Thiết kế bài soạn khối 5 - Tuần 30

Thiết kế bài soạn khối 5 - Tuần 30

I. MỤC TIÊU

- Kể được một vài tài nguyên thiên nhiên ở nước ta và ở địa phương.

- Biết vì sao cần phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

- Biết giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phù hợp với khả năng.

- Đồng tình, ủng hộ những hành vi, việc làm để giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh, ảnh minh họa.

 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU

 

doc 7 trang Người đăng huong21 Lượt xem 685Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài soạn khối 5 - Tuần 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 30
Ngày soạn: 30 – 03 – 2013
Thứ hai ngày 1 tháng 4 năm 2013
Đạo đức
Tiết 31: Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (tiết 1)
I. Mục tiêu 
- Kể được một vài tài nguyên thiên nhiên ở nước ta và ở địa phương.
- Biết vì sao cần phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
- Biết giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phù hợp với khả năng.
- Đồng tình, ủng hộ những hành vi, việc làm để giữ gìn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
ii. đồ dùng dạy học
- Tranh, ảnh minh họa.
 iII. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu HS nêu phần Ghi nhớ bài 13.
- GV nhận xét, kết luận.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. Nội dung
* Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin
- GV yêu cầu HS đọc các thông tin trong bài.
- Cho HS thảo luận nhóm 4 theo các câu hỏi trong SGK.
- Yêu cầu đại diện một số nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
- Yêu cầu một số HS nối tiếp nhau đọc phần Ghi nhớ.
* Hoạt động 2: Làm bài tập 1 - SGK
- Yêu cầu HS đọc, nêu yêu cầu của BT1.
- Cho HS làm việc cá nhân.
- Yêu cầu một số HS trình bày. 
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
* Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ (Bài tập 3 - SGK)
- GV lần lượt đọc từng ý kiến trong BT.
- Sau mỗi ý kiến, GV yêu cầu HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ màu theo quy ước.
+ Thẻ đỏ: Tán thành.
+ Thẻ xanh: Không tán thành.
+Thẻ vàng: Phân vân.
- GVyêu cầu một số HS giải thích lí do.
- GV nhận xét, kết luận: 
+ Các ý kiến b, c là đúng ; ý kiến a là sai.
+ Tài nguyên thiên nhiên là có hạn, con người cần sử dụng tiết kiệm
3. Củng cố, dặn dò
- GV tổng kết nội dung bài.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.
Khoa học
Tiết 59: sự sinh sản của thú
I. Mục tiêu 
- Biết thú là động vật đẻ con.
II. Đồ dùng dạy học
- Hình trang 120, 121 SGK. Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
? Nêu sự sinh sản của chim?
- GV nhận xét, kết luận.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng. 
b. Nội dung
* Hoạt động 1: Quan sát
* Bước 1: Làm việc theo nhóm 7: Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình và trả lời các câu hỏi:
+ Chỉ vào bào thai trong hình và cho biết bào thai của thú được nuôi dưỡng ở đâu?
+ Chỉ và nói tên một số bộ phận của thai mà bạn nhìn thấy?
+ Bạn có nhận xét gì về hình dạng của thú con và thú mẹ?
+ Thú con ra đời được thú mẹ nuôi bằng gì?
+ So sánh sự sinh sản của thú và của chim, bạn có nhận xét gì?
* Bước 2: Làm việc cả lớp
- Yêu cầu đại diện một số nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
+ Thú con ra đời được thú mẹ nuôi bằng sữa mẹ.
+ Sự sinh sản của thú khác với sự sinh sản của chim là:
l Chim đẻ trứng ànở thành con.
l ở thú, hợp tử được phát triển trong bụng mẹ, thú con mới sinh ra đã có hình dạng giống như thú mẹ.
* Hoạt động 2: Làm việc với phiếu học tập
* Bước 1: Làm việc theo nhóm 4
- GV phát phiếu học tập cho các nhóm. Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình trang 119 SGK và dựa vào hiểu biết của mình để hoà thành nhiệm vụ đề ra trong phiếu:
* Bước 2: Làm việc cả lớp
- Yêu cầu đại diện một số nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, tuyên dương những nhóm điền được nhiều tên con vật và điền đúng.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học. 
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.
Thứ ba ngày 2 tháng 4 năm 2013
Địa lí
Tiết 30: Các đại dương trên thế giới
I. Mục tiêu 
- Ghi nhớ tên 4 đại dương: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương. Thái Bình Dương là đại dương lớn nhất.
- Nhận biết và nêu được vị trí từng đại dương trên bản đồ (lược đồ), hoặc trên quả Địa cầu.
- Sử dụng bảng số liệu và bản đồ (lược đồ) để tìm một số đặc điểm nổi bật về diện tích, độ sâu của mỗi đại dương.
II. Đồ dùng dạy học
- Bản đồ thế giới, quả Địa cầu, phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
? Nêu đặc điểm chính của kinh tế châu Mĩ? 
- GV nhận xét, kết luận.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài 
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 
b. Nội dung
* Hoạt động 1 (Làm việc theo nhóm 4): Vị trí của các đại dương
- GV phát phiếu học tập.
- HS quan sát hình 1, 2 trong SGK hoặc quả Địa cầu rồi hoàn thành phiếu học tập.
- Yêu cầu đại diện một số nhóm trình bày đồng thời chỉ vị trí các đại dương trên quả Địa cầu.
- Cả lớp và GV nhận xét.
* Hoạt động 2 (Làm việc theo cặp): Một số đặc điểm của các đại dương 
- HS dựa vào bảng số liệu trao đổi với bạn theo gợi ý sau:
+ Xếp các đại dương theo thứ tự từ lớn đến nhỏ về diện tích.
+ Độ sâu lớn nhất thuộc về đại dương nào?
- Đại diện một số cặp báo cáo kết quả làm việc trước lớp.
+Thứ tự đó là: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương.
+Thuộc về Thái Bình Dương.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét và giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
- GV yêu cầu một số HS chỉ trên quả Địa cầu hoặc bản đồ Thế giới vị trí từng đại dương và mô tả theo thứ tự: vị trí địa lí, diện tích.
- GV nhận xét, kết luận.
3. Củng cố, dặn dò 
- Cho HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ.
- GV nhận xét tiết học. 
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.
Kĩ thuật
tiết 30: Lắp rô-bốt (tiết 1)
I. Mục tiêu
- Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết lắp rô-bốt.
 - Biết cách lắp và lắp được rô-bốt theo mẫu. Rô-bốt lắp tương đối chắc chắn.
* Với HS khéo tay: Lắp được rô-bốt theo mẫu. Rô-bốt lắp chắc chắn. Tay rô-bốt có thể nâng lên, hạ xuống được.
II. Đồ dùng dạy học
	-Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
	-Mẫu máy rô-bốt đã lắp sẵn. 
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng của HS. 
- 2 HS nhắc lại quy trình lắp máy bay trực thăng.
- GV nhận xét, kết luận.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài 
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. Nội dung
* Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét mẫu
- GV trưng bày rô-bốt mẫu.
- Gọi HS dựa câu hỏi nêu ra các bộ phận chính của Rô-bốt.
? Để lắp được rô-bốt, theo em cần mấy phải lắp mấy bộ phận? Kể tên các bộ phận đó?
+ Lắp 6 bộ phận: chân, tay, đầu, thân, ăng ten và trục bánh xe.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật
a) Hướng dẫn chọn các chi tiết
- GV chọn HS lên chọn các chi tiết và giới thiệu trước lớp.
- GV nhận xét các chi tiết của HS đã chọn.
b) Lắp từng bộ phận
- Yêu cầu HS quan sát hình 2a và cử 1 HS lên bảng lắp.
? Để lắp chân rô-bốt ta chọn các chi tiết nào? Vị trí lắp?
- Cho cả lớp quan sát nhận xét bộ phận đã lắp xong.
- GV hướng dẫn lắp hai mặt trước hai chân rô-bốt.
- Lưu ý HS gắn vít phía trong trước.
* Lắp thân rô-bốt
- Yêu cầu HS quan sát hình 3 (SGK) và trả lời câu hỏi.
- GV gọi 1 HS lắp mẫu.
- 1 HS lắp mẫu:
+ Lắp đầu Rô-bốt.
+ Lắp tay Rô-bốt.
+ Lắp ăng ten.
+ Lắp trục bánh xe.
- GV theo dõi và giúp đỡ HS lắp cho đúng.
c) Lắp rô-bốt
- Cho HS quan sát lại H1 và tiến hành lắp từng bộ phận để hoàn chỉnh rô-bốt.
- GV theo dõi nhắc nhở HS:
+ Khi lắp rô-bốt và giá đỡ thân cần chú ý lắp cùng với tấm tam giác và giá đỡ.
+ Lắp ăng ten vào thân rô-bốt phải dựa vào hình 1b.
- Kiểm tra sản phẩm.
d) Hướng dẫn HS tháo rời các chi tiết xếp vào hộp
- Hướng dẫn HS tháo rời các chi tiết và lắp vào hộp.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà xem lại cách lắp ráp.
- Chuẩn bị tiết sau: Lắp Rô-bốt (tiết 2).
Luyện Tiếng Việt
Ôn tập về dấu câu
I. Mục tiêu 
- Củng cố, khắc sâu cho HS kiến thức về dấu câu đã học: dấu chấm, dấu hỏi, dấu chấm than.
- Rèn kĩ năng dùng dấu câu trong đoạn văn.
II. đồ dùng dạy học
- Vở luyện Tiếng Việt.
III. Hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
? Nêu tác dụng của dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than?
- GV nhận xét, kết luận.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập
* Bài tập 1:
- HS đọc, nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài vào vở.
- HS nêu miệng kết quả.
- HS nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
à GV nhấn mạnh tác dụng của dấu chấm, dấu chấm than, dấu chấm hỏi.
* Bài tập 2: 
- HS đọc, nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài vào vở theo yêu cầu.
- GV chấm bài HS.
- Gọi HS đọc bài làm của mình.
- HS nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
à GV nhấn mạnh cách dùng các dấu câu trong đoạn văn cho phù hợp. 
3. Củng cố, dặn dò 
- GV tổng kết nội dung bài.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.
Thứ năm ngày 4 tháng 4 năm 2013
Khoa học
Tiết 60: sự nuôi và dạy con của một số loài thú
I. Mục tiêu
- Nêu được ví dụ về sự nuôi và dạy con của một số loài thú (hổ, hươu).
Ii. đồ dùng dạy học
- Tranh, ảnh minh họa.
IIi. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
? Nêu sự sinh sản của thú?
- GV nhận xét, kết luận.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu bài và ghi tựa bài.
b. Nội dung
* Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận
- Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm: 2 nhóm tìm hiểu về sự sinh sản và nuôi con của hổ, 2 nhóm tìm hiểu về sự sinh sản và nuôi con của hươu.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình và trả lời các câu hỏi:
a) 2 nhóm tìm hiểu về sự sinh sản và nuôi con của hổ
+ Hổ thường sinh sản vào mùa nào?
+ Vì sao hổ mẹ không rời hổ con suốt tuần đầu khi sinh?
+ Khi nào hổ mẹ dạy hổ con săn mồi?
+ Khi nào hổ con có thể sống độc lập.
b) 2 nhóm tìm hiểu về sự sinh sản và nuôi con của hươu
+ Hươu ăn gì để sống? Hươu đẻ mỗi lứa mấy con?
+ Hươu con mới sinh ra đã biết làm gì?
+ Tại sao hươu con mới khoảng 20 ngày tuổi, hươu mẹ đã dạy con tập chạy?
- Bước 2: Làm việc cả lớp
+ Mời đại diện một số nhóm trình bày.
+ Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét.
* Hoạt động 2: Trò chơi: “Thú săn mồi và con mồi”
- GV hướng dẫn cách chơi và luật chơi (SGV-trang 193).
- GV tổ chức cho HS chơi.
- Các nhóm khác nhận xét, đánh giá lẫn nhau.
- GV nhận xét, tuyên dương những nhóm chơi tốt.
3. Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét tiết học. 
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.
Thứ sáu ngày 5 tháng 4 năm 2013
 Luyện Tiếng Việt
 Tập làm văn : Tập dựng đoạn đối thoại 
 I .Mục tiêu 
- Giúp hs dựng được đoạn văn đối thoại trong hoàn cảnh cụ thể .
II .Hoạt động dạy học 
Giới thiệu bài: 
 2. Luyện tập :
1/ Bằng đoạn văn ngắn em hãy ghi lại cuộc đối thoại giữa hai bạn hs nói về việc con người phải làm gì để bảo vệ môi trường.
2/ Một lần , em cùng các bạn đi xem trận bóng đá . Trận đấu khá hấp dẫn và khó phân thắng bại làm các bạn tranh luận sôi nổi về tỉ số trận đấu. Hãy ghi lại cuộc đối thoại ấy 
 3/ Trong buổi sinh hoạt lớp , vấn đề trung thực trong thi cử luôn được các bạn trao đổi thẳng thắn và sôi nổi nhất . Em hãy ghi lại một trong những nội dung ấy .
 -Hs đọc đề bài , phân tích yêu cầu đề bài .
- Hs làm bài .
- Hs trình bày nội dung bài làm .
 - Hs nhận xét bổ sung
- Hs tự làm bài rồi chữa bài .
 3. Củng cố dặn dò 
Nhận xét tiết học
Luyện Toán
Ôn tập về đo diện tích
I. Mục tiêu
- Củng cố cho HS kiến thức về nhân số đo thời gian với một số.
- Rèn kĩ năng và phương pháp tự học, kĩ năng trao đổi, đánh giá kết quả học tập.
II. đồ dùng dạy học
- Vở luyện Toán.
III. các Hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
? Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích?
- GV nhận xét, kết luận.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập
* Bài 1:
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài vào vở, 4 HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét, nêu cách làm. 
- GV nhận xét, kết luận.
* GV củng cố cho HS về cách đổi đơn vị đo diện tích. 
* Bài 2:
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm bài.
- HS nêu cách làm bài.
- HS và GV nhận xét, kết luận. 
* GV khắc sâu cho HS cách đổi về đơn vị đo ha.
* Bài 3:
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm bài.
- GV giúp đỡ HS yếu. 
- GV chấm bài HS.
- HS nhận xét, nêu cách làm.
- GV nhận xét, kết luận.
* GV khắc sâu cho HS cách đổi từ 2 đơn vị đo về 1 đơn vị đo.
* Bài 4:
- HS đọc, nêu yêu cầu của bài.
- HS nêu cách làm.
- HS nêu kết quả.
- HS và GV nhận xét, kết luận.
3. Củng cố, dặn dò
? Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích?
- GV tổng kết nội dung bài.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuÇn 30.doc