Thiết kế bài soạn lớp 5 (buổi chiều) - Tuần 11 năm 2011

Thiết kế bài soạn lớp 5 (buổi chiều) - Tuần 11 năm 2011

I. Mục tiêu

 *Giúp HS :

- Nêu được tác dụng của việc rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình.

- Biết cách rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình.

- Biết liên hệ với việc rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống ở gia đình.

- Có ý thức giúp gia đình rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống.

II. Đồ dùng dạy học

 

doc 11 trang Người đăng huong21 Lượt xem 884Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài soạn lớp 5 (buổi chiều) - Tuần 11 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 11.
TUẦN 11.
Thứ hai ngày 31 tháng 10 năm 2011
Đ/C Tám dạy
Thứ ba ngày 1 tháng 11 năm 2011
Tiết 1: Kĩ thuật.
	TIẾT 11: RỬA DỤNG CỤ NẤU ĂN VÀ ĂN UỐNG
I. Mục tiêu
 *Giúp HS :
- Nêu được tác dụng của việc rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình.
- Biết cách rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình.
- Biết liên hệ với việc rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống ở gia đình.
- Có ý thức giúp gia đình rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ.
- HS nêu cách bày rọn bữa ăn ở gia đình?
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài
2. Vào bài:
a. Hoạt động 1: Tìm hiểu mục đích, tác dụng của việc rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống ?
- Kể tên các dụng cụ nấu ăn và ăn uống 
 thường dùng ? 
- GV yêu cầu HS đọc mục 1 SGK 
- Nêu tác dụng của việc rửa dụng 
cụ nấu, bát ,dũa sau bữa ăn? - GV nhận xét chốt lại nội dung hoạt 
động 1.
b. Hoạt động 2:
- Tìm hiểu cách rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống? 
- Ở gia đình em thường rửa dụng cụ nấu 
ăn và ăn uống sau bữa ăn như thế nào?
- Hướng dẫn HS quan sát hình và đọc mục 2 SGK
- So sánh cách rửa bát ở gia đình em với cách rửa bát trình bày trong SGK
- GV nhận xét hướng dẫn cách rửa dụng 
cụ ăn uống và nấu ăn 
- Theo em những dụng cụ dính mở, 
mùi tanh nên rửa trước hay rửa sau ?
- Hướng dẫn HS về nhà giúp đỡ gia đình
 rửa bát
c. Đánh giá kết quả học tập
- Vì sao phải rửa bát ngay sau khi ăn cơm?
- Ở gia đình em thường rửa bát sau bữa ăn như thế nào?
- GV nhận xét đánh giá kết quả học tập 
của HS.
- 1 – 2 HS nêu
- Các dụng cụ nấu ăn: nồi chảo, bát đĩa, dũa, thìa 
- HS đọc thầm
- Làm sạch và giữ vệ sinh dụng cụ nấu ăn và ăn uống. Bảo quản dụng cụ nấu ăn và ăn uống bằng kim loại.
- HS tự liên hệ ở gia đình
- HS đọc
- HS so sánh nêu những điểm giống và khác 
- Nên rửa sau vì nếu rửa trước mùi tanh, mỡ sẽ bám vào các dụng cụ khác,
- Cần rửa bát ngay sâu chi ăn để thức ăn thừa không bị khô bám chặt vào dụng cụ để ăn uống,
- HS liên hệ
3. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét ý thức học tập của HS
- GV động viên HS về nhà giúp đỡ gia đình
* GV nhận xét giờ học
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2: Toán
Tiết 52. ÔN TẬP: TRỪ HAI SỐ THẬP PHÂN
I. Mục tiêu: 
- HS nắm được cách trừ hai số thập phân, giải bài toán liên quan đến trừ số thập phân.
* HS yếu và HS trung bình làm được bài tập 1, 2 (VBT trang 65)
* HS khá giỏi làm được cả ba bài tập 1, 2 , 3 (VBT trang 65)
- Giáo dục HS ý thức tích cực làm bài tập.
II. Nội dung
Bài 1: (Tr. 65). Tính.
Bài 2: (Tr. 65). Đặt tính rồi tính:
Bài 3: (Tr. 65). Giải bài toán có lời văn bằng hai cách.
III. Củng cố dặn dò : 
- Nhận xét giờ học
VD: 
VD: 
Cách 1: Thùng đó còn số lít dầu là:
17,65 - 3,5 - 2,75 = 11,4 (lít)
	 Đáp số: 11,4 lít dầu.
Cách 2: Thùng đó còn số lít dầu là:
17,65 – (3,5 + 2,75) = 11,4 (lít)
	 Đáp số: 11,4 lít dầu.
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Tiết 3: Luyện chữ. 
LUYỆN CHỮ BÀI 11 (VỞ LUYỆN CHỮ)
I. Mục tiêu:
- Học sinh viết được cả bài luyện chữ trong vở luyện chữ,
* HS yếu viết đúng chính tả.
* HS Trung bình và học sinh khá giỏi viết đúng, trình bày đẹp rõ ràng.
II. Nội dung:
*HS trung bình và HS yếu: 
* HS khá giỏi : 
III. Củng cố dặn dò : 
- Nhận xét giờ học
 - Viết đúng đủ nội dung bài sai không quá 5 lỗi chính tả.
- Viết đúng đủ nội dung nội dung bài trình bày sạch đẹp không sai lỗi chính tả.
.............................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thư tư ngày 2 tháng 11 năm 2011
Tiết 1: Đạo đức
Tiết 11: THỰC HÀNH GIỮA KÌ I.
I. Mục tiêu:	
- Giúp HS củng cố kiến thức các bài từ bài 1 đến bài 5, biết áp dụng trong thực tế những kiến thức đã học. 
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu học tập cho hoạt động 1
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Cho HS nêu phần ghi nhớ bài 5.
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học
2. Vào bài:
a. Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm
*Bài tập 1: 
Hãy ghi những việc làm của HS lớp 5 nên làm và những việc không nên làm theo hai cột dưới đây:
 Nên làm
 Không nên làm
 .
- GV phát phiếu học tập, cho HS thảo luận nhóm 4.
- Mời đại diện một số nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
b. Hoạt động 2: Làm việc cá nhân
*Bài tập 2: Hãy ghi lại một việc làm có trách nhiệm của em?
- HS làm bài ra nháp.
- Mời một số HS trình bày.
- Các HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét.
c. Hoạt động 3: Làm việc theo cặp
*Bài tập 3: Hãy ghi lại một thành công trong học tập, lao động do sự cố gắng, quyết tâm của bản thân?
- GV cho HS ghi lại rồi trao đổi với bạn.
- Mời một số HS trình bày.
 -Cả lớp và GV nhận xét.
- HS thảo luận nhóm theo hướng dẫn của GV.
- HS trình bày.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS làm bài ra nháp.
- HS trình bày.
- HS khác nhận xét.
- HS làm rồi trao đổi với bạn.
- HS trình bày trước lớp.
3. Củng cố, dặn dò: 
	GV nhận xét giờ học, dặn HS về tích cực thực hành các nội dung đã học.
.............................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2: Toán.
Tiết 53: ÔN TẬP: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: 
- HS nắm được cách cộng, trừ số thập phân, tìm thành phần chưa biết của phép cộng và phép trừ số thập phân, giải toán có lời văn dựa vào tóm tắt 
* HS yếu Làm được bài tập 1, 2 (VBT trang 66)
* HS trung bình làm được bài tập 1, 2, 3 (VBT trang 66)
* HS khá giỏi làm được cả ba bài tập 1, 2 , 3, 4 (VBT trang 66 + 67)
- Giáo dục HS ý thức tích cực làm bài tập.
II. Nội dung
Bài 1: (Tr. 66). Đặt tính rồi tính:
Bài 2: (Tr. 66). Tìm x:
Bài 3: (Tr. 66) Giải bài toán dựa vào tóm tắt sau:
Bài 4: (Tr. 67). A. Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp:
b. Tính bằng hai cách:
III. Củng cố dặn dò : 
- Nhận xét giờ học
VD: 
VD: x + 2,47 = 9,25
 x = 9,25 - 2,47
 x = 6,78
Giải: Vịt có số ki-lô-gam là: 1,5 + 0,7 = 2,2 (kg)
Ngỗng có số ki-lô-gam là:9,5 - 1,5 – 2,2 = 5,8 (kg)
 Đáp số: 5,8kg.
Giải: VD: 
a. 9,7 – 3,5 – 1,2 = 5; 9,7 – (3,5 + 1,2) = 5
b. Cách 1: 8,6 – 2,7 – 2,3 = 5,9 - 2,3 = 3,6
Cách 2: 8,6 – 2,7 – 2,3 = 8,6 – (2,7 + 2,3) = 3,6
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3. Tập đọc. 
TIẾT 22: LUYỆN ĐỌC: TIẾNG VỌNG
I. Mục tiêu:
* HS yếu và HS trung bình: HS đọc rành mạch, lưu loát, biết đọc diễn cảm bài thơ; ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ tự do.
- Hiểu ý nghĩa: Đừng vô tình trước những sinh linh bé nhỏ trong thế giới quanh ta. Cảm nhận được tâm trạng ân hận, day dứt của tác giả: vô tâm đã gây nên cái chết của chú chim sẻ nhỏ. (Trả lời được các câu hỏi 1, 3, 4).
* HS khá, giỏi trả lời được cả câu hỏi 2.
- Giáo dục HS ý thức yêu quý các con vật.
II. Nội dung
* HS yếu và HS trung bình đọc bài kết hợp trả lời câu hỏi:
- Con chim sẻ nhỏ chết trong hoàn cảnh đáng thương như thế nào?
- Vì sao tác giả lại băn khoăn, day dứt về cái chết của chim sẻ?
- Nêu ý chính của đoạn 1?
- Em hãy đặt tên khác cho bài thơ?
H: Nội dung bài nói lên điều gì ?
* HS khá giỏi đọc bài kết hợp trả lời câu hỏi: 
- Những hình ảnh nào đã để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm trí tác giả ?.
- Nội dung chính của đoạn 2 là gì?
* Các em cần có tình cảm như thế nào trước các côn vật bế nhỏ?
- Chim sẻ chết trong cơn bão. Xác nó lạnh ngắt lại bị mèo tha đi. Sẻ để lại trong tổ - Trong đêm mưa bão, nghe cánh chim đập cửa, nằm trong chăn ấm, tác giả không 
muốn 
 ý1 : Vì vô tâm tác giả đã gây nên cái chết 
- VD: Cái chết của con sẻ nhỏ, 
ND: Tâm trạng ân hận, day dứt của tác giả: vô tâm đã gây nên cái chết của chú chim sẻ nhỏ. 
- Hình ảnh những quả trứng không có mẹ ấp ủ để lại ấn tượng sâu sắc, khiến tác giả
ý2 : ấn tượng sâu sắc của tác giả. 
- Phải yêu quý chúng và bảo vệ chúng...
3. Củng cố dặn dò: 
- Về nhà học bài.
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ năm ngày 3 tháng 11 năm 2011
Tiết 1: Toán.
Tiết 54: ÔN: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu: 
- HS nắm được cách cộng, trừ số thập phân, tìm thành phần chưa biết của phép cộng và phép trừ số thập phân, biết tính bằng cách thuận tiện nhất, giải toán có lời văn liên quan đến cộng trừ số thập phân.
* HS yếu Làm được bài tập 1, 2 (VBT trang 67)
* HS trung bình làm được bài tập 1, 2, 3 (VBT trang 67 + 78)
* HS khá giỏi làm được cả ba bài tập 1, 2 , 3, 4 (VBT trang 67 + 68)
- Giáo dục HS ý thức tích cực làm bài tập.
II. Nội dung
Bài 1: (Tr 67). Đặt tính rồi tính:
Bài 2: (Tr. 67). Tìm x:
Bài 3: (Tr 68). Tính bằng cách thuận tiện nhất:
Bài 4: (Tr 68). Giải bài toán bằng hai cách:
VD: 
VD: x – 3,5 = 2,4 + 1,5
 x – 3,5 = 3,9
 x = 3,9 + 3,5 
 x = 7,4
VD: 14,75 + 8,96 + 6,25 = (14,75 + 6,25) + 8,96 
 = 21 + 8,96 = 29,96
Cách 1: Diên tích của vườn cây thứ 2 là:
2,6 - 0,8 = 1,8 (ha)
Diên tích của vườn cây thứ 3 là:
5,4 – 2,6 – 1,8 = 1(ha) = 10 000m2
 Đáp số: 10 000m2.
Cách 2: Diên tích của vườn cây thứ 2 là:
2,6 - 0,8 = 1,8 (ha)
Diên tích của vườn cây thứ 3 là:
5,4 – (2,6 + 1,8) = 1(ha) = 10 000m2
 Đáp số: 10 000m2.
III. Củng cố dặn dò: 
- NX tiết học
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2: Luyện từ và câu.
Ôn luyện: ĐẠI TỪ XƯNG HÔ VÀ QUAN HỆ TỪ 
I. Mục tiêu: 
*HS trung bình, yếu nêu được ghi nhớ về đại từ xưng hô, điền được các địa từ xưng hô thích hợp vào chỗ chấm, xác định được đại từ xưng hô và quan hệ từ ở bài tập 1, 2 trang 74 + 77 vở bài tập.
* HS khá giỏi làm được các bài tập 1, 2, 3 trang 74 + 75 và 76 + 77 trong vở bài tập.
- Giáo dục HS ý thức tích cực làm bài tập.
II. Nội dung
 *HS trung bình, yếu nêu được ghi nhớ về đại từ xưng hô, điền được các địa từ xưng hô thích hợp vào chỗ chấm, xác định được đại từ xưng hô và quan hệ từ ở bài tập 1, 2 trang 74 + 77 vở bài tập.
* HS khá giỏi làm được các bài tập 1, 2, 3 trang 74 + 75 và 76 + 77 trong vở bài tập.
 *Lời giải:
Bài 1: (Tr 74)
a. Các đại từ xưng hô là: Anh, tôi; Anh, tôi ; Ta, chú em.
b. Ta – chú em; Kiêu ngạo
Tôi – anh; Khiêm tốn
Bài 2: (Tr 75)
Các từ cần điền theo thứ tự là: Tôi, tôi, nó, tôi, nó, chúng ta.
Bài 1: (Tr 76)
Các quan hệ từ đó là:
a. Và nối Chim, Mây, Nước với Hoa.
 - Của nối tiếng hót kì diệu với Hoạ Mi.
 - Rằng nối cho với bộ phận đứng sau.
b. Và nối to với nặng
 - Như nối rơi xuống với ai ném đá.
c. Với nối ngồi với ông nội.
 - Về nối giảng với từng loại cây.
Bài 2: (Tr 77)
Tìm cặp quan hệ từ.
a. Vì nên ( Biểu thị quan hệ nguyên nhân- kết quả )
b. Tuy nhưng ( Biểu thị quan hệ tương phản)
Bài 3: (Tr 77)
*Đặt câu với mỗi quan hệ từ: và, nhưng của
VD: Bạn Hoa rất ngoan và chăm học.
Tuy bạn Hồng đau chân nhưng bạn ấy vẫn đi học đều.
Chú gấu bông của em rất đẹp.
III. Củng cố dặn dò :
- Cho HS nhắc lại từ đòng âm ?
- Nhận xét giờ học 
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3: Âm nhạc. 
Đ/C Giang dạy
Thứ sáu ngày 4 tháng 11 năm 2011
Tiết 1: Toán.
Tiết 55: ÔN TẬP: NHÂN MỘT SỐ THẬP PHÂN VỚI MỘT SỐ TỰ NHIÊN.
I. Mục tiêu: 
- HS thuộc quy tắc nhân một số thập phân với một số thập tự nhiên và vận dụng vào làm tính, giỉa toán.
* HS yếu Làm được bài tập 1 (VBT trang 69)
* HS trung bình làm được bài tập 1, 2 (VBT trang 69)
* HS khá giỏi làm được cả ba bài tập 1, 2, 3 (VBT trang 69)
II. Nội dung
Bài 1: (Tr. 69). Đặt tính rồi tính:
Bài 2: (Tr. 69). Viết số thích hợp vào ô trống
Bài 3: (Tr. 69). Giải toán có lời văn
VD: 
Giải: 
Thừa số
3,47
15,28
2,06
4,036
Thừa số
3
4
7
10
Tích
10,41
61,12
14,42
40,36
Giải: 
Chiều dài tấm bìa là:
5,6 3 = 16,8 (dm)
Chu vi tấm bìa hình chữ nhật đó là:
(16,8 + 5,6) 2 = 44,8 (dm)
 Đáp số: 44,8dm.
III. Củng cố dặn dò: 
- NX tiết học
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2: Tập làm văn
Ôn luyện : LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
Đề bài: Tả cảnh ngôi trường đã gắn bó với em trong nhiều năm qua
I. Mục tiêu: 
 *HS yếu và HS TB viết 1 bài văn tả cảnh ngôi trường hoàn chỉnh 3 phần đảm bảo nội dung theo yêu cầu đề bài. 
 *HS khá, giỏi viết 1 bài văn tả cảnh ngôi trườnghoàn chỉnh 3 phần đảm bảo nội dung theo yêu cầu đề bài, có sử dụng biên pháp nghệ thuật: ẩn dụ, so sánh, nhân hoá,
II. Nội dung
*HS trung bình và HS yếu: 
 - Viết đúng đủ nội dung, dùng dấu câu đúng quy tắc chính tả, đảm bảo đầy đủ 3 phần.
* HS khá giỏi : 
- Viết đúng đủ nội dung, dùng dấu câu đúng quy tắc chính tả, đảm bảo đầy đủ 3 phần.
 Có sử dụng biện pháp nghệ thuật (so sánh, nhân hoá, ẩn dụ,.. cho phù hợp với nội dung của từng đề yêu cầu)
1. Mở bài: Giới thiệu ngôi trường được xây ở đâu?
2. Thân bài:
Tả bao quát: nhìn từ xa, lại gần
Tả chi tiết sông
(tả theo trình tự thời gian; không gian, )
3. Kết bài: nêu nhận xét, cảm nghĩ của bản thân qua cảnh vừa Viết trên.
III. Củng cố dặn dò :
- Cho HS nhắc lại ND bài ?
- Nhận xét giờ học 
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3: Thể dục.
Đ/C Cường dạy
Tiết 1: Toán.
Tiết 31: LUYỆN TẬP.
I. Mục tiêu: 
- HS biết cộng số thập phân, so sánh số thập phân, vận dụng tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép cộng để tình bằng cách thuận tiện và giải toán có lời văn liên quan đến số thập phân.
* HS yếu và HS trung bình làm được bài tập 1, 2 (VBT trang 63 + 64)
* HS yếu và HS trung bình làm được bài tập 1, 2, 3 (VBT trang 63 + 64)
* HS khá giỏi làm được cả ba bài tập 1, 2 , 3, 4 (VBT trang 63 + 64)
- Giáo dục HS ý thức tích cực làm bài tập.
II. Nội dung
Bài 1: (Tr. 63. Đắt tính rồi tính:
Bài 2: (Tr. 64). Tính bằng cách thuận tiện nhất:
Bài 3: (Tr. 64). 
Bài 4: (T. 64). Giải toán có lời văn liên quan đến tìm số trung bình cộng của hai số
III. Củng cố dặn dò: 
- NX tiết học
 VD: 
VD: a. 2,96 + 4,58 + 3,04 
 = (2,96 + 3,04) + 4,58 
 =	6 + 4,58 = 10,58
.
VD: 5,89 + 2,34 < 1,76 + 6,48
 8,23 < 8,24
Giải: Ngày thứ hai bán được số mét vải là:
32,7 + 4,6 = 37,3 (m)
Ngày thứ ba bán được số mét vải là:
(32,7 + 37,3) : 2 = 35 (m)
 Đáp số: 35m.
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2. Tập đọc. 
TIẾT 21: CHUYỆN MỘT KHU VƯỜN NHỎ.
 I. Mục tiêu:
* HS yếu và HS trung bình: Đọc rành mạch, lưu loát, đọc diễn cảm được bài văn với giọng hồn nhiên (bé Thu); giọng hiền từ (người ông).
- Hiểu nội dung: Tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu. (Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa.
* HS khá giỏi biết đọc diễn cảm bài văn trả lời các câu hỏi mà giáo viên yêu cầu.
- Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên, yêu quí các con vật.
II. Nội dung
* HS yếu và HS trung bình đọc bài kết hợp trả lời câu hỏi:
+ Bé Thu thích ra ban công để làm gì?
+ Nêu ý chính của đoạn 1? 
+ Mỗi loài cây trên ban công nhà bé Thu có đặc điểm gì nổi bật ?
+ Nêu ý chính của đoạn 2?
* HS khá giỏi đọc bài kết hợp trả lời câu hỏi: 
+ Vì sao khi thấy chim về đậu ở ban công, Thu muốn báo ngay cho Hằng biết?
+ Theo em hiểu: Đất lành chim đậu là thế nào? GV giải thích thêm về cụm từ này.
+ Nêu ý chính của đoạn 3 ?
- Cho HS nhắc lại nội dung bài
* Qua bài em cần học tập điều gì từ hai ông cháu Thu? 
- Để được ngắm nhìn cây cối ; nghe ông kể chuyện
- ý1: Kể về ý thích của bé Thu.
- Cây quỳnh lá dày, Cây hoa ti gôn thích leo trèo, cứ thò những cái râu ra 
- ý2 : Đặc điểm nổi bật của các loại cây trong khu vườn.
- Vì Thu muốn Hằng công nhận ban công của nhà mình cũng là vườn.
- Là nơi tốt đẹp, thanh bình sẽ có chim về đậu, sẽ có người tìm đến để làm ăn.
- ý3: Giới thiệu về một nơi tốt đẹp, thanh bình.
Nội dung: Tình cảm yêu quuý thiên nhiên của hai ông cháu. 
Yêu quý thiên nhiên, yêu quí con vật, tích cực trồng và chăm sóc vườn hoa, cây cảnh...
3. Củng cố dặn dò: 
- Về nhà học bài.
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3 : Mĩ thuật 
Đ/C Thương dạy

Tài liệu đính kèm:

  • doctuần 11.doc