp Đại Tây Dương và các nước: Đức, Tây Ban Nha. - GV cho HS so sánh vị trí địa lí, khí hậu LB Nga với nước Pháp? + Gần biển, biển không đóng băng, ấm áp hơn LB Nga. - GV nhận xét, kết luận: Nước Pháp nằm ở Tây Âu, giáp với Đại Tây Dương, có khí hậu ôn hoà. * Hoạt động 3 : Các sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp của Pháp - Yêu cầu HS đọc SGK và trình bày theo gợi ý của các câu hỏi trong SGK: + Nêu tên các sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp của nước Pháp? + So sánh sản phẩm của nước Nga? - HS đọc SGK và trình bày các câu hỏi: + Sản phẩm công nghiệp: Máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông, vải, quần áo, mĩ phẩm, thực phẩm. + Nông phẩm: Khoai tây, củ cải đường, lúa mì, nho, chăn nuôi gia súc lớn. + Sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp của nước Pháp có nhiều hơn nước Nga. * GV nhận xét, kết luận và cung cấp thêm: ở châu Âu, Pháp là nước có nông nghiệp phát triển, sản xuất nhiều nông sản đủ cho nhân dân dùng và còn thừa để xuất khẩu. Nước Pháp sản xuất nhiều: Vải, quần áo, mĩ phẩm, dược phẩm, thực phẩm, * Kết luận: Nước Pháp có công nghiệp, nông nghiệp phát triển, có nhiều mặt hàng nổi tiếng, có ngành du lịch rất phát triển. 3. Củng cố, dặn dò - Yêu cầu HS đọc kết luận của bài. ? Nền kinh tế của nước Pháp so với nước Nga như thế nào? - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS chuẩn bị bài họa sau: Ôn tập. Kĩ thuật Tiết 23: LắP XE CầN CẩU (Tiết 2) I. Mục tiêu - Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết lắp xe cần cẩu. - Biết cách lắp và lắp được xe cần cẩu theo mẫu. Xe lắp tương đối chắc chắn và có thể chuyển động được. * Với HS khéo tay: Lắp được xe cần cẩu theo mẫu. Xe lắp chắc chắn, chuyển động dễ dàng; tay quay, dây tời quấn vào và nhả ra được. II. Đồ dùng dạy học - Mẫu xe cần cẩu đã lắp sẵn. - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu 1. Kiểm tra đồ dùng học tập - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài - GVnêu mục đích, yêu cầu của bài. - Nêu tác dụng của xe cần cẩu trong thực tế: Xe cần cẩu được dùng để nâng hàng, nâng các vật nặng ở cảng hoặc ở các công trình xây dung, - Gọi HS nêu lại các bước lắp xe cần cẩu. + HS nêu: Cần lắp 5 bộ phận: giá đỡ cẩu; cần cẩu; ròng rọc; dây tời, trục bánh xe. - GV nhận xét, kết luận. b. Thực hành lắp xe cần cẩu * Chọn chi tiết - GV cho HS chọn đúng, đủ từng loại chi tiết theo bảng trong SGK. - Yêu cầu HS xếp các chi tiết đã chọn vào nắp hộp theo từng loại chi tiết. * Lắp từng bộ phận - Gọi 1 HS đọc phần ghi nhớ trong sgk để toàn lớp nắm vững quy trình lắp xe cần cẩu. - Yêu cầu HS phải quan sát kĩ các hình trong SGK và nội dung của từng bước lắp. - HS thực hành lắp theo cặp. - Trong quá trình HS lắp, nhắc HS cần lưu ý: + Vị trí trong, ngoài của các chi tiết và vị trí của các lỗ khi lắp các thanh giằng ở giá đỡ cần cẩu (H.2-SGK). + Phân biệt mặt phải và mặt trái để sử dụng vít khi lắp cần cẩu (H.3-SGK). - GV quan sát, uốn nắn kịp thời những cặp lắp còn lúng túng. * Lắp ráp xe cần cẩu (H1- SGK) - Nhắc HS chú ý đến độ chặt của các mối ghép và độ nghiêng của cần cẩu. - Nhắc HS khi lắp ráp xong cần: + Quay tay quay để kiểm tra xem dây tời quấn vào, nhả ra có dễ dàng không. + Kiểm tra cần cẩu có quay được theo các hướng và có nâng hàng lên và hạ hàng xuống không. c. Đánh giá sản phẩm - Cho HS trưng bày sản phẩm. - Cả lớp cùng GV nhận xét đánh giá sản phẩm theo các yêu cầu: + Xe lắp chắc chắn không xộc xệch. + Xe chuyển động được. + Khi quay tay quay, dây tời được quấn vào và nhả ra dễ dàng. - GV nhận xét, đánh giá sản phẩm theo các tiêu chuẩn: Hoàn thành (A) và chưa hoàn thành(B). Những cặp HS hoàn thành sản phẩm trước thời gian mà vẫn đảm bảo yêu cầu kĩ thuật thì đánh giá ở mức hoàn thành tốt. - Hướng dẫn HS tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp theo vị trí quy định. 3. Củng cố, dặn dò ? Hãy nêu các bước lắp xe cần cẩu? - Gọi HS đọc ghi nhớ trong SGK. - GV nhận xét tiết học. - Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau. luyện Tiếng Việt Luyện từ và câu Luyện tập về câu ghép I. Mục tiêu - Rèn cho Hs có kỹ năng sử dụng quan hệ từ trong câu ghép , biết lựa chọn quan hệ từ thích hợp viết câu ghép II. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: 2. Luyện tập Bài 1. Tìm cặp quan hệ từ ở mỗi câu sau và cho biết chúng biểu thị quan hệ gì giữa các quan hệ từ trong câu a, Bạn Hà chẳng những học giỏi mà bạn ấy còn tích cực trong công tác xã hội. b, Vì bạn Vượng không chịu khó học nên cuối năm bạn ấy phải thi lại. c, Tuy chúng ta tận tình giúp đỡ Khôi nhưng bạn ấy vẫn chẳng tiến bộ được mấy. d, Nếu trời mưa thì ngày mai chúng ta không đi Củ Chi - Hs đọc yêu cầu bài tập - Hs làm bài vào vở, từng Hs trình bày nội dung bài . - Hs nhận xét . - Nhận xét kết luận . Bài 2: Thêm 1 vế câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép a, Mùa thu đã về. b, Các cửa hàng bánh kẹo đã giới thiệu mặt hàng bánh Trung thu c, Nếu biểu chiều trời lại mưa nhưấy hôm nay. d, Mặc dù tôi đã rất cố gắng. - Hs đọc yêu cầu bài tập . - Hs làm bài. - Đại diện Hs trình bày kq . - Hs nhận xét . - Nhận xét đánh giá kết quả . 3. Củng cố dặn dò - Nhận xét tiết học Thứ năm ngày 31 tháng 1 năm 2013 Khoa học Tiết 46: LắP MạCH ĐIệN ĐƠN GIảN I. Mục tiêu - Lắp được mạch điện thắp sáng đơn giản bằng pin, bóng đèn, dây dẫn. II. Đồ dùng dạy học - Chuẩn bị theo nhóm: Một cục pin, dây đồng có vỏ bọc bằng nhựa, bóng đèn pin, một số vật bằng kim loại (đồng, nhôm, sắt, ...) và một số vật khác bằng nhựa, cao su, sứ,... - Chuẩn bị chung: Bóng đèn điện hỏng có tháo đui. - Hình trang 94, 95, 97 SGK. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu 1. Kiểm tra bài cũ ? Kể một số ví dụ chứng tỏ dòng điện mang năng lượng? - GV nhận xét, kết luận. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài - GV giới thiệu và ghi tựa bài. b. Nội dung * Hoạt động 1: Thực hành lắp mạch điện - Vật liệu: Một cục pin, một số đoạn dây, một bóng đèn pin. - GV đặt vấn đề: Phải lắp mạch như thế nào thì đèn mới sáng? + Bước 1: Làm việc theo nhóm - Các nhóm làm thí nghiệm như hướng dẫn ở mục thực hành trang 94 SGK. - HS lắp mạch để đèn sáng và vẽ lại cách mắc vào giấy. + Bước 2: Làm việc cả lớp - Từng nhóm giới thiệu hình vẽ và mạch điện của nhóm mình. - Lắp dây điện (đỏ) từ cực dương của pin qua bóng đèn, nối 1 dây (xanh) từ bóng đèn đến cực âm của pin tạo thành một dòng điện kín. + Bước 3: Làm việc theo cặp - HS đọc mục Bạn cần biết trang 94, 95 SGK và chỉ cho bạn xem cực dương (+), cực âm (-) của pin ; chỉ 2 đầu của dây tóc bóng đèn và nơi 2 đầu này được đưa ra ngoài. + Bước 4: HS làm thí nghiệm theo nhóm - Lắp mạch điện để kiểm tra, so sánh với kết quả dự đoán ban đầu và giải thích kết quả thí nghiệm. + Bước 5: Thảo luận chung cả lớp về điều kiện để mạch thắp sáng đèn - Tạo ra dòng điện kín: Lắp dây điện (đỏ) từ cực dương của pin qua bóng đèn, nối 1 dây (xanh) từ bóng đèn đến cực âm của pin tạo thành một dòng điện kín. - Cho HS chỉ mạch kín cho dòng điện chạy qua (hình 4 trang 95 SGK) và nêu được: + Pin đã tạo ra trong mạch điện kín một dòng điện. + Dòng điện này chạy qua dây tóc bóng đèn làm cho dây tóc nóng tới mức phát ra ánh sáng. - Cho HS quan sát hình 5 trang 95 và dự đoán mạch điện ở hình nào thì đèn sáng và giải thích tại sao? * Lưu ý: Khi dùng dây dẫn nối hai cực của pin với nhau (đoản mạch - như trường hợp hình 5c) thì sẽ làm hỏng pin. Khi kiểm tra trường hợp này cần làm nhanh để tránh làm hỏng pin. * Hoạt động 2: Làm thí nghiệm phát hiện vật dẫn điện, vật cách điện - Cho các nhóm làm thí nghiệm như hướng dẫn mục Thực hành trang 96. + Bước 1: Làm việc theo nhóm - Lắp mạch điện thắp sáng đèn. Sau đó tách một đầu dây đồng ra khỏi bóng đèn hoặc một đầu của pin để tạo ra một chỗ hở trong mạch. - Chèn một số vật bằng kim loại, bằng nhựa, bằng cao su, sứ,... vào chỗ hở của mạch và quan sát xem đèn có sáng không và nêu kết luận. - Kết quả và kết luận: đèn không sáng, vậy không có dòng điện chạy qua bóng đèn khi mạch bị hở. + Bước 2: Làm việc cả lớp - Từng nhóm trình bày kết quả thí nghiệm. - GV đặt câu hỏi chung cho cả lớp: + Vật cho dòng điện chạy qua gọi là gì? + Kể tên một số vật liệu cho dòng điện chạy qua? + Vật không cho dòng điện chạy qua gọi là gì? + Kể tên một số vật liệu không cho dòng điện chạy qua? - HS nêu kết quả: + Vật cho dòng điện chạy qua gọi là vật dẫn điện. + Đồng, nhôm, sắt, + Vật không cho dòng điện chạy qua gọi là vật cách điện + Cao su, sứ, thủy tinh, gỗ khô, bìa 3. Củng cố, dặn dò - GV hệ thống bài. - GV nhận xét tiết học. - Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau. Thứ sáu ngày 1 tháng 2 năm 2013 Luyện Toán ôn: mét khối I. Mục tiêu - Củng cố kiến thức về đơn vị đo thể tích mét khối. - Rèn cho HS kĩ năng làm toán chính xác. II. đồ dùng dạy học - Phấn màu, vở luyện Toán. III. các Hoạt động dạy – học chủ yếu 1. Kiểm tra bài cũ ? Nêu mối quan hệ giữa đơn vị đo cm3 và dm3? - GV nhận xét, kết luận. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài - GV giới thiệu và ghi tựa bài. b. Hướng dẫn HS làm bài tập * Bài 1: - HS nêu yêu cầu của bài. - HS làm bài vào vở, 3 HS lên bảng làm bài. - HS và GV nhận xét, kết luận. m3 dm3 cm3 1m3 = 1000dm3 = 1000000cm3 1dm3 = 1000cm3 = m3 1cm3 = 0,001dm3 = m3 ? Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo cm3, dm3, m3? * Bài 2: - HS nêu yêu cầu của bài. - HS làm bài vào vở, 3 HS lên bảng làm bài. - HS nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, kết luận. a) 2,315m3 = 2315dm3 3,46m3 = 3460dm3 1,24m3 = 1240dm3 4,8m3 = 4800dm3 b) 0,102m3 = 102dm3 0,3m3 = 300dm3 0,26m3 = 260dm3 0,04m3 = 40dm3 c) 1234cm3= 1,235dm3 83cm3 = 0,083dm3 375cm3= 0,375dm3 9m3 = 9000dm3 ? Nêu mối quan hệ giữa đơn vị đo cm3 và dm3 và m3? * Bài 3: - HS đọc bài toán. - GV hướng dẫn HS phân tích bài toán. + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? + Muốn biết xếp được bao nhiêu khối lập phương có cạnh 2dm để đầy cái hộp đó ta cần biết gì? - HS nêu cách làm bài. - HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài. - GV chấm bài HS. - HS và GV nhận xét, kết luận. Bài giải Với chiều dài 8dm, chiều rộng 6dm, chiều cao 2dm ta có thể xếp được số khối lập phương cạnh 2dm là: 4 x 3 = 12 (khối lập phương) Số khối lập phương có cạnh 2dm để xếp đầy cái hộp đó là: 12 x 2 = 24 (khối lập phương) Đáp số: 24 khối lập phương 3. Củng cố, dặn dò - Yêu cầu HS nhắc lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo thể tích. - GV tổng kết nội dung bài. - GV nhận xét tiết học. - Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau. Luyện tiếng việt Tập làm văn ôn tập văn kể chuyện Đề bài: Kể câu chuyện về một việc làm tốt của em hoặc của bạn em I. Mục tiêu - Ôn tập , củng cố kĩ năng về văn kể chuyện - Viết được câu chuyện về một việc làm tốt , bố cục rõ ràng , câu văn ngắn gọn , đủ ý II. Hoạt động dạy học 1.Giới thiệu bài: 2. Luyện tập : a. Hướng dẫn Hs xác định yêu cầu của đề bài Hs đọc đề bài, Gv gạch chân những từ ngữ trọng tâm b. Hs nhắc lại bố cục bài văn kể chuyện - Hs nhận xét – bổ sung c. Hs lập dàn bài - Hs trình bày - Hs, Gv nhận xét bổ sung d. Hs làm bài - Gv thu bài chấm . 3. Củng cố – dặn dò: - Gv nhận xét giờ học
Tài liệu đính kèm: