Thiết kế giáo án các môn học khối 5 - Tuần 12 - Trường Tiểu học Văn Xá

Thiết kế giáo án các môn học khối 5 - Tuần 12 - Trường Tiểu học Văn Xá

TOÁN: ÔN TẬP NHÂN MỘT SỐ THẬP PHÂN VỚI 10, 100, 1000

I. Mục tiêu:

 1. Củng cố về phép nhân một số thập phân với 10, 100, 1000,

 2. Rèn kỹ năng nhân một số thập phân với 10, 100, 1000,

 - áp dụng làm bài toán có liên quan.

II- Đồ dùng:

- Vở buổi 2,sách bài tập.

III. Hoạt động dạy- học:

1. Kiểm tra bài cũ:

 - Nêu cách nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000,.?

 

doc 14 trang Người đăng hang30 Lượt xem 348Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế giáo án các môn học khối 5 - Tuần 12 - Trường Tiểu học Văn Xá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12: Thứ hai ngày 22 tháng 11 năm 2010
Toán: Ôn tập nhân một số thập phân với 10, 100, 1000
I. Mục tiêu:
	1. Củng cố về phép nhân một số thập phân với 10, 100, 1000,
	2. Rèn kỹ năng nhân một số thập phân với 10, 100, 1000,
	 - áp dụng làm bài toán có liên quan.
II- Đồ dùng : 
- Vở buổi 2,sách bài tập. 
III. Hoạt động dạy- học: 
1. Kiểm tra bài cũ:
	- Nêu cách nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000,... ?
2. Bài mới :
	Hướng dẫn học sinh làm bài tập: 
*Bài 1: Tính nhẩm:
265,45 x 10 = 32,543 x 100 =
22,345 x 100 = 5679,67 x 10 =
234,56 x 1000 = 624, 4 x 1000 =
	*Bài 2: Đặt tính rồi tính:
	a) 34,5 x 45	b) 32,28 x 45	c) 47,03 x 47
	- GV chép đề. Gọi 1 số HS trung bình.
 	- Củng cố cách nhân.
*Bài 3 : Đặt tính rồi tính:
a) 14,5 x 67	b) 78,28 x 39	c) 89,03 x 37
	- GV chép đề.
	- HS thảo luận và tìm ra kết quả.
	- Gọi 1 số HS lên bảng trình bày.
	* Bài 4: Một can chứa 10 l dầu hoả. Biết một lít dầu hoả cân nặng 0,8 kg, can rỗng cân nặng 1,3 kg. Hỏi can dầu đó cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam?
	- GV hướng dẫn HS tự làm và chữa bài.
	- GV nhận xét, củng cố.
3- Củng cố dặn dò:
	- Nhận xét tiết học.
	- Về nhà ôn lại cách nhân số thập phân với số tự nhiên.
Lịch sử: Ôn tập bài 11
I. Mục tiêu:
1. Ôn tập & củng cố các kiến thức về lịch sử bài 11.
2. Rèn kỹ năng làm bài cho HS.
3. Giáo dục lòng yêu thích học môn lịch sử
II. Đồ dùng dạy học: 
	- Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy học:
	A. Ôn tập củng cố kiến thức:
	- Hãy nêu các sự kiện lịch sử trong giai đoạn từ năm 1858 - 1945?
- GV gọi từng HS trả lời.
- HS khác nhận xét bổ sung.
- GV kết luận, củng cố lại kiến thức.
B.Thực hành:
	- T: Nêu bài tập yêu cầu HS thực hành.
	- HS nêu miệng bài làm của mình.
- T: Nhận xét chữa chung.
*Hướng dẫn HS thực hành:
Nối ô bên trái với ô bên phải sao cho phù hợp.
Chủ trương canh tân đất nước để làm cho dân giàu nước mạnh..
Trương Định 
Lãnh đạo cuộc phản công quân Pháp ở kinh thành Huế..
Nguyễn Trường Tộ
Chủ trương dựa vào Nhật để đánh đuổi giặc Pháp.
Lãnh đạo nhân dân Nam Kỳ khởi nghĩa vũ trang.
Ra nước ngoài tìm đường cứu nước.
Tôn Thất Thuyết
Phan Bội Châu
Nguyễn Tất Thành
	C. Tổng kết- Dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Chuẩn bị tiết sau.
Luyện từ và câu: Ôn Luyện tập về quan hệ từ
I. Mục tiêu:
	 1. Củng cố cho HS hiểu từ như thế nào là từ chỉ quan hệ, tác dụng của nó.
	 2. Biết chỉ ra tác dụng của "quan hệ từ" trong văn bản.
	 3. Giáo dục HS dùng "quan hệ từ" đúng văn cảnh.
II- Đồ dùng :
	- Bảng phụ chép bài 1, 2.
III. Hoạt động dạy- học: 
	1. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu một số quan hệ từ, lấy VD ?
	2. Bài mới :
	Hướng dẫn học sinh làm bài tập :
	*Bài 1: 
	- GV treo bảng phụ.
 	- HS đọc bài, tìm "quan hệ từ" và cho biết mỗi quan hệ từ nối những từ ngữ nào trong câu.
	- HS lên bảng làm vào bảng phụ, HS cả lớp làm vào vở BT.
	*Bài 2: 
	- GV treo bảng phụ.
 	- HS đọc bài, điền quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống.
	a) "trên" .
	b) "nhưng", "ở", "của" .
	c) "thì", "thì". 
	d) "và", "nhưng".
	*Bài 3: Đặt câu với mỗi quan hệ từ: mà, thì, bằng.
	- HS làm bài vào vở và chữa bài.
- GV nhận xét.
*Bài 4: 
	a) Đặt câu có dùng cặp từ chỉ quan hệ: "vì. nên"
	b) Đặt câu có dùng cặp từ chỉ quan hệ: "chẳng những mà còn"
	c) Đặt câu có dùng cặp từ chỉ quan hệ: "Nếu . thì "
	- HS chuẩn bị theo nhóm.
	- Đại diện nhóm trình bày.
 	- Cả lớp nhận xét.
- HS làm bài vào vở.
3- Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
- Chuẩn bị tiết sau.
Thứ ba ngày 23 tháng 11 năm 2010
Tập làm văn: ôn văn tả cảnh
I. Mục tiêu:
	1. Củng cố các bước lập dàn ý bài văn tả cảnh.
	2. Rèn kỹ năng viết văn tả cảnh.
	3. Giáo dục HS ý thức học tập.
II. Đồ dùng :
	- Dàn ý bài văn.
III. Hoạt động dạy- học: 
A. Kiểm tra bài cũ:
	- Nêu các bước lập dàn ý bài văn tả cảnh ?
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài :
Đề bài: Em hãy tả ngôi trường gắn bó với em trong nhiều năm qua.
	2. GV hướng dẫn HS làm bài.
	- HS đọc đề bài.
	- Xác định yêu cầu của đề.
	- GV hướng dẫn HS lập dàn ý:
	+ Mở bài: Giới thiệu về ngôi trường em đang học.
	+ Thân bài:
	- Tả bao quát về ngôi trường, khuôn viên trường, các phòng học,
	- Tả chi tiết về cổng trường, sân trường, lớp học, phòng làm việc của các thầy cô giáo, sân chơi,.. đan xen tả một số hoạt động vui chơi, học tập,.
	+ Kết luận: Nêu cảm nghĩ của em về ngôi trường.
- HS tự làm bài.
- GV quan sát, giúp đỡ HS yếu.
- HS đọc bài, chữa bài.
- GV nhận xét, chấm điểm.
C. Củng cố, dặn dò:
	- Nhận xét tiết học.
	- Về nhà làm tiếp để chuẩn bị tiết sau.
địa lý: Ôn tập bài 11
I. Mục tiêu:
1. Ôn tập & củng cố các kiến thức về địa lý bài 11.
2. Rèn kỹ năng làm bài cho HS.
3. Giáo dục lòng yêu thích học môn địa lí.
II. Đồ dùng dạy học: 
	- Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy học:
	A. Ôn tập củng cố kiến thức:
Địa lý:
- Ngành lâm nghiệp nước ta gồm những hoạt động chính nào?
	- HS nêu- HS khác nhận xét- bổ sung.
	- GV kết luận củng cố lại kiến thức.
B.Thực hành:
	- T: Nêu bài tập yêu cầu HS thực hành.
	- HS nêu miệng bài làm của mình.
- T: Nhận xét chữa chung.
* Hướng dẫn HS thực hành:
 Hoàn thành bảng sau:
Ngành 
Vùng phân bố chủ yếu
Lâm nghiệp
Thuỷ sản
.
.
	C. Tổng kết- Dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Chuẩn bị tiết sau.
Tự học:Rèn chữ
(hs viết rèn chữ đoạn 1 bài:Mùa thảo quả)
Thứ tư ngày 24 tháng 11 năm 2010
Toán: Ôn tập: Nhân một số thập phân với một số thập phân
I) Mục tiêu:
1. Ôn tập, củng cố để HS nắm chắc cách nhân một số thập phân với một STP.
2. Rèn kỹ năng trình bày bài cho HS.
3. Vận dụng vào làm bài tập.
II) Chuẩn bị:
+, GV: Nội dung ôn tập.
+, HS: Ôn lại cách nhân 1 STP với 1 số thập phân.
III) Lên lớp:
A) Ôn tập, củng cố kiến thức:
- Cho HS nêu cách nhân 1 số thập phân với 1 STP.
- HS thực hiện ví dụ: 5,63 x 0,368
- HS cả lớp & GV nhận xét kết luận chung.
B) Bài tập thực hành:
- Hình thức:
+ GV ra bài tập.
+ Hs cả lớp làm vào vở- HS lên bảng chữa bài.
+ HS cả lớp & GV nhận xét chữa bài.
+ Gv củng cố lại cách nhân 1 số thập phân với 1 STP cho HS.
- Bài tập:
*Bài 1: Đặt tính & tính kết quả:
 29,53 x 36,43	45,46 x 4,3
 42,6 x 3,56	7,6 x 12,45
*Bài 2: Tìm x:
 x : 5,6 = 10, 8	60,3 + x = 73
 x : 65,7 = 8,7	86 - x = 2,8
*Bài 3: Tính bằng cách thuận tiện nhất:
a) 55,2 x 5,24 + 4,76 x 5,24	
b) 67,7 + 6,84 + 3,16 x 10
*Bài 4: Một cửa hàng bán vải, ngày thứ nhất bán được 32,75 m vải. Ngày thứ hai bán được gấp 2,5 lần ngày thứ nhất. Hỏi cả hai ngày cửa hàng đó bán được bao nhiêu m vải?
C) Củng cố, dặn dò:
- HS nêu lại cách cộng hai số thập phân.
- Dăn HS về nhà ôn lại bài & hoàn thành các bài tập trong vở bài tập toán.
_________________________________________
Kỹ thuật: thực hành Rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống
I. Mục tiêu:
HS cần phải:
1. Nêu được tác dụng của việc rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình.
2. Biết cách rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình,
3. Có ý thức giúp gia đình.
II. Đồ dùng dạy học :
- Một số bát, đũa và dụng cụ, nước rửa bát (chén).
III. Nội dung :
A. Kiểm tra bài cũ:
- HS nhắc lại kiến thức về cách bày dọn bữa ăn trong gia đình. 
B. Dạy bài mới: 
1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2. Các hoạt động dạy – học chủ yếu :
a. Hoạt động 1: Tìm hiểu mục đích, tác dụng của việc rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống:
- HS nêu tên các dụng cụ nấu ăn và ăn uống thường dùng (đã học ở bài 7).
- Hướng dẫn HS đọc nội dung mục 1(SGK) và đặt câu hỏi để HS nêu tác dụng của việc rửa dụng cụ nấu, bát, đũa sau bữa ăn. GV nêu vấn đề: Nếu như dụng cụ nấu ăn, bát, đũa không được rửa sạch sau bữa ăn thì sẽ như thế nào?
- Nhận xét và tóm tắt nội dung của hoạt động 1: Bát, đũa, thìa, đĩa sau khi được sử dụng để ăn uống nhất thiết phải được cọ rửa sạch sẽ, không để lưu cữu qua bữa sau hoặc qua đêm. Rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống không những làm cho các dụng cụ đó sạch sẽ, khô ráo, ngăn chặn được vi trùng gây bệnh mà còn có tác dụng bảo quản, giữ cho các dụng cụ không bị hoen rỉ.
b. Hoạt động 2: Tìm hiểu cách rửa sạch dụng nấu ăn và ăn uống:
- HS mô tả cách rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống sau bữa ăn ở gia đình.
- Hướng dẫn HS quan sát hình, đọc nội dung mục 2(SGK) và đặt câu hỏi để yêu cầu HS so sánh cách rửa bát ở gia đình với cách rửa bát được trình bày trong SGK .
- Nhận xét và hướng dẫn HS các bước rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống theo nội dung SGK . GV lưu ý HS một số điểm sau khi rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống
GV thực hiện một số thao tác minh hoạ cho HS hiểu rõ hơn cách thực hiện.
- Hướng dẫn HS về nhà giúp đỡ gia đình rửa bát.
c. Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập:
- Sử dụng câu hỏi cuối bài để đánh gía kết quả học tập của HS.
- GV nêu đáp án của bài tập. HS đối chiếu kết quả làm bài tập với đáp án để tự đánh giá kết quả học tập của mình.
- HS báo cáo kết quả tự đánh giá.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS.
C. dặn dò:
- GV động viên HS tham gia giúp đỡ gia đình rửa bát sau bữa ăn.
- Về ôn kiến thức của chương 1 , chuẩn bị một số tranh ảnh có liên quan ỏ chương 1.
Tập làm văn: Ôn: Luyện tập làm đơn
I. Mục tiêu:
	1. Củng cố kiến thức về cách viết đơn.
	2. Viết được 1 lá đơn (kiến nghị) đúng thể thức, ngắn gọn, rõ ràng, thể hiện đầy đủ các nội dung cần thiết. 
	3. Rèn kỹ năng viết đơn cho HS.
II. Đồ dùng :
	- Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy- học: 
A. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu phần chính của một lá đơn ?
2. Bài mới :
	Hướng dẫn học sinh làm bài tập :
	Đề bài: Hãy viết một lá đơn xin nghỉ học.
	- HS đọc đề, xác định yêu cầu của đề.
- GV cho HS trình bày lại các phần chính của một lá đơn.
- Những phần chính trong đơn:
+ Tên của đơn.
+ Nơi nhận đơn.
+ Giới thiệu bản thân.
+ Nội dung chính cần trình bày .
+ Kiến nghị
+ Cảm ơn.
	- GV cho HS làm việc cá nhân. 
	- GV hướng dẫn, giúp đỡ HS yếu. 
	- 1 số HS đọc bài làm của mình.
 	- Lớp nhận xét, đánh giá bằng điểm.
3. Củng cố, dặn dò:
	- Nhận xét tiết học.
	- Chuẩn bị tiết sau.
Toán: Ôn tập
I. Mục tiêu:
	1. Củng cố về các phép tính cộng, trừ, nhân số thập phân.
	2. Rèn kỹ năng thực hiện các phép tính.
	3. Giáo dục HS học tốt môn toán.
II- Đồ dùng :
	- Vở buổi 2.
III. Hoạt động dạy- học: 
1. Kiểm tra bài cũ:
	- Nêu cách nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000,... ?
2. Bài mới :
	Hướng dẫn học sinh làm bài tập: 
	*Bài 1: Tính:
	a) 653,38 + 96,92 = 	b) 52,8 x 6,3 = 
	 35,069 - 14,235 = 	 17,15 x 4,9 = 
	- GV chép đề.
	- Gọi 1 số HS trung bình làm bài.
 	- Củng cố cách thực hiện phép tính.
	*Bài 2: Tính bằng 2 cách:
	a) (22,6 + 7,4) x 30,5
	b) (12,03 - 2,03) x 5,4
	- GV chép đề.
 	- HS thảo luận và tìm ra kết quả.
	- Gọi 1 số HS lên bảng trình bày.
	*Bài 3: Mua 2l mật ong phải trả 160 000 đồng. Hỏi mua 4,5l mật ong cùng loại phải trả bao nhiêu tiền ?
	- GV hướng dẫn HS tự làm và chữa bài.
*Bài 4: Tìm số tự nhiên x biết:
	3,4 x x < 12
- GV hướng dẫn HS tự làm và chữa bài.
	- GV nhận xét, củng cố.
3- Củng cố dặn dò:
	- Nhận xét tiết học.
	- Về nhà ôn lại cách nhân số thập phân với số tự nhiên.
Lịch sử, địa lý: Ôn tập bài 11
I. Mục tiêu:
1. Ôn tập & củng cố các kiến thức về lịch sử, địa lý bài 11.
2. Rèn kỹ năng làm bài cho HS.
3. Giáo dục lòng yêu thích học môn lịch sử, địa lí.
II. Đồ dùng dạy học: 
	- Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy học:
	A. Ôn tập củng cố kiến thức:
	1. Lịch sử:
	- Hãy nêu các sự kiện lịch sử trong giai đoạn từ năm 1858 - 1945?
- GV gọi từng HS trả lời.
- HS khác nhận xét bổ sung.
- GV kết luận, củng cố lại kiến thức.
2. Địa lý:
- Ngành lâm nghiệp nước ta gồm những hoạt động chính nào?
	- HS nêu- HS khác nhận xét- bổ sung.
	- GV kết luận củng cố lại kiến thức.
B.Thực hành:
	- T: Nêu bài tập yêu cầu HS thực hành.
	- HS nêu miệng bài làm của mình.
- T: Nhận xét chữa chung.
B. Hướng dẫn HS thực hành:
*Bài 1: Nối ô bên trái với ô bên phải sao cho phù hợp.
Trương Định 
Lãnh đạo cuộc phản công quân Pháp ở kinh thành Huế..
Nguyễn Trường Tộ
Chủ trương dựa vào Nhật để đánh đuổi giặc Pháp.
Lãnh đạo nhân dân Nam Kỳ khởi nghĩa vũ trang.
Ra nước ngoài tìm đường cứu nước.
Chủ trương canh tân đất nước để làm cho dân giàu nước mạnh..
Tôn Thất Thuyết
Phan Bội Châu
Nguyễn Tất Thành
* Bài 2: Hoàn thành bảng sau:
Ngành 
Vùng phân bố chủ yếu
Lâm nghiệp
Thuỷ sản
.
.
	C. Tổng kết- Dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Chuẩn bị tiết sau.
Thứ năm ngày 26 tháng 11 năm 2009
Toán: Ôn tập: Nhân một số thập phân với một số thập phân
I) Mục tiêu:
1. Ôn tập, củng cố để HS nắm chắc cách nhân một số thập phân với một STP.
2. Rèn kỹ năng trình bày bài cho HS.
3. Vận dụng vào làm bài tập.
II) Chuẩn bị:
+, GV: Nội dung ôn tập.
+, HS: Ôn lại cách nhân 1 STP với 1 số thập phân.
III) Lên lớp:
A) Ôn tập, củng cố kiến thức:
- Cho HS nêu cách nhân 1 số thập phân với 1 STP.
- HS thực hiện ví dụ: 5,63 x 0,368
- HS cả lớp & GV nhận xét kết luận chung.
B) Bài tập thực hành:
- Hình thức:
+ GV ra bài tập.
+ Hs cả lớp làm vào vở- HS lên bảng chữa bài.
+ HS cả lớp & GV nhận xét chữa bài.
+ Gv củng cố lại cách nhân 1 số thập phân với 1 STP cho HS.
- Bài tập:
*Bài 1: Đặt tính & tính kết quả:
 69,53 x 36,43	55,46 x 4,3
 42,6 x 3,56	7,6 x 12,45
*Bài 2: Tìm x:
 x : 5,6 = 10, 8	7,3 + x = 73
 x : 65,7 = 8,7	86 - x = 2,8
*Bài 3: Tính bằng cách thuận tiện nhất:
a) 55,2 x 5,24 + 4,76 x 5,24	
b) 67,7 + 6,84 + 3,16 x 10
*Bài 4: Một cửa hàng bán vải, ngày thứ nhất bán được 32,75 m vải. Ngày thứ hai bán được gấp 2,5 lần ngày thứ nhất. Hỏi cả hai ngày cửa hàng đó bán được bao nhiêu m vải?
C) Củng cố, dặn dò:
- HS nêu lại cách cộng hai số thập phân.
- Dăn HS về nhà ôn lại bài & hoàn thành các bài tập trong vở bài tập toán.
_________________________________________
Toán: Ôn tập
I. Mục tiêu:
	1. Củng cố về phép nhân hai số thập phân.
	2. Rèn kỹ năng cộng, trừ và nhân hai số thập phân.
	3. Giáo dục HS học tốt môn toán.
II- Đồ dùng :
	- Vở buổi 2.
III. Hoạt động dạy- học: 
 	1.Kiểm tra bài cũ :
	- Nêu cách nhân hai số thập phân ?
2. Bài mới :
	Hướng dẫn học sinh làm bài tập: 
	*Bài 1: Đặt tính rồi tính:
	a) 4,25 x 2,8	b) 19,28 x 3,5	c) 0,57 x 4,75
- GV chép đề.
	- Gọi 1 số HS trung bình.
 	- Củng cố cách nhân hai số thập phân.
*Bài 2: Tìm x:
x : 1,5 = 3,45
x : 23,4 = 12,8
- HS làm bài, chữa bài.
- Nêu cách tìm số bị chia.
*Bài 2: Một vườn hoa hình chữ nhật có chiều rộng 18,5m, chiều dài gấp 5 lần chiều rộng. Hỏi diện tích vườn hoa đó bằng bao nhiêu mét vuông ?
	- GV chép đề.
	- Gọi 1 số HS lên bảng.
	- HS làm bài, chữa bài. 
*Bài 3: Có một ô tô chở lương thực về kho. Ngày đầu ô tô đó chở được 8 chuyến, mỗi chuyến 3,5 tấn. Ngày thứ hai chở được 10 chuyến, mỗi chuyến 2,7 tấn. Hỏi trong cả hai ngày ô tô đó chở được bao nhiêu tấn lương thực về kho ?
	- GV hướng dẫn HS tự làm và chữa bài.
	- GV nhận xét, củng cố.
*Bài 4: Tính bằng cách thuận tiện nhất:
a) 3,2 x 2,5 + 6,8 x 2,5 =	
b) 45,67 + 45,67 x 9 =
3- Củng cố dặn dò:
	- Nhận xét tiết học.
	- Về nhà ôn lại cách cộng, trừ, nhân, chia hai số thập phân.
 Thứ hai ngày 23 tháng 11 năm 2009
 BGH Ký duyệt:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 12 buoi 2.doc