Thiết kế bài soạn khối 5 - Tuần 26

Thiết kế bài soạn khối 5 - Tuần 26

I. MỤC TIÊU

- Nêu được những điều tốt đẹp do hoà bình đem lại cho trẻ em.

- Nêu được các biểu hiện của hoà bình trong cuộc sống hằng ngày.

- Yêu hoà bình, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình phù hợp với khả năng do nhà trường, địa phương tổ chức.

- Biết được ý nghĩa của hoà bình.

- Biết trẻ em có quyền được sống trong hoà bình và có trách nhiệm tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình phù hợp với khả năng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh, ảnh, băng hình về các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh của thiếu nhi và nhân dân Việt Nam, thế giới.

 

doc 11 trang Người đăng huong21 Lượt xem 806Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài soạn khối 5 - Tuần 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26
Ngày soạn: 3 /3 /2013
Thứ hai ngày 4 tháng 3 năm 2013
Đạo đức
Tiết 27: EM YÊU HOà BìNH (Tiết 1)
I. Mục tiêu
- Nêu được những điều tốt đẹp do hoà bình đem lại cho trẻ em.
- Nêu được các biểu hiện của hoà bình trong cuộc sống hằng ngày.
- Yêu hoà bình, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình phù hợp với khả năng do nhà trường, địa phương tổ chức.
- Biết được ý nghĩa của hoà bình. 
- Biết trẻ em có quyền được sống trong hoà bình và có trách nhiệm tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình phù hợp với khả năng.
II. đồ dùng dạy học
- Tranh, ảnh, băng hình về các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh của thiếu nhi và nhân dân Việt Nam, thế giới.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu 
1. Kiểm tra bài cũ
? Em có nhận xét gì về truyền thống lịch sử của dân tộc ta (nhất là công cuộc bảo vệ đất nước?
+ Nước ta có truyền thống văn hóa và truyền thống dựng nước và giữ nước lâu đời.
- GV nhận xét, kết luận.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- Yêu cầu cả lớp hát bài: “Trái đất này của chúng em” - nhạc: Trương Quang Lục - thơ Định Hải.
? Bài hát nói lên điều gì? 
+ Nói về trái đất tươi đẹp.
? Để trái đất mãi mãi hoà bình, tươi đẹp chúng ta cần phải làm gì? 
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài
* Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin
- GV cho HS quan sát các tranh ảnh về cuộc sống của trẻ em và nhân dân các vùng có chiến tranh, về sự tàn phá của chiến tranh (đã chuẩn bị) và hỏi:
? Em thấy những gì trong những bức tranh đó?
+ Hậu quả tàn khốc của chiến tranh, nhân dân và nhất là trẻ em bị thương vong.
- Yêu cầu HS đọc thông tin trang 37, 38 SGK và thảo luận theo nhóm các câu hỏi sau:
? Em có nhận xét gì về cuộc sống của người dân, đặc biệt là trẻ em ở vùng có chiến tranh?
+ Cuộc sống của người dân ở vùng có chiến tranh rất khổ cực. Nhiều trẻ em phải sống trong cảnh mồ côi cha, mẹ, bị thương tích, tàn phế, sống bơ vơ mất nhà, mất cửa. Nhiều trẻ em ở độ tuổi thiếu niên phải đi lính, cầm súng giết người.
? Chiến tranh gây ra những hậu quả gì?
+ Chiến tranh đã để lại hậu quả lớn về người và của cải: Cướp đi nhiều sinh mạng; thành phố làng mạc bị phá hoại, tàn phá.
? Để thế giới không còn chiến tranh, để mọi người đều được sống trong hoà bình chúng ta cần phải làm gì?
+ Để thế giới không còn chiến tranh, chúng ta phải cùng sát cánh bên nhau cùng nhân dân thế giới bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh, ...
* GV nhận xét và kết luận: Chiến tranh đã gây ra nhiều đau thương, mất mát. Đã có biết bao người dân vô tội phải chết, trẻ em thất học, đói nghèo, bệnh tật, Vì vậy chúng ta phải cùng nhau bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh.
* Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ
- GV lần lượt đọc từng ý kiến trong bài tập 1. Sau mỗi ý kiến, GV yêu cầu HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ tay hay không giơ tay.
a) Chiến tranh không mang lại cuộc sống hạnh phúc cho con người.
b) Chỉ trẻ em các nước giàu mới được sống trong hoà bình.
c) Chỉ nhà nước và quân đội mới có trách nhiệm bảo vệ hoà bình.
d) Những tiến bộ trên thế giới đều đấu tranh cho hoà bình.
- GV yêu cầu một số HS giải thích lí do.
- GV nhận xét, kết luận: Các ý kiến (a), (d) là đúng; các ý kiến (b), (c) là sai. Trẻ em có quyền được sống trong hoà bình và có trách nhiệm tham gia bảo vệ hoà bình.
c. Hướng dẫn HS làm bài tập
* Làm bài tập 2 - SGK
- Yêu cầu HS trao đổi, tìm những việc làm thể hiện lòng yêu hoà bình.
a) Thích chơi và cổ vũ cho các trò chơi bạo lực.
b) Biết thương lượng để giải quyết mâu thuẫn.
c) Đoàn kết, hữu nghị với các dân tộc khác.
d) Thích dùng bạo lực vời người khác.
- HS nêu ý kiến.
a) Tán thành vì chiến tranh gây chết chóc, đau thương.
b) Không tán thành.
c) Không tán thành.
d) Tán thành.
* GV kết luận: Để bảo vệ hoà bình, trước hết mỗi người chúng ta cần phải có lòng yêu hoà bình và thể hiện điều đó ngay trong cuộc sống hàng ngày, trong các mối quan hệ giữa con người với con người, giữa các dân tộc, quốc gia này với các dân tộc, quốc gia khác, như các hành động, việc làm: Biết thương lượng, đối thoại để giải quyết mâu thuẫn. Đoàn kết, hữu nghị với các dân tộc khác.
* Làm bài tập 3 - SGK
- Yêu cầu HS thảo luận theo cặp để tìm ra những hoạt động bảo vệ hoà bình.
a) Đi bộ vì hoà bình.
b) Vẽ tranh về chủ đề “Em yêu hoà bình”.
c) Diễn đàn: “Trẻ em vì một thế giới không còn chiến tranh”.
d) Mít tinh, lấy chữ kí phản đối chiến tranh xâm lược.
đ) Viết thư ủng hộ trẻ em và nhân dân các vùng có chiến tranh.
e) Giao lưu với thiếu nhi Quốc tế.
g) Viết thư kết bạn với thiếu nhi các địa phương khác, các nước khác.
- HS làm việc cá nhân sau đó trao đổi bài làm với bạn bên cạnh. 
- Một số HS trình bày ý kiến trước lớp.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung, chốt lại: Các việc làm b, c thể hiện lòng yêu hoà bình. 
? Em đã tham gia vào những hoạt động nào trong những hoạt động vừa nêu trên?
+ HS thảo luận nhóm đôi. Một nhóm làm vào phiếu khổ to dán bảng báo cáo kết quả. Các nhóm khác nhận xét và bổ sung nêu được em đã xem hoạt động đó qua ti vi, sách báo,...
- GV nhận xét, kết luận, khuyến khích HS tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình phù hợp với khả năng.
* Ghi nhớ
- GV gọi 2 HS đọc phần Ghi nhớ SGK.
3. Củng cố, dặn dò
? Em cần phải làm gì để bảo vệ hòa bình, trong cuộc sống chúng ta phải thể hiện như thế nào để chứng tỏ em yêu hòa bình?
+ ủng hộ nạn nhân chất độc da cam, vùng bị bão lụt, 
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS: Sưu tầm tranh, ảnh, bài báo, băng hình về các hoạt động bảo vệ hoà bình của nhân dân Việt Nam và thế giới; sưu tầm các bài thơ, bài hát, truyện, về chủ đề Em yêu hoà bình. Mỗi HS vẽ một bức tranh về chủ đề Em yêu hoà bình.
Khoa học
Tiết 51: CƠ QUAN SINH SảN CủA THựC VậT Có HOA
I. Mục tiêu
- Nhận biết hoa là cơ quan sinh sản của thực vật có hoa.
- Chỉ và nói tên các bộ phận của hoa như nhị và nhuỵ trên tranh vẽ hoặc hoa thật.
II. Đồ dùng dạy học
- Hình trang 104, 105 SGK
- Sưu tầm hoa thật hoặc tranh ảnh.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu 
1. Kiểm tra bài cũ
? Thế nào là sự biến đổi hoá học? Cho ví dụ?
? Dung dịch và hỗn hợp giống nhau và khác nhau như thế nào?
- GV nhận xét, kết luận.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
- Yêu cầu HS quan sát H.1, 2-SGK cho biết tên cây và cơ quan sinh sản của cây đó?
+ Hình 1: Cây dong riềng. Cơ quan sinh sản của cây dong riềng là hoa.
+ Hình 2: Cây phượng. Cơ quan sinh sản của cây phượng là hoa.
- GV kết luận: Cây dong riềng và cây phượng đều là thực vật có hoa. 
*Hoạt động 1: Quan sát
- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp thực hiện theo yêu cầu trang 104 SGK:
? Hãy chỉ vào nhị (nhị đực) và nhuỵ (nhị cái) của hoa râm bụt và hoa sen trong hình 3 và 4 hoặc hoa thật (nếu có).
- HS thảo luận theo cặp quan sát hoa thật hoa râm bụt và hoa sen trong hình 3 và 4, hoa thật, chỉ ra nhị hoa (hoa đực) nhuỵ hoa (hoa cái)?
? Hãy chỉ hoa nào là hoa mướp đực, hoa nào là hoa mướp cái trong hình 5a và 5b hoặc hoa thật (nếu có)?
+ HS chỉ hoa nào là hoa mướp đực, hoa nào là hoa mướp cái trong hình 5a và 5b hoặc hoa thật (nếu có).
- GV nhận xét, kết luận.
* Hoạt động 2: Thực hành với vật thật
- Cho HS làm việc theo cặp. Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm việc theo những nhiệm vụ sau:
+ Quan sát những bộ phận của các bông hoa đã sưu tầm được và chỉ xem đâu là nhị, đâu là nhuỵ.
+ Phân loại các bông hoa đã sưu tầm được, đâu là hoa có cả nhị và nhuỵ. Hoa nào chỉ có nhị hoặc nhuỵ và ghi vào phiếu học tập.
- HS nêu kết quả: ở bông hoa râm bụt, phần đỏ đậm, to chính là nhuỵ, phần màu vàng nhỏ chính là nhị. ở bông hoa sen phần có chấm đỏ lồi lên một chút là nhuỵ còn nhị là những cái tơ nhỏ màu vàng ở phía dưới.
+ Hình 5a: Hoa mướp đực.
+ Hình 5b: Hoa mướp cái.
- Từng nhóm lên báo cáo kết quả phân loại cơ quan sinh sản của một số loài hoa.
Hoa có cả nhị và nhuỵ
Hoa chỉ có nhị (hoa đực) hoặc nhuỵ (hoa cái)
Phượng
Bầu
Dong riềng
Bí
Râm bụt
Muớp
Sen
Dưa chuột
Đào
Dưa lê
Mơ
Mận
* GV nhận xét, kết luận: Hoa là cơ quan sinh sản của những thực vật có hoa. Cơ quan sinh dục đực gọi là nhị. Cơ quan sinh dục cái gọi là nhuỵ. Một số cây có hoa đực riêng, hoa cái riêng. Đa số cây có hoa, trên cùng một hoa có cả nhị và nhuỵ.
* Hoạt động 3: Thực hành với sơ đồ nhị và nhuỵ ở hoa lưỡng tính
- GV: Trên cùng một bông hoa mà vừa có nhị vừa có nhuỵ ta gọi là hoa lưỡng tính. Các em cùng quan sát hình 6 SGK trang 105 để biết được các bộ phận chính của hoa lưỡng tính.
- HS quan sát hình 6 SGK –Tr 105 để biết được các bộ phận chính của hoa lưỡng tính.
- GV gọi một số HS lên chỉ sơ đồ câm và nói tên một bộ phận chính của nhị và nhuỵ.
- Cho HS vẽ sơ đồ nhị và nhuỵ vào vở ghi trực tiếp các bộ phận chính của nhị và nhuỵ lên sơ đồ.
- Gọi 1 HS lên bảng vẽ, cho lớp theo dõi nhận xét.
- GV nhận xét, kết luận.
3. Củng cố, dặn dò
? Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa là gì?
? Một bông hoa lưỡng tính gồm có những bộ phận nào?
- Dặn dò HS cần nhớ mục Bạn cần biết, tìm hiểu về sự sinh sản của thực vật có hoa, sưu tầm tranh ảnh về các loài cây có hoa.
Thứ ba ngày 5 tháng 3 năm 2013
Địa lí
Tiết 26: CHÂU PHI (Tiếp theo)
I. Mục tiêu
- Nêu được một số đặc điểm về dân cư và hoạt động sản xuất của người dân châu Phi:
+ Châu lục có dân cư chủ yếu là người da đen.
+ Trồng cây công nghiệp nhiệt đới, khai thác khoáng sản.
- Nêu được một số đặc điểm nổi bật của Ai Cập: nền văn minh cổ đại, nổi tiếng về các công trình kiến trúc cổ.
- Chỉ và đọc trên bản đồ tên nước, tên thủ đô của Ai Cập.
II. Đồ dùng dạy học
- Một số tranh ảnh về dân cư, hoạt động sản xuất của người dân châu Phi.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu 
1. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
+ Tìm và nêu vị trí của châu Phi trên lược đồ tự nhiên?
+ Tìm và chỉ vị trí của sa mạc Xa-ha-ra và xa-van trên lược đồ tự nhiên châu Phi?
+ Chỉ vị trí của các sông lớn của châu Phi trên lược đồ tự nhiên châu Phi?
- GV nhận xét, kết luận.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Nội dung
* Hoạt động 1: Dân cư châu Phi
- Cho HS đọc bảng số liệu về diện tích và số dân các châu lục và trả lời câu hỏi.
? Nêu số dân của châu Phi? So sánh số dân châu Phi với các châu lục khác?
+ Năm 2004 số dân châu Phi là 884 triệu người, chưa bằng số dân của châu á.
? Quan sát hình minh hoạ 3 trang 118 và mô tả đặc điểm bên ngoài của người dân châu Phi?
+ Người dân châu Phi có nước da đen, tóc xoăn, mặc quần áo nhiều màu sắc sặc sỡ.
? Người dân châu Phi sinh sống chủ yếu ở những vùng nào?
+ Người dân châu Phi sống chủ yếu ở vùng ven ... c so với các châu lục đã học?
+ Kinh tế chậm phát triển, chỉ tập trung vào trồng cây công nghiệp nhiệt đới và khai thác khoáng sản để xuất khẩu.
? Đời sống người dân châu Phi còn có những khó khăn gì? 
+ Khó khăn: thiếu ăn, thiếu mặc, nhiều bệnh dịch nguy hiểm (bệnh AIDS, các bệnh truyền nhiễm,).
? Em có biết vì sao các nước châu Phi lại có nền kinh tế phát triển chậm không?
+ Nguyên nhân: kinh tế chậm phát triển, ít chú ý đến việc trồng cây lương thực. Các nước châu Phi có thời tiết khắc nghiệt.
? Kể tên và chỉ trên bản đồ các nước có nền kinh tế phát triển hơn cả ở Châu Phi?
+ Ai Cập, Cộng hoà Nam Phi, An-giê-ri. Hầu hết các nước này đều là thuộc địa của các đế quốc trong một thời gian dài. Các nước châu Phi có nạn phân biệt chủng tộc, người da đen được coi là nô lệ, bị bóc lột tàn nhẫn, 
- GV nhận xét, kết luận.
* Hoạt động 3: Ai Cập
- Cho HS hoạt động theo nhóm: đọc SGK và thảo luận trả lời các câu hỏi sau:
? Quan sát bản đồ, cho biết vị trí của đất nước Ai Cập. Ai Cập có dòng sông nào chảy qua?
+ Ai Cập nằm ở Bắc Phi, cầu nối 3 châu lục châu á, châu Phi. Có kênh đào Xuy-ê nổi tiếng. Dòng sông Nin dài nhất thế giới vừa là nguồn cung cấp nước quan trọng vừa bồi đắp nên đồng bằng châu thổ màu mỡ.
? Dựa vào hình 5 và sự hiểu biết của mình, cho biết Ai Cập nổi tiếng về công trình kiến trúc cổ nào?
+ Ai Cập nổi tiếng về du lịch, các công trình kiến trúc cổ kim tự tháp, tượng nhân sư, sản xuất bông và khai thác khoáng sản. Từ cổ xưa đã có nền văn minh sông Nin.
* Ghi nhớ
- GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK.
3. Củng cố, dặn dò
? Nêu số dân của châu Phi? So sánh số dân châu Phi với các châu lục khác?
? Đời sống người dân châu Phi còn có những khó khăn gì? Vì sao?
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.
Kĩ thuật
Tiết 26: LắP XE BEN (tiết 3)
I. Mục tiêu
	- Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết lắp xe ben.
	- Biết cách lắp và lắp được xe ben theo mẫu. Xe lắp tương đối chắc chắn, có thể chuyển động được.
	* Với HS khéo tay: Lắp được xe ben theo mẫu. Xe lắp chắc chắn, chuyển động dễ dàng, thùng xe nâng lên, hạ xuống được.
II. Đồ dùng dạy học
	- Mẫu xe ben đã lắp sẵn.
	- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
- GV gọi 2 HS lên bảng trả lời: Em hãy nêu các bước lắp xe ben?
- HS nêu: Các bước lắp xe ben:
+ Lắp các bộ phận: khung sàn xe và các giá đỡ; sàn ca bin và các thanh đỡ; trục bánh xe trước, bánh xe sau và ca bin.
+ Lắp ráp các bộ phận với nhau để tạo thành ca bin hoàn chỉnh.
- Nhận xét, kết luận.
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài 
- GV nêu mục đích, yêu cầu của bài học.
b. Nội dung
*Hoạt động 1: HS thực hành lắp xe ben
a) Chọn các chi tiết
- Hướng dẫn HS chọn đúng và đủ các chi tiết theo sách giáo khoa và xếp từng loại vào nắp hộp.
- Kiểm tra HS chọn các chi tiết.
b) Lắp từng bộ phận
- GV gọi 1 HS đọc ghi nhớ trong SGK.
- Yêu cầu HS phải quan sát kĩ các hình và đọc nội dung từng bước lắp trong SGK.
- Cho HS thực hành lắp ráp xe.
- GV quan sát nhắc nhở:
+ Khi lắp khung sàn xe và các giá đỡ (H.2- SGK), cần phải chú ý đến vị trí trên, dưới của các thanh thẳng 3 lỗ, thanh thẳng 11 lỗ và thanh chữ U dài.
+ Khi lắp hình 3 (SGK), cần chú ý thứ tự lắp các chi tiết như đã hướng dẫn ở tiết trước.
+ Khi lắp hệ thống trục bánh xe sau, cần lắp đủ số phòng hãm cho mỗi trục.
- Theo dõi uốn nắn kịp thời những HS làm sai hoặc còn lúng túng.
c) Lắp ráp xe ben (H.1-SGK)
- Lưu ý hướng dẫn HS: Lắp ca bin:
+ Lắp 2 tấm bên của chữ U vào hai bên tấm nhỏ.
+ Lắp tấm mặt của ca bin vào hai tấm bên của chữ U.
+ Lắp tấm sau của chữ U vào phía sau.
- Nhắc HS khi lắp xong cần: Kiểm tra sản phẩm (Kiểm tra mức độ nâng lên, hạ xuống của thùng xe).
* Hoạt động 2: Đánh giá sản phẩm
- Cho HS trưng bày sản phẩm theo nhóm.
- GV gọi HS nêu các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm theo mục III (SGK).
- Yêu cầu 3 HS dựa vào tiêu chuẩn đã nêu để đánh giá sản phẩm của bạn theo 3 tổ.
- Nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS. 
- Nhắc hs tháo các chi tiết và xếp đúng vào vị trí các ngăn trong hộp.
3. Củng cố, dặn dò
? Nêu các bước lắp xe ben?
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.
An toàn giao thông
Em làm gì để thực hiện an toàn giao thông
I. Mục tiêu :
- Hs hiểu nội dung ý nghĩa các con số thống kê về an toàn giao thông 
- Phân tích nguyên nhân của TNGT theo luật GTĐB
- Hiểu và giới thiệu ý nghĩa các điều luật đơn giản cho bạn bè và ngời khác 
- Hiểu đợc phòng ngừa TNGT là trách nhiệm của mỗi ngời 
II. Chuẩn bị : Số liệu thống kê hàng năm của cả nớc và của địa phơng 
III . Hoạt động dạy học
 1.Giới thiệu bài
 2.Hoạt động dạy học 
HĐ 1: Tuyên truyền
- GV đọc số liệu su tầm ,Hs phát biểu cảm tởng 
 - Hs trng bày sản phẩm đã chuẩn bị ở nhà ,chọn các sản phẩm có ý nghĩa giáo dục tốt
- Phân tích , giới thiệu sản phẩm của mình 
HĐ 2: Lập phơng án thực hiện ATGT
 - Hs trình bày phơng án 
 - Gv kết luận 
 3. Củng cố dặn dò 
 - Nhận xét tiết học
Thứ năm ngày 7 tháng 3 năm 2013
Khoa học
Tiết 52: Sự SINH SảN CủA THựC VậT Có HOA
I. Mục tiêu
- Kể được tên một số hoa thụ phấn nhờ côn trùng, hoa thụ phấn nhờ gió.
II. Đồ dùng dạy học
- Thông tin và hình trang 106, 107 SGK.
- GV động viên khuyến khích những HS có đk sưu tầm hoa thật hoặc tranh ảnh những hoa thụ phấn nhờ côn trùng và nhờ gió.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
- GV gọi 1 HS lên bảng vẽ và ghi chú thích sơ đồ nhị và nhuỵ của hoa lưỡng tính. 
? Em hãy đọc thuộc mục bạn cần biết trang 105 SGK. Hãy kể tên những loài hoa chỉ có nhị hoặc nhuỵ?
- GV nhận xét, kết luận.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Nội dung
* Hoạt động 1: Thực hành làm bài tập xử lí thông tin trong SGK
* Bước 1: Làm việc theo cặp
- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK trang 106.
- Chỉ vào hình 1 để nói với nhau về:Sự thụ phấn, sự thụ tinh, sự hình thành hạt và quả.
* Bước 2: Đại diện một số HS trình bày kết quả làm việc theo cặp trước lớp, một số HS khác nhận xét và bổ sung.
+ Hiện tượng đầu nhuỵ nhận được những hạt phấn của nhị gọi là sự thụ phấn.
Sau khi thụ phấn, từ hạt phấn mọc ra ống phấn. ống phấn đâm qua đầu nhuỵ, mọc dài ra đến noãn. Tại noãn, tế bào sinh dục đực kết hợp với tế bào sinh dục cái tạo thành hợp tử. Gọi là sự thụ tinh.Hợp tử phát triên thành phôi. Noãn phát triển thành hạt chứa phôi. Bầu nhuỵ phát triển thành quả chứa hạt.
* Bước 3: Làm việc cá nhân
- Cho HS làm vào vở, một HS làm vào bảng phụ. Lớp nhận xét và bổ sung kết quả.
1. Hiện tượng đầu nhuỵ nhận được những hạt phấn của nhị gọi là gì?
a. Sự thụ phấn b. Sự thụ tinh
2. Hiện tượng tế bào sinh dục đực ở đầu ống phấn kết hợp với tế bào sinh dục cái của noãn gọi là gì?
a. Sự thụ phấn b. Sự thụ tinh
3. Hợp tử phát triển thành gì?
a. Hạt b. Phôi
4. Noãn phát triển thành gì?
a. Hạt b. Quả
5. Bầu nhuỵ phát triển thành gì?
a. Hạt b. Quả 
- GV nhận xét, kết luận: 1- a , 2- b ; 3- b ; 4- a ; 5- b 
* Hoạt động 2: Trò chơi: “Ghép chữ vào hình”
- GV phát phiếu cho các nhóm sơ đồ sự thụ phấn của hoa lưỡng tính (hình 3 SGK trang 106) và các thẻ có ghi sẵn chú thích. 
- Cho HS các nhóm thi đua gắn các chú thích vào hình cho phù hợp. Nhóm nào làm xong thì gắn lên bảng.
- Từng nhóm giới thiệu sơ đồ của nhóm mình.
- Các nhóm và GV nhận xét, bổ sung.
* Hoạt động 3: Thảo luận
- Cho HS làm việc theo nhóm. Các nhóm thảo luận câu hỏi trang 107 SGK: Kể tên một số hoa thụ phấn nhờ côn trùng và một số hoa thụ phấn nhờ gió mà em biết?
+ Em có nhận xét gì về màu sắc hoặc hương thơm của hoa thụ phấn nhờ côn trùng và hoa thụ phấn nhờ gió?
- Sau đó các nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình trang 107 SGK và các hoa thật hoặc tranh ảnh các hoa sưu tầm được nếu có, đồng thời chỉ ra hoa nào thụ phấn nhờ gió, hoa nào thụ phấn nhờ côn trùng. Ghi vào theo mẫu. 
- Cả lớp nhận xét.
- GV nhận xét, kết luận.
Hoa thụ phấn nhờ côn trùng
Hoa thụ phấn nhờ gió
Đặc điểm
Thường có màu sắc sặc sỡ hoặc hương thơm, mật ngọt, hấp dẫn côn trùng.
Không có màu sắc đẹp, cánh hoa, đài hoa thường nhỏ hoặc không có.
Tên cây
Dong riềng, phượng, bưởi, chanh, cam, bầu bí
Các loại cây cỏ, lúa, ngô
3. Củng cố, dặn dò
- Yêu cầu HS cho biết sự thụ phấn, sự thụ tinh, sự hình thành hạt và quả.
- GV hệ thống bài học. 
- Giáo dục HS biết yêu quý và chăm sóc các loài hoa.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.
Thứ sáu ngày 8 tháng 3 năm 2013
Luyện Tiếng Việt 
 Tập làm văn : Tập viết đoạn văn đối thoại 
 I .Mục tiêu 
- Rèn cho hs kỹ năng viết đoạn văn đối thoại .
II .Hoạt động dạy học 
Giới thiệu bài: 
 2. Luyện tập : Yêu cầu hs làm các bài tập sau 
1/ Em chứng kiến cảnh bạn Hòa nhặt đươc của rơi và đã đến gặp chú công an 
nhờ trả lại người mất . Hãy viết đoạn đối thoại giữa chú công an và bạn Hòa.
2/ Sáng chủ nhật , em rủ bạn Huệ đến thăm bạn Lan bị ốm . Hãy viết đoạn đối thoại giữa em và bạn Huệ .
3/ Nhóm em trao đổi về lợi ích của việc tập thể dục thể thao . Hãy ghi lại cuộc trao đổi đó .
-Hs đọc đề bài , phân tích yêu cầu đề bài .
 - Hs làm bài .
- Hs trình bày nội dung bài làm .
 - Hs nhận xét bổ sung hoàn chỉnh .
3. Củng cố dặn dò 
Nhận xét tiết học
Luyện Toán
ôn: nhân số đo thời gian với một số
I. Mục tiêu
- Củng cố cho HS cách làm phép tính nhân số đo thời gian với một số.
- Rèn kĩ năng làm toán cho HS.
II. Đồ dùng dạy học
- Vở luyện Toán.
iII. các hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
? Nêu cách nhân số đo thời gian với một số?
- GV nhận xét, kết luận.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập
* Bài 1:
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS nêu cách làm bài.
- HS làm bài vào vở, 6 HS lên bảng làm bài.
- HS và GV nhận xét, chữa bài.
? Khi nhân số đo thời gian với một số cần lưu ý gì?
* Bài 2:
- HS đọc bài toán.
? Bài toán cho biết gì?
? Bài toán hỏi gì?
- HS nêu cách làm bài.
- HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.
- HS và GV nhận xét, kết luận.
Bài giải
Thờì gian để làm 45 sản phẩm như thế là:
5 phút 20 giây x 45 = 225 phút 900 giây = 240 phút = 4 (giờ)
Đáp số: 4 giờ
* Bài 3:
- HS đọc bài toán.
? Bài toán cho biết gì?
? Bài toán hỏi gì?
- HS nêu cách làm bài.
- HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.
- GV chấm bài HS.
- HS và GV nhận xét, kết luận.
Bài giải
Thời gian để ca-bin chuyển động hết 12 vòng là:
20 phút 15 giây x 12 = 240 phút 180 giây = 243 phút = 4 giờ 3 phút
Đáp số: 4 giờ 3 phút
3. Củng cố, dặn dò

Tài liệu đính kèm:

  • docTuÇn 26.doc