Thiết kế bài soạn lớp 5 - Tuần 21 năm 2010

Thiết kế bài soạn lớp 5 - Tuần 21 năm 2010

I. Mục đích - yêu cầu:

- Đọc rành mạch, lưu loát. Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc phân biệt giọng của các nhân vật.

- Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được danh dự, quyền lợi đất nước. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)

- Giáo dục HS ý thức tích cực trong học tập góp phần xây dựng đất nước ngày một giàu đẹp.

II. Chuẩn bị:

- Bảng nhóm ghi sẵn phần luyện đọc.

- Định hướng phương pháp, hình thức tổ chức dạy học: Vấn đáp, gợi mở; thực hành thảo luận, nhóm, cá nhân.

 

doc 36 trang Người đăng huong21 Lượt xem 882Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài soạn lớp 5 - Tuần 21 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21
Thứ hai ngày 18 tháng 1 năm 2010
Tiết 1: Hoạt động tập thể.
Chào cờ + Múa hát tập thể
Tiết 2: Tập đọc. 
Tiết 41: Trí dũng song toàn
I. Mục đích - yêu cầu:
- Đọc rành mạch, lưu loát. Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc phân biệt giọng của các nhân vật.
- Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được danh dự, quyền lợi đất nước. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
- Giáo dục HS ý thức tích cực trong học tập góp phần xây dựng đất nước ngày một giàu đẹp.
II. Chuẩn bị:
- Bảng nhóm ghi sẵn phần luyện đọc.
- Định hướng phương pháp, hình thức tổ chức dạy học: Vấn đáp, gợi mở; thực hành thảo luận, nhóm, cá nhân.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS đọc và trả lời các câu hỏi về bài: Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng.
- GV nhận xét ghi điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: - Ghi bảng.
2. Vào bài:
1 - 2 HS đọc và trả lời.
a. Luyện đọc:
- Mời 1 HS giỏi đọc.
+ Bài văn được chia thành mấy đoạn?
- Cho HS đọc nối tiếp đoạn, GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó.
- Cho HS đọc đoạn trong nhóm.
- Mời HS đọc toàn bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b.Tìm hiểu bài:
- Cho HS đọc đoạn 1, 2:
+ Sứ thần Giang Văn Minh làm cách nào để vua nhà Minh bãi bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng?
+ Nhắc lại nội dung cuộc đối đáp giữa ông Giang Văn Minh với đại thần nhà Minh?
+ Giang văn Minh buộc vua Minh phải làm gì?: 
- Cho HS đọc đoạn còn lại:
+ Vì sao vua nhà Minh sai người ám hại ông Giang Văn Minh?
+ Vì sao có thể nói ông Giang Văn Minh là người trí dũng song toàn?
- Đoạn cuối bài cho biết Giang Văn Minh bị làm sao?
- GV tiểu kết rút ra nội dung bài.
- Cho vài HS nhắc lại ND bài.
c. Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- Mời HS nối tiếp đọc bài.
- Cho cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi đoạn.
- Cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn từ chờ rất lâu đến sang cúng giỗ trong nhóm 3.
- Thi đọc diễn cảm.
- GV nhận xét đánh giá.
*Qua bài chúng ta thấy Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được danh dự, quyền lợi đất nước. Vậy chúng ta cần làm gì để góp phần xây dựng đất nước ngày một giàu đẹp?
- Cả lớp theo dõi SGK.
- 4 đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến mời ông đến hỏi cho ra nhẽ.
+ Đoạn 2: Tiếp cho đến đền mạng Liễu Thăng.
+ Đoạn 3: Tiếp cho đến sai người ám hại ông.
+ Đoạn 4: Đoạn còn lại.
- HS nối tiếp đọc theo đoạn.
- HS đọc cặp đôi.
- 1 - 2 HS đọc cả bài.
- vờ khóc than vì không có mặt ở nhà để cúng giỗ cụ tổ năm đời. Vua Minh phán.
- HS nhắc lại.
*ý1: Giang Văn Minh buộc vua nhà Minh bỏ lệ bắt nước Việt góp giỗ Liễu Thăng.
- Vua Minh mắc mưu Giang Văn Minh, phải bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng và thấy ông 
- Vì Giang Văn Minh vừa mưu trí vừa bất khuất.
*ý2: Giang Văn Minh bị ám hại.
ND: Ca ngợi Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được danh dự, quyền lợi đất nước.
- 4 HS nối tiếp đọc bài.
- HS tìm giọng đọc diễn cảm cho mỗi đoạn.
- HS luyện đọc diễn cảm theo cách phân vai.
- HS thi đọc.
- Chúng ta cần học tập ông ý thức bảo vệ và xây dựng đất nước, tích cực học tập để góp sức mình vào việc xây dựng đất nước ngày một giàu đẹp...
 3.Củng cố, dặn dò:
- HS nêu lại nội dung bài.
- GV nhắc HS về học bài và chuẩn bị bài sau.
- GV nhận xét tiết học.
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3: Toán.
Tiết 101: Luyện tập về tính diện tích
I. Mục tiêu: 
 Giúp HS:
- Tính được diện tích một số hình được cấu tạo từ các hình đã học.
- HS làm được bài tập 1. HS khá, giỏi làm được bài 2.
- Giáo dục HS ý thức tích cực trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng nhóm
- Định hướng phương pháp, hình thức tổ chức dạy học: Vấn đáp, gợi mở; thực hành, thảo luận nhóm, cá nhân.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS nêu lại quy tắc và công thức tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: - Ghi bảng.
2. Vào bài:
a. Ví dụ:
- 2 HS nêu lại
	20m
 20m
- GV hướng dẫn HS làm các bài tập.
- GV vẽ hình lên bảng.
+ Có thể chia hình trên bảng thành những hình như thế nào?
+ Em hãy xác định kích thước của mỗi hình mới tạo thành?
- Cho HS tính diện tích mỗi hình nhỏ.
- Tính diện tích cả mảnh đất như thế nào?
- GV nhận xét củng cố về cách tính.
 40,1m
 25m 25m
 20m 20m - Thành 2 hình vuông và một hình chữ nhật.
+ 2 hình vuông có cạnh 20 cm.
+ Chiều dài HCN: 25 + 20 + 25 = 70(m) ; Chiều rộng HCN : 40,1m.
 Bài giải
Diện tích của hai hình vuông là:
 20 20 2 = 800(m2)
Diện tích hình chữ nhật là:
 70 40,1 = 2807(m2)
Diện tích cả mảnh đất là:
 800 + 2807 = 3607(m2)
b.Luyện tập:
Bài tập 1 (104): 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Mời HS nêu cách làm. 
- GV hướng dẫn HS cách làm.
- Cho HS làm vào vở, hai HS làm vào bảng nhóm.
- Hai HS treo bảng nhóm.
- Cả lớp và GV nhận xét.( Khuyến khích HS giải bài toán bằng nhiều cách)
*Bài tập 2 (104): 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS làm vào nháp.
- Cho 1 HS khá lên bảng làm bài
- Cả lớp và GV nhận xét.( Khuyến khích HS giải bài toàn bằng nhiều cách)
 *Bài giải:
C1: Chia mảnh đất thành 2 HCN sau đó tính:
Diện tích hình chữ nhật thứ nhất là:
 (3,5 + 4,2 + 3,5) 3,5 = 39,2(m2) 
Diện tích hình chữ nhật thứ hai là:
 6,5 4,2 = 27,3(m2)
 Diện tích cả mảnh đất là:
 39,2 + 27,3 = 66,5(m2)
 Đáp số: 66,5m2.
C2: Chia mảnh đất thành một hình chữ nhật và hai hình vuông, rồi tính tương tự.
 *Bài giải:
C1: Diện tích hình chữ nhật to là:
 (50 + 30) (100,5 – 40,5) = 4800(m2)
 Diện tích 2 hình chữ nhật bé là:
 40,5 30 2 = 2430(m2)
 Diện tích cả mảnh đất là:
 4800 + 2430 = 7230(m2)
 Đáp số : 7230 m2
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV củng cố nội dung bài.
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa luyện tập.
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 4: Mĩ thuật.
Đ/C Hà dạy
Thứ ba ngày 19 tháng 1 năm 2010
Tiết 3: Luyện từ và câu.
$41: Mở rộng vốn từ: Công dân
I. Mục đích - yêu cầu:
- HS làm được bài tập 1, 2.
- Víêt được đoạn văn về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của mỗi công dân theo yêu cầu của BT3.
- Giáo dục HS ý thức tích cực trong học tập, luôn luôn có ý thức bảo vệ Tổ quốc . 
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu học nhóm.
- Định hướng phương pháp, hình thức tổ chức dạy học: Vấn đáp, gợi mở; thực hành, thảo luận, nhóm, cá nhân.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ: 
+ Kể tên một số cặp quan hệ từ thường dùng trong câu ghép? Cho VD?
- GV nhận xét ghi điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: - Ghi bảng.
2. Vào bài:
- Hướng dẫn HS làm bài tập:
1 - 2 HS trả lời nêu VD
Bài tập 1 (18):
- Mời 1 HS đọc yêu cầu. 
- Cho HS làm việc cá nhân
- Mời HS trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài tập 2(18):
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS làm bài cá nhân vào vở bài tập. 
- Gọi HS trình bày kết quả.
- Cả lớp và GV nhận xét, kết luận.
Bài tập 3 (18):
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS cách làm.
- GV làm mẫu nói 3 đến 5 câu văn về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của mỗi công dân dựa theo câu nói của Bác Hồ
- GV cho HS làm vào vở.
- Mời một số HS trình bày đoạn văn của mình. HS khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét.
* Là công dân nhỏ tuổi em cần làm gì để góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc?
 Lời giải : Nghĩa vụ công dân; quyền công dân; ý thức công dân; bổn phận công dân; trách nhiệm công dân; công dân gương mẫu; công dân danh dự; danh dự công dân.
Lời giải:
 1A – 2B
 2A – 3B
 3A – 1B
VD về một đoạn văn:
 Dân tộc ta có truyền thống yêu nước nồng nàn. Với tinh thần yêu nước ấy, chúng ta đã chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược. Để xứng đáng là các con cháu của các Vua Hùng, mỗi người dân phải có ý thức, có nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. Câu nói của Bác không chỉ là lời dạy bảo các chú bộ đội, mà là lời dạy bảo toàn dân, trong đó có chúng em những công dân nhỏ tuổi. Chúng em sẽ tiếp bước cha ông giữ gìn và xây dựng Tổ quốc Việt Nam tươi đẹp hơn.
- Chúng em cần tích cực học tập và sẽ tiếp bước cha ông giữ gìn, xây dựng Tổ quốc Việt Nam ngày một tươi đẹp hơn.
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV cho HS nêu lại nội dung bài.
- GV nhận xét gìơ học.
- Dặn HS về nhà học bài và xem lại bài tập 3.
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2: Thể dục.
Đ/C tỉnh dạy
Tiết 3: Toán. 
Tiết 102: Luyện tập về tính diện tích 
(tiếp theo)
I. Mục tiêu: 
- Tính được diện tích một số hình được cấu tạo từ các hình đã học.
- HS làm được BT1. HS khá, giỏi làm được cả BT2.
- Giáo dục HS ý thức tích cực trong học tập.
II. Chuẩn bị:
- Bảng nhóm.
- Định hướng phương pháp, hình thức tổ chức dạy học:Vấn đáp, gợi mở; thực hành, thảo luận, nhóm, cá nhân.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài cũ: 
B. Bài mới:
1.Giới thiệu bài: - Ghi bảng.
2. Vào bài:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
a. Ví dụ:
- GV vẽ hình lên bảng.
 B	 C
A N D
	 M 
+ Có thể chia hình trên bảng thành những hình như thế nào?
- GV đưa ra bảng số liệu. Em hãy xác định kích thước của mỗi hình mới tạo thành?
- Phát phiếu học tập cho HS làm bài theo nhóm
+ Cho HS tính diện tích mỗi hình nhỏ. Tính diện tích cả mảnh đất như thế nào?
 E
- Thành hình thang ABCD và hình tam giác ADE.
- HS xác định các kích thước theo bảng số liệu 
Hình
Diện tích
Hình thang ABCD
(m2)
Hình tam giác ADE
 = 742,5(m2)
Hình ABCDE
935 + 742,5 = 1677,5(m2) 
b. Luyện tập:
Bài tập 1 (105): 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Mời HS nêu cách làm. 
- GV hướng dẫn HS giả ... là giới tuyến phân chia tạm thời hai miền Nam - Bắc, quân Pháp sẽ rút khỏi miền Bắc,
- Đại diện các nhóm HS trình bày.Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Nguyện vọng đó không thực hiện được vì Mĩ tìm mọi cách phá hoại Hiệp định Giơ-ne- vơ.
- Mĩ dần thay chân Pháp xâm lược Miền Nam. Đưa Ngô Đình Diệm lên làm tổng thống. Chúng ra sức chống phá cách mạng giết hại cán bộ và nhân dân vô tội hết sức dã man.
- Học sinh thảo luận nhóm theo hướng dẫn của GV.
- Vì kẻ thù ngày càng lộ rõ âm mưu muốn chia cắt lâu dài đất nước ta.
- Nếu không đứng lên đánh giặc thì đất nước ta sẽ rơi vào tay đế quốc Mĩ.
- Thể hiện tinh thần quyết tâm giữ nước của nhân dân ta.
- Đại diện các nhóm HS trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Cần tích cực học tập để góp sức mình vào bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK
- GV nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà học bài.
Tiết 1: Thể dục.
Tiết 42 : nhảy dây- bật cao trò chơi “trồng nụ trồng hoa”
I. Mục tiêu:
 - Thực hiện được động tác tung và bắt bóng theo nhóm 2 - 3 người (có thể tung bóng bằng một tay, hai tay và bắt bóng bằng hai tay).
- Thực hiện được nhảy dây kiểu chân trước, chân sau.
- Bước đầu biết cách thực hiện động tác bật cao tại chỗ.
- Biết cách chơi và tham gia được trò chơi “Trồng nụ, trồng hoa”.
- HS có thể tập nhảy dây với bất cứ kiểu nào.
- Giáo dục HS ý thức tích cực tập luyện.
II. Địa điểm-Phương tiện.
- Trên sân trường vệ sinh nơi tập. đảm bảo an toàn tập luyện.
- Chuẩn bị mỗi em một dây nhảy và 2 bóng để HS tập luyện.
- Định hướng phương pháp hình thức tổ chức 
III. Nội dung và phương pháp lên lớp.
Nội dung
Định lượng
 Phương pháp tổ chức
A. Phần mở đầu.
- Nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
- Khởi động:
- Trò chơi “Mèo đuổi chuột”
B.Phần cơ bản.
1. Ôn tung và bắt bóng theo nhóm 2 - 3 người:
- Chia các tổ tập luyện .
2. Ôn hảy dây kiểu chân trước chân sau:
- Chia các tổ tập luyện .
3. Nhảy bật cao tại chỗ:
- Tiếp tục làm quen nhảy bật cao tại chỗ.
4. Trò chơi:
- Làm quen trò trơi “trồng nụ trồng hoa”
3 Phần kết thúc.
- Chạy chậm thả lỏng hít thở sâu tích cực.
 - GV cùng học sinh hệ thống bài
- GV nhận xét đánh giá giao bài tập về nhà.
6 - 10 phút
18 - 22 phút
 5 -7 phút
5 phút
3 - 5 phút
5 - 7 phút
4 - 6 phút
- ĐHNL. 
 * * * * * * * * * * * * * *
 * * * * * * * * * * * * * * 
- GV nhận lớp phổ biến nhiệm vụ yêu cầu giờ học.
- Chạy chậm thành vòng tròn xoay các khớp, cổ tay, cổ chân
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi.
ĐHTL: GV
 Tổ 1 Tổ 2
* * * * * * * * * * * * * * 
* * * * * * * * * * * * * *
- GV quan sát uốn năn động tác.
ĐHTL: GV
 * * * *
 * * * *
- GV làm mẫu động tác.
- HS quan sát rồi tập luyện
- GV tổ chức cho HS chơi. 
- ĐHKT:
 GV
 * * * * * * * * *
 * * * * * * * * * 
 * * * * * * * * *
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 4: Kĩ thuật
Tiết 21: Vệ sinh phòng bệnh cho gà
I/Mục tiêu
* HS cần phải : 
- Nêu được mục đích ,tác dụng và một số cách phòng bệng cho gà.
- Có ý thức chăm sóc bảo vệ vật nuôi.
II/ đồ dùng dạy học
- Tranh minh họa nội dung bài.
III/Các hoạt động dạy học
Hoạt động củ thầy
Hoạt động của trò
* Giới thiệu bài
*Hoạt động 1:Tìm hiểu mục đích ,tác dụng của việc vệ sinh phòng bệnh cho gà.
- Yêu cầu HS đọc mục 1SGK
+ Kể tên các công việc vệ sinh phòng dịch cho gà
- GV những công việc trên được gọi chung là công việc vệ sinh phòng bệnh cho gà.
+ Vậy thế nào là vệ sinh phòng bệnh cho gà? và tại sao phải vệ sinh phòng bệnh cho gà?
+ Nêu mục đích tác dụng của việc vệ sinh phòng bệnh khi nuôi gà?
- GV nhận xét tóm tắt nội dung chính.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu cách vệ sinh phòng bệnh cho gà
+ Vệ sinh dụng cụ cho ăn
-Yêu cầu HS đọc thầm mục 2 SGK
+ Kể tên các dụng cụ cho gà ăn?
+ Nêu cách vệ sinh dụng cụ ăn uống cho gà?
- GV hướng dẫn lại cách vệ sinh dụng cụ ăn uống cho gà.
+Vệ sinh chuồng nuôi.
-Cho Hs nhắc lại tác dụng của chuồng nuôi gà.
- HD tìm hiểu tác dụng và cách vệ sinh chuồng nuôi gà
+Tiêm thuốc ,nhỏ thuốc phòng dịch bệnh cho gà.
+ Nêu tác dụng của việc tiêm ,nhỏ thuốc phòng bệnh cho gà?
*Hoạt động 3:Đánh giá kết quả học tập
- Cho Hs trả lời các câu hỏi cuối bài
IV/ Nhận xét dặn dò
- Nhận xét tinh thần thái độ học tập của HS
-HD học sinh chuẩn bị bài mới
- HS đọc SGK
- Bao gồm các công việc làm sạch và giữ gìn vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ ăn ,uống ,chuồng nuôi...
- là những công việc thực hiện nhằm giữ cho dụng cụ ăn uống ,nơi ở ,chuồng trại của gà luôn được sạch sẽ
-Làm cho không khí ,chuồng trại trong sạch ,giúp cơ thể gà tăng sức chống bệnh
-Máng ăn ,chậu.
-Cần cọ rửa thường xuyên
Vài HS nêu lại
- HS nhắc lại tác dụng của chuồng nuôi gà
- HS đọc và quan sát hình SGK
-Giúp gà không mắc bệnh
$21: Tập nặn tạo dáng
Đề tài tự chọn
I/ Mục tiêu:
	-HS có khả năng quan sát, biết cách nặn các khối hình
 -HS biết cách nặn và nặn được hình người, đồ vật,con vậtvà tạo dáng theo ý thích.
 -HS ham thích sáng tạo và cảm nhận được vẻ đẹp của hình khối.
II/ Chuẩn bị:
	-Sưu tầm tranh ảnh về cácdáng người ,đồ vật ,con vật được tạo dáng bằng các vật liệu khác nhau.
	-Đất nặn và đồ dùng cần thiết để nặn.
III/ Các hoạt động dạy-học:
1.Giới thiệu bài:
* Hoạt động 1: Quan sát nhận xét:
-Giáo viên giới thiệu các hình minh hoạ ở SGK, SGV để HS thấy sự phong phú về hình thức và ý nghĩa của các hình nặn, yêu cầu học sinh quan sát, nhận xét:
* Hoạt động 2: Cách nặn.
-GV gợi ý cách nặn, có thể nặn theo 2 cách:
+C1: Nặn từng bộ phận và các chi tiếtcủa cơ 
thể người, đồ vật.. rồi ghép, dính lại.
+C2: Nhào đất thành 1 thỏi rồi vuốt, kéo tạo
 thành hình, dáng chính của cơ thể người đồ vật, con vật... 
 Nặn thêm các chi tiết và tạo dáng cho người, đồ vật, con vật hoàn chỉnh.
-GV làm mẫu.
- Học sinh quan sát mẫu. 
-Hs quan sát cách nặn 
:* Hoạt động 3: thực hành.
Giáo viên quan sát giúp đỡ học sinh yếu
Học sinh thực hành nặn theo hướng dẫn của giáo viên. 
* Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá 
- Giáo viên gợi ý học sinh nhận xét một số bài nặn: bố cục, tỉ lệ và đặc điểm của hình nặn.
-GV nhận xét bài nặn của học sinh
-Gợi ý HS xếp loại bài nặn theo cảm nhận riêng
-HS nhận xét bài nặn theo hướng dẫn của GV.
-Học sinh bình chọn bài nặn đẹp.
3-Củng cố, dặn dò:
 - GV nhận xét giờ học.HS về nhà chuẩn bị bài sau. 
Thứ ba ngày 30 tháng 1 năm 2007
Tiết 4: Kĩ thuật
$21: luộc rau 
I/ Mục tiêu: 
HS cần phải :
-Biết cách thực hiện các công việc chuẩn bị và các bước luộc rau.
-Có ý thức vận dụng kiến thức đã học để giúp gia đình nấu ăn.
II/ Đồ dùng dạy học: 
	-Rau muống, rau cải củ hoặc bắp cải, ,
	-Nồi, soong cỡ vừa, đĩa, bếp, rổ, chậu, đũa nấu,
	-Phiếu học tập.
III/ Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
1-Kiểm tra bài cũ: 
-Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng của HS. 
-Yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã 1-2 HS nhắc lại
học ở tiết trước. 
-GV nhận xét ghi điểm
2-Bài mới:
2.1-Giới thiệu bài: 
Giới thiệu và nêu mục đích của tiết học.
2.2-Hoạt động 1: Tìm hiểu các công việc chuẩn bị luộc rau.
-Cho HS quan sát hình 1:
+Em hãy nêu tên những nguyên liệu và dụng cụ cần chuẩn bị để luộc rau.
+Gia đình em thường luộc những loại rau nào?
-Cho HS quan sát hình 2:
+Em hãy nhắc lại cách sơ chế rau?
+Em hãy kể tên một vài loại củ, quả được dùng để làm món luộc?
-Gọi HS lên bảng thực hiện các thao tác sơ chế rau.
-Các HS khác nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét và hướng dẫn HS thêm một số thao tác khác.
-Cho HS nhắc lại cách sơ chế rau.
 2.3-Hoạt động 2: Tìm hiểu cách luộc rau.
-GV phát phiếu học tập, cho HS thảo luận nhóm 4.
-HS dựa vào mục 2 và hình 3 SGK để nêu cách luộc rau.
-Mời đại diện một số nhóm trình bày.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét, và hướng dẫn thêm.
 2.4-Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập
-Cho HS trả lời các câu hỏi sau vào giấy:
+Em hãy nêu các bước luộc rau?
+So sánh cách luộc rau ở gia đình em với cách luộc rau nêu trong bài?
-GV nêu đáp án. HS đối chiếu kết quả với đáp án để tự đánh giá kết quả học tập của mình
-HS báo cáo kết quả tự đánh giá. GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS.
-HS quan sát hình trong SGK
-Rau, nồi, soong cỡ vừa, đĩa, bếp, rổ, chậu, đũa nấu.
-Rau muống, rau cải củ, bắp cảI,
-Nhặt rau, rửa rau,
-Đậu quả, su su, củ cải, 
1-2 HS lên bảng thực hiện
-HS nhắc lại cách sơ chế rau.
-HS thảo luận nhóm 4
-HS trình bày.
-HS trả lời các câu hỏi vào giấy.
-HS đối chiếu với đáp án.
3-Củng cố, dặn dò: 
-Cho HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ.
-GV nhận xét giờ học. Nhắc HS về nhà học bài và chuẩn bị bài “Rán đậu phụ”
-GV nhận xét tiết học. Khuyến khích HS về kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
-Dặn HS chuẩn bị trước cho tiết KC tuần sau.
Thứ năm ngày 1 tháng 2 năm 2007
$21: Học hát: 
Bài tre ngà bên lăng bác
/ Mục tiêu:
 -HS hát đúnggiai điệu và thể hiện tình cảm tha thiết của bài hát
- H át đúng nhịp 3
 8
 -Qua bài hát giáo dục các em lòng kính yêu Bác Hồ.
 II/ Chuẩn bị : 
 1/ GV:
 -Nhạc cụ : Song loan, thanh phách.
 -Tranh ,ảnh về Bác Hồ.
 2/ HS:
 -SGK Âm nhạc 5.
 - Nhạc cụ : Song loan, thanh phách.
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ KT bài cũ:
 - KT sự chuẩn bị của HS.
2/ Bài mới: 
2.1 HĐ 1: Học hát bài “Tre ngà bên lăng Bác”
- Giới thiệu bài .
-GV hát mẫu 1,2 lần.
-GV hướng dẫn đọc lời ca.
-Dạy hát từng câu: 
+Dạy theo phương pháp móc xích.
+Hướng dẫn HS hát gọn tiếng, thể hiệntình cảm thiết tha trìu mến.
2.2- Hoat động 2: Hát kết hợp võ đệm.
-GV hướng dẫn HS hát kết hợp gõ đệm theo nhịp.
.3Phần kết thúc:
-GVhát lại cho HS nghe1 lần nữa.
- Em hãy phát biểu cảm nhận của mình khi hát bài hát trên ?
GV nhận xét chung tiết học 
Về nhà ôn lại bài, chuẩn bị bài sau.
-HS lắng nghe :
- Lần 1: Đọc thường 
-Lần 2: Đọc theo tiết tấu
-HS học hát từng câu:
Bên lăng Bác Hồ có đôi khóm tre ngà
Đón gió đâu về mà đu đưa đu đưa.
- HS hát cả bài
-HS hát và gõ đệm theo nhịp
-Lớp chia thanh 2 nửa, một nửa hát một nửa gõ đệm theo nhịp.
 Bên lăng Bác Hồ có đôi khóm tre ngà
 x x x x
 Đón gió đâu về mà đu đưa đu đưa.
 x x x x
-HS hát lại cả bài hát.
-Bài hát thể hiện tình cảm Kính yêu Bác Hồ của các em thiếu nhi

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 21.doc