Thiết kế bài soạn lớp 5 - Tuần 24 năm 2010

Thiết kế bài soạn lớp 5 - Tuần 24 năm 2010

I-Mục tiêu:

-Biết đọc với giọng trang trọng, thể hiện tính nghiêm túc của văn bản.

-Hiểu nội dung: Luật tục nghiêm minh và công bằng của người Ê-đê xưa. Kể được một đến hai luật của nước ta. Trả lời được các câu hỏi trong sgk.

-GD tình đoàn kết và sự bình đđẳng giữa các dân tộc.

II-Chuẩn bị: Bảng phụ ghi phần luyện đọc, bảng ép ghi nội dung chính.

III-Các hoạt động dạy học:

 

doc 53 trang Người đăng huong21 Lượt xem 832Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài soạn lớp 5 - Tuần 24 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 24 Thứ hai ngày 22 tháng 2 năm 2010
TẬP ĐỌC
Tiết 47: LUẬT TỤC XƯA CỦA NGƯỜI Ê-ĐÊ .
I-Mục tiêu:
-Biết đọc với giọng trang trọng, thể hiện tính nghiêm túc của văn bản.
-Hiểu nội dung: Luật tục nghiêm minh và công bằng của người Ê-đê xưa. Kể được một đến hai luật của nước ta. Trả lời được các câu hỏi trong sgk.
-GD tình đoàn kết và sự bình đđẳng giữa các dân tộc.
II-Chuẩn bị: Bảng phụ ghi phần luyện đọc, bảng ép ghi nội dung chính.
III-Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
1-Bài cũ: Gọi HS đọc thuộc lòng bài: Chú đi tuần và trả lời câu hỏi, nêu nội dung chính?
*Nhận xét, ghi điểm.
2-Bài mới: GTB:Luật tục xưa của người Ê-đê.
*HĐ1: Luyện đọc:
-Cho HS đọc nối tiếp đoạn toàn bài, GV sửa lỗi phát âm cho HS, cho HS giải nghĩa từ.
-Cho HS luyện đọc theo cặp.
-Cho HS đọc toàn bài.
-GV đọc mẫu toàn bài.
*HĐ2: Tìm hiểu bài:
-Cho HS đọc toàn bài.
+Người xưa đặt ra luật tục để làm gì?
-Cho HS đọc đoạn về các tội.
+Kể những việc mà người Ê-đê xem là có tội?
-Cho HS đọc đoạn: Cách xử phạt; về tang chứng và nhân chứng.
+Tìm những chi tiết trong bài cho thấy đồng bào Ê-đê quy định xử phạt rất công bằng?
+Kể tên một số luật của nước ta hiện nay mà em biết?
-Nêu nội dung chính.
-GV chốt ý, treo bảng ép.
*HĐ3: Luyện đọc diễn cảm cả bài:
-Cho HS đọc toàn bài và nêu cách đọc toàn bài.
-GV treo bảng phụ đoạn 3. 
+GV đọc mẫu.
+Cho HS luyện đọc theo cặp.
+Cho HS thi đọc diễn cảm.
-Nhận xét, ghi điểm.
-HS đọc và trả lời.
-HS nghe.
*HĐ cả lớp:
-HS đọc 2 lượt, kết hợp phát âm lại từ đọc sai, giải nghĩa từ.
-HS đọc theo cặp.
-1HS đọc, cả lớp theo dõi.
-HS theo dõi.
*HĐ cả lớp:
-HS đọc thầm.
-Để phạt những người có tội, bảo vệ cuộc sống bình yên cho dân làng.
-1HS đọc cả lớp đọc thầm.
-Tội không hỏi cha mẹ, tội ăn cắp, tội giúp kẻ có tội, tội dẫn đường cho địch đến làng mình.
-2HS đọc, cả lớp theo dõi.
-Chuyện nhỏ thì xử nhẹ, chuyện lớn thì xử nặng, người phạm tội là bà con anh em thì cũng xử như vậy, tang chứng phải chắc chắn,
-Luật giáo dục, luật đất đai, luật hôn nhân, luật giao thông,
-HS nêu.
-HS nhắc lại và ghi vào vở.
*HĐ cả lớp:
-3HS đọc, cả lớp theo dõinêu giọng đọc.
-HS theo dõi, nêu từ cần nhấn giọng.
-HS đọc.
-3 HS đọc, cả lớp theo dõi, nhận xét..
3-Củng cố: -Nêu lại nội dung chính. 
-Về học bài, chuẩn bị: Hộp thư mật -Nhận xét tiết học.
TOÁN
Tiết 116: LUYỆN TẬP CHUNG.
I-Mục tiêu:
-Biết vận dụng các công thức tính diện tích, thể tích các hình đã học để giải các bài toán liên quan có yêu cầu tổng hợp. HS khá, giỏi làm hết các BT.
-HS cẩn thận, chính xác trong học tập.
II-Chuẩn bị: Bảng phụ, bảng con.
III-Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
1-Bài cũ:
-Cho HS làm bài: a= 5cm V: ? cm3
*Nhận xét, ghi điểm.
2-Bài mới: Giới thiệu bài:Luyện tập chung.
Bài 1: -Cho HS đọc đề toán.
-Cho HS làm bài.
-Chữa bài, ghi điểm.
Bài 2: -Cho HS nêu yêu cầu.
-Cho HS làm bài 2 cột 1.(cột còn lại dành cho HS khá, giỏi)
-Chữa bài, ghi điểm.
Bài 3: Dành cho HS khá, giỏi làm thêm.
-HS làm.
-HS nghe.
*1HS nêu, cả lớp theo dõi.
-1HS làm vào bảng ép, cả lớp làm vào vở.
Giải:
Diện tích một mặt của hình lập phương:
2,5 2,5 = 6,25 (cm2 )
Diện tích toàn phần của hình lập phương:
6,25 6 = 37,5 (cm2 )
Thể tích của hình lập phương:
2,5 2,5 2,5 =15,625 (cm3)
Đáp số: a) 6,25 cm2 b) 37,5 cm2 c) 15,625 cm3
 *1HS nêu, cả lớp theo dõi.
-1HS làm vào bảng ép, cả lớp làm vào vở.
-Nhận xét bài làm của bạn.
* HS đọc đề và làm bài.
Giải:
Thể tích của khối gỗ khi chưa cắt:
9 6 5 = 270 (cm3)
Thể tích của khối gỗ bị cắt:
4 4 4 = 64 (cm3)
Thể tích phần gỗ còn lại:
270 – 64 = 206 (cm3)
Đáp số: 206 cm3
3-Củng cố: 
-Về học bài, làm bài.Chuẩn bị: Luyện tập chung. 
-Nhận xét tiết học.
CHÍNH TẢ
Tiết 24: NÚI NON HÙNG VĨ.
I-Mục tiêu:
-Nghe-viết đúng bài chính tả, viết hoa đúng tên riêng trong bài.
-Tìm được các tên riêng trong đoạn thơ BT2.
-HS khá, giỏi giải được câu đố và viết đúng tên các nhân vật lịch sử BT3.
-HS yêu cảnh đẹp quê hương, đất nước.
II-Chuẩn bị: Bảng phụ, bảng con.
III-Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
1-Bài cũ:
-Nêu cách viết hoa tên người tên địa lí Việt Nam?
-Cho HS viết: Hải Phòng, Nha Trang, Lê Thị Hồng Gấm, Hoàng Quốc Việt.
*Nhận xét, ghi điểm.
2-Bài mới: Giới thiệu bài:Núi non hùng vĩ.
*HĐ1:Nghe- viết chính tả: 
-GV đọc đoạn viết lần 1.
-Gọi HS đọc đoạn viết.
+Đoạn văn cho biết điều gì?
+Đoạn văn miêu tả vùng đất nào?
-Cho HS nêu từ khó, dễ lẫn khi viết.
-Cho HS luyện viết từ khó.
-Cho HS đọc lại các từ luyện viết.
-GV căn dặn HS trước lúc viết.
-GV đọc đoạn viết lần 2..
-GV đọc bài viết.
-Cho HS mở sgk, đổi vở cho nhau và sửa lỗi.
-GV thu bài, chấm, nhận xét.
*HĐ2: Bài tập chính tả:
Bài 2:Cho HS nêu yêu cầu và nội dung.
-Cho HS làm bài.
-Chữa bài, ghi điểm.
Bài 3:Cho HS nêu yêu cầu và nội dung.
-Cho HS làm bài. 
-Chữa bài, ghi điểm.
-HS nêu.
-HS viết.
-HS nghe.
*HĐ cả lớp.
-HS nghe.
-2HS đọc, cả lớp theo dõi.
-HS trả lời: Đoạn văn giới thiệu với chúng ta con đường đi đến thành phố biên phòng Lào Cai.
-Vùng biên cương Tây Bắc.
-HS nêu: tày đình, hiểm trở, lồ lộ, chọc thủng, Phan- xi- păng, Mây Ô, Quy Hồ.
-HS viết vào bảng con, 1HS viết trên bảng lớp.
-HS đọc.
-HS nghe.
-HS viết bàivào vở.
-HS soát bài.
-HS thực hiện.
-HS nghe. 
*HĐ cả lớp:
*1HS nêu, cả lớp theo dõi.
-1HS làm ở bảng phụ, cả lớp làm vào vở.
Đăm Săn, Ysun, Mơ- nông, Nơ Trang Lo7ng, A-ma, Dơ-hao, Tây Nguyên,sông Ba.
*1HS nêu, cả lớp theo dõi.
-HS thảo luận và làm bài theo cặp.
-Các nhóm trình bày.
HS khá, giỏi giải được câu đố và viết đúng tên các nhân vật lịch sử BT3.
3-Củng cố: 
-Về luyện viết.
-Chuẩn bị: Ai là thuỷ tổ loài người?-Nhận xét tiết học
TUẦN 24 Thứ hai ngày 21 tháng 2 năm 2011
	 ĐẠO ĐỨC.
Tiết 24: EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM (T2).
I-Mục tiêu:
-Biết tổ quốc em là Việt Nam, tổ quốc em đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế.
-Có một số hiểu biết phù hợp với lứa tuổi về lịch sử, văn hoá và kinh tế của tổ quốc Việt Nam.
-Có ý thức học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước.
-Em yêu tổ quốc Việt Nam.
-Tự hào về truyền thống dân tộc và quan tâm đến sự phát triển của đất nước.
II-Chuẩn bị: Tranh ảnh về đất nước, con người Việt Nam.
III-Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
1-Bài cũ:-Việt Nam là đất nước như thế nào?
-Em sẽ làm gì khi em là người Việt Nam?
*Nhận xét, đánh giá.
2-Bài mới: Giới thiệu bài:Em yêu tổ quốc Việt Nam (t2).
*HĐ1:Giải ô chữ:
-GV nêu gợi ý và cho HS trả lời 7 hàng ngang sau đó cho HS suy nghĩ tìm ra từ khoá:
+Một cảnh đẹp ở Quảng Ninh?
+Hồ nước này ở giữa thủ đô Hà Nội?
+Đây là công trình thuỷ điện ở nước ta có tầm cỡ lớn nhất Đông Nam Á?
+Nơi đây có rừng được công nhận là khu giữ trữ sinh quyển thế giới?
+Biển ở nơi đây được xếp là một trong 15 bờ biển đẹp nhất thế giới?
+Một quần thể hang động đẹp ở Quảng Bình?
+Nơi đây có nhiều tháp chàm đẹp?
-Từ khoá là từ gồm có 7 chữ cái?
-GV kết luận.
*HĐ2:Triển lãm em yêu tổ quốcViệt Nam: 
-Cho HS làm việc theo nhóm.
+Nhóm 1: Thu thập các câu tục ngữ ca dao về đất nước con người Việt Nam?
+Nhóm 2: Các bài thơ bài hát về đất nước con người Việt Nam?
+Nhóm 3: Tranh ảnh về Việt Nam.
+Nhóm 4: Các thông tin về sự phát triển của Việt Nam.
-Cho các nhóm trình bày ý kiến.
-GV nhận xét, đánh giá.
-HS trả lời.
-HS nghe.
*HĐ cả lớp:
-HS trả lời.
-Vịnh Hạ Long.
-Hồ Hoàn Kiếm.
-Thuỷ điện Sơn La.
-Cát Bà.
-Đà Nẵng.
-Phong Nha Kẻ Bàng.
-Thánh địa Mĩ Sơn.
-Việt Nam.
-HS nghe.
*HĐ nhóm 4:
-HS thảo luận nhóm 4 và lên thuyết trình.
-HS nghe.
3-Củng cố: 
-Nêu lại ghi nhớ.
-Về học bài. Chuẩn bị: Em yêu hoà bình (t1).
-Nhận xét tiết học.
Thứ ba ngày 22 tháng 2 năm 2011
TOÁN
Tiết 116: LUYỆN TẬP CHUNG.
I-Mục tiêu:
-Biết tính tỉ số phần trăm của một số, ứng dụng trong tính nhẩm và giải toán.
-Biết tính thể tích một hình lập phương trong mối quan hệ với thể tích của một hình lập phương khác. 
-HS khá, giỏi làm thêm BT3.
-HS cẩn thận, chính xác trong học tập.
II-Chuẩn bị: Bảng phụ, bảng con.
III-Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
1-Bài cũ:-Cho HS làm bài: V=? dm3 a= 25dm b= 20dm c=? dm
2-Bài mới: Giới thiệu bài:Luyện tập chung.
Bài 1: -Cho HS đọc phần tính nhẩm 15% của 120 của bạn Dung.
-Để tính nhẩm 15% của 120, bạn Dung đã làm thế nào?
-10%, 5% , 15% của 120 có quan hệ như thế nào?
-Cho HS làm bài.
-Chữa bài, ghi điểm.
Bài 2: -Cho HS nêu yêu cầu.
-Hình Lập phương bé có thể tích là bao nhiêu?
-Tỉ số thể tích của hai hình là mấy?
-Cho HS làm bài .
-Chữa bài, ghi điểm.
Bài 3: Dành cho HS khá, giỏi làm thêm.
-HS làm.
-HS nghe.
*1HS nêu, cả lớp theo dõi.
-Bạn đã tính 10%; 5% của 120 rồi mới tính 15% của 120.
-10% gấp đôi 5%; 15% gấp ba 5% hoặc 15% = 10% + 5% .
-1HS làm vào bảng ép, cả lớp làm vào vở.
10% của 240 là 24; 5% của 240 là 12
2,5% của 240 là 6.
Vậy:17% của 240 là 42.
-HS làm tương tự với phần b, nêu cách làm.
*1HS nêu, cả lớp theo dõi.
-64 cm3
-3 : 2 hay 3/2 
-1HS làm vào bảng ép, cả lớp làm vào vở.
Giải: Tỉ số phần trăm của thể tích hình lập phương lớn và hình lập phương nhỏ là:
3 : 2 = 1,5 = 150%
Thể tích của hình l ... dõi.
-1HS làm ở bảng phụ, cả lớp làm vào vở.
Giải: 50cm= 0,5m ; 60cm = 0,6m
Diện tích xung quanh của bể cá là:
(1 + 0,5) 2 0,6 = 1,8(m2 )
Diện tích kính dùng để làm bể cá là:
1,8 + 1 0,5 = 2,3 ( m2 )
Thể tích của bể cá: 
1 0,5 0,6 = 0,3 (m3 )
Thể tích nước trong bể có:
0,3 : 4 3 = 0,225 (m3 )
Đáp số: 2,3m2 ; 0,3 m3; 0,225 m3
*HS làm tương tự bài 1.
Giải: 
Diện tích xung quanh của hình lập phương là:
1,5 1,5 4 = 9(m2 )
Diện tích toàn phần của hình lập phương là:
1,5 1,5 6 = 13,5 ( m2 )
Thể tích của hình lập phương: 
1,5 1,5 1,5 = 3,375 (m3 )
Đáp số: 9m2 ; 13,5 m2; 3,375 m3
*HS đọc và làm bài.
Gấp 9 lần.
Gấp 27 lần.
3-Củng cố: 
-Về học bài.
-Chuẩn bị: Bảng đơn vị đo thời gian.
-Nhận xét tiết học.
TẬP LÀM VĂN.
Tiết 48: ÔN TẬP VỀ TẢ ĐỒ VẬT.
I-Mục tiêu:
-Lập được dàn ý bài văn miêu tả đồ vật.
-Trình bày bài văn miêu tả đồ vật theo dàn ý đã lập một cách rõ ràng, đúng ý.
-HS có ý thức giữ gìn bảo quản đồ vật.
II-Chuẩn bị: Tranh ảnh về các đồ vật.
III-Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
1-Bài cũ: 
-Nêu lại cấu tạo của bài văn tả đồ vật?
*Nhận xét, ghi điểm.
2-Bài mới: Giới thiệu bài: Ôn tập về tả đồ vật.
Bài 1:
-Gọi HS đọc yêu cầu..
+Em chọn đồ vật nào để lập dàn ý? 
-Gọi HS đọc gợi ý 1.
-Cho HS làm bài.
-Chấm chữa bài.
-Gọi HS dưới lớp đọc dàn ý của mình. Gv ghi điểm.
Bài 2:
 -Gọi HS đọc yêu cầu.
-Cho HS trình bày dàn ý trong nhóm.
-Gọi HS trình bày trước lớp.
-Nhận xét, ghi điểm.
-HS nêu.
-HS nghe.
*1HS đọc, cả lớp theo dõi.
-HS giới thiệu về đồ vật mình chọn.
-2HS đọc, cả lớp theo dõi.
-1HS làm vào bảng ép, cả lớp làm vào vở.
-HS dán bài lên bảng, đọc dàn ý của mình.
-3HS lần lượt đọc, cả lớp theo dõi nhận xét.
* 1HS đọc, cả lớp theo dõi.
-HĐ nhóm 4.
-3HS trình bày.
3-Củng cố: 
-Nêu lại cấu tạo của bài văn tả đồ vật.
-Về học bài,Chuẩn bị : Kiểm tra.
-Nhận xét tiết học.
ĐỊA LÍ
Tiết 24: ÔN TẬP
I-Mục tiêu:
-Tìm được vị trí của châu Á, châu Âu trên bản đồ.
-Khái quát đặc điểm châu Á, châu Âu về diện tích, địa hình, khí hậu, dân cư, hoạt động kinh tế.
-GD HS ham tìm hiểu, khám phá địa lí.
II-Chuẩn bị: Bản đồ thế giới.
III-Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
1-Bài cũ: -Gọi HS trả lời :
+Nêu vị trí, thủ đô, điều kiện tự nhiên của Nga?
+Nêu vị trí, thủ đô, điều kiện tự nhiên của Pháp?
*Nhận xét, ghi điểm.
 2-Bài mới: Giới thiệu bài: Ôn tập.
*HĐ1: Quan sát bản đồ, Vị trí địa lí:
-GV treo bản đồ thế giới.
+Nêu tên bản đồ?
+Nêu cách tìm hiểu bản đồ?
-Cho HS mở sgk/102 quan sát và thảo luận theo cặp tìm vị trí của châu Á châu Âu ?
-Cho HS lên bảng chỉ và nêu vị trí của châu Á châu Âu.
-Cho HS lên tìm và chỉ dãy núi: Hi-ma-lay-a, Trường Sơn, U-ran, An- pơ trên bản đồ tự nhiên thế giới.
-GV chốt lại kiến thức.
*HĐ2:Ôn tập điều kiện tự nhiên, dân cư, kinh tế của châu Á, châu Âu:
-Cho HS nêu yêu cầu, nội dung mục 2/115.
-Cho HS làm việc theo nhóm.
-Cho các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
-GV nhận xét, chốt nội dung.
-HS trả lời.
-HS nghe.
*HĐ cả lớp.
-Bản đồ tự nhiên thế giới.
-Đọc chú giải.
-HS quan sát và chỉ cho nhau.
-4HS lên chỉ và nêu.
-4HS lên chỉ và nêu.
-HS nghe.
*HĐ nhóm:
-4HS nêu, cả lớp theo dõi.
-HS thảo luận nhóm 4.
-Đại diện nhóm trình bày và bổ sung cho nhau.
-HS nghe.
Tiêu chí
Châu Á
Châu Âu
-Diện tích
-Khí hậu
-Địa hình.
-Chủng tộc.
-Hoạt động kinh tế.
-44 triệu km2, lớn nhất trong các châu lục. 
-có đủ các đới khí hậu.
-Núi và cao nguyên chiếm ¾ diện tích.
-Đa số là người da vàng.
-Làm nông nghiệp là chính.
-rộng 10 triệu km2
-khí hậu ôn hoà.
-Đồng bằng chiếm 2/3 diện tích.
-Chủ yếu là người da trắng.
-Hoạt động công nghiệp phát triển.
3-Củng cố: 
-Nêu lại nội dung vừa ôn tập?
-Về học bài,Chuẩn bị: Châu Phi.
-Nhận xét tiết học.
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ TUẦN 24
 Bài 4 NGUYÊN NHÂN GÂY TAI NẠN GIAO THÔNG.
I-Mục tiêu:
-HS nắm được các nguyên nhân gây tai nạn giao thông.
-HS biết vận dụng kiến thức đã học để phán đoán nguyên nhân gây tai nạn giao thông.
-HS có ý thức chấp hành đúng luật giao thông đường bộ.
II-Chuẩn bị: Tranh sgk.
III-Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
1-Bài cũ: -Gọi HS trả lời 
+Nêu cách chọn đường đi an toàn?
+Con đường em đến trường có an toàn không?
*Nhận xét, ghi điểm.
2-Bài mới: Giới thiệu bài: Nguyên nhân gây tai nạn giao thông.
*HĐ1: Nguyên nhân chính gây tai nạn giao thông:
-Nêu những nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông?
-GV treo tranh ở sgk lên bảng.
+Tại sao tai nạn giao thông lại do con người?
+Nêu ra những yếu tố dẫn đến con người gây ra tai nạn giao thông?
+Vì sao một số phương tiện cũng gây ra tai nạn giao thông?
+Đối với đường và thời tiết có ảnh hưởng gì?
*HĐ2:Phòng tránh tai nạn giao thông:
+Để phòng tránh tai nạn giao thông cần làm gì?
*Rút ra ghi nhớ sgk/15.
-HS trả lời.
-HS nghe.
*HĐ cả lớp.
-Do con người, do phương tiện, do thời tiết.
-HS quan sát.
-Do người tham gia giao thông không tập trung chú ý, không hiểu hoặc không chấp hành luật giao thông.
-Do phóng nhanh vượt ẩu, lạng lách, uống rượu, chở hàng cồng kềnh, 
-Vì phương tiện không đảm bảo an toàn như: phanh không tốt, thiếu đèn chiếu sáng, đèn phản quang, xe quá thời hạn sử dụng,
-Đường gồ ghề, quanh co, không có biển báo, không có cọc tiêu, đường hẹp không có tín hiệu đèn ở các đường giao nhau,
-Mưa bão làm đường trơn, lầy, sạt lở, sương mù che khuất tầm nhìn của người điều khiển.
*HĐ cả lớp:
-Phải chấp hành luật giao thông, phải tập trung chú ý khi đi đường, kiểm tra phương tiện trước khi đi.
-HS đọc ghi nhớ.
3-Củng cố: 
-Nêu lại ghi nhớ.
-Về học bài,Chuẩn bị:Bài 5.
-Nhận xét tiết học.
ÂM NHẠC
Tiết 24: Học hát bài: MÀU XANH QUÊ HƯƠNG.
I-Mục tiêu:
-Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
-Biết hát kết hợp với các hoạt động.
-HS yêu thích âm nhạc.
II-Chuẩn bị: Thanh phách, bài hát.
III-Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
1-Bài cũ:
-Gọi HS lên hát bài: Hát mừng , Tre ngà bên lăng Bác.
-Đọc nhạc và ghép lời bài TĐN số 6.
*Nhận xét, đánh giá.
2-Bài mới: Giới thiệu bài:Màu xanh quê hương.
-GV treo bài hát.
-Cho HS nêu tên bài hát và nhạc sĩ sáng tác.
-Cho HS đọc lời ca.
-Cho HS nêu cảm nhận về bài hát?
-GV hát mẫu hai lần.
-Cho HS khởi động giọng.
-GV tập từng câu theo lối móc xích: GV hát mẫu, bắt nhịp cho HS hát, GV sửa sai.
+Câu 1: GV hát mẫu, bắt giọng và cho HS hát nhiều lần.
+Câu 2: GV hát mẫu, bắt giọng và cho HS hát nhiều lần.
-Cho HS ráp câu 1 và câu 2, GV sửa sai.
-Tập tương tự với các câu còn lại.
-Tập hát lời 2 dựa vào lời 1.
-Cho HS hát cả bài, GV sửa sai.
-Cho HS hát, GV gõ đệm.
-Cho HS hát và gõ đệm.
-Cho HS ôn lại bài hát, kết hợp gõ đệm. 
-HS hát và phụ hoạ.
-HS nghe.
-Màu xanh quê hương. Nhạc sĩ: Nam Anh.
-HS đọc đồng thanh.
-HS nêu.
-HS nghe.
-HS đọc: mià-rê-son- la.
-HS hát theo GV.
-HS hát nhiều lần.
-HS hát.
-HS hát.
-HS hát.
-HS hát.
-HS hát.
-HS hát.
-HS hát cả lớp, nhóm, tổ, cá nhân. 
-HS hát cả lớp, nhóm, tổ, cá nhân. 
3-Củng cố: 
-Cho HS hát lại bài hát và gõ đệm.
-Về luyện hát. Chuẩn bị: Bài 25.
-Nhận xét tiết học.
KĨ THUẬT.
Tiết 24: LẮP XE BEN (T1).
I-Mục tiêu:
-Chọn đúng đủ số lượng các chi tiết lắp xe ben.
-Biết cách lắp và lắp được xe ben theo mẫu. Xe lắp tương đối chắc chắn có thể chuyển động được.
-HS khéo tay: lắp được xe ben theo mẫu, xe lắp chắc chắn, chuyển động dễ dàng, thùng xe nâng lên, hạ xuống được.
II-Chuẩn bị: Mẫu xe lắp sẵn, bộ lắp ghép.
III-Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
1-Bài cũ: Kiểm tra dụng cụ của HS.
*Nhận xét, đánh giá.
2-Bài mới: Giới thiệu bài: Lắp xe ben (t1).
*HĐ1: Quan sát, nhận xét mẫu:
-GV bày mẫu xe đã lắp sẵn.
-Để lắp được xe ben, theo em cần phải lắp mấy bộ phận?
-Nêu tên các bộ phận đó?
-Nêu tác dụng của xe ben ?
*HĐ2:Hướng dẫn thao tác kĩ thuật:
a)Chọn các chi tiết:
-Cho HS nêu tên các chi tiết cần để lắp xe?
-Cho HS chọn đúng đủ từng loại bỏ vào nắp hộp.
b)Lắp từng bộ phận:
*Lắp khung sàn xe và giá đỡ: H2.
-Cho HS nêu chi tiết để lắp ?
-Cho HS lên lắp khung sàn xe.
-GV lắp giá đỡ theo thứ tự.
-Lắp sàn ca bin và các thanh đỡ.(H3)
+Cho các em chọn thêm chi tiết để lắp.
+GV tiến hành lắp tấm chử L vào đầu của hai thanh thẳng 11 lỗ và thanh chữ u dài.
-Lắp hệ thống giá đỡtrục bánh xe sau(H4)
+Cho HS chọn chi tiết để lắp.
+Cho HS dựa vào H4 lên lắp.
-Lắp trục bánh xe trước H5a.
+Gọi 1HS lên lắp.
-Lắp ca bin H5b.
-Gọi HS lên lắp.
* Lắp sàn xe ben( H1)
+GV tiến hành lắp ráp xe ben.
-Kiểm tra mức độ nâng lên hạ xuống của thùng xe.
*Hướng dẫn tháo rời các chi tiết.
GV hướng dẫn và tháo.
*Rút ra ghi nhớ sgk.
-HS nghe..
-HS nghe.
*HĐ cả lớp.
-HS quan sát.
-5 bộ phận.
-Khung sàn xe và các giá đỡ, sàn ca bin và các thanh đỡ, giá đỡ trục bánh xe sau,...ca bin.
-Dùng để vận chuyển cát, sỏi, đất.
*HĐ cả lớp:
-HS nêu sgk/76.
-HS chọn.
-HS quan sát nắm cách làm.
-HS nêu và lên chọn chi tiết.
-1HS lên lắp.
-HS quan sát.
-1HS lên chọn.
-HS quan sát.
-1HS lên chọn.
-1HS thực hiện.
-1HS lên lắp.
-1HS lắp, cả lớp quan sát..
-HS theo dõi .
-HS theo dõi.
-HS đọc ghi nhớ.
3-Củng cố: 
-Nêu lại các bước lắp xe ben.
-Về học bài,Chuẩn bị: Lắp xe ben.
-Nhận xét tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • docga l5 tuan 24 cktkn.doc