Thiết kế bài soạn lớp 5 - Tuần 24 năm 2011

Thiết kế bài soạn lớp 5 - Tuần 24 năm 2011

I Mục tiêu

- Đọc với giọng trang trọng, thể hiện tính nghiêm túc của văn bản.

 - Hiểu nội dung: Luật tục nghiêm minh và công bằng của người Ê-đê xưa ; kể được 1 đến 2 luật của nước ta.( Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

+Em Sang,Thảo đọc đúng đoạn 1 của bài.

+HS khá,giỏi đọc tốt cả bài.

+HS khá,giỏi kể được 4-5 luật

II. Đồ dùng dạy học

 - Trang minh hoạ bài đọc trong SGK.

 - Bảng phụ viết tên 5 luật ở nước ta

 

doc 34 trang Người đăng huong21 Lượt xem 952Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài soạn lớp 5 - Tuần 24 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24
Ngày soạn: 14/2/2011
Ngày dạy : Thứ hai 21/2/2011
Tiết : 1
Môn :Tập đọc
Bài :Luật tục xưa của người Ê-đê
I Mục tiêu
- Đọc với giọng trang trọng, thể hiện tính nghiêm túc của văn bản.
 - Hiểu nội dung: Luật tục nghiêm minh và công bằng của người Ê-đê xưa ; kể được 1 đến 2 luật của nước ta.( Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
+Em Sang,Thảo đọc đúng đoạn 1 của bài.
+HS khá,giỏi đọc tốt cả bài.
+HS khá,giỏi kể được 4-5 luật
II. Đồ dùng dạy học
 	- Trang minh hoạ bài đọc trong SGK.
	- Bảng phụ viết tên 5 luật ở nước ta
III. Các hoạt động dạy học.
A- Kiểm tra bài cũ
Chú đi tuần
- Kiểm tra 3HS (đọc thuộc lòng những câu thơ em thích trả lời câu hỏi 1,2,3.
- GV nhận xét, cho điểm.
- 3HS lần lượt đọc thuộc lòng những khổ thơ em thích bài Chú đi tuần và trả lời câu hỏi.
 B- Bài mới
 1 Giới thiệu bài:
 Mỗi dân tộc trên đất nước Việt Nam luôn có những quy định yêu cầu mọi người phải tuân theo. Những quy định ấy sẽ giúp cộng đồng giữ gìn cuộc sống thanh bình, yên ổn. Bài học hôm nay sẽ giới thiệu với các em một số luật lệ xưa của dân tộc Ê-đê, một dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.
-Gv ghi tựa bài và tên tác giả lên bảng.
- HS lắng nghe.
2- Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
 - GV đọc bài văn một lượt.
 Cần đọc giọng rõ ràng, dứt khoát giữa các câu, đoạn, thể hiện tính chất nghiêm minh, rõ ràng của luật tục.
- GV chia 3 đoạn:
 • Đoạn 1: Về cách xử phạt
 • Đoạn 2: Về tang chứng và nhân chứng
 • Đoạn 3: Về các tội
- Cho HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài(2-3 lượt)
GV gọi 2 em Sang,Thảo đọc đoạn 1 của bài.
-Uốn nắn,giúp HS đọc đúng các từ,ngữ,câu khó mà các em đọc sai :
.
.
.
...
- Cho em Ngân đọc lại cả bài.
- HS lắng nghe.
- HS dùng bút chì đánh dấu trong SGK.
- HS lần lượt đọc đoạn 2-3 lượt (đoạn 3 dài có thể cho 2 HS đọc).
- 1HS đọc chú giải.
- 1-2 HS đọc cả bài.
3-Tìm hiểu bài
• Đoạn 1 + 2
Hỏi: Người xưa đặt ra luật tục làm gì?
 (Gọi HS khá,giỏi)
• Đoạn 3
Hỏi: Kể những việc mà người Ê-đê xem là có tội.
(Gọi em Lợi trả lời)
GV chốt lại: Các loại tội trạng được người Ê-đê nêu rất cụ thể, dứt khoát, rõ ràng, theo từng khoản mục.
Hỏi: Tìm những chi tiết trong bài cho thấy đồng bào Ê-đê quy định xử phạt công bằng?
 Cho HS xung phong
GV: Người Ê-đê đã dùng những luật tục ấy để giữ cho buôn làng có cuộc sống trật tự, thanh bình.
Hỏi: Hãy kể tên một số luật của nước ta hiện nay mà em biết.
-Cho HS kể 1-2 luật.Các em có thể kể nhiều hơn.
- GV nhận xét và đính lên bảng (bảng phụ ghi sẵn 5 luật của nước ta).
• Luật Giáo dục
• Luật Đất đai
• Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
• Luật bảo vệ môi trường
• Luật Giao thông đường bộ
-Kể thêm một số luật khác
Luật Bảo hiểm xã hội; Luật Thương mại;
Luật Lao động
-Cho hs nêu nội dung bài,gv chốt lại ghi bảng.
- 1HS đọc thầm,đọc lướt trả lời câu hỏi.
- Để bảo vệ cuộc sống bình yên cho buôn làng.
- 2 HS nối tiếp đọc đoạn 3, lớp đọc thầm theo.
Những việc được xem là có tội:
 • Tội không hỏi cha mẹ
 • Tội ăn cắp
 • Tội giúp kẻ có tội
 • Tội dẫn đường cho địch đến đánh làng mình
Thảo luận nhóm đôi,trả lời:
 • Chuyện nhỏ thì xử nhẹ
 • Chuyện lớn là xử nặng
 • Người phạm tội là người bà con, anh em cũng xử như vậy.
- HS lần lượt phát biểu.
- Lớp nhận xét.
4- Luyện đọc lại
- Cho 3HS tiếp nối nhau đọc lại bài.
- GV đưa bảng phụ chép đoạn (từ tội không hỏi mẹ cha đến cũng là có tội) và hướng dẫn
Đọc nhấn mạnh:cây đa,cây sung,mẹ cha,không hỏi cha,chẳng nói với mẹ,ông già bà cả,xét xử,kẻ,đánh cắp,đủ giá,bồi thường gấp đôI, cùng đI,cùng bước,cùng nói,có tội
 - Cho HS thi đọc.
- GV nhận xét + khen những HS đọc tốt
- 3HS nối tiếp nhau đọc lại 3 đoạn của bài.
- Một vài HS thi đọc.
- Lớp nhận xét.
5- Củng cố, dặn dò
Gv giáo dục ý thức cho hs chấp hành tốt quy định của trường, lớp,không vi phạm luật pháp.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà đọc trước bài Tập đọc cho tiết Tập đọc sau Hộp thư mật.
- HS lắng nghe.
Rút kinh nghiệm:
......................................................................................................................................................................................................................................................
 =====================
Tiết :3
Môn: Toán
Bài : Luyện tập chung
I.Mục tiêu:
- Biết vân dụng các công thức tính diện tích, thể tích các hình đã học để giải các toán liên quan có yêu cầu tổng hợp.
- Làm bài tập 1, bài 2 (cột 1).
-HS khá,giỏi làm thêm bài 2 (cột 2,3); bài 3.
II. Đồ dùng dạy học
 Thước
III Các hoạt động dạy học 
A-Kiểm tra bài cũ
Yêu cầu 2 HS nêu quy tắc và công thức tính thể tích hình hình hộp chữ nhật và hình lập phương .
B- Bài mới:
 1- Giới thiệu
 2- Hướng dẫn HS làm bài tập
- Muốn tính thể tích hình hộp chữ nhật ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng rồi nhân với chiều cao.
 V = a x b x c 
(V:thể tích của hình hộp chữ nhật; a , b ,c là 3 kích thước của hình hộp chữ nhật với cùng đơn vị đo).
Muốn tính thể tích hình lập phương ta lấy cạnh nhân cạnh rồi nhân với cạnh.
V = a x a x a 
(V:thể tích của hình lập phương; a là độ dài cạnh hình lập phương).
Bài 1:
- Yêu cầu HS đọc đề bài, tóm tắt.
- Gọi 1 HS lên bảng, cả lớp làm bài vào vở.
- GV quan sát kiểm tra đối tượng HS chưa chăm học ; còn học yếu.
-GV chấm,chữa bài.
- GV đánh giá xác nhận.
Bài 2:
Cho cả lớp làm cột 1
-Cho HS khá,giỏi làm (cột 2,3)
GV lưu ý HS cột 3 các em có thể rút gọn phân số.
- Gọi 3 HS lên bảng
Bài 3:
- Yêu cầu HS đọc đề bài,quan sát hình vẽ (như SGK trang 123).
- Thảo luận nhóm và tìm cách giải.
- Nếu HS không tìm được,GV gợi ý:
+ Hỏi:khối gỗ ban đầu là hình gì ;kích thước là bao nhiêu?
+ Hỏi: Muốn tính thể tích gỗ còn lại ta làm như thế nào?
- Gọi HS lên bảng, HS dưới lớp làm vào vở.
(Gọi HS khá trình bày bảng )
- Yêu cầu HS dưới lớp nhận xét.GV đánh giá kết luận.
Bài 1:
- Hình lập phương a = 2,5cm
- S1 mặt =?, Stp=?, V=?
Bài giải
Diện tích một mặt hình lập phương là:
 2,5 x 2,5 = 6,25(cm2)
Diện tích toàn phần hình lập phương là:
 6,25 x 6 = 37,5(cm2)
Thể tích lập phương là:
 6,25 x 2,5 = 15,625(cm3)
 Đáp số: 6,25(cm2) ;37,5(cm2) 
 15,625(cm3)
 Bài 2:
Chiều dài
11cm
0,4m
1 dm
 2
Chiều 
Rộng
10cm
0,25m
1 dm
3
Chiều
 cao
6cm
0,9m
2 dm
5
Smặt đáy
110cm2
0,1m2
1 dm2
6
Sxq
252cm2
1,17m2
2 dm2
 3
v
660cm3
0,09m3
1 dm3
15
 Bài 3:
-Hình hộp chữ nhật .
a = 9 cm; a= 6 cm ; h = 5 cm.
-Hình lập phương.
 a = 4 cm
- Thể tích khối gỗ còn lại bằng thể tích khối gỗ ban đầu trừ đi thể tích khối gỗ cắt đi.
-HS làm bài.
Bài giải
Thể tích khối gỗ ban đầu là:
 9 x 6 x 5 = 270(cm3)
Thể tích khối gỗ cắt đi là:
 4 x 4 x 6 = 64(cm3)
Thể tích phần gỗ còn lại là:
 270- 64 = 206 (cm3)
 Đáp số: 206 (cm3)
3- Củng cố- dặn dò:
-Chốt lại nội dung tiết học
 Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
* * *
Rút kinh nghiệm:
......................................................................................................................................................................................................................................................
 Tiết 4 =====================
Môn: Khoa học
Bài 47: Lắp mạch điện đơn giản (tiếp theo)
I. Mục tiêu
Giúp HS :
- Lắp được mạch điện thắp sáng đơn giản bằng pin, bóng đèn, dây dẫn. 
II. Đồ dùng dạy học
GV-HS chuẩn bị pin , dây đồng có vỏ bọc , bóng đèn pin, bóng điện hỏng có tháo đui
- Phiếu báo cáo kết quả thí nghiệm 
 III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ: 
-Để thắp sáng bóng đèn em cần có gì?
-Gọi HS lên thực hành lắp mạch điện nguồn điện bằng pin.
-Cho lớp nhận xét,gv nhận xét.
B. Bài mới: 
 1. Giới thiệu bài: 
 2. Các hoạt động chính
* Hoạt động 3: vật dẫn điện, vật cách điện.
- Yêu cầu HS đọc HD thực hành tra 96 
- GV chia nhóm 4
KT dụng cụ để lắp mạch điện của nhóm
- Phát phiếu học tập để HS ghi 
HD: 
Bước 1: Lắp mạch điện đúng để sáng đèn
Bước 2: Tách 1 đầu dây đồng ra khỏi bóng đèn nh hình 6
Bước 3: Chèn một số vật bằng kim loại , cao su, sứ, vào chỗ hở của mạch điện
Bước 4: quan sát hiện tượng và ghi kết quả vào phiếu
- Yêu cầu HS làm vào phiếu
- Gọi các nhóm báo cáo kết quả
- 2 HS trả lời và thực hành.
- HS quan sát 
- HS thực hành
- HS lên trình bày
- HS đọc mục bạn cần biết 
- HS lên bảng chỉ 
- phải lắp mạch kín để dòng điện từ cực dương của pin qua bóng đèn đến cực âm của pin
- dòng điện trong mạch kín đợc tạo ra từ trong pin
- Vì dòng điện từ pin chạy qua dây tóc bóng đèn làm cho dây tóc bóng đèn nóng tới mức phát ra ánh sáng.
Vật liêu
Kết quả
Kết luận
Đèn sáng
Đèn không sáng
Nhựa
x
Không cho dòng điện chạy qua 
Nhôm
x
Cho dòng điện chạy qua 
Đồng
x
Cho dòng điện chạy qua
Sắt
x
Cho dòng điện chạy qua
Cao su
x
Không cho dòng điện chạy qua
Thuỷ tinh
x
Không cho dòng điện chạy qua
Sứ
x
Không cho dòng điện chạy qua
- Vật cho dòng điện chạy qua gọi là gì?
- Kể tên một số vật liệu cho dòng điện chạy qua gọi là gì?
-Vật không cho dòng điện chạy qua gọi là gì?
-Những vật nào là vật cách điện? 
-ổ phích cắm và dây điện , bộ phận nào dẫn điện , bộ phận nào cách điện?
KL: Chúng ta phải hết sức cẩn thận khi sử dụng các thiết bị điện không đợc chạm tay vào lõi dây điện và các bộ phận dẫn điện.
* Hoạt động 4: Vai trò của cái ngắt điện
- Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ trang 97 và một số cái ngắt điện. 
- Yêu cầu mô tả cấu tạo của cái ngắt điện: 
Nếu hs nói không đúng GV giảng.
+ Cái ngắt điện được làm bằng vật liệu gì?
+ Nó ở vị trí nào trong mạch điện?
+ Nó có thể chuyển động như thế nào?
+ Dự đoán tác động của nó đến mạch điện.?
-Nêu vai trò của cái ngắt điện.
 GV nhận xét ,chốt lại.
3. Củng cố dặn dò: 
- Nhận xét giờ học
- Dặn HS chỉ thực hành trên nguồn điện là pin, không thực hành trên các nguồn điện khác. Chuẩn bị bài sauAn toàn và tránh lãng phí khi sử dụng điện.
- Vật cho dòng điện chạy qua gọi là vật dẫn điện
- Đồng,nhôm, sắt..
- Vật cách điện
- nhựa , cao su, gỗ, thuỷ tinh, bìa..
- nhựa bọc, núm cắm là vật cách điện . Dây dẫn gọi là vật dẫn điện
- Hs quan sát 
- Cái ngắt điện được làm bằng vật dẫn điện
- Nằm trên đường dẫn điện
- sự CĐ của nó có thể làm cho mạch kín hoặc mạch hở.
- Khi mở mạch hở và không cho dòng điện chạy qua , khi đóng thì dòng điện chạy qua được
Rút kinh nghiệm: 
Tiết 5
Môn: Đạo đức
Bài : em yêu tổ quốc việt nam
(Tiết 2)
I. Mục tiêu
Học xong bài này HS biết : 
- Tổ quốc của em là tổ quốc VN; tổ quốc em đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế.
 ... ệ trật tự, an ninh.
GV giải thích: Bảo vệ trật tự, an ninh là hoạt động chống lại mọi sự xâm phạm, quấy rối để giữ yên ổn về chính trị, xã hội; giữ tình trạng ổn định, có tổ chức, có kỉ luật.
- Cho HS đọc gợi ý.
- Cho HS giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể.
- 1HS đọc để bài trên bảng.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 gợi ý trong SGK.
- Một số HS lần lượt giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể.
3-HS kể chuyện
-Cho HS kể trong nhóm
- Cho HS thi kể trước lớp
GV nhận xét ,cho điểm những HS ,Cho lớp bình chọn bạn kể hay nhất..
- HS kể cho nhau nghe và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Đại diện các nhóm lên thi kể + nêu ý nghĩa câu chuyện.
- Lớp nhận xét
4-Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
Rút kinh nghiệm
..
 ====================
 SINH HOẠT LỚP
 Nội dung
 Giỏo viờn nhận xột hoạt động tuần 24:
-Nhận xột chung.
-Tuyờn dương tổ,cỏ nhõn học sinh thực hiện tốt nội quy nhà trường, cú thành tớch trong học tập, lao động, rốn luyện
- Phờ bỡnh những học sinh vi phạm nội quy, cho cỏc em núi rừ lớ do phạm lỗi, yờu cầu cỏc em hứa hẹn ,sửa chữa.
 Giỏo viờn đề ra kế hoạch cho tuần tới tuần 25
 Học sinh
 -Thực hiện tốt việc xếp hàng và đi về theo hàng 1,xe đi sau cho đỳng quy định.
 - Thực hiện cho tốt hơn cụng việc trực nhật vệ sinh hàng ngày.
 -Tham gia phong trào thi đua 
 - Học bài và làm bài tập đầy đủ.
 -Cỏc em đi học đều,đỳng giờ.
 -Ăn mặc đồng phục đỳng quy định.
 - Khụng núi chuyện riờng trong giờ học.
 -Tiếp tục việc rốn chữ viết tuần 25
 -Tham gia lao động thường xuyờn,định kỡ.
 - Giỏo dục kĩ năng sống, đạo đức cho HS.
 ========================
Ngày soạn: 18/2/2011
Ngày dạy: Thứ sáu 25/2/2011
Tiết:1 
 Luyện từ và câu ( không dạy)
 Thay bằng rèn chữ viết tuần 24
 ====================
Tiết :2
Môn:Tập làm văn
Bài: Ôn tập về tả đồ vật
I. Mục tiêu
1- Lập dàn ý của bài văn tả đồ vật.
2- Trình bày bài văn miêu tả đồ vật theo dàn ý đã lập một cách rõ ràng, đúng ý.
II Đồ dùng dạy học
 Giấy khổ lớn,bút dạ
III. Các hoạt động dạy học
A-Kiểm tra bài cũ
2 HS lần lượt đọc đoạn văn viết ở tiết Tập làm văn trước.
- GV nhận xét ,cho điểm.
B-Bài mới
1-Giới thiệu bài
 Trong tiết Tập làm văn hôm nay, các em tiếp tục ôn tập về văn tả đồ vật – củng cố kĩ năng Lập dàn ý cho bài văn tả đồ vật, trình bày miệng dàn ý bài văn
2- Hướng dẫn HS làm bài tập
 Bài 1	
- GV giao việc:
 • Các em đọc kĩ 5 đề.
 • Chọn 1 trong 5 đề.
 • Lập dàn ý cho đề đã chọn.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của HS.
- Cho HS lập dàn ý. GV phát giấy cho 5 HS.
GV: Dựa vào gợi ý, các em hãy viết nhanh dàn ý bài văn. 5 em viết ra giấy cô phát, các em còn lại viết vào vở bài tập .
- Cho HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét + bổ sung hoàn chỉnh cho dàn ý trên bảng lớp.
Bài 2
- Cho HS đọc yêu cầu của BT.
- GV giao việc:
• Dựa vào dàn ý đã lập, các em tập nói trong nhóm.
• Các em tập nói trước lớp.
- Cho HS làm bài , trình bày
- GV nhận xét + khen những HS lập dàn ý tốt, biết nói dựa vào dàn ý lập.
- HS đọc 5 đề trong SGK.
- Một số HS nói đề bài em đã chọn.
- 1 HS đọc gợi ý trong SGK.
- 5 HS viết ra giấy lên dán trên bảng lớp, lớp nhận xét.
- Mỗi HS tự sửa dàn ý bài viết của mình.
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp lắng nghe.
- HS làm việc theo nhóm 4. Một HS trình bày + 3 bạn còn lại góp ý.
- Đại diện các nhóm lên nói trước lớp theo dàn bài đã lập.
- Lớp nhận xét.
3- Củng cố- dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn những HS viết dàn ý chưa đạt về nhà viết lại. Chuẩn bị cho tiết sau làm văn viết.
- HS lắng nghe.
* * *
Rút kinh nhgiệm
 ====================
Tiết 3
Môn: Toán
BàI: Luyện tập chung 
I.Mục tiêu:
Giúp HS: 
- Biết tính diện tích thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
- Bài tập cần làm : bài tập 1(a,b); bài 2.
- HS khá,giỏi làm thêm bài 1(c); bài 3.
II. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động 1: Rèn kĩ năng tính các yếu tố có liên quan đến hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
Bài 1: Cả lớp làm bài a,b
-Gọi 1 HS lên bảng làm bài,HS dưới lớp làm bài vào vở.
-GV chấm,chữa bài.
HS khá,giỏi làm thêm phần c
Giúp HS hiểu:
-Giới thiệu 1dm3 = 1 lít 
 Cho HS xem chai 1 lít
Bài 2:
-Yêu cầu HS đọc đề bài.Gọi hs nhắc lại cách tính diện tích xung quanh,diện tích toàn phần,thể tích của hình lập phương.
 -Cho các em tự làm.
-Gọi 1 HS lên bảng làm bài.
-GV chấm,chữa bài.
Bài 3:HS khá,giỏi làm thêm.
- Yêu cầu HS đọc đề bài.HS làm rồi nêu(nếu HS làm không đúng gv giảI trên bảng lớp).
Bài 1:
Bài giải
Đổi 1m = 10dm; 50cm = 5dm;60cm = 6dm.
a) Chu vi đáy của bể cá là:
(10 + 5) x 2 = 30(dm)
Diện tích xung quanh bể cá là: 
30 x 6 = 180(dm2)
Diện tích một mặt đáy của bể cá là:
10 x 5 = 50(dm2)
Diện tích kính dùng làm bể cá là:
180 + 50 = 230(dm2)
b) Thể tích bể cá là:
10 x 5 x 6 =300(dm3)
c)300 dm3 = 300 lít 
Thể tích nước trong bể là:
 300 x 3=225(lít)
 4
 Đáp số: a)230(dm2) 
 b)300(dm3) 
 c)225(lít)
Bài 2:
- HS tìm hiểu.Tóm tắt.
-Hình lập phương cạnh a = 1,5m.
Bài giải
a)Diện tích xung quanh của hình lập phương là:
(1,5 x 1,5) x 4 = 9(m2)
b)Diện tích toàn phần hình lập phương là:
(1,5x1,5) x 6 = 13,5 (m2)
c)Thể tích của hình lập phương là:
1,5 x 1,5 x 1,5 = 3,375(m3)
 Đáp số:a) 9(m2) 
 b)13,5 (m2)
 c)3,375(m3)
Bài 3:
+ Diện tích toàn phần của Hình lập phương M gấp 9 lần diện tích toàn phần của Hình lập phương N
+ Thể tích của Hình lập phương M gấp 27 lần thể tích của Hình lập phương N
3- Củng cố , dặn dò
-GV nhận xét tiết học
- Dặn các em lại bài , chuẩn bị bài sau.
* * *
Rút kinh nghiệm
 ==================
Tiết :4
Môn: Khoa học
Bài 48: An toàn và tránh lãng phí khi sử dụng điện
I. Mục tiêu.
 Giúp HS biết:
- Nêu được một số quy tắc cơ bản sử dụng an toàn, tiết kiệm điện.
- Có ý thức tiết kiệm năng lượng điện.
GD học sinh kĩ năng sống:kĩ năng ứng phó,xử lí tình huống,kĩ năng bình luận đánh giá về việc xử dụng điện,kĩ năng ra quyết định và đảm nhận trách nhiệm về việc sử dụng điện tiết kiệm.
II. Đồ dùng dạy học
-Bộ tranh dạy bài 44 
- Cầu chì, công tơ điện
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Hãy nêu cách lắp mạch điện đơn giản?
- Thế nào là vật dẫn điện? 
- Thế nào là vật cách điện? 
-GV nhận xét,cho điểm.
B. Bài mới: 
 1. Giới thiệu bài
2. Các hoạt động chính
* Hoạt động 1: Các biện pháp phòng tránh bị điện giật.
Mục tiêu 
HS nêu được một số biện pháp phòng tránh bị điện giật.
GD học sinh kĩ năng ứng phó,xử lí tình huống
Cách tiến hành
- Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ 1, 2 trang 98 và cho biết:
- Nội dung tranh vẽ
- Làm như vậy có tác hại gì?
- gọi HS trả lời
GV: Trong cuộc sống có rất nhiều tai nạn thương tâm về điện. Vậy chúng ta cùng nghĩ xem có những biện pháp nào để phòng tránh bị điện giật.
- GV chia lớp 2 nhóm
- Tổ chức HS thi tiếp sức tìm biện pháp để phòng tránh bị điện giật
- Gọi HS đọc mục bạn cần biết trang 98
KL: Điện lấy từ ổ điện , điện ở đường dây tải điện hoặc trạm biến thế rất nguy hiểm. Ngoài những biện pháp trong SGK đưa ra để phòng tránh bị điện giật các em cần lưu ý : khi tay ướt hoặc cầm phích điện bị ẩm ướt cắm vào ổ điện cũng có thể bị điện giật. các em không nên dùng bất cứ việc gì dù là vật cách điện để cắm vào ổ điện, không nên xoắn dây điện vì như vậy vừa làm hỏng dây điện, ổ điện vừa có thể bị điện giật, nguy hiểm đến tính mạng
*Hoạt động 2: Một số biện pháp tránh gây hỏng đồ điện , vai trò của cầu chì và công tơ.
Mục tiêu
Nêu được một số biện pháp phòng tránh gây hỏng đồ điện và đề phòng điện quá mạnh gây hỏa hoạn,nêu được vai trò của công tơ điện.
Cách tiến hành.
- GV tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm : 
+ Đọc các thông tin trang 99
+ Trả lời câu hỏi trong SGK trang 99
- Gọi HS trình bày
- Điều gì có thể xảy ra nếu sử dụng nguồn điện 12V cho vật dùng điện có số vôn qui định là 6V?
- Nếu sử dụng nguồn điện 110 V cho vật dùng điện có số vôn là 220V thì sao?
- Cầu chì có tác dụng gì?
- Hãy nêu vai trò của công tơ điện?
* Hoạt động 3: Thảo luận các biện pháp tiết kiệm điện
Mục tiêu 
Hs giải thích được lí do phảI tiết kiệm năng lượng điện và trình bày cách tiết kiệm điện.
GD HS kĩ năng bình luận đánh giá về việc xử dụng điện, kĩ năng ra quyết định và đảm nhận trách nhiệm về việc sử dụng điện tiết kiệm.
Cách tiến hành
- GV tổ chức HS thảo luận cặp đôi
-Tại sao ta phải sử dụng tiết kiệm điện?
- Chúng ta phải làm gì để tránh lãng phí điện?
- Gia đình em có những vật nào dùng điện?
- Mỗi tháng gia đình em phải trả bao nhiêu tièn điện?
- yêu cầu HS đọc mục bạn cần biết trang 99
KL: Chúng ta cần sử dụng điện tránh lãng phí để tiết kiệm tiền cho gia đình, xã hội và để người khác cũng có điện dùng.
 3, Củng cố dặn dò: 
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS học thuộc mục bạn cần biết,thực hiện an toàn khi sử dụng điện; tiết kiệm điện ở trường,ở nhà. 
-2 HS ngồi cùng bàn quan sát thảo luật, trả lời câu hỏi của GV .
-2 HS tiếp nối nhau phát biểu . Mỗi học sinh chỉ nói về 1 hình. 
+ Hình 1 : hai bạn nhỏ thả diều nơi có đường dây đi qua . 1 bạn cố kéo chiếc thuyền bị mắc vào đường dây điện . Việc làm như vậy rất nguy hiểm vì như vậy có thể làm đứt dây điện , dây điện vướng vào người sẽ bị điện giật gây chết người 
Hình 2: Một bạn nhỏ đang sờ tay không vào ổ điện và người lớn không kịp ngăn lại. Việc làm của bạn nhỏ rất nguy hiểm đến tính mạng vì điện có thể truyền qua lỗ cắm trên phích điện , truyền sang người , gây chết người 
- HS đọc mục bạn cần biết 
- HS đọc các thông tin 
Trả lời
- Nếu sử dụng nguồn điện 12V cho vật dùng điện có số vôn quy định là 6V sẽ làm hỏng vật dụng đó.
- nếu sử dụng nguồn điện 110 V cho vật dùng điện có số vôn là 220 thì vật dụng đó sẽ không hoạt động
- cầu chì có tác dụng là nếu dòng điện quá mạnh đoạn dây chì sẽ nóng chảy khiến cho mạch điện bị ngắt , tránh được những sự cố nguy hiểm về điện.
- công tơ điện là vật để đo năng lượng điện đã dùng , căn cứ vào đó người ta tính được số tiền điện phải trả.
- Phải tiết kiệm điện khi sử dụng vì: điện là tài nguyên của quốc gia, năng lượng điện không phải là vô tận, nếu mình tiết kiệm thì những nơi vùng sâu vùng xa vùng núi , hải đảo sẽ có điện dùng
- Không bật loa quá to
Ra khỏi nhà phải tắt hết điện
Chỉ bật điện khi cần thiết 
Không bơm nước quá lâu,sử dụng nước một cách phung phí.
Không đun nấu bằng bếp điện quá lâu
Bật lò sưởi , máy sưởi hợp lí
Dùng bóng điện đủ sáng.
Nên tận dụng ánh sáng tự nhiên.
Tắt điện khi không sử dụng nữa như quạt,đèn
..
 ---------------------------------------
Rút kinh nghiệm
Kí duyệt :
`

Tài liệu đính kèm:

  • docG.A.L.5.T.24.doc