Thiết kế bài soạn khối 5 - Tuần 32

Thiết kế bài soạn khối 5 - Tuần 32

I.Mục tiêu :

- Hs nêu được một số tấm gương tốt ở địa phương và ở trường lớp mình.

- Rèn ý thức đạo đức cho hs.

II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh, ảnh về gương người tốt.

III. Các hoạt động dạy học:

*HĐ1:

- Gv nêu y/c tiết học.

- Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm:

+ Kể tên một số gương người tốt, việc tốt.

*HĐ2:

 Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

- Giáo viên nhận xét, kết luận.

*Củng cố, dặn dò.

 

doc 8 trang Người đăng huong21 Lượt xem 646Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài soạn khối 5 - Tuần 32", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 32
Ngày soạn: 13 – 04 – 2013
Ngày dạy:
Thứ hai ngày 15 tháng 4 năm 2013
Đạo đức
Dành cho địa phương
I.Mục tiêu : 
- Hs nêu được một số tấm gương tốt ở địa phương và ở trường lớp mình.
- Rèn ý thức đạo đức cho hs.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh, ảnh về gương người tốt.
III. Các hoạt động dạy học:
*HĐ1:
- Gv nêu y/c tiết học.
- Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm:
+ Kể tên một số gương người tốt, việc tốt.
*HĐ2:
 Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- Giáo viên nhận xét, kết luận. 
*Củng cố, dặn dò.
Khoa học
Tiết 63: TàI NGUYêN THIêN NHIêN
I. mục tiêu
- Nêu được một số ví dụ và ích lợi của tài nguyên thiên nhiên.
II. đồ dùng dạy học
- Tranh minh họa, phiếu học tập.
III. CáC HOạT ĐộNG DạY – HọC CHủ YếU
1. Kiểm tra bài cũ
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Nội dung
* Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận 
? Tài nguyên thiên nhiên là gì?
- GV cho HS làm việc theo nhóm.
- GV phát phiếu học tập cho HS.
- Cả nhóm cùng quan sát các hình trang 130, 131 SGK để phát hiện các tài nguyên được thể hiện trong mỗi hình vẽ, xác định công dụng của mỗi tài nguyên đó. Thư kí ghi kết quả làm việc của nhóm vào phiếu học tập. 
Hình
Tên tài nguyên thiên nhiên
Công dụng
Hình 1
Hình 2
Hình 3
Hình 4
Hình 5
Hình 6
Hình 7
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. 
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV theo dõi và nhận xét.
* Hoạt động 2: Trò chơi: “Thi kể tên các tài nguyên thiên nhiên và công dụng của chúng”
? Kể tên một số tài nguyên thiên nhiên của nước ta ?
? Nêu ích lợi của tài nguyên thiên nhiên mình vừa kể ?
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình.
- GV nhận xét, kết luận.
3. Củng cố, dặn dò
? Tài nguyên thiên nhiên là gì?
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.
Thứ ba ngày 16 tháng 4 năm 2013
Địa lí
Tiết 32: Đặc điểm dân cư, kinh tế Nam Định
I. Mục tiêu 
- HS nêu được đặc điểm dân cư, kinh tế của tỉnh Nam Định.
II. Đồ dùng dạy học
- Bản đồ hành chính Nam Định.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
? Nêu vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên của tỉnh Nam Định và huyện Trực Ninh?
- GV nhận xét, kết luận.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. Hoạt động 1: Đặc điểm dân cư Nam Định
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 nêu đặc điểm dân cư của tỉnh Nam Định và huyện Trực Ninh.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
* Tỉnh Nam Định
+ Theo điều tra dân dố 01/04/2009, tỉnh Nam Định có 1.825.771 người với mật độ dân số 1.196 người/km².
+ Dân tộc: Việt, Tày, Mường, Hoa.
+ Nông thôn: 84%. Thành thị 16 %.
* Huyện Trực Ninh
+ Dân số: 185407 người (2008)
+ Mật độ dân số: 1.600 người/km2 (cao nhất so với các huyện trong tỉnh). 
+ Đồng bào theo đạo Thiên Chúa giáo chiếm khoảng 30%, Huyện có nguồn lao động dồi dào, gần 10 vạn lao động (trong đó lao động nông nghiệp chiếm gần 90%).
c. Hoạt động 2: Đặc điểm kinh tế của Nam Định
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 6 nêu đặc điểm kinh tế của tỉnh Nam Định và huyện Trực Ninh.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
* Tỉnh Nam Định: Thành tựu 5 năm (2005-2010)
- Kinh tế có bước phát triển về quy mô, hiệu quả: Tốc độ tăng trưởng bình quân 10,2%, cao hơn bình quân thời kỳ 2000-2005 là 7,3%.
- Quy mô nền kinh tế được mở rộng so với thời kỳ 5 năm trước (năm 2000 ước GDP tỉnh đạt 5.920 tỷ đồng). Tổng GDP tăng hơn 1,63 lần; GDP bình quân đầu người tăng lên 2,6 lần; giá trị sản xuất công nghiệp tăng hơn 2,5 lần; thu ngân sách từ kinh tế địa phương vượt mức 1.000 tỷ đồng (năm 2005 đạt 569,4 tỷ đồng).
- Sản xuất công nghiệp phát triển với tốc độ khá cao: Toàn tỉnh hiện có 3.285 doanh nghiệp; giá trị sản xuất CN-TTCN tăng bình quân 20,5%/năm (trong công nghiệp địa phương tăng 23,2%). Tỷ trọng CN - xây dựng trong GDP tăng dần, năm 2010 đạt 36,5%. Quy hoạch 12 KCN, 20 CCN, giải quyết việc làm trên 120 nghìn lao động
- Sản xuất nông nghiệp ổn định và có bước phát triển: Giá trị sản xuất bình quân tăng 3,8%; năng suất lúa bình quân đạt 118,4 tạ/ha/năm. Sản lượng lương thực bình quân đạt 950 nghìn tấn/năm. Năm 2010 sản lượng thịt hơi đạt 110 nghìn tấn, sản lượng thủy sản đạt 89 nghìn tấn. Xã Hải Đường (Hải Hậu) thí điểm mô hình nông thôn mới theo chỉ đạo của TW và 10 xã trong tỉnh triển khai thí điểm xây dựng nông thôn mới.
- Các ngành dịch vụ tăng trưởng ổn định. Thu ngân sách năm 2010 đạt 1.150 tỷ đồng (chỉ tiêu 1.000 tỷ đồng). Tổng giá trị xuất khẩu năm 2010 đạt 230 triệu USD. Cơ cấu kinh tế năm 2010 chuyển dịch theo hướng: Nông, lâm, thủy sản: 29,5%; CN-XD: 36,5%; dịch vụ: 34%. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2010 còn 6% (năm 2005, cơ cấu kinh tế là: Nông-lâm-thuỷ sản: 41%, Công nghiệp-xây dựng: 21.5%, Dịch vụ: 38%).
- Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị đạt nhiều thành tựu mới: Tỷ lệ tổ chức cơ sở Đảng đạt trong sạch vững mạnh và hoàn thành tốt nhiệm vụ đạt 92,2%. Tỷ lệ đảng viên đủ tư cách hoàn thành tốt nhiệm vụ đạt 89,7%; chính quyền cơ sở đạt vững mạnh trên 80%.
- Các lĩnh vực văn hoá xã hội tiếp tục đạt nhiều thành tích mới: 4 năm liên tục dẫn đầu toàn quốc về tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT. Đã và đang đầu tư xây dựng bệnh viện đa khoa 700 giường; năm 2010 có 40% làng, khu dân cư, 75% hộ gia đình đạt tiêu chuẩn văn hoá; 70% cơ quan, trường học đạt nếp sống văn hoá; tỷ lệ dân số sử dụng nước sạch khu vực nông thôn 83%; khu vực thành phố đạt 100%.
* Các khu công nghiệp trong tỉnh Nam Định:
+ Khu công nghiệp Hòa Xá thuộc thành phố Nam Định. Tổng diện tích: 326.8 ha. Tổng mức đầu tư dự kiến: 347 tỷ đồng, Mục tiêu xúc tiến thu hút đầu tư lấp đầy với 86 dự án.
+ Khu công nghiệp Mỹ Trung thuộc huyện Mỹ Lộc và phường Lộc Hạ, ở phía thành phố Nam Định, giáp Quốc lộ 10, khu đất quy hoạch có diện tích 150 ha, có thể phát triển lên 190 ha. Tổng mức đầu tư khoảng 300 - 350 tỷ đồng.
+ Khu công nghiệp Thành An: Thuộc địa bàn thành phố Nam Định và xã Tân Thành (Vụ Bản), nằm giáp trục đường Quốc lộ 10 và tuyến đường nối từ Quốc lộ 10 sang đường 21 dẫn đến cảng Hải Thịnh và các huyện phía Nam của tỉnh. Khu công nghiệp Thành An có thể mở rộng với quy mô khoảng 150 ha đã quy hoạch chi tiết. Tổng mức đầu tư khoảng 350-400 tỷ đồng.
+ Khu công nghiệp Bảo Minh thuộc địa bàn huyện Vụ Bản - Nam Định. Phía Bắc và phía Đông giáp xã Kim Thái, phía Tây giáp xã Liên Bảo, phía Nam giáp đường Quốc lộ 10, cách Thành phố Nam Định 10km, cách Thị trấn Gôi - Vụ Bản 5km. Khu công nghiệp Bảo Minh nằm ven trục đường quốc lộ 10 nên giao thông từ khu công nghiệp đến các nơi khác như Hà Nội, cảng Hải Phòng có nhiều thuận lợi. Diện tích 200 ha đang quy hoạch chi tiết. Tổng mức đầu tươ khoảng 300- 400 tỷ đồng.
+ Khu công nghiệp Hồng Tiến thuộc địa bàn 2 xã Yên Hồng và Yên Tiến, huyện ý Yên, cách Thành phố Nam Định khoảng 25km, cách thành phố Ninh Bình khoảng 6km, nằm gần cảng Ninh Phúc (Ninh Bình), cạnh tuyến đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, và tuyến đường sắt Bắc Nam. Khu công nghiệp Hồng Tiến có thể mở rộng với quy mô khoảng 250ha. Khu công nghiệp đã được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đăng ký đầu tư kinh doanh hạ tầng.
+ Khu Kinh tế Ninh Cơ: Do Tập doàn Công nghiệp tàu thuỷ VINASHIN đề xuất, vị trí tại cửa sông Ninh Cơ, diện tích khoảng 500 ha, bao gồm: Cảng biển; công nghiệp đóng tàu; công nghiệp cơ khí, chế biến; dịch vụ vận tải; dịch vụ du lịch và các loại hình sảng xuất kinh doanh dịch vụ đa dạng 2 bên cửa sông Ninh Cơ thuộc huyện Hải Hậu và Nghĩa Hưng.
+ Các cụm công nghiệp khác: Đã xây dựng 17 cụm công nghiệp huyện và thành phố với tổng diện tích 270 ha, thu hút được 352 doanh nghiệp và các hộ vào đầu tư sản xuất với tổng vốn đầu tư đăng ký 1.075 tỷ đồng và thu hút được hơn 9.000 lao động
* Huyện Trực Ninh : Kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, Trực Ninh là vựa lúa lớn của tỉnh Nam Định. Ngoài ra còn phát triển thủ công truyền thống như: làng nghề cơ khí , làng trồng dâu nuôi tằm, kéo kén, thêu ren , vận tải thuỷ , sản xuất lúa tám thơm . 
3. Củng cố, dặn dò
- GV tổng kết nội dung bài.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.
Kĩ thuật
Tiết 32: Lắp rô - bốt (Tiết 3)
I. Mục tiêu
- Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết lắp rô-bốt.
 - Biết cách lắp và lắp được rô-bốt theo mẫu. Rô-bốt lắp tương đối chắc chắn.
* Với HS khéo tay: Lắp được rô-bốt theo mẫu. Rô-bốt lắp chắc chắn. Tay rô-bốt có thể nâng lên, hạ xuống được.
II. Đồ dùng dạy học
- Một rô- bốt lắp sẵn, bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ 
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- GV nhận xét, kết luận.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Thực hành lắp rô-bốt
* Chọn chi tiết 
- GV cho HS chọn các chi tiết theo SGK
- HS chọn chi tiết và nêu tên các chi tiết.
- GV kiểm tra.
* Lắp từng bộ phận
- GV cho HS đọc ghi nhớ
- GV yêu cầu HS quan sát kĩ các hình
- GV hướng dẫn HS lắp từng bộ phận
- GV theo dõi và hướng dẫn HS còn lúng túng.
* Lắp ráp rô-bốt
- GV nhắc HS chú ý khi lắp ráp các bộ phận.
- HS thao tác:
+ Lắp chân rô-bốt (H2-SGK).
+ Lắp thân rô-bốt (H3-SGK).
+ Lắp đầu rô-bốt (H.4-SGK).
+ Lắp tay rô-bốt (H5a-SGK).
+ Lắp ăng ten (H5b-SGK).
+ Lắp trục bánh xe (H5c-SGK)
c. Đánh giá sản phẩm
- GV hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm.
- HS trưng bày sản phẩm.
- GV hướng dẫn HS nhận xét.
- HS và GV nhận xét, đánh giá.
- GV yêu cầu HS tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
3. Củng cố, dặn dò
- GV tổng kết nội dung bài.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.
Luyện Tiếng Việt
Ôn tập về dấu câu (Dấu phẩy)
I. Mục tiêu
- Giúp HS nắm chắc tác dụng của dấu phẩy.
 - Rèn kĩ năng sử dụng dấu phẩy để viết đoạn văn.
II. đồ dùng dạy học
- Vở luyện Tiếng Việt.
III. các Hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
? Nêu tác dụng của dấu phẩy?
- GV nhận xét, kết luận.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập
* Bài tập 1: 
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS nêu miệng tác dụng của dấu phẩy.
- HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
* Bài tập 2: 
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS trao đổi nhóm 2 làm bài theo yêu cầu.
- Đại diện nhóm trình bày bài làm của nhóm mình.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
à Khắc sâu cách đặt câu văn có dùng dấu phẩy để ngăn cách các bộ phận có cùng chức vụ trong câu.
* Bài tập 3:
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài sau đó đổi bài kiểm tra lẫn nhau.
- GV chấm bài HS.
- Yêu cầu một số HS đọc bài trước lớp.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
à Khắc sâu cách dùng dấu phẩy khi viết văn.
3. Củng cố, dặn dò
? Nêu tác dụng của dấu phẩy?
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.
Thứ năm ngày 18 tháng 4 năm 2013
Khoa học
Tiết 64: VAI TRò CủA MôI TRƯờNG Tự NHIÊN 
ĐốI VớI ĐờI SốNG CON NGƯờI
I. Mục tiêu
- Nêu được ví dụ: môi trường có ảnh hưởng lớn đến đời sống của con người.
- Tác động của con người đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
II. Đồ DùNG DạY HọC
- Hình vẽ trang 132 SGK.
	- Phiếu học tập. 
III. CáC HOạT ĐộNG DạY – HọC chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
+ Tài thiên nhiên là gì?
+ Nêu ích lợi của tài nguyên đất?
+ Nêu ích lợi của tài nguyên thực vật và động vật?
+ Nêu ích lợi của tài nguyên nước?
+ Nêu ích lợi của tài nguyên than đá?
- GV nhận xét, kết luận.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu và ghi tựa bài.
b. Nội dung
* Hoạt động 1: ảnh hưởng của môi trường tự nhiên đến đời sống con người và con người tác động trở lại môi trường tự nhiên
- GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm 4 theo nội dung:
+ Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ 2 và trả lời 2 câu hỏi trang 132, SGK.
+ Nêu nội dung hình vẽ.
+ Trong hình vẽ, môi trường tự nhiên đã cung cấp cho con người những gì?
+ Trong hình vẽ, môi trường tự nhiên đã nhận từ các hoạt động của con người những gì?
- HS thảo luận nhóm theo yêu cầu.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
? Môi trường tự nhiên cung cấp cho con người những gì?
* Hoạt động 2: Vai trị của môi trường đối với đời sống con người
- GV tổ chức cho HS củng cố các kiến thức về vai trò của môi trường đối với đời sống của con người dưới hình thức trò chơi “Nhóm nào nhanh, nhóm nào đúng”.
- GV yêu cầu các nhóm thi đua liệt kê vào giấy những gì môi trường cấp hoặc nhận từ các hoạt động sống và sản xuất của con người.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- GV nhận xét, kết luận.
? Điều gì sẽ xảy ra nếu con người khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách bừa bãi và thải ra môi trường nhiều chất độc hại?
3. Củng cố, dặn dò
? Nêu vai trò của môi trường tự nhiên đối với đời sống con người?
- GV tổng kết nội dung bài.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau.
Thứ sáu ngày 19 tháng 4 năm 2013
 Luyện Tiếng Việt 
 Tập làm văn : Ôn tập văn tả cảnh 
 Đề bài : Tả cảnh trường em trước buổi học .
 I .Mục tiêu 
- Ôn tập tìm ý ,lập dàn ý chi tiết bài văn tả cảnh .
II .Hoạt động dạy học 
Giới thiệu bài: 
 2. Luyện tập :
1/ Hãy viết phần mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp .
2/ Hãy viết đoạn văn tả bao quát ngôi trường từ xa ,có dùng biện pháp so sánh .
3/ Viết đoạn văn tả tả cảnh hàng cây trên sân trường .
4/ Viết đoạn kết bài 
-Hs đọc đề bài , phân tích yêu cầu đề bài .
- Hs làm bài .
- Hs trình bày nội dung bài làm .
 - Hs nhận xét bổ sung hoàn chỉnh - Nhận xét chung về bài làm của hs 
 3. Củng cố dặn dò 
Nhận xét tiết học
Luyện Toán
Ôn: Phép nhân, phép chia
I. Mục tiêu
- Củng cố kiến thức về cách nhân, chia số tự nhiên, phân số, số thập phân.
- Rèn kĩ năng nhân, chia và vận dụng vào giải toán có liên quan.
II. đồ dùng dạy học
- Vở luyện Toán.
iii. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
? Nêu tính chất của phép nhân, phép chia?
- GV nhận xét, kết luận.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập 
* Bài 1(53, 54):
- HS đọc, nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài vào vở, 3 HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét, nêu cách làm.
- GV nhận xét, kết luận.
? Nêu cách nhân, chia STN, PS, STP?
* Bài 2 (53):
- HS đoc, nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét, nêu cách làm.
- GV nhận xét, kết luận.
? Nêu cách nhân nhẩm 1 STP với 10, 100, 1000,?
* Bài 2(54):
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS nêu cách làm bài.
- HS làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm bài.
- HS và GV nhận xét, kết luận.
? Nêu cách chia một tổng cho một số?
* Bài 3 (53):
- HS đọc bài toán.
? Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
- HS nêu cách làm bài.
+ Cách 1: Tính quãng đường thứ nhất và quãng đường thứ hai xe máy đi được rồi tính quãng đường xe máy đã đi được (bằng tổng của hai quãng đường).
+ Cách 2: Tính thời gian xe máy đi trong cả hai quãng đường rồi tính quãng đường xe máy đã đi được.
- HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.
- GV chấm bài HS.
- HS và GV nhận xét, kết luận.
? Nêu cách tính quãng đường?
* Bài 4 (55):
- HS đọc bài toán.
? Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
- HS nêu cách làm bài: Tính trong 1 giờ mỗi vòi chảy được bao nhiêu phần bể nước rồi tính thời gian 2 vòi cùng chảy vào bể khi bể không có nước.
- 
3. Củng cố, dặn dò
? Nêu cách nhân, chia STN, PS, STP?
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuÇn 32.doc