Thiết kế bài soạn lớp 5 - Tuần 2

Thiết kế bài soạn lớp 5 - Tuần 2

A. Mục tiêu:

- Biết đọc đúng văn bản khoa học thường thức có bảng thống kê.

- Hiểu nội dung: Việt Nam có truyền thống khoa cử, thể hiện nền văn hiến lâu đời (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

- Giáo dục lòng yêu nước, ý thức chăm học.

B. Đồ dùng dạy học: - Bảng thống kê theo SGK, bảng phụ viết đoạn 1cần luyện đọc.

C. Hoạt động dạy học:

1. Bài cũ: (5’) “Quang cảnh làng mạc ngày mùa”

- 3 hs đọc + trả lời câu hỏi/sgk.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: GV nêu tên bài - 1HS nhắc lại

 

doc 22 trang Người đăng huong21 Lượt xem 719Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài soạn lớp 5 - Tuần 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 2 Thứ hai ngày 27 tháng 8 năm 2012
TẬP ĐỌC	 Tiết 3
Ngh×n n¨m v¨n hiÕn
Thời gian dự kiến: 40’
A. Mục tiêu: 
- Biết đọc đúng văn bản khoa học thường thức có bảng thống kê.
- Hiểu nội dung: Việt Nam có truyền thống khoa cử, thể hiện nền văn hiến lâu đời (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- Giáo dục lòng yêu nước, ý thức chăm học.
B. Đồ dùng dạy học: - Bảng thống kê theo SGK, bảng phụ viết đoạn 1cần luyện đọc. 
C. Hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: (5’) “Quang cảnh làng mạc ngày mùa”
- 3 hs đọc + trả lời câu hỏi/sgk.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: GV nêu tên bài - 1HS nhắc lại
b. Luyện đọc: (10’) 
- HS khá đọc bài, cả lớp đọc thầm.
- GV chia đoạn: (đoạn 1 :từ đầuhết bảng thống kê; đoạn 2: còn lại.)
- Hướng dẫn HS đọc bảng thống kê. 
- HS đọc lượt 1 GV rút từ cần luyện đọc : nước ngoài, khoa thi, muỗm 
- HS đọc lượt 2 GV rút từ cần giải thích.
- Đọc nhóm đôi
- 1 HS đọc toàn bài - GV đọc mẫu cả bài.
c. Tìm hiểu bài:( 10’) 
 - GV yêu cầu HS đọc thầm và trả lời lần lượt các câu hỏi sgk/16 (câu 1: cá nhân; câu 2: nhóm đôi; câu 3: nhóm 4)
+ Ý 1: Việt Nam có truyền thống khoa cử từ lâu đời. 
+ Ý 2: Chứng tích về nền văn hiến lâu đời của việt Nam. 
 - Ý chính: (như mục tiêu).
d. Luyện đọc diễn cảm: (10’)
 - GV hướng dẫn giọng đọc từng đoạn.
 - 3 HS đọc nối tiếp.
 - Hướng dẫn cách đọc diễn cảm đoạn 1.
 - HS đọc theo cặp.
 - Thi đọc diễn cảm: 2-3 nhóm
3. Củng cố; dặn dò: (5’)
 - Nêu nội dung bài Giáo dục lòng yêu nước, ý thức chăm học.
 - Chuẩn bị: “Sắc màu em yêu”.
D. Rút kinh nghiệm:	
*********************************** 
 TOÁN Tiết 6
LuyÖn tËp
Thời gian dự kiến: 40’
A. Mục tiêu : 
- Biết đọc, viết các phân số thập phân trên một đoạn của tia số. Biết chuyển một phân số thành phân số thập phân.
- Bài 1, bài 2, bài 3 * HS khá làm thêm bài 4.
B. Đồ dùng dạy học : Bảng phụ ghi bài tập
C. Các hoạt động dạy học :
1. Bài cũ : (5’) Phân số thập phân.
 - Kiểm tra 2 HS - Nêu khái niệm về Phân số thập phân - cho ví dụ.
 - Sửa bài tập 4 (b, d)
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: nêu tên bài và mục tiêu bài (1’)
b. Hướng dẫn HS làm từng bài tập: 
Bài 1 : (8’) Viết phân số thập phân thích hợp vào chỗ chấm dưới mỗi vạch của tia số :
- GV đính bài tập hướng dẫn mẫu - HS theo dõi.
- HS làm bài - 1 HS làm bảng - GV giúp đỡ thêm cho HS yếu.
- Lớp nhận xét, chữa bài - GV chốt đáp án.
Bài 2: (10’) Viết các phân số thành phân số thập phân :
- HS đọc yêu cầu bài tập 
- HS nêu cách viết thành phân số thập phân. 
- HS làm bài - 1 HS làm bảng - GV giúp đỡ thêm cho HS yếu.
- Lớp nhận xét, chữa bài 
- GV chốt cách chuyển phân số thành phân số thập phân 
Bài 3: (11’) Viết các phân số thành phân số thập phân có mẫu số là 100:
 - HS tự làm bài; sửa bài bảng.
 - GV chốt: Để có phân số tp ta có thể nhân hoặc chia phân số đã cho với 1 số khác 0.
Bài 4: HS khá làm thêm
3. Củng cố, dăn dò: (5’) 
- Hệ thống kiến thức.
- Bài về nhà: 4; 5/9 sgk. 
- Chuẩn bị bài: “ Ôn tập Phép cộng và phép trừ hai phân số.”
D. Rút kinh nghiệm:	
***************************************
LỊCH SỬ Tiết 2
NguyÔn Tr­êng Té mong muèn canh t©n ®Êt n­íc
Thời gian dự kiến: 35 phút
A. Mục tiêu : 
Nắm được một vài đề nghị chính về cải cách của Nguyễn Trường Tộ với mong muốn làm cho đất nước giàu mạnh;
- Đề nghị mở rộng quan hệ ngoại giao với nhiều nước.
- Thông thương với thế giới, thuê người nước ngoài đến giúp nhân dân ta khai thác các nguồn lợi về biển, rừng, đất đai, khoáng sản.
- Mở các trường dạy đóng tàu, đúc súng, sử dụng máy móc.
HS khá, giỏi: Biết những lí do khiến cho những đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ không được vua quan nhà Nguyễn nghe theo và thực hiện: Vua quan nhà Nguyễn không biết tình hình các nước trên thế giới và cũng không muốn có những thay đổi trong nước.
 * Giáo dục tinh thần yêu nước.
B. Đồ dùng dạy học : Hình sgk, Phiếu bài tập 
C. Các hoạt động dạy - học :
1. Bài cũ : (5’) Bài “Bình Tây Đại nguyên soái” Trương Định.
 - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi sgk/6 3em.
2. Bài mới : (25’) 
a. Giới thiệu bài: Ghi tựa đề bảng – 1 HS nhắc lại 
 - GV nêu mục tiêu bài.
b. Tìm hiểu về Nguyễn Trường Tộ (12’)
- Gọi 1 HS đọc đoạn : “Từ đầu đến lạc hậu” - Lớp đọc thầm.
- HS trao đổi nhóm đôi, trả lời câu hỏi :
 + Quê quán của Nguyễn Trường Tộ ? Ông đã được đi đâu và tìm hiểu những gì ?
 + Ông đã có những suy nghĩ gì để cứu nước thoát khỏi tình trạng lúc bấy giờ ?
 - Đại diện nhóm trình bày Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
 - GV giới thiệu thêm về năm sinh, năm mất của ông (1830 - 1871)
* GV kết luận : Nguyễn Trường Tộ quê ở Nghệ An, ông được sang Pháp học và tìm hiểu sự văn minh, giàu có của nước Pháp. Ông cho rằng phải canh tân đất nước mới thoát nghèo.
c. Những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ (13’) 
 - Gọi 1 HS đọc đoạn còn lại - Lớp đọc thầm.
 - Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 4, câu hỏi 1 , 2/SGK.
 - Đại diện nhóm trình bày - Lớp nhận xét bổ sung.
 * GV kết luận : Nguyễn Trường Tộ gửi đến nhà vua nhiều bản đề nghị cải cách đất nước nhưng không được vua chấp nhận dẫn đến đất nước suy yếu chịu sự đô hộ của Pháp .
 - HS khá, giỏi: Biết những lí do khiến cho những đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ không được vua quan nhà Nguyễn nghe theo và thực hiện: “Vua quan nhà Nguyễn không biết tình hình các nước trên thế giới và cũng không muốn có những thay đổi trong nước”. 
- Rút nội dung bài học 2 HS đọc.
3. Củng cố,dặn dò : (5’) 
+ Nhân dân đánh giá thế nào về con người và những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ ? (HS khá).
- Liên hệ, giáo dục tinh thần yêu nước.
- Chuẩn bị bài: “Cuộc phản công ở kinh thành Huế.” 	 
D. Rút kinh nghiệm:	
***************************************
MĨ THUẬT Tiết 2
VÏ trang trÝ : Mµu s¾c trong trang trÝ
Thời gian dự kiến: 35 phút
A. Mục tiêu:
- Hiểu sơ lược về vai trò và ý nghĩa của màu sắc trong trang trí.
- Biết cách sử dụng màu trong các bài trang trí.
* HS khá giỏi: Sử dụng thành thạo một vài chất liệu màu trong trang trí.
B. Đồ dùng dạy học : 
- 1 số đồ dùng được trang trí,1 số bài trang trí hình cơ bản
 - 1 số họa tiết vẽ nét phóng to, hộp màu, bảng pha màu, giấy A3.
C. Các hoạt động dạy - học :
1. Bài cũ : (4’) (Thường thức mỹ thuật: Xem tranh thiếu nữ bên hoa huệ)
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2. Bài mới : 
a. Giới thiệu bài: Ghi tựa đề bảng – 1 HS nhắc lại (1’)
 - GV nêu mục tiêu bài.
b. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét: (6’) - Cho HS quan sát và nhận xét một số bài trang trí mẫu: 
+ Có những màu nào trong bài trang trí? 
+ Mỗi màu được vẽ ở những hình nào?
+ Màu nền và màu hoạ tiết giống nhau hay khác nhau?
+ Vẽ màu ở bài trang trí như thế nào thì đẹp?
+ Nhận xét về độ đậm nhạt trong bài trang trí?
+ Vẽ màu ở bài trang trí như thế nào thì đẹp?
* Kết luận: để có được một bài trang trí đẹp thì cần phải biết lết hợp nhiều yếu tố như chọn họa tiết, vẽ màu. . . 
Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ màu. (6’)
- GV hướng dẫn, làm mẫu cách pha trộn màu cho HS quan sát:
+ Dùng bột màu hoặc màu nước, pha trộn để tạo thành một số màu có độ đậm nhạt và sắc thái khác nhau cho HS cả lớp quan sát.
- GV yêu cầu HS đọc mục 2 trang 7 Cch vẽ mu ở SGK để nắm được cách sử dụng các loại màu.
GV nhấn mạnh: Các điểm cần lưu ý.+ Chọn màu phù hợp, biết cach sử dụng màu, không dùng quá nhiều màu trong trang trí, họa tiết giống nhau vẽ màu giống nhau, vẽ màu đều, độ đậm nhạt của màu nền và họa tiết cần khác nhau.
Hoạt động 3: Thực hành (14’)
- Yêu cầu: HS thực hành vẽ bài vào vở .
- Nhắc nhở: + Vẽ màu đều trong hình vẽ, không dùng quá nhiều màu trong bài trang trí .- GV giúp đỡ những em còn lúng túng.
Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá (4’)
- Yêu cầu HS trình bày bài theo tổ.
- Gợi ý HS nhận xét – xếp loại. GV khen ngợi những HS vẽ bài đẹp.
- Nhận xét chung tiết học
D. Rút kinh nghiệm:	
***************************************
Thứ ba ngày 28 tháng 8 năm 2012
THỂ DỤC Tiết 3
§éi h×nh ®éi ngò - Trß ch¬i “Ch¹y tiÕp søc”
Thời gian dự kiến: 35 phút
A. Mục tiêu:
- Thực hiện được tập hợp hàng dọc, dóng hàng, cách chào, báo cáo khi bắt đầu và kết thúc giờ học,cách xin phép ra vào lớp.
- Thực hiện cơ bản đúng điểm số, đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay phải, quay trái, quay sau.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi.
* Tư thế đứng nghiêm, thân người thẳng tự nhiên là được.
Giáo dục học sinh luôn giữ an toàn, và nghiêm túc trong khi tập.
B. Địa điểm – phương tiện: 
+ Sân trường đảm bảo an toàn, còi.
C. Các hoạt động dạy học: 
NỘI DUNG 
ĐLVĐ
B. PHÁP
I. Phần mở đầu
- Lớp trưởng chỉnh hàng, điểm số báo cáo, chúc GV khỏe.
- Gv phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học, kiểm tra sân bãi, dụng cụ, sứ khỏe HS
- Học sinh khởi động: xoay các khớp, chạy 1 vòng quanh sân.
- Trò chơi: “Chim vào lồng”
II. Phần cơ bản
5 phút
4 hàng
dọc.
1. Ôn đội hình đội ngũ:
-> Giáo dục học sinh luôn giữ an toàn, và nghiêm túc trong khi tập.
* Ôn các nội dung sau:
+ Cách chào và báo cáo khi bắt đầu và kết thúc giờ học,cách xin phép ra vào lớp; điểm số.
+ Tập hợp hàng dọc, dóng hàng.
+ Đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay phải, quay trái, quay sau.
- GV làm mẫu và hướng dẫn HS thực hiện.
- Lớp trưởng điều hành cả lớp cùng tập
- Phân chia nhóm, tổ tự tập, GV quan sát, sửa sai.
- Các tổ biểu diễn.
3. Trò chơi : “Chạy tiếp sức”
- Giáo viên nêu tên trò chơi.
- Giáo viên phổ biến luật chơi.
- Giáo viên cho học sinh tập chơi thử.
- Giáo viên điều khiển học sinh chơi chính thức.
- Giáo viên tổ chức thi đua giữa các tổ.
- Cả lớp nhận xét, tuyên dương tổ nào thắng cuộc.
 25 phút
Gv 
điều khiển.
Gv 
điều 
khiển 
Hs
chơi.
III. Phần kết thúc:
- Đi đều 2 - 4 hàng dọc, vỗ tay và hát.
- Động tác hồi tỉnh. Học sinh thả lỏng, hít thở sâu.
- Hệ thống lại nội dung bài học
- Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết học.
 5 phút
Hs dồn
hàng 
 D. Phần bổ sung:
****************************************
 CHÍNH TẢ (nghe – viết) Tiết 2
 L­¬ng Ngäc QuyÕn
 Thời gian dự kiến: 40’
A. Mục tiêu:
- Nghe - viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Ghi lại đúng phần vần của tiếng (từ 8 đến 10 tiếng) trong BT2 (giảm bớt các tiếng có vần giống nhau); chép đúng vần của các tiếng vào mô hình, theo yêu cầu (BT3).
* GD ý thức rèn chữ giữ vở.
B. Đồ dùng dạy – học: SGK, VBT
C. Các hoạt động dạy- học:
1. Bài cũ : (5’) Việt Nam thân yêu.
 - Nhận xét bài cũ.
 - Yêu cầu HS viết bảng con từ sai – cả lớp.
2. Bài mới : (30’) 
a. Giới thiệu bài: Ghi tựa đề bảng – 1 HS nhắc lại
- GV nêu mục tiêu bài ...  xã hội về nam và nữ. 
* Mục tiêu : HS nhận biết được quan niệm xã hội vê nam, nữ.
- Thảo luận nhóm 4 (mỗi nhóm 1 câu) theo câu hỏi: GV nêu 4 câu hỏi sgv/27 
- HS thảo luận Đại diên nhóm trình bày, n/xét – bổ sung GDKNS (1) & (2)
- Kết luận : sgk/9 HS đọc .
b. Hoạt động 2 : (13’) Liên hệ thực tế .
* Mục tiêu : HS không phân biệt đối xử nam nữ trong lớp 
- Thảo luận nhóm đôi GDKNS (3) 
- Nêu cách đối xử của bạn nam với nữ trong lớp
- Đại diện một số nhóm trình bày – nhận xét, bổ sung.
* GV chốt và gd: Tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới, không phân biệt nam, nữ
 3. Củng cố, dặn dò : (5’) 
+ Cơ thể chúng ta được hình thành như thế nào ? Khoảng bao nhiêu tháng thì người mẹ sinh em bé 
- Chuẩn bị bài 5. Giáo viên nhận xét tiết học. 
D. Rút kinh nghiệm:	
********************************
 KỂ CHUYỆN Tiết 2
KÓ chuyÖn ®· nghe , ®· ®äc
 Thời gian dự kiến: 35’ 
A. Mục đích :
- Chọn được một truyện viết về anh hùng, danh nhân của nước ta và kể lại được rõ ràng, đủ ý.
- Hiểu nội dung chính và biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
* HS khá, giỏi tìm được truyện ngoài SGK; kể chuyện một cách tự nhiên, sinh động.
* Giáo dục: Tự hào về các anh hùng, danh nhân của đất nước.
* GD tấm gương ĐĐHCM: Bác Hồ là người có tinh thần yêu nước rất cao.
B. Đồ dùng dạy học : Truyện đọc lớp 5, báo thiếu niên tiền phong 
C. Các hoạt động dạy học :
1. Bài cũ: (5’) Lý Tự Trọng.
- 2 HS kể nêu ý nghĩa câu chuyện.
- GV nhận xét, ghi điểm. Nhận xét chung.
2. Bài mới: (27’) 
a. Giới thiệu bài 
- Nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
b. Hướng dẫn HS kể chuyện: (5’)
 - HS đọc yêu cầu đề bài - GV ghi bảng đề bài và gạch chân các từ ngữ quan trọng của đề bài. (đã nghe, đã đọc, anh hùng, danh nhân, nước ta).
 - Giải nghĩa từ danh nhân: người nổi tiếng, có công trạng với đất nước.
 - 4 HS nối tiếp nhau đọc gợi ý SGK.
 - GV kiểm tra sự chuẩn bị câu chuyện ở nhà của HS.
 - HS giới thiệu trước lớp câu chuyện kể của mình.
c. HS kể chuyện: (22’)
 - HS thực hành kể câu chuyện cho bạn bên cạnh nghe và trao đổi với bạn về ý nghĩa của câu chuyện.
 - HS thi kể chuyện trước lớp
 - GV hướng dẫn các tiêu chí đánh giá kể chuyện.
 - HS thi kể chuyện - Lớp đặt câu hỏi trao đổi với cả lớp về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
 - GV cùng HS nhận xét, bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, kể hấp dẫn nhất theo bảng tiêu chuẩn đánh giá câu chuyện.
3. Củng cố dặn dò : (3’) 
 + Câu chuyện hôm nay kể nói về những người như thế nào? 
 - GV liên hệ gd: Tự hào về các anh hùng, danh nhân của đất nước và nhớ ơn, học tập theo tâm gương ĐĐ của Bác Hồ.
 - Về nhà kể câu chuyện cho người thân nghe. Chuẩn bị câu chuyện được chứng kiến hoặc tham gia có nội dung làm việc tốt góp phần xây dựng quê hương, đất nước.
 - Giáo viên nhận xét tiết học. 
D. Rút kinh nghiệm:	
**********************************************************
 Thứ sáu ngày 31 tháng 8 năm 2012
 ÂM NHẠC Tiết 2
Häc h¸t : Reo vang b×nh minh
Nhạc và lời: Lưu Hữu Phước
 Thời gian dự kiến: 35’ 
A. Mục tiêu:
- Biết hát theo giai điệu và lời ca.
- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
- Biết tác giả bài hát là nhạc sĩ Lưu Hữu Phước.
- Biết gõ đệm theo nhịp, theo phách.
- Qua nội dung bài hát giáo dục HS niềm lạc quan, yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống.
B. Giáo viên chuẩn bị:
- Băng nhạc, thanh phách
- Bảng phụ chép lời ca
C. Các hoạt động dạy- học :
1. Ổn định lớp: nhắc nhở học sinh tư thế ngồi học luyện thanh. 
2. Bài cũ: Bắt nhịp HS hát bài “Thiếu nhi thế giới liên hoan”
3. Bài mới.
a.Giới thiệu bài: Các em hãy kể một số nài hát về bình mimh mà đã được học? “ Gà gáy, Bài ca đi học, Nắng sớm, Trời đã sáng rồi...”
Hôm nay các em học bài Reo vang bình minh, bài hát diễn tả bức tranh phong cảnh buổi sáng đầy màu sắc rực rỡ và âm thanh lôi cuốn
Hoạt động 1: Dạy bài hát: Reo vang bình minh
- Nghe hát mẫu
-Treo bảng phụ hướng dẫn HS đọc lời ca theo tiết tấu.
-HS nêu cảm nhận ban đầu về bài hát.
- GV tập hát từng câu nối tiếp đến hết Chú ý những tiếng ngân dài 3 phách.
- GV cho HS hát lại nhiều lần bằng nhiều hình thức để thuộc giai điệu.
- HS luyện hát: + Tập thể + Từng dãy + Cá nhân.
- GV – HS nhận xét
Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm
- Hướng dẫn HS hát kết hợp gõ đệm theo nhịp(đoạn 1) và theo phách(đoạn 2).Chú ý sửa những chỗ HS hát chưa đạt, thực hiện đúng những tiếng hát luyến và tiếng ngân dài 3 phách. GV hoặc HS khá thực hiện mẫu.
Reo vang reo, ca vang ca. Cất tiếng hát
 x x x
- GV hướng dẫn HS luyện tập bằng nhiều hình thức: nhóm hoặc cá nhân kết hợp sử dụng nhạc cụ gõ đệm.
- GV – HS nhận xét, sửa sai.
4. Củng cố- dặn dò. 
- GV đệm đàn cho HS hát kết hợp gõ đệm theo nhịp.
- Bài hát có hình ảnh nào em thấy quen thuộc? Bài hát gợi lên hình ảnh buổi sáng bình minh khi các chú gà tiếng cất tiếng gáy mọi người ra đồng làm việc => giáo dục HS niềm lạc quan, yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống.
Dặn dò: Về nhà học thuộc lời bài hát tập gõ đệm theo nhịp, theo phách, tìm động tác phụ họa
D. Rút kinh nghiệm:	
************************************
 TẬP LÀM VĂN Tiết 4
 LuyÖn tËp lµm b¸o c¸o , thèng kª
Thời gian dự kiến: 35’ 
A. Mục tiêu:
- Nhận biết được bảng số liệu thống kê, hiểu cách trình bày số liệu thống kê dưới hai hình thức: nêu số liệu và trình bày bảng (BT1).
- Thống kê được số HS trong lớp theo mẫu (BT2).
* GDKNS: - Thu thập xử lí thông tin (1) - Hợp tác (cùng tìm kiếm số liệu, thông tin) (2)
 - Thuyết trình kết quả tự tin (3) - Xác định giá trị (4)
B. Đồ dùng dạy học : Bảng phụ ghi bài tập
C. Các hoạt động dạy và học :
1. Bài cũ : (5’) Luyện tập tả cảnh 
 - HS đọc đoạn văn tả cảnh một buổi trong ngày đã viết lại hoàn chỉnh.
2. Bài mới : (25’) 
a. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài học.
b. Hướng dẫn HS luyện tập
Bài 1 : (13’) Đọc bài Nghìn năm văn hiến và trả lời câu hỏi.
- Gọi 1 HS đọc nội dung bài tập Lớp đọc thầm.
- HS làm bài theo nhóm đôi. GDKNS (1) & (2)
- Gọi một số HS trả lời - lớp bổ sung.
- GV chốt: + Các số liệu thống kê được trình bày dưới hai hình thức: Nêu số liệu ; trình bày bảng số liệu.
 + Tác dụng của các số liệu thống kê : Giúp người đọc dễ tiếp nhận thông tin, dễ so sánh. Tăng sức thuyết phục cho nhận xét về truyền thống văn hiến lâu đời nước ta.
Bài 2 : (12’) Thống kê số HS từng tổ trong lớp theo những yêu cầu trong bảng :
- GV hướng dẫn HS cách điền bảng thống kê.
- HS làm bài theo nhóm 4 GV theo dõi hướng dẫn thêm cho HS còn lúng túng. 
- Đại diện nhóm trình bày GV cùng lớp nhận xét, sửa bài. GDKNS (3) 
3. Củng cố, dặn dò : (5’) 
- Nhắc lại tác dụng của các số liệu thống kê. GDKNS (4) - Trình bày 1’ 
- Về xem lại bài, chuẩn bị bài”Luyện tập tả cảnh”. 
- Giáo viên nhận xét tiết học. 
D. Rút kinh nghiệm:	
************************************
 TOÁN Tiết 10 
Hçn sè (tiÕp theo)
Thời gian dự kiến: 35’ 
A. Mục tiêu :
- Biết chuyển một hỗn số thành một phân số và vận dụng các phép tính cộng, trừ, nhân, chia hai phân số để làm các bài tập.
- Bài 1 (3 hỗn số đầu); 2 (a,c); 3 (a,c). * HS khá làm thêm 2b; 3b.
B. Đồ dùng dạy học : Bộ đồ dùng toán 5, bảng phụ làm bài tập.
C. Các hoạt động dạy và học :
1. Bài cũ : (5’) Hỗn số.
- Hỗn số có mấy phần? Nêu các phần đó.
- Sửa bài về nhà
- Lớp nhận xét - GV nhận xét, ghi điểm. Nhận xét chung.
2. Bài mới : (30’) 
a. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài học.
b. Hướng dẫn cách chuyển một hỗn số thành phân số: (10’)
- GV gắn mô hình như SGK, hướng dẫn :
 2 = 2 + = . Viết gọn lại : 2= = 
* Nhận xét : SGK - 2 HS đọc - Lớp đọc thầm
b. Luyện tập: (20’) 
Bài 1 (3 hỗn số đầu): (5’) Chuyển các hỗn số sau thành phân số :
- Yêu cầu HS làm bảng con 
- GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu Lớp nhận xét, chữa bài. 
- GV nhận xét, chốt cách chuyển hỗn số thành phân số. 
Bài 2 (a,c): (7’) Chuyển các hỗn số thành phân số rồi thực hiện phép tính (theo mẫu)
- GV hướng dẫn mẫu như SGK.
- HS làm bài - 2 HS làm bảng phụ - GV theo dõi giúp đỡ HS yếu Lớp nhận xét, chữa bài 
- GV chốt: Cách chuyển hỗn số thành phân số,cách cộng hai phân số cùng mẫu số.
* HS khá làm thêm 2b.
Bài 3 (a,c): (8’)Chuyển các hỗn số thành phân số rồi thực hiện phép tính:
- GV hướng dẫn mẫu như sgk - HS làm bài, sửa bài.
* HS khá làm thêm 3b.
- GV chốt: Cách chuyển hỗn số thành phân số, cách nhân (chia) phân số
3. Củng cố,dặn dò : (5’) 
- HS nêu lại cách chuyển hỗn số thành phân số.
- Bài tập về nhà: bài 1(các hỗn số con 2 lại); 2b; 3b. 
- Chuẩn bị bài luyện tập. Giáo viên nhận xét tiết học. 
D. Rút kinh nghiệm:	
**************************************
 KHOA HỌC Tiết 4
 C¬ thÓ cña chóng ta ®­îc h×nh thµnh nh­ thÕ nµo ? 
 Thời gian dự kiến: 35’ 
A. Mục tiêu : 
 - Biết cơ thể chúng ta được hình thành từ sự kết hợp giữa tinh trùng của bố và trứng của mẹ.
B. Đồ dùng dạy học : Tranh sgk 
C. Các hoạt động dạy và học :
1. Bài cũ : (5’) Kiểm tra 2 HS - bài “Nam và nữ”
 + Hãy nói về vai trò của phụ nữ trong gia đình, xã hội?
 + Tại sao không nên phân biệt đối xử giữa nam và nữ? 
2. Bài mới : (25’) 
a. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài học.
b. Hoạt động 1 : (8’) Sự hình thành cơ thể con người. 
* Mục tiêu : HS nhận biết được một số từ khoa học : thụ tinh, hợp tử, phôi, bào thai, và sự hình thành của cơ thể người.
- HS đọc sgk và trả lời câu hỏi :
+ Cơ quan nào của cơ thể quyết định giới tính của cơ thể người ?(cơ quan sinh dục) 
+ Cơ quan sinh dục nam có khả năng gì ? Cơ quan sinh dục nữ có khả năng gì ? (cơ quan sinh dục nam tạo ra tinh trùng, cơ quan sinh dục nữ tạo ra trứng)
+ Bào thai được hình thành từ đâu ? 
- Kết luận : Như mục Bạn cần biết SGK/10 2 HS nhắc lại.
c. Hoạt động 2 : (8’) Mô tả khái quát sự thụ tinh.
* Mục tiêu : Có biểu tượng về sự thụ tinh và phát triển của thai nhi.
- GV chia nhóm HS thảo luận nhóm đôi
- HS quan sát hình 1, thảo luận theo cặp xem chú thích nào phù hợp với hình nào.
- Gọi một số em trình bày - lớp nhận xét, bổ sung.
- Kết luận: (2-a, 3-b, 1-c)
d. Hoạt động 3: (7’) Các giai đoạn phát triển của thai nhi 
- Yêu cầu quan sát hình11 để cho biết thai nhi nào được 5 tuần, 8 tuần, 3 tháng, 9 tháng ? Thảo luận theo nhóm bốn .
- Đại diện một số nhóm trình bày – nhận xét, bổ sung
* Kết luận : Hình 2 - thai nhi khoảng chín tháng, hình 3 - thai nhi khoảng 8 tuần, hình 4 - thai nhi khoảng 3 tháng, hình 5 - thai nhi khoảng 5 tuần.
- Gọi 1 HS đọc mục Bạn cần biết SGK/11.
3. Củng cố, dặn dò : (5’) 
+ Cơ thể chúng ta được hình thành như thế nào? Khoảng bao nhiêu tháng thì người mẹ sinh em bé. 
- Chuẩn bị bài 5. Giáo viên nhận xét tiết học. 

Tài liệu đính kèm:

  • docGA lop 5 tuan 2 nam hoc20122013co CKTKN.doc