Thiết kế bài soạn lớp 5 - Trường TH Thanh Thạch - Tuần 1

Thiết kế bài soạn lớp 5 - Trường TH Thanh Thạch - Tuần 1

I.Mục tiêu: - Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: Tựu trường, sung sướng, siêng năng, nô lệ, non sông.

- Đọc trôi chảy toàn bài, nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện lời nhắn nhủ, niềm hi vọng của Bác Hồ đối với học sinh Việt Nam, đọc diễn cảm toàn bài.

- Hiểu các từ ngữ: Cơ đồ, hoàn cầu, kiến thiết, cường quốc, năm châu .

- Hiểu nội dung bài : Khuyên các em HS chăm học, nghe thầy, yêu bạn và tin tưởng rằng HS các thế hệ sẽ kế tục xứng đáng các sự nghiệp của cha ông, xây dựng nước non Việt Nam cường thịnh, sánh vai với các nước giàu mạnh. Học thuộc lòng đoạn thư:" Sau 80 năm.của các em"

II.Các hoạt động dạy học:

 

doc 36 trang Người đăng huong21 Lượt xem 795Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài soạn lớp 5 - Trường TH Thanh Thạch - Tuần 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuần 1
Thứ 2 ngày 23 tháng 8 năm 2010
buổi sỏng
Tập đọc
thư gửi các học sinh
I.Mục tiêu: - Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: Tựu trường, sung sướng, siêng năng, nô lệ, non sông...
- Đọc trôi chảy toàn bài, nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện lời nhắn nhủ, niềm hi vọng của Bác Hồ đối với học sinh Việt Nam, đọc diễn cảm toàn bài.
- Hiểu các từ ngữ: Cơ đồ, hoàn cầu, kiến thiết, cường quốc, năm châu ... 
- Hiểu nội dung bài : Khuyên các em HS chăm học, nghe thầy, yêu bạn và tin tưởng rằng HS các thế hệ sẽ kế tục xứng đáng các sự nghiệp của cha ông, xây dựng nước non Việt Nam cường thịnh, sánh vai với các nước giàu mạnh. Học thuộc lòng đoạn thư:" Sau 80 năm....của các em"
II.Các hoạt động dạy học:
 1.Giới thiệu bài: 
 2.Luyện đọc và tìm hiểu bài:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
a) Luyện đọc
- Gọi 2 HS đọc nối tiếp từng đoạn 
- Sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho HS
- Yêu cầu HS tìm hiểu nghĩa của các từ khó phần chú giải
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp
- Đọc toàn bài
b) Tìm hiểu bài
+Ngày khai trường tháng 9- 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác?
+ Theo em BH muốn nhắc nhở HS điều gì khi đặt câu hỏi : " Vậy các em nghĩ sao?"
+ Sau các mạng tháng tám , nhiệm vụ của toàn dân là gì?
+HS có trách nhịêm như thế nào trong công cuộc kiến thiết đất nước?
- Rút ra ND chính
- Cho HS đọc lại
c) Luyên đọc diễn cảm và đọc thuộc lòng 
- Yêu cầu HS luyện đọc diễn cảm, thi đọc diễn cảm đoạn thư
- Yêu cầu HS tự đọc thuộc lòng
- Gọi 3 HS đọc thuộc lòng trước lớp
- HS đọc theo thứ tự:
- HS1: các em HS .... nghĩ sao?
- HS2: Trong năm học ... HCM.
- 3 cặp HS luyện đọc nối tiếp từng đoạn trước lớp, cả lớp đọc thầm
- 1 HS đọc chú giải 
- Đó là ngày khai trường đầu tiên ở nước VN DCCH, ngày khai trường đầu tiên khi nước ta giành được độc sau 80 năm bị thực dân pháp đô hộ 
- Bác nhắc các em HS cần nhớ tới sự hi sinh xương máu của đồng bào để các em có ngày hôm nay. Các em phải xác định được nhiệm vụ học tập của mình.
- Sau CM tháng tám, toàn dân ta phải XD lại cơ đồ mà tổ tiên để lại làm cho nước ta theo kịp các nước ... 
- HS phải cố gắng siêng năng học tập, ngoan ngoãn nghe thầy yêu bạn để lớn lên xây dựng đất nước 
- 2 HS đọc cho nhau nghe
- 3 HS thi đọc 
Cả lớp theo dõi và bình chọn
- HS tự đọc thuộc lòng đoạn thư: " Sau 80 năm .... công học tập của các em"
- Lớp theo dõi nhận xét
 3.Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học
 - Dặn HS chuẩn bị bài sau: Quang cảnh làng mạc ngày mùa
Toán
ôn tập
I.Mục tiêu: Giúp HS : 
- Củng cố khái niệm ban đầu về phân số; đọc, viết phân số.
- Ôn tập cách viết viết thương, viết số tự nhiên dưới dạng phân số.
II.Các hoạt động dạy - học:
 1.ổn định tổ chức:
 2.Dạy bài mới:
 2.1/Giới thiệu bài mới: 
 2.2/Hướng dẫn ôn tập khái niệm ban đầu về phân số.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
- Treo miếng bìa thứ nhất (biểu diễn phân số 2/3) và hỏi : Đã tô màu mấy phần băng giấy ?
- Yêu cầu HS giải thích.
- Mời 1 HS lên bảng đọc và viết phân số thể hiện phần đã được tô màu của băng giấy. Y/c HS dưới lớp viết vào giấy nháp
- Viết lên bảng cả 4 phân số :
 .
 Sau đó y/c HS đọc.
2.3/Hướng dẫn ôn tập cách viết thương hai số tự nhiên, cách viết mỗi số tự nhiên dưới dạng phân số
a) Viết thương hai số tự nhiên dưới dạng phân số
- Viết lên bảng các phép chia sau
1 : 3; 4 : 10; 9 : 2.
- Nêu y/c : Em hãy viết thương của các phép chia trên dưới dạng phân số.
- Cho HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- Kết luận đúng/sai và sửa bài nếu sai.
- Hỏi : 1/3 có thể coi là thương của phép chia nào ?
- Hỏi tương tự với các phép chia còn lại.
b) Viết mỗi số tự nhiên dưới dạng phân số.
- HS lên bảng viết các số tự nhiên 5, 12, 2001,... và nêu y/c : Hãy viết mỗi số tự nhiên trên thành phân số có mẫu số là 1.
- HS nhận xét bài làm của học sinh, sau đó hỏi: Khi muốn viết một số tự nhiên thành phân số có mẫu số là 1 ta phải làm thế nào?
- Kết luận : Mọi số tự nhiên đều có thể viết thành phân số có mẫu số là 1.
- Nêu vấn đề : Hãy tìm cách viết 1 thành phân số.
- Hỏi : 1 có thể viết thành phân số như thế nào ?
- Nêu vấn đề : Hãy tìm cách viết 0 thành phân số.
- Hỏi HS : 0 có thể viết thành phân số như thế nào ?
2.4/Luyện tập 
Bài 1:
- Yêu cầu HS đọc thầm đề bài tập.
- Cho HS làm bài vào vở
- Đa thêm các phân số khác để nhiều HS thực hành đọc phân số trước lớp.
Bài 2:
- Gọi HS đọc và nêu yêu cầu của đề bài
- Yêu cầu HS làm và chữa bài
- Cho HS nhận xét bài bạn trên bảng, sau đó cho điểm học sinh.
Bài 3:
- Tổ chức cho HS làm bài 3 tương tự bài 2.
Bài 4: 
- Yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
- Gọi HS lên bảng làm bài
- Cho HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- Y/c 2 HS vừa lên bảng giải thích cách điền số của mình. 
- HS trả lời : Đã tô màu băng giấy.
- HS nêu : Băng giấy được chia thành 3 phần bằng nhau, đã tô 2 phần. Vậy đã tô màu băng giấy.
-HS viết và đọc: đọc là hai phần ba.
- HS quan sát các hình, tìm phân số thể hiện được phần tô của mỗi hình, sau đó viết và đọc.
- HS đọc lại các phân số trên.
- 3 HS lên bảng, HS dưới lớp làm vào nháp.
1 : 3 = ; 4 : 10 = ; 9 : 2 = 
- HS đọc và nhận xét bài làm của bạn.
- HS : Phân số có thể coi là thương của phép chia 1 : 3
- 1 HS đọc trớc lớp HS cả lớp đọc thầm.
- HS nêu : Phân số chỉ kết quả của phép chia một số tự nhiên cho 1 số tự nhiên khác 0 có tử là số bị chia và mẫu là số chia của phép chia đó.
- 1 số HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào giấy nháp.
5 = ; 12 =; 2001 =;....
- Ta lấy tử số chính là số tự nhiên đó và mẫu số là 1.
- HS nêu : 
 VD : 5 = ta có 5 = 5 : 1 = 
- 1 HS lên bảng viết phân số của mình.
VD : 1 = = = =...
- Một số HS lên bảng viết phân số của mình, HS cả lớp viết vào giấy nháp.
 VD : 0 = = = ...
- 0 có thể viết thành phân số có tử bằng 0 và mẫu khác 0.
- HS nối tiếp nhau làm bài trước lớp, mỗi học sinh đọc và nêu tử số, mẫu số của 1 trong bài.
- Y/c chúng ta các thương dưới dạng phân số.
- 2 HS lên bảng viết phân số của mình, HS cả lớp làm vào VBT.
- HS làm bài : 
32 = ; 105 = ; 1000 = 
- 2 HS lên bảng viết phân số của mình, HS cả lớp làm vào VBT.
a) 1 = 6/6 ; b) 0 = 0/5
- Hs nhận xét.
- HS lần lượt nêu chú ý 3, 4 của phần bài học để giải thích.
 3.Củng cố, dặn dò:
 - Tổng kết giờ học, dặn dò học sinh về nhà làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
buổi chiều
Đạo đức
Em là học sinh lớp 5
I.Mục tiêu: Sau bài học này, HS biết:
 - Vị thế của HS lớp 5 so với các lớp trước, bước đầu có kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng đặt mục tiêu.
 - Vui và tự hào khi là HS lớp 5. Có ý thức học tập và rèn luyện để xứng đáng là HS lớp 5
II.Các hoạt động dạy học:
 Khởi động: HS hát bài em yêu trường em. Nhạc và lời Hoàng Vân
 1. Hoạt động 1: Quan sát tranh và thảo luận
 - Yêu cầu HS quan sát từng tranh ảnh trong SGK trang 3 - 4 và thảo luận cả lớp theo các câu hỏi sau:
+ Tranh vẽ gì?
+ HS lớp 5 có khác gì so với HS các khối khác?
+ Theo em, chúng ta cần làm gì để xứng đáng là HS lớp 5?
- Kết luận HĐ1
2.Hoạt động 2: Làm bài tập trong SGK
- Nêu yêu cầu bài tập
- Tổ chức cho HS thảo luận và nêu ý kiến
-Nhận xét kết luận 
 3. Hoạt động 3 : Tự liên hệ( bài tập 2) 
- Nêu yêu cầu tự liên hệ
- Yêu cầu HS trả lời 
- Nhận xét và kết luận: các em cần cố gắng phát huy những điểm mà mình đã thực hiện tốt và khắc phục những mặt còn thiếu sót để xứng đáng là HS lớp 5.
4.Hoạt động 4: Trò chơi phóng viên
- Yêu cầu HS thay phiên nhau đóng vai phóng viên để phỏng vấn các HS khác về một số nội dung có liên quan đến chủ đề bài học. 
- Nhận xét kết luận
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ trong SGK
- Tranh vẽ HS lớp 5 đón các em HS lớp 1 trong ngày khai giảng
- Các bạn HS lớp 5 đang chuẩn bị học 
- Bạn HS lớp 5 học bài rất chăm được bố khen
- HS lớp 5 là lớp lớn nhất trường 
- HS lớp 5 phải gương mẫu về mọi mặt để các em HS khối khác học tập
- HS nêu yêu cầu bài tập
- HS suy nghĩ thảo luận bài tập theo nhóm đôi
- Vài nhóm trình bày trước lớp
+ Nhiệm vụ của HS là: Các điểm a, b, c, d, e mà HS lớp 5 cần phải thực hiện.
- HS suy nghĩ đối chiếu những việc làm của mình từ trước đến nay với những nhiệm vụ của HS lớp 5
- HS thảo luận nhóm đôi
- HS tự liên hệ trước lớp.
- HS thảo luận và đóng vai phóng viên
- HS đọc phần ghi nhớ( SGK)
 5.Củng cố, dặn dò:
 - Hướng dẫn HS lập kế hoạch phấn đấu của bản thân trong năm học này:
 + mục tiêu phấn đấu
 + Những thuận lợi đã có
 + những khó khăn có thể gặp
 + Biện pháp khắc phục khó khăn
 + Những người có thể hỗ trợ , giúp đỡ em khắc phục khó khăn
Về sưu tầm các bài thơ bài hát nói về HS lớp 5 gương mẫu và về chủ đề Trường em
TH Tiếng Việt: Ôn tập về từ đồng nghĩa 
I.Mục tiêu: 
 - Củng cố về khái niệm từ đồng nghĩa. Biết tìm được nhiều từ đồng nghĩa.
Biết lựa chọn từ đồng nghĩa cho phù hợp với ngữ cảnh cụ thể.
II.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy:
1. Giới thiệu bài:
 2. Luyện tập về từ đồng nghĩa:
Thế nào là từ đồng nghĩa?
Thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn, từ đồng nghĩa không hoàn toàn?
Cho ví dụ.
3. Bài tập:
Bài tập1: Tìm từ đồng nghĩa với các từ:
 Sáng, đẹp, to.
Đặt câu với các từ tìm được.
Bài tập 2: Tìm từ có thể thay thế những từ đặt trong dấu ngoặc đơn trong đoạn văn sau:
 Tôi có một người (mẹ). Mẹ tôi có nước da (rám nắng) vì dãi dầu trong sương gió. Đôi bàn tay (gầy guộc) đã biết bao lần (ấp ủ) tôi trong những tháng ngày giá rét.
Bài tập 3: Đặt câu với những từ dưới đây:
 Quê hương; Quê mẹ; Quê cha đất tổ; Nơi chôn rau cắt rốn.
4. Củng cố, dặn dò:
Nhắc lại khái niệm từ đồng âm.
Tác dụng .
Hoạt động của trò:
HS trả lời. 
Nhận xét, chữa bài.
HS làm bài 
Nhận xét, chữa bài.
HS đọc yêu cầu đề bài. 
Một số em trình bày cách làm.
Nhận xét, chữa bài.
Tương tự bài 2
HS nhắc.
 Thứ 3 ngày 24 tháng 8 năm 2010
buổi sỏng
Toán
ôn tập 
tính chất cơ bản của của phân số
I.Mục tiêu: Giúp HS : 
 - Nhớ lại tính chất cơ bản của phân số.
 - áp dụng tính chất cơ bản của phân số để rút gọn và quy đồng mẫu số các phân số.
II.Các hoạt động dạy - học:
 1.Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu học sinh làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết trước.
 2.Dạy học bài mới:
 2.1/Giới thiệu bài:
2.2/Hướng dẫn ôn tập
Ví dụ 1: Viết lên bảng :
Viết số thích hợp vào chỗ trống:
Sau đó yêu cầu học sinh tìm số thích hợp điền vào chỗ trống.
- Hỏi HS : Khi nhân cả tử và mẫu của 1 phân số với 1 số tự nhiên khác 0 ta được gì?
Ví dụ 2: Viết lên bảng :
 Viết số thích hợp vào ô trống
 = : ... i"
II.Các hoạt động dạy học:
 1.Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 
 2.Bài mới:
 2.1/Giới thiệu bài:
 2.2/ Nội dung bài:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
*HĐ1: Tình hình đất nước ta sau khi thực dân pháp mở cuộc xâm lược
- Yêu cầu HS làm việc với SGK
+ Nhân dân Nam Kì đã làm gì khi thực dân pháp xâm lược nước ta?
+Triều đình nhà nguyễn có thái độ như thế nào trước cuộc xâm lược của TDP?
* HĐ 2: Trương Định kiên quyết cùng nhân dân chống quân xâm lược.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 
- Phát phiếu cho 4 nhóm
N1: Năm 1862 vua ra lệnh cho Trương Định làm gì? Theo em lệnh nhà vua đúng hay sai? vì sao?
N2: Nhận được lệnh vua Trương định có thái độ và suy nghĩ như thế nào?
N3: Nghĩa quân và nhân dân đã làm gì trước boăn khoăn đó của Trương Định? việc làm đó có tác dụng như thế nào?
N4: Trương Định đã làm gì để đáp lại lòng tin yêu của nhân dân?
- Nhận xét kết quả thảo luận
* Hoạt động 3: lòng tự hào của nhân dân ta với " Bình Tây Đại Nguyên Soái"
- Nêu cảm nghĩ của em về Bình tây đại nguyên soái trương Định?
- HS đọc SGK, suy nghĩ và tìm câu trả lời 
- Nhân dân Nam Kì đã dũng cảm đứng lên chống thực dân pháp xâm lược. Nhiều cuộc khởi nghĩa đã nổ ra, tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa của Trương Định,...
- Triều đình nhà Nguyễn nhượng bộ, không kiên quyết chiến đấu bảo vệ đất nước.
- HS thảo luận nhóm 
+ Năm 1862, giữa lúc nghĩa quân Trương Định đang thu được thắng lợi làm cho thực dân pháp hoang mang lo sợ thì triều đình nhà Nguyễn lại...
+ Nhận được lệnh vua Trương Định boăn khoăn suy nghĩ: làm quan thì phải tuân lệnh vua, nếu không sẽ phải chịu tội phản nghịch,...
+ Nhĩa quân và nhân dân đã suy tôn Trương Định là " Bình tây Đại nguyên soái"...
- Các nhóm trả lời kết quả thảo luận
- Ông là người yêu nước, dũng cảm, sẵn sàng hi sinh bản thân mình cho dân tộc, cho đất nước 
- Nhân dân ta đã lập đền thờ ông, ghi lại những chiến công của ông,...
 3.Củng cố dặn dò: - Nhận xét giờ học
 - Dặn HS về học thuộc bài và chuẩn bị bài sau 
Kĩ thuật
 Đính khuy hai lỗ ( tiết1)
I.Mục tiêu: HS cần phải:
 - Biết cách đính khuy 2 lỗ, đính được khuy hai lỗ đúng quy trình, đúng kĩ thuật.
 - Rèn luyện tính cẩn thận.
II.Đồ dùng dạy- học: - Mẫu đính khuy hai lỗ
 - Một số sản phẩm may mặc được đính khuy hai lỗ
 - Vật liệu và dụng cụ cần thiết:
III.Các hoạt động dạy học:
 1.Giới thiệu bài: - Giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học
 2.Nội dung bài:
*Hoạt động1: Quan sát và nhận xét
- Cho HS quan sát một số mẫu khuy 2 lỗ và hình 1a( SGK) 
H: Em có nhận xét gì về đặc điểm , hình dạng, kích thước, màu sắc của khuya 2 lỗ?
+ Em nhận xét gì về khoảng cách giữa các khuy , so sánh vị trí của các khuy và lỗ trên hai nẹp áo?
*Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật.
- Yêu cầu HS đọc nội dung mục II. SGK: +Nêu tên các bước trong quy trình đính khuy? 
- Yêu cầu HS đọc nội dung mục 1 SGK và quan sát H2 SGK 
+Nêu cách vạch dấu điểm đính khuy?
- Gọi 2 HS lên bảng thực hiện thao tác trong bước 1
- HD HS đọc mục 2b và quan sát hình 4 SGK để nêu cách đính khuy.
- HD HS quan sát hình 5 ,6 SGK: 
+ Nêu cách quấn chỉ quanh chân khuy và kết thúc đính khuy?
- Tổ chức cho HS thực hành gấp nẹp , vạch dấu các điểm đính khuy.
- HS quan sát
- Làm bằng nhiều vật liệu khác nhau như nhựa, trai, gỗ... Có nhiều màu sắc khác nhau, kích thước hình dạng khác nhau. Khuy được đính vào vải bằng đường khâu 2 lỗ...
- Khoảng cách giữa các khuy ngang bằng với vị trí của lỗ khuyết. Khuy được cài qua khuyết để gài 2 nẹp của sản phẩm vào nhau.
- HS đọc SGK
- Có 2 bước:
+ Vạch dấu các điểm đính khuy
+ đính khuy vào các điểm vạch dấu
- HS đọc 
- Đặt vải lên bàn, mặt trái ở trên. Vạch dấu đường thẳng cách mép vải 3 cm
- Gấp theo đường vạch dấu và miết kĩ, khâu lược cố định nẹp
- Lât mặt vải lên trên. vạch dấu đường thẳng cách đường gấp của nẹp 15mm 
vạch dấu 2 điểm cách nhau 4 cm trên đường dấu
- 2 HS lên thực hành 
- HS lên thực hiện 
 3.Nhận xét, dặn dò:
 - Nhận xét sự chuẩn bị , tinh thần học tập và kết quả thực hành của HS.
 - Dặn HS chuẩn bị bài sau: vải, khuy bốn lỗ, kim chỉ
- GV nêu: Nh vậy không chỉ nam mà nữ cũng có thể chơi đá bóng. Nữ còn làm đợc những gì khác? Em hãy nêu một số ví dụ về vai trò của nữ ở trong lớp, trong trờng và địa phơng hay ở những nơi khác mà em biết (GV ghi nhanh ý kiến của HS lên bảng)
Ví dụ: ảnh chụp cảnh các nữ cầu thủ đang đá bóng. Điều đó cho thấy đá bóng là môn thể thao là môn thể thao mà cả nam và nữ đều chơi đợc chứ không dành riêng cho, nam nh nhiều ngời vẫn nghĩ.
+ Trong trờng: nữ làm hiệu trởng, hiêu phó, dạy học, tổng phụ trách.....
+ Trong lớp: nữ làm lớp trởng, tổ trởng, chi đội trởng, lớp phó....
+ ở địa phơng: nữ làm giám đốc, chủ tịch uỷ ban nhân dân, bác sĩ, kĩ s.....
- Trao đổi theo cặp và trả lời câu hỏi
+ Phụ nữ có vai trò rất quan trọng trong xã hội. Phụ nữ làm đợc tất cả mọi việc mà nam giới làm, đáp ứng đợc nhu cầu lao động của xã hội.
Kết luận: Trong gia đình, ngoài xã hội phụ nữ có vai trò quan trọng không kém nam giới. Vai trò của nam và nữ không cố định mà có thể thay đổi. Trong gia đình, phụ nữ làm công việc nội trợ, kiếm tiền, cùng nuôi dạy con cái. Ngày càng có nhiều phụ nữ tham gia vào các công tác xã hội, giữ các chức vụ quan trọng trong bộ máy lãnh đạo, quản lý các ngành, các cấp. ở mọi lĩnh vực phụ nữ vẫn có thể đạt đến đỉnh của con đờng vinh quang
- GV yêu cầu: Hãy kể tên những ngời phụ nữ tài giỏi, thành công trong công việc xã hội mà em biết?
- Nhận xét, khen ngợi những HS có hiểu biết về vai trò của phụ nữ.
- HS tiếp nối nhau kể tên theo hiểu biết của từng em: Ví dụ: Phó chủ tịch nớc Nguyễn Thị Bình, ngoại trởng Mỹ Rice, tổng thông Philippin, nhà bác học Ma-ri-quy-ri, nhà báo Tạ Bích Loan,.....
Hoạt động 4
bày tỏ thái độ về một số quan niệm về nam và nữ
- GV chia HS thành các nhóm nhỏ và nêu yêu cầu: hãy thảo luận và cho biết em có đồng ý với mỗi ý kiến dới đây không? Vì sao? (GV ghi vào mỗi phiếu học tập 2 trong 6 ý kiến và giao cho HS).
1. Công việc nội trợ, chăm sóc con cái là của phụ nữ.
- HS hoạt động theo nhóm, mỗi nhóm có từ 4 đến 6 HS cùng thảo luận và bày tỏ thái độ về 2 trong 6 ý kiến.
Ví dụ:
1. Công việc nội trợ, chăm sóc con cái không phải là công việc của riêng phụ nữ. Phụ nữ hàng ngày cũng phải đi làm để xây dựng kinh tế gia đình nên nam giới hãy chia sẻ với nữ giới công việc nội trợ, chăm sóc con cái. Chăm sóc con cái còn là thể hiện tình yêu thơng của cha mẹ.
2. Đàn ông là ngời kiếm tiền nuôi cả gia đình.
3. Đàn ông là trụ cột trong gia đình. Mọi hoạt động trong gia đình phải nghe theo đàn ông.
4. Con gái nên học nữ công gia chánh, con trai nên học kỹ thuật.
5. Trong gia đình nhất định phải có con trai.
6. Con gái không nên học nhiều mà chỉ cần nội trợ giỏi.
- GV tổ chức cho HS trình bày kết quả thảo luận trớc lớp.
- GV nhận xét, khen ngợi các nhóm có tinh thần học tham gia xây dựng bài.
2. Đàn ông không phải là ngời kiếm tiền nuôi cả gia đình. Việc kiếm tiền là trách của mọi thành viên trong gia đình.
3. Đàn ông là trụ cột gia đình nhng gia đình không phải là do một mình đàn ông làm chủ. Mọi hoạt động trong gia đình phải có sự bàn bạc thống nhất giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con cái.
4. Nghề nghiệp là sự lựa chọn theo sở thích và năng lực của mỗi ngời. Con gái cũng có thể làm kỹ thuật giỏi, con trai cũng có thể trở thành những đầu bếp tài giỏi. Vì thế công việc nội trợ và kỹ thuật thì cả con trai và con gái đều nên biết.
5. Trong gia đình nhất định phải có con trai là cha đúng. Con trai, con gái là nh nhau, cùng đợc chăm sóc, học hành, nuôi dạy, đều có khả năng làm việc nh nhau và đều có nghĩa vụ chăm sóc, giúp đỡ cha mẹ.
6. Con gái không nên học nhiều mà chỉ cần nội trợ giỏi là không đúng. Ngày nay phụ nữ làm rất nhiều công việc quan trọng trong xã hội. Con gái cần phải đợc học hành, tiếp thu những tiến bộ của khoa học kỹ thuật đáp ứng đợc sự tiến bộ của xã hội.
- Mỗi nhóm cử một đại diện bày tỏ thái độ của nhóm mình về một ý kiến, các nhóm khác theo dõi và bổ sung ý kiến.
Hoạt động 5
Liên hệ thực tế
- GV hớng dẫn HS liên hệ thực tế: Các em hãy liên hệ trong cuộc sống xung quanh các em có những phân biệt đối xử giữa nam và nữ nh thế nào? Sự đối xử đó có gì khác nhau? Sự khác nhau đó có hợp lý không?
- Gọi HS trình bày. Gợi ý HS lấy ví dụ trong lớp, trong gia đình, hay những gia đình mà em biết.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, kể về những sự phân biệt, đối sử giữa nam và nữ mà các em biết, sau đó bình luận, nêu ý kiến của mình về các hành động đó.
- 3 đến 5 HS nối tiếp nhau trình bày
Ví dụ:
Có một lần, Hà mợn Nam quyển truyện. Nam đồng ý cho Hà mợn, Dũng thấy vậy liền nói: Cậu chơi với con gái à? Con gái là mít ớt, chúa nhõng nhẽo. Tớ chẳng chơi với con gái. Sự phân biệt đối xử nh vậy là không đúng. Bạn nam và bạn nữ đều nh nhau phải đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau.
Nhà bác Nga có hai con, một trai, một gái. Khi đi học về thì con trai đợc xem tivi hay chơi đá bóng, con gái phải phụ mẹ nấu cơm, giặt quần áo. Sự phân biệt đối xử đó là không đợc vì trẻ em đều có quyền vui chơi nh nhau và cùng phải có y thức giúp đỡ cha mẹnhững công việc phù hợp với lứa tuổi và khả năng của mình.
Nhà chú Tuấn rất giàu có. Cô Oanh đã sinh 2 con gái, năm ngoái cô lại sinh thêm 1 em trai nã. Em trai đợc chiều chuộng nên thờng hay bắt nạt chị. Có hôm bé đánh các chị mà cô chú không trách mắng bé. Sự đối xử phân biệt đó là không phù hợp. Vì con trai, con gái cũng đều do bố mẹ sinh ra, đều đợc hởng tình thơng yêu nh nhau
- Kết luận: Ngày xa, có những quan niệm sai lầm về nam và nữ trong xã hội nh: con gái không đợc đi học, tham gia thi cử, ra trận, ăn cơm không đợc ngồi mâm trên. Những quan niệm đó đã dần đợc xoá bỏ. Nhng ngày nay vẫn còn một số quan niệm về xã hội cha phù hợp nh trong gia đình phải có con trai, con gái không nên học nhiều. Quan niệm này vẫn còn ở một số vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Những quan niệm nàytạo ra những hạn chế nhất định đối với cả nam và nữ. Các em có thể góp phần tạo nên sự thay đổi quan niệm này bằng cách bày tỏ quan điểm của mình và đối xử công bằng không phân biệt là bạn nam hay bạn nữ.
- Lắng nghe.
Hoạt động Kết Thúc
- Tiếp nối nhau trả lời trớc lớp.
- Nhận xét các câu trả lời của HS.
- Khen ngợi những HS thuộc bài ngay tại lớp.
- Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết (trang 7, trang 9 SGK) và chuẩn bị bài sau.
Ngày soạn: 12/ 9/ 06 Ngày dạy: Thứ 6/ 15/ 9/ 06

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao An(37).doc