Thiết kế bài soạn lớp 5 - Tuần 24 - Nguyễn Thị Loan

Thiết kế bài soạn lớp 5 - Tuần 24 - Nguyễn Thị Loan

I- MỤC TIÊU:

- Đọc lưu loát toàn bài với giọng rõ ràng,rành mạch,trang trọng thể hiện tính nghiêm túc của văn bản.

- Hiểu nội dung của bài: Luật tục nghiêm minh và công bằng của người Ê-đê xưa.

Kể được 1 đến 2 luật của nước ta.(Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

II- ĐỒ DÙNG:

- Tranh minh họa trong SGK.

 

doc 61 trang Người đăng huong21 Lượt xem 775Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài soạn lớp 5 - Tuần 24 - Nguyễn Thị Loan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24
Thứ Hai, ngày 21 tháng 2 năm 2011
Tập đọc
Luật tục xưa của người Ê- đê
I- Mục tiêu:
- Đọc lưu loát toàn bài với giọng rõ ràng,rành mạch,trang trọng thể hiện tính nghiêm túc của văn bản.
- Hiểu nội dung của bài: Luật tục nghiêm minh và công bằng của người Ê-đê xưa.
Kể được 1 đến 2 luật của nước ta.(Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II- Đồ dùng:
- Tranh minh họa trong SGK.
III- Hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
A- Bài cũ:
- Gọi HS đọc bài Chú đi tuần.
- Người chiến sĩ đi tuần trong hoàn cảnh như thế nào?
- Bài thơ nói lên điều gì?
B-Bài mới:
HĐ 1: Luyện đọc.
- GV đọc bài văn 1 lượt. 
- Lưu ý HS cách đọc.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
HĐ 2: Tìm hiểu bài.
- Người xưa đặt ra luật tục để làm gì?
- Kể những việc làm mà người Ê-đê xem là có tội?
- Tìm những chi tiết trong bài cho thấy đồng bào Ê-đê quy định xử phạt rất công bằng?
- Hãy kể tên một số luật của nước ta hiện nay mà em biết?
- GV giới thiệu thêm một số tên luật.
HĐ 3: Luyện đọc lại:
- GV hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn:
“ Tội không hỏi mẹ cha ..... cũng là có tội”
- Cho HS thi đọc.
HĐ4.Củng cố,dặn dò:
- Nhắc lại nội dung bài? 
- GV nhận xét tiết học.
- Bài sau: Hộp thư mật.
Hoạt động HS
- Hai HS đọc thuộc lòng bài Chú đi tuần
và trả lời câu hỏi.
- HS đọc đoạn nối tiếp.
+ Về cách xử sự.
+ Về tang chứng và vật chứng.
+ Về các tội.
- Luyện đọc các từ ngữ: luật tục, khoanh, xảy ra...
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS đọc chú giải. 
- HS đọc thầm từng phần và trả lời câu hỏi.
- HS trao đổi theo nhóm 4 và phát biểu.
- HS nối tiếp nhau đọc lại bài.
- HS luyện đọc theo cặp và thi đọc.
- Luật tục nghiêm minh và công bằng của người Ê-đê xưa.
Đạo đức
Em yêu Tổ quốc Việt Nam(Tiết 2)
I. Mục tiêu: 
- Biết Tổ quốc em là Việt Nam, Tổ quốc em đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế.
- Có một số hiểu biết phù hợp với lứa tuổi về lịch sử, văn hoá và kinh tế của Tổ quốc Việt Nam.
- Có ý thức học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước.
- Yêu Tổ quốc Việt Nam.
+ HS KG: tự hào về truyền thống tốt đẹp của dân tộc và quan tâm đến sự phát triển của đất nước.
II-Hoạt động dạy học:
Hoạt động HS
A- Bài cũ:
-Vì sao mỗi người dân Việt Nam cần yêu Tổ quốc mình?
- Chúng ta cần thể hiện lòng yêu Tổ quốc như thế nào?
B-Bài mới:
HĐ 1: Biểu diễn văn nghệ.
- Yêu cầu các nhóm HS biểu diễn trước lớp những bài hát,bài thơ về Tổ quốc VN.
- Bình chọn về bài thơ,bài hát mà các em yêu thích.
- GV kết luận.
HĐ 2: Nhận xét hành vi:
- Yêu cầu từng cặp HS thảo luận để làm bài tập bên:
Hãy ghi dấu + trước những hành vi đúng,việc làm đúng, dấu – trước những hành vi sai.
- GV chốt đáp án đúng.
HĐ 3: Bạn hãy đến đất nước chúng tôi.
- Mỗi nhóm tìm hiểu về một nội dung: danh lam thắng cảnh, truyền thống dân tộc,địa danh lịch sử, nhân vật lịch sử...
- Mỗi đại diện trong tổ là một hướng dẫn viên du lịch giới thiệu với các bạn trong lớp nội dung nhóm mình đã chuẩn bị.
- Các khách du lịch có thể nêu câu hỏi mà mình quan tâm.
- Bình chọn hướng dẫn viên du lịch giỏi nhất, khách du lịch đặt câu hỏi hay nhất.
- GV kết luận.
HĐ4.Hướng dẫn thực hành: 
- Thực hiện những hành vi phù hợp lợi ích của cộng đồng, xã hội trong cuộc sống hằng ngày của mình.
Hoạt động HS
- HS trả lời câu hỏi.
- Các nhóm HS biểu diễn trước lớp những bài hát, bài thơ về Tổ quốc VN.
- HS bình chọn về bài thơ,bài hát mà các em yêu thích.
 Nam nài ép khách du lịch nước ngoài mua bưu ảnh,sử dụng dịch vụ của mình.
 Nga ngăn chặn một số người làm bẩn,gây hại một di tích lịch sử.
 Định và Thái đùa nghịch khi chào cờ.
 Nhân ngày 22-12,lớp 5C thăm viếng các liệt sĩ đã hi sinh vì Tổ quốc.
- HS làm việc theo nhóm. Đại diện nhóm trình bày.
Toán
 Luyện tập chung
I- Mục tiêu:
- Biết vận dụng các công thức tính diện tích,thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương để giải bài toán liên quan có yêu cầu tổng hợp.
+ HS làm bài tập 1, bài2(cột 1)
+ HS KG: Hoàn thành bài tập.
II- Đồ dùng: Bảng phụ.
III- Hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
A- Bài cũ: 
- HS nêu quy tắc và công thức tính thể tích hình lập phương và hình hộp chữ nhật.
- GV nhận xét.
B-Bài mới:
HĐ 1: Rèn kĩ năng tính diện tích và thể tích các hình đã học.
Bài 1: 
- Yêu cầu HS đọc bài toán.
- GV gọi HS còn yếu lên bảng trình bày bài toán
- Chốt đáp số:Stp : 37,5 cm2
 V : 15,625 cm3
Bài 2: 
- Yêu cầu HS phát biểu điểm khác nhau của quy tắc tính diện tích xung quanh và tính thể tích của HHCN? 
- Chữa bài.
Bài 3: 
GV gợi ý:
- Khối gỗ ban đầu là hình gì? kích thước bao nhiêu?
- Khối gỗ cắt đi là hình gì? Kích thước là bao nhiêu?
- Muốn tính thể tích gỗ còn lại ta làm thế nào?
HĐ2.Củng cố,dặn dò:
- Ôn lại các công thức đã học.
- Hoàn thành bài tập trong SGK.
Hoạt động HS
- HS phát biểu quy tắc
- Lên bảng ghi công thức.
- HS đọc đề bài. Tìm hiểu bài toán.
- Giải bài toán vào vở.
- 1 HS lên bảng làm bài – chữa bài.
- Để tính diện tích xung quanh của HHCN ta lấy chu vi đáy nhân với chiều cao
- Để tính thể tích của HHCN ta lấy diện tích đáy nhân với chiều cao
+ HS làm cột 1
+ HS KG hoàn thành bài2.
+ HS KG trả lời câu hỏi của GV và làm bài.
- 1 HS lên bảng chữa bài.
 Đáp số: 206 cm3
Khoa học
Lắp mạch điện đơn giản( Tiết 2)
I- Mục tiêu: 
- Lắp được mạch điện thắp sáng đơn giản bằng pin, bóng đèn, dây dẫn.
II- Đồ dùng:
- Chuẩn bị theo nhóm: Một cục pin, dây đồng có bọc vỏ nhựa, bóng đèn pin
một số vật bằng kim loại, nhựa, cao su...
- Hình trang 97 SGK.
III- Hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
A- Bài cũ:
- Yêu cầu HS đọc thuộc mục bạn cần biết ở trang 94 SGK
B-Bài mới:
HĐ1: Làm thí nghiệm phát hiện vật dẫn điện,vật cách điện.
- Lắp mạch điện thắp sáng đèn.Sau đó tách một đầu dây đồng ra khỏi bóng đèn 
(hoặc một đầu của pin),để tạo ra một chỗ hở trong mạch. 
- Chèn một vật bằng kim loại (đồng, nhôm, sắt,..) 
- Chèn một vật bằng nhựa, cao su.. vào chỗ hở của mạch và quan sát xem đèn có sáng không.
- GV hỏi:
+Vật cho dòng điện chạy qua gọi là gì?
+Kể tên một số liệu cho dòng điện chạy qua?
+ Vật không cho dòng điện chạy qua gọi là gì?
+Kể tên một số vật liệu không cho dòng điện chạy qua?
- GV kết luận.
HĐ 2: Quan sát và thảo luận:
- GV cho HS quan sát một số cái ngắt điện.
- Yêu cầu thảo luận về vai trò của cái ngắt điện.
+ GV chốt về mạch kín, mạch hở; về dẫn điện,cách điện.
HĐ3. Củng cố,dặn dò:
- Ôn kiến thức về mạch kín, mạch hở, vật dẫn điện, vật cách điện.
Hoạt động HS
- 2 HS đọc thuộc mục bạn cần biết.
- Các nhóm tiến hành làm thí nghiệm trang 96 SGK. Và trình bày kết quả thí nghiệm:
+ Đèn không sáng,vậy không có dòng điện chạy qua bóng đèn khi mạch bị hở.
+ Bóng đèn pin phát sáng.
+ Bóng đèn pin không phát sáng.
 - Vật dẫn điện.
- Vật cách điện.
- Đọc mục bạn cần biết trang 97.
- HS làm việc theo nhóm4.
- Đại diện nhóm phát biểu ý kiến.
- Đọc thuộc mục bạn cần biết.
Toán
Luyện tập chung
I- Mục tiêu: 
- Biết tính tỉ số phần trăm và một số ứng dụng trong tính nhẩm và giải toán.
- Biết tính thể tích một hình lập phương trong mối quan hệ với thể tích của một hình lập phương khác.
+ HS làm bài tập 1,2.
+ HS KG hoàn thành thêm bài tập 3.
II- Hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
A- Bài cũ:
- HS nhắc lại cách tính tỉ số phần trăm của hai số.
- Cách tính một số khi biết tỉ số phần trăm của nó.
B-Bài mới:
HĐ 1:Rèn kĩ năng tính tỉ số phần trăm và thể tích HLP.
Bài 1: 15% của 120 tính nhẩm như sau:
10% của 120 là 12.
5% của 120 là 6.
Vậy 15% của 120 là 12 + 6 = 18.
- GV y/c HS tính nhẩm.
- GV đánh giá, kết luận: Khi muốn tính giá trị phần trăm của một số,ta có thể có hai cách làm như sau:
Cách 1: Dựa vào quy tắc đã có: Lấy số đã cho nhân với số phần trăm,rồi chia cho100.
Cách 2: Tách số phần trăm thành những số hạng có thể tính nhẩm được.
Bài 2:
- GV gợi ý HS phân tích đề.
- Tìm tỉ số thể tích HLP lớn và HLP bé?
Bài 3:
- Nhận xét về hình khối đã cho?
- Hãy tìm cách tách thành hình khối đã học để tính dược diện tích các mặt hoặc thể tích?
HĐ2.Củng cố,dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Hoàn thành bài tập trong SGK.
Hoạt động HS
- HS trả lời câu hỏi.
- HS khác nhận xét.
- HS nêu cách tính nhẩm.
- HS tính nhẩm và trả lời.
- Đọc đề bài phần a và làm bài theo cách tính trên.
1 HS lên bảng làm bài và chữa bài.
- Tương tự: làm phần b vào vở.
- Tỉ Số 3/2.
- HS làm bài và chữa bài.
- Quan sát hình vẽ trong SGK- trang 124.
- HS nêu cách chia của mình.
- HS KG: Làm bài 3 vào vở.
Thứ Ba, ngày 22 tháng 2 năm 2011
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: Trật tự- An ninh
I-Mục tiêu:
 Làm được BT1 ; tìm được một số danh từ và động từ có thể kết hợp với từ an ninh (BT2) ; hiểu được nghĩa của những từ ngữ đã cho và xếp được vào nhóm thích hợp (BT3) ; làm được BT4.
II-Hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
A-Bài cũ:
- Gọi HS đọc thuộc lòng phần ghi nhớ trang 54. 
- GV nhận xét cho điểm.
B-Bài mới:
HĐ 1: Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: Nghĩa của từ “ an ninh”.
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV chốt lại ý đúng(dòng b)
Bài 2: Tìm danh từ, động từ có thể kết hợp với từ an ninh.
- GV chốt lại kết quả đúng:
+Danh từ kết hợp với an ninh: Lực lượng, cơ quan, sĩ quan, chiến sĩ, xã hội,Tổ quốc,giải pháp.
+ Động từ kết hợp với an ninh: bảo vệ, giữ gìn, giữ vững, củng cố, quấy rối, thiết lập.
Bài 3: Xếp các từ đã cho vào hai nhóm sao cho đúng nghĩa:
- GV kết luận bài làm đúng:
a.Từ chỉ người, cơ quan thực hiện công việc bảo vệ trật tự an ninh: công an,đồn biên phòng,tòa án,cơ quan an ninh,thẩm phán.
b.Từ chỉ hoạt động bảo vệ trật tự,an ninh hoặc y/c của của việc bảo vệ trật tự an ninh: xét xử, bảo mật, cảnh giác,giữ bí mật.
Bài 4: 
- Gọi HS đọc bản hướng dẫn, đọc chú thích.
- Nhận xét, kết luận từ ngữ đúng.
HĐ2: Củng cố,dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Ghi nhớ những việc cần làm, giúp em bảo vệ an toàn cho mình.
Hoạt động HS
- 2 HS trả lời.
- HS làm bài cá nhân.
- HS trình bày kết quả. Giải thích tại sao chọn đáp án đó.
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm theo bảng nhóm.
- Từng nhóm trình bày kết quả.
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS trao đổi và giải thích nghĩa của từng từ.
- HS làm bài và phát biểu.
- HS đọc đề bài.
3 HS lên bảng làm bài theo 3 cột:
-Từ ngữ chỉ việc làm giúp em bảo vệ an toàn cho mình.
-Từ ngữ chỉ cơ quan tổ chức.
-Từ ngữ chỉ người giúp đỡ.
Luyện VIẾT:
Luật tục xưa của người Ê- đê
I- Mục tiêu : 
- Giúp HS viết đúng kích thước, cỡ chữ, trình bày đúng đẹp bài: Luật tục xưa của người Ê- đê
- Viết đúng các tiếng từ khó : Ê- đê, Luật tục,
- Có ý t ... i BT 3,4 của tiết LTVC trước.
- GV nhận xét cho điểm.
B- Bài mới:
HĐ 1: Phần nhận xét.
Bài 1: 
- HS đọc y/c bài tập.
- Tìm các vế trong mỗi câu ghép,xác định chủ ngữ,vị ngữ trong mỗi vế câu.
- HS chữa bài,GV nhận xét,chốt lại két quả đúng.
Bài 2:
- Các từ Vừa...đã,đâu....đấy trong hai câu ghép trên dùng để nối vế câu 1 với vế câu 2.Nếu lược bỏ các từ ấy thì quan hệ giữa các vế câu không còn chặt chẽ như trước nữa.
HĐ 2: Phần ghi nhớ: HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
HĐ 3: Luyện tập
- HS làm bài tập 1,2 .
- HS chữa bài ,GV chốt lại kết quả đúng.
III- Củng cố,dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Ghi nhớ những kiến thức đã học về cách nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng.
Toán.
Tiết 119: Luyện tập chung.
I- Mục tiêu: Giúp HS ôn tập rèn luyện kĩ năng tính diện tích hình tam giác,hình thang,hình bình hành, hình tròn và vận dụng vào các tình huống đơn giản.
II- Hoạt động dạy học:
A- Bài cũ:
- Nêu cách tính diện tích hình tam giác?
- Nêu cách tính diện tích hình thang?
- Nêu cách tính diện tích hình bình hành?
- Nêu cách tính diện tích hình tròn?
HĐ 2: Rèn kĩ năng tính diện tích các hình.
Bài 1:
- GV y/c HS vẽ hình và ghi các số liệu đã cho vào hình vẽ
- HS nhắc lại cách tính tỉ số phần trăm của hai số.
Bài 2:
- HS đọc y/c bài tập ,vẽ hình,ghi các số liệu đã biết vào hình vẽ.
- HS tính và chữa bài.
- GV gợi ý cho HS giỏi có thể tính theo cách khác: Nhận xét độ dài đáy tam giác bằng đáy hình bình hành,chiều cao hình tam giác và hình bình hành cũng bằng nhau.Suy ra Stam giác = Shbh.
Bài 3: 
- HS đọc y/c đề bài.
- Tính diện tích phần tô màu bằng cách nào?
- HS làm và chữa bài,GV nhận xét.
III- Củng cố dặn dò:
- Ôn lại công thức tính diện tích các hình đã học.
- Hoàn thành bài tập trong SGK.
_____________________________
Buổi chiều:Đạo đức.
Bài 11: Em yêu Tổ quốc Việt Nam(Tiết 2)
I- Mục tiêu: (Như tiết 1)
II- Hoạt động dạy học:
A- Bài cũ:
- Vì sao mỗi người dân Việt Nam cần yêu Tổ quốc mình?
- Chúng ta cần thể hiện lòng yêu Tổ quốc như thế nào?
B- Bài mới:
HĐ 1: Biểu diễn văn nghệ.
- Các nhóm HS biểu diễn trước lớp những bài hát,bài thơ về Tổ quốc VN.
- HS bình chọn về bài thơ,bài hát mà các em yêu thích.
- GV kết luận.
HĐ 2: Nhận xét hành vi:
Từng cặp HS thảo luận để làm bài tập sau:
Hãy ghi dấu + trước những hành vi đúng,việc làm đúng,dấu – trước những hành vi sai:
 Nam nài ép khách du lịch nước ngoài mua bưu ảnh,sử dụng dịch vụ của mình.
 Nga ngăn chặn một số người làm bẩn,gây hại một di tích lịch sử.
 Định và Thái đùa nghịch khi chào cờ.
 Nhân ngày 22-12,lớp 5D thăm viếng các liệt sĩ đã hi sinh vì Tổ quốc.
HĐ 3: Bạn hãy đến đất nước chúng tôi.
- Mỗi nhóm tìm hiểu về một nội dung: danh lam thắng cảnh,truyền thống dân tộc,địa danh lịch sử,nhân vật lịch sử...
- Mỗi đại diện trong tổ là một hướng dẫn viên du lịch giới thiệu với các bạn trong lớp nội dung nhóm mình đã chuẩn bị.
- Các khách du lịch có thể nêu câu hỏi mà mình quan tâm.
- Bình chọn hướng dẫn viên du lịch giỏi nhất,khách du lịch đặt câu hỏi hay nhất.
III- Hướng dẫn thực hành: Thực hiện những hành vi phù hợp lợi ích của cộng đồng,xã hội trong cuộc sống hằng ngày của mình.
_____________________________
Anh văn :
Có GV chuyên
Luyện viết :
Luật tục xưa của người Ê- đê
I- Mục tiêu : 
- Giúp HS viết đúng kích thước,cỡ chữ,trình bày đúng đẹp.Viết đúng các tiếng từ khó -Có ý thức trau dồi chữ viết , giữ gìn sách vở .
II- Hoạt động dạy học :
1, Hdẩn viết từ khó .
Gọi 1 HS đọc bài 1 lần. HS nêu các từ khó .
GV đọc những từ khó đó cho HS luyện viết vào giấy nháp ....
2, HS viết bài .
GV đọc cho HS viết bài ...
GV theo dõi , uốn nắn tư  thế ngồi cho HS
Viết xong cho HS đổi vở cho nhau để khảo bài .
3, Củng cố , dặn dò .
Nhận xét chung giờ học.
Dặn HS về nhà luyện viết thêm 
Thứ Sáu, ngày 29 tháng 2 năm 2009.
Tập làm văn.
Ôn tập về tả đồ vật.
I- Mục tiêu:-Củng cố hiểu biết về văn tả đồ vật: cấu tạo của bài văn tả đồ vật,trình tự miêu tả,biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa được sử dụng khi miêu tả đồ vật.
 -Ôn luyện củng cố kĩ năng lập dàn ý của bài văn tả đồ vật.
II- Hoạt động dạy học:
A- Bài cũ:
- Gọi 4 HS lần lượt đọc đoạn văn đã viết lại ở tiết TLV trước.
- GV nhận xét cho điểm.
B- Bài mới:
HĐ 1: Giới thiệu bài.
HĐ 2: Làm bài tập.
Bài 1:
- HS đọc 5 đề bài trong SGK,chọn một trong 5 đề và lập dàn ý cho đề bài đã chọn.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của HS.
- HS làm và trình bày kết quả.
Bài 2:Trình bày miệng.
- Dựa vào dàn ý đã lập ,HS tập nói trong nhóm.
- HS tập nói trước lớp.
- GV nhận xét khen những HS lập dàn ý tốt,biết dựa vào dàn ý để trình bày.
III- Củng cố,dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Những HS viết dàn ý chưa đạt về nhà viết lại.
_____________________________
Toán .
Tiết 120: Luyện tập chung.
I- Mục tiêu: Giúp HS:
Củng cố và rèn luyện kĩ năng tính diẹn tích xung quanh,diện tích toàn phần,thể tích hình hộp chữ nhật,hình lập phương.
II- Hoạt động dạy học:
HĐ 1: HS làm bài tập.
HĐ 2: Chữa bài.
Bài 1:
- HS đọc y/c bài tập.
- Bể cá có dạng hình gì? kích thước là bao nhiêu?
- Nhận xét gì về đơn vị đo của các kích thước?
- Diện tích kính dùng để làm bể tương ứng với diện tích nào của hình hộp chữ nhật?
Bài 2:
- HS nêu cách tính SXQ;STPhình lập phương.
- Nêu cách tính thể tích hình lập phương.
Bài 3: Khi cạnh HLP tăng lên n lần thì diện tích toàn phần tăng lên n x n lần,thể tích hình lập phương tăng lên n x n xn lần.
III- Củng cố,dặn dò: Ôn lại công thức tính diện tích xung quanh,diện tích toàn phần,thể tích hình hộp chữ nhật,hình lập phương.
_____________________________
Khoa học.
Bài 48: An toàn và tránh lãng phí khi sử dụng điện.
I- Mục tiêu: Sau bài hoc,HS biết:
- Nêu được một số biện pháp tránh bị điện giật;tránh gây hỏng đồ điện,đề phòng điện qua mạnh gây chập và cháy đường dây,cháy nhà.
- Giải thích được tại sao phải tiết kiệm năng lượng điện và trình bày các biện pháp tiết kiệm điện.
II- Đồ dùng: - Chuẩn bị theo nhóm: đèn pin,đồng hồ,đồ chơi sử dụng điện.
 - Hình và thông tin trang 98,99 SGK.
III- Hoạt động dạy học:
A- Bài cũ:
- Cho ví dụ về vật dẫn điện,vật cách điện?
- Nêu vai trò của cái ngắt điện?
B- Bài mới:
HĐ 1: Một số biện pháp phòng tránh bị điện giật.
- HS sử dụng tranh vẽ,áp phích sưu tầm được và SGK để thảo luận các tình huống dẫn đến bị điện giật.
- Liên hệ thực tế: Khi ở nhà và ở trường,bạn cần làm gì để tránh nguy hiểm do điện cho bản thân và cho người khác?
HĐ 2:Một số biện pháp phòng tránh gây hỏng đồ điện.
- HS thực hành theo nhóm: Đọc thông tin và trả lời câu hỏi trang 99 SGK.
- Từng nhóm trình bày kết quả
- GV cho HS quan sát một số dụng cụ,thiết bị điện có ghi số vôn.
- Cho HS quan sát cầu chì và nêu tác dụng của cầu chì.
HĐ 3: Các biện pháp tiết kiệm điện.
- Tại sao phải sử dụng tiết kiệm điện?
- Nêu các biện pháp để tránh lãng phí năng lượng điện?
IV- Củng cố,dặn dò:
- Tìm hiểu xem mỗi tháng gia đình em thường dùng hết bao nhiêu số điện và phải trả bao nhiêu tiền điện?
- Gia đình bạn có những thiết bị máy móc nào sử dụng điện?Theo em việc sử dụng mỗi loại trên là hợp lí hay có lúc còn lãng phí,không cần thiết?
- Có thể làm gì để tiết kiệm,tránh lãng phí khi sử dụng điện ở gia đình hay ở trường học?
_____________________________
Buổi chiều:Luyện tiếng Việt.
Luyện đọc: Chú đi tuần.
I- Mục tiêu:
- Đọc diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng,trìu mến,thể hiện tình cảm yêu thương của người chiến sĩ công an với các cháu miền Nam.
- Hiểu hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
II- Hoạt động dạy học:
HĐ 1: Ôn nội dung bài đọc:
- Bài tập đọc Chú đi tuần được ra đời trong hoàn cảnh nào? ai là tác giả bài thơ?
- Bài thơ có mấy khổ thơ? Cách đọc mỗi khổ thơ như thế nào?
HĐ 2: HS đọc diễn cảm.
- HS đọc nối tiếp từng khổ thơ.
- HS thi đọc diễn cảm.
- HS đọc thuộc lòng bài thơ.
- GV nhận xét,khen những em đọc thuộc,đọc hay.
III- Củng cố,dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà tiếp tục học thuộc lòng và đọc diễn cảm bài thơ.
_____________________________
Hướng dẫn tự học.(Địa lí)
Ôn: Một số nước ở châu Âu.
I- Mục tiêu:Ôn tập củng cố kiến thức một số đặc điểm tự nhiên,khí hậu,kinh tế một số bước ở châu Âu.
II- Đồ dùng: Bản đồ tự nhiên châu Âu
III- Hoạt động dạy học:
HĐ 1: HS làm bài tập
Bài 1: Hãy điền vào chữ Đ trước ý đúng,chữ S trước ý sai.
 Châu âu có khí hậu nóng và khô.
 1/3 diện tích là đồi núi,2/3 diện tích là đồng bằng.
 Đồng bằng ở châu Âu kéo dài từ Tây sang Đông.
 Dân cư châu Âu thuộc chủng tộc da vàng.
 Nhiều nước châu Âu có nền kinh tế phát triển.
 Phần lớn dân cư châu Âu có nền kinh tế phát triển.
Bài 2:Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
Liên bang Nga có diện tích.... thế giới,nằm ở cả châu....,châu.....Phần lãnh thổ thuộc châu á có khí hậu....,phần lãnh thổ thuộc châu Âu chủ yếu là đồi thấp và.....Liên bang Nga có nhiều.....,đó là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế.
Bài 3: Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý đúng:
Nhiều khách du lich đến nước Pháp vì:
Nước Pháp ở châu Âu.
Có các công trình kiến trúc nổi tiếng.
Có phong cảnh thiên nhiên đẹp.
Có nhiều tài nguyên khoáng sản.
HĐ2 : HS chữa bài.
IV- Củng cố,dặn dò: Ôn lại những kiến thức đã học.
Luyện toán.
Luyện tập.:Thể tích hình hộp chữ nhật-Hình lập phương.
I- Mục tiêu: Củng cố cách tính thể tích HHCN-HLP.
II- Hoạt động dạy học:
HĐ 1: HS làm bài tập.
Bài 1:Một hình hộp chữ nhật có chiều cao bằng trung bình cộng của chiều dài và chiều rộng của đáy.Diện tích xung quanh của hình hộp là 2500 cm2.Tính thể tích hình hộp đó biết chiều dài hơn chiều rộng 20 cm.
Bài 2: Tính thể tích hình lập phương biết diện tích toàn phần của nó là 216 cm2.Nếu tăngcạnh hình lập phương này lê hai lần thì thể tích của nó tăng lên mấy lần?
HĐ 2: Chữa bài.
III-Củng cố,dặn dò:Ôn lại công thức tính diện tích xung quanh,diện tích toàn phần,thể tích hình hộp chữ nhật,hình lập phương.
_____________________________
Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp
I. Mục tiêu: Sơ kết tuần đánh giá việc thực hiện kế hoạch tuần qua và đề ra kế hoạch tuần tới.
II. Sinh hoạt
Lớp trưởng nhận xét chung
Về nề nếp: + vệ sinh trực nhật
 + Sinh hoạt 15 phút đầu giờ.
, + Thực hiện các quy định của đội như đồng phục, khăn quàng đỏ
 + Đi học đúng giờ.
 + Tập hợp ra vào lớp.
Về việc học tập : ........
Đề ra kế hoạch tuần tới ..............
Thảo luận đề ra biện pháp thực hiện kế hoạch và khắc phục những nhược điểm trong tuần qua.
Đề xuất tuyên dương, phê bình .
Nhận xét của GV chủ nhiệm.
 __________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docGA L5 Tuan 24 Chuan.doc