Thiết kế giáo án các môn học khối 5 - Tuần 9 - Trường TH - THCS Hòa Trung

Thiết kế giáo án các môn học khối 5 - Tuần 9 - Trường TH - THCS Hòa Trung

Tập đọc

CÁI GÌ QUÝ NHẤT ?

I.Mục đích, yêu cầu:

+Đọc lưu loát và bước đầu đọc diễn cảm toàn bài.

-Đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời nhân vật. (Hùng, Quý, Nam, Thầy giáo ).

-Diễn tả sự tranh luận sôi sục của 3 bạn: Giọng giảng giải ôn tồn rành rẽ, chân tình và giàu sức thuyết phục của thầy giáo.

+Hiểu các từ ngữ trong bài; phân biệt được nghĩa của hai từ: Tranh luận, phân giải

-Nắm được vấn đề tranh luận (Cái gì quý nhất) và ý được khẳng định: người lao động là quý nhất.

II. Chuẩn bị :- Tranh minh họa bài đọc trong SGK.

 - Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc diễn cảm.

 

doc 22 trang Người đăng hang30 Lượt xem 281Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án các môn học khối 5 - Tuần 9 - Trường TH - THCS Hòa Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9
Soạn : 11 / 10 /2009 Dạy: Thứ hai ngày 12tháng 10 năm 2009
Tập đọc 
CÁI GÌ QUÝ NHẤT ?
I.Mục đích, yêu cầu: 
+Đọc lưu loát và bước đầu đọc diễn cảm toàn bài.
-Đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời nhân vật. (Hùng, Quý, Nam, Thầy giáo ).
-Diễn tả sự tranh luận sôi sục của 3 bạn: Giọng giảng giải ôn tồn rành rẽ, chân tình và giàu sức thuyết phục của thầy giáo.
+Hiểu các từ ngữ trong bài; phân biệt được nghĩa của hai từ: Tranh luận, phân giải
-Nắm được vấn đề tranh luận (Cái gì quý nhất) và ý được khẳng định: người lao động là quý nhất.
II. Chuẩn bị :- Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
 - Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc diễn cảm.
III.Hoạt động dạy và học : 
1.Bài cũ : -Gọi 3 em Đọc thuộc những câu thơ em thích trong bài Trước cổng trời trả lời câu hỏi về bài đọc.
 -Nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới : Giới thiệu bài.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: Luyện đọc
+ Gọi 1 HS khá đọc toàn bài.
+ GV chia bài : 3 phần
-Phần 1 gồm đoạn 1, 2 ( từ đầu đến sống được không?)
-Phần 2 gồm đoạn 3, 4, 5 (từ Quý và Namphân giải) -Phần 3 (còn lại.)
+ Cho HS đọc nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài. (đọc 2-3 lượt)
GV theo dõi và sửa lỗi phát âm cho từng em đọc chưa đúng.
+ Yêu cầu 1 HS đọc mục chú giải, tìm hiểu nghĩa các từ khó.
+ Yêu cầu HS luyện đọc trong nhóm bàn.
GV đọc mẫu: Đọc với giọng kể, đọc nhấn giọng ở những từ ngữ quan trọng trong ý kiến của từng nhân vật
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
H: Theo Hùng, Quý, Nam, cái quý nhất trên đời là gì?
H: Lí lẽ của mỗi bạn đưa ra để bảo vệ ý kiến của mình như thế nào?
(Khi HS phát biểu GV nhớ ghi tóm tắt ý các em đã phát biểu).
H: Vì sao thầy giáo cho rằng người lao động mới là quý nhất?
H: Theo em, khi tranh luận, muốn thuyết phục người khác thì ý kiến đưa ra phải thế nào? Thái độ tranh luận phải ra sao?
H: Chọn tên khác cho bài văn và nêu lí do vì sao em chọn tên gọi đó ?
H: Bài khẳng định điều gì ? 
Hoạt động 3: HD đọc diễn cảm
+ Gọi 1 HS đọc toàn bài.
+ GV đọc diễn cảm (đoạn 1)
+ GV treo bảng phụ có ghi đoạn văn.
+ Gọi 5 HS nối tiếp nhau đọc toàn bài.
+ Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 1.
+ Yêu cầu HS đọc diễn cảm theo bàn.
+ Tổ chức cho HS thi đọc theo vai
+ GV cùng HS nghe, nhận xét bình chọn ghi điểm.
-1 HS khá đọc toàn bài. Cả lớp đọc thầm .
-HS dùng viết chì đánh dấu đoạn.
+ HS đọc nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài.Lớp đọc thầm.
+ 1 HS đọc chú giải, lớp theo dõi và hiểu các từ khó. 
+ Luyện đọc trong nhóm bàn.
+ Lớp theo dõi GV đọc mẫu.
+1 HS đọc to đoạn 1, 2 lớp đọc thầm.
- Hùng : lúa gạo.
-Quý: vàng 
-Nam: thì giờ 
-Hùng: Lúa gạo nuôi con người.
-Quý: Có vàng là có tiền sẽ mua đợc lúa gạo.
-Nam: Có thì giờ mới làm ra được lúa gạo, vàng bạc.
+1 HS đọc to, lớp đọc thầm đoạn 3
-Vì nếu không có người lao động thì không có lúa gạo vàng bạc và thì giờ cũng trôi qua một cách vô vị.
-Ý kiến mình đưa ra phải có khả năng thuyết phục đối tượng nghe, người nói phải có thái độ bình tĩnh khiêm tốn.
- Cuộc tranh luận thú vị, Ai có lí ,.
Đại ý: Bài văn thuật lại cuộc tranh luận thú vị giữa ba bạn nhỏ và khẳng định người lao động là quý nhất.
+ 1 HS đọc toàn bài. Cả lớp nghe nhân xét.
+ Lắng nghe GV đọc mẫu.
+ 1 HS đọc đoạn 1, nhận xét bạn đọc và nêu cách đọc.
+ 5 HS nối tiếp nhau đọc bài.
+ HS đọc diễn cảm theo bàn.
+ Mỗi nhóm 5 em lên thi đọc theo vai.
+ HS nghe nhận xét bình chọn.
3.Củng cố- Dặn dò: -Nhận xét tiết học.Về tiếp tục luyện đọc toàn bài, chuẩn bị bàisau. 
----------------------------------------
Mĩ thuật: CÓ GV CHUYÊN DẠY
Đạo đức TÌNH BẠN Truyện : Đôi bạn
I.Mục tiêu : Giúp HS biết :Ý nghĩa của tình bạn và quyền được kết giao bạn bè của trẻ em.
 -Đã là bạn bè phải đoàn kết, quan tâm, giúp đỡ nhau những lúc khó khăn, hoạn nạn.
 -Biết tôn trọng, đoàn kết, giúp đỡ đến những người bạn của mình.
-Biết đồng tình, noi gương những bạn có hành vi tốt là phê phán những hành vi, cách đối xử không tốt trong tình bạn.
-Cư xử tốt với bạn bè trong lớp, trong trường và trong cuộc sống hằng ngày.
-Xây dựng tình bạn đẹp.Phê phán những hành vi, cách xử không tốt trong tình bạn.
III.Chuẩn bị: -Đồ dùng hoá trang để đóng vai truyện "Đôi bạn".Phiếu ghi tình huống .
III.Các hoạt động dạy - học 1.Bài cũ: Gọi 2 em : Em hãy đọc một câu ca dao, tục ngữ về chủ đề biết ơn tổ tiên ? - Em cần làm gì để xứng đáng với truyền thống biết ơn tổ tiên của gia đình, dòng họ mình ?
 -Nhận xét, đánh giá.
 2. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi đề
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động1 : Tìm hiểu câu chuyện Đôi bạn
-GV yêu cầu 1,2 HS đọc câu chuyện trong SGK.
H: Câu chuyện gồm có những nhân vật nào.
H: Khi đi vào rừng, hai người bạn đã gặp chuyện gì?
H:Chuyện gì đã xảy ra khi đó ?
H: Khi con gấu bỏ đi, người bạn bị bỏ rơi lại đã nói gì với người bạn kia?
H: Theo em, khi đã là bạn bè chúng ta cần cư xử với nhau như thế nào? Vì sao lại phải cư xử như thế?
-KL: Khi đã là bạn bè, chúng ta cần 
Hoạt động 2 : Trò chơi Sắm Vai.
+GV yêu cầu các nhóm thảo luận, chuẩn bị đóng vai.
- Dựa vào câu chuyện trong SGK, các em hãy đóng vai các nhân vật trong chuyện để thể hiện được tình bạn đẹp của đôi bạn.
 -GV nhận xét, khen các nhóm giải quyết đúng tình huống và diễn hay, khuyến khích nhóm còn yếu.
-GV gọi 2,3 HS đọc ghi nhớ trong SGK.
Hoạt động 3: Thực hành làm BT2
-Phát phiếu cho HS trao đổi và trình bày cách ứng xử 
-GV nhận xét và kết luận về cách ứng xử phù hợp trong mỗi tình huống.
Hoạt động 4: Đàm thoại.
-GV tổ chức cho HS làm việc cả lớp.
H: Lớp ta đã đoàn kết chưa?
H: Em hãy kể những việc đã làm và sẽ làm để có một tình bạn tốt đẹp.
H: Hãy kể cho các bạn cùng lớp nghe một tình bạn đẹp mà em thấy?
+Theo em, trẻ em có quyền được tự do kết bạn không? Em biết điều đó từ đâu?
KL: Trong cuộc sống mới chúng ta ai cũng cần phải có bạn bè.
+HS hoạt động cả lớp.
-1-2 HS đọc cho cả lớp nghe.
-3 nhân vật đó là đôi bạn và con gấu.
-Gặp một con gâú.
- 1người bạn đã bỏ chạy..
-Nói với người kia là “Ai bỏ bạn trong lúc hiểm nghèo để chạy thoát thân là kẻ tồi tệ”
-Cần phải yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Khi đã làm bạn chúng ta cần phải giúp nhau vượt qua khó khăn.
-Nghe.
-HS làm việc theo nhóm.
-HS thực hiện.
-1, 2 nhóm lên biểu diễn trước lớp.
-2-3 HS đọc ghi nhớ.
-HS trao đổi với bạn bên cạnh 
-Trình bày cách ứng xử trong mỗi tình huống và giải thích lí do. Cả lớp nhận xét, bổ sung.
-HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
-Lớp chúng ta rất đoàn kết.
-Tuỳ theo HS
-HS kể.
-Trẻ em có quyền được tự do kết bạn. Em biết điều đó từ bố mẹ, sách báo, trên truyền hình.
-Nghe.
3.Củng cố- Dặn dò: -Nhận xét giờ học.Về học thuộc lòng ghi nhớ trong SGK, và sưu tầm những câu chuyện tấm gương những câu ca dao, tục ngữ về tình bạn.
-Yêu cầu HS làm phiếu tự điều tra bản thân về những việc mình đã làm, chưa làm và nên làm để có một tình bạn đẹp.
Toán 
LUYỆN TẬP.
I.Mục tiêu: Giúp học sinh: Nắm vững cách viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân trong trường hợp đơn giản.
-Luyện kĩ năng viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
II.Chuẩn bị : Bảng phụ.	
III.Các hoạt động dạy – học 1.Bài cũ:- Gọi 2 em Lớp làm vào nháp.
 -Viết số thập phân vào chỗ chấm:
 6m5cm =  m; 10dm2cm = dm
 -Nhận xét, ghi điểm.
 2.Bài mới: Giới thiệu bài, ghi đề
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện tập
Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
-Chữa bài yêu cầu HS nêu cách làm
-Để thực hiện bài tập này em làm như thế nào?
Bài 2: 
-GV treo đề lên bảng yêu cầu HS đọc và nêu yêu cầu đề.
- GV ghi bài mẫu lên bảng, cho HS đọc và phân tích bài mẫu.
 -Nhìn theo mẫu, tự làm bài 
- Nhận xét ghi điểm. Sửa bài theo kết quả đúng
Bài 3: 
-Yêu cầu HS thực hiện tương tự như bài 1.
-Gọi HS nêu yêu cầu của bài
-Tổ chức thi làm nhanh .
-Nhận xét ghi điểm.
Bài 4: 
-Tổ chức HS thảo luận cách làm bài theo bàn.
-Cho các nhóm làm vào phiếu lớn lên dán bảng lớp. 
-Chữa bài yêu cầu các nhóm nói rõ cách làm.
-Nhận xét cho điểm các nhóm.
+HS đọc yêu cầu của bài tập
-3HS lên bảng làm, lớp làm bài vào vở.
-Nhận xét sửa.
-Đổi thành hỗn số với đơn vị cần chuyển sau đó viết dưới dạng số thập phân.
+Đọc nêu yêu cầu
-Tự thực hiện như bài mẫu.
-HS làm bài cá nhân 2 em lên làm bảng
 -Một số HS đọc kết quả.
-Đổi vở kiểm tra cho nhau.
-Nhận xét sửa bài.
+Đọc nêu yêu cầu
-Theo nối tiếp dọc lên điền kết quả
-Sửa bài nêu cách làm của mình.
-Lớp nhận xét, sửa chữa.
-Từng bàn thảo luận tìm ra cách làm.
-Đây là bài toán ngược lại của bài toán 1.
-Làm theo đúng thứ tự ngược lại.
-Đưa về hỗ số.
-Đưa về số đo có đơn vị phức hợp hoặc đơn vị đơn .
-Đại diện nêu. lớp nhận xét bổ sung.
3. Củng cố – dặn dò: -Gọi HS nêu kiến thức của tiết học.
 -Về làm bài lại vào vở.
-------------------------------------
Soạn : 12 / 10 /2009 Dạy : Thứ ba ngày 13 tháng 10 năm 2009
Chính tả (Nhớ –viết)
TIẾNG ĐÀN BA - LA- LAI - CA TRÊN SÔNG ĐÀ
Phân biệt âm đầu l/n, âm cuối n/ng.
I.Mục đích, yêu cầu: 
- Nhớ và viết lại đúng chính tả bài thơ Tiếng đàn ba – la- lai –ca trên sông Đà.Trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ theo thể thơ tự do.
- Ôn lại cách viết nhữn ...  nêu theo ý hiểu của mình.
-Nghe.
-HS nêu: . cho biết mật độ dân số của môt số nước ĐNÁ.
-HS so sánh.
-Mật độ dân số nước ta lớn hơn gần 6 lần mật độ dân số thế giới, lớn hơn 3 lần mật độ dân số Cap-pu-chia, lớn hơn 10 lần dân số của Lào.
*Mật độ dân số VN rất cao.
3/ Sự phân bố dân cư ở Việt Nam
+2 HS cạnh nhau cùng xem lược đồ và 
-Đọc tên: lược đồ mật độ dân số VN. Lược đồ cho ta thấy sự phân bố dân cư của nước ta.
-Chỉ và nêu: .thành phố như Hà Nội, Hải phòng TPHCM.
-Vùng trung du Bắc Bộ, một số nơi ở đồng bằng ven biển miền Trung, Cao nguyên Đăk lăk.,..
- Vùng núi có mật độ dân số dưới 100.
*Dân cư nước ta tập trung đông ở đồng bằng, các đô thị lớn, thưa thớt ở vùng núi, nông thôn.
-Tạo việc làm tại chỗ. Thực hiện chuyển dân cư từ các vùng đồng bằng lên vùng núi xây dựng kinh tế mới
- HS đọc bài học SGK.
3.Củng cố- Dặn dò: - GV tổng kết tiết học. Về học bài và chuẩn bị bài sau.
Luyện từ và câu ĐẠI TỪ 
I.Mục đích, yêu cầu: Nắm được khái niệm đại từ ; nhận biết đại từ trong thực tế.
+ Bước đầu biết sử dụng đại từ thay thế cho danh từ bị dùng lặp lại trong một văn bản ngắn.
II. Đồ dùng dạy - học: - Một số tờ giấy khổ to viết nội dung bài tập 2.
 - Một số tờ giấy khổ to viết nội dung TB 3.
III.Hoạt động dạy và học : 1.Bài cũ :- Gọi 3 em 
 -Đọc đoạn văn tả một cảnh đẹp ở nơi em sinh sống(BT3)
 -Nhận xét, ghi điểm
2.Bài mới : Giới thiệu bài.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nhận xét
+Cho HS đọc yêu cầu của BT1(phần nhận xét)
-GV yêu cầu: chỉ rõ từ tớ, cậu, nó được dùng làm gì?
-Cho HS làm bài và trình bày kết quả.
-Lớp nhận xét và chốt lại ý đúng.
-GV : Những từ trên thay thế cho danh từ cho khỏi lặp lại. Những từ đó gọi là đại từ.
Bài 2:
-GV treo bảng phụ cho HS đọc và nêu các từ in đậm 
- HS trình bày, GV theo dõi, nhận xét, sửa chữavà chốt lại.
H: Những từ in đậm trong câu được dùng làm gì?
H: Những từ dùng để thay thế ấy được gọi tên là gì?
-Cho HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1:- GV treo đề bài sẵn
 -Đọc các đoạn thơ của Tố Hữu.
-Chỉ rõ những từ in đậm trong đoạn thơ chỉ ai?
-Những từ đó được viết hoa nhằm biểu lộ điều gì?
-Cho HS trình bày kết quả.
-GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
Bài 2: -Cho HS đọc yêu cầu bài tập.
-GV phát phiếu học tập yêu cầu HS gạch chân dưới những đại từ.
-HS làm GV theo dõi giúp HS yếu và chấm 1 số em.
-Sửa bài cho HS phân tích đại từ đó
Bài 3: -Cho HS đọc mẩu chuyện
 -Tìm đại từ thích hợp thay cho danh từ chuột.
-Cho HS làm việc GVdán lên bảng lớp tờ giấy khổ to đã viết sẵn câu chuyện.
-GV nhận xét và chốt lại 
-GV: Em hãy nhắc lại nội dung cần ghi nhớ.
+1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm
-Một vài HS phát biểu.
-Trong đoạn a: Các từ tớ, cậu dùng để xưng hô. 
-Trong đoạn b: Từ nó dùng để xưng hô đồng thời thay thế cho từ (chích bông)khỏi lặp lại.
+Đọc và tìm từ in đậm sau đó giải thích 
a)Đoạn a: Từ vậy thay cho từ thích, để khỏi lặp lại.
b)Đoạn b: Từ thế thay cho từ quý động từ để khỏi lặp lại.
-Thay thế cho danh từ, động từ, tính từ trong câu 
- Gọi là đại từ.
- 4 -5 HS đọc.
+1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
-HS làm việc cá nhân.
-Một số HS phát biểu ý kiến.
-Chỉ Bác Hồ.
-Biểu lộ thái độ tôn kính Bác.
+1 HS đọc to, lớp lắng nghe.
-1 HS lên bảng làm bài, HS dưới làm vào phiếu
-Lớp theo dõi nhận xét
-2 HS nhắc lại.
-Đại từ trong khổ thơ là: mày, ông, tôi, nó.
+Đọc nêu yêu cầu 
+HS tự làm bài và sửa, 1 em lên làm trên bảng lớp.
-Thay thế đại từ nó vào câu 4,5 câu chuyện sẽ hay hơn.
3.Củng cố- Dặn dò: Nhận xét tiết học.Về làm lại bài vào vở chuẩn bị bài cho tiết sau.
Toán LUYỆN TẬP CHUNG.
I.Mục tiêu: Giúp học sinh: Củng cố viết số đo độ dài, khối lượng và diện tích dưới dạng số thập phân theo các đơn vị đo khác nhau.
II.Chuẩn bị: Bảng phụ
III.Các hoạt động dạy – học: 1.Bài cũ: -Viết các số đo dưới dạng số thập phân đã học.
 3m4cm = . m ; 6m 12cm = m ; 2m2 4dm2 =  m2 
 1m2 15dm2 = m2 ; 2kg15g = . kg ; 4tạ 2kg =  tạ
 -Nhận xét chung và cho điểm
2.Bài mới : Giới thiệu bài, ghi đề.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện tập
Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
-Chữa bài yêu cầu HS nêu cách làm
-Để thực hiện bài tập này em làm như thế nào?
Bài 2: -GV treo đề lên bảng yêu cầu HS đọc và nêu yêu cầu đề. 
 -GV và HS phân tích bài mẫu.
-Cho HS làm theo mẫu.
- Nhận xét ghi điểm. Sửa bài theo kết quả đúng
Bài 3: 
-Gọi HS nêu yêu cầu của bài
-Tổ chức thi làm nhanh .
-Nhận xét ghi điểm.
Bài 4: Tổ chức tương tự BT3
Bài 5:GV treo tranh như hình trong SGK
-Túi cam nặng bao nhiêu?
-Quan quan sát 2 đĩa cân đã thăng bằng chưa? để biết túi cam cân nặng bao nhêu nhìn vào đâu?
-Nhận xét chữa bài
-Gọi 1 em lên làm, dưới làm vở
-Nhận xét chấm bài
+HS đọc yêu cầu của bài tập
-4 HS lần lượt lên bảng làm, lớp làm bài vào vở.
-Nhận xét sửa.
+Đọc nêu yêu cầu
 -HS làm bài cá nhân 1 em lên làm bảng
 -Một số HS đọc kết quả.
-Đổi vở kiểm tra cho nhau.
-Nhận xét sửa bài.
+Đọc nêu yêu cầu.
-3 HS nối tiếp lên điền kết quả
-Sửa bài nêu cách làm của mình.
-Lớp nhận xét, sửa chữa.
+1HS đọc lại yêu cầu bài tập.
-Từng bàn thảo luận tìm ra cách làm.
-1HS lên bảng làm bài. Lớp làm bài vào vở.
-1kg 800g = 1800g
- 1kg 800g = 1,8kg
3.Củng cố – dặn dò: - Nhắc lại kiến thức vừa luyện tập
 -Về nhà làm bài. Chuẩn bị: Luyện tập chung.
SINH HOẠT TẬP THỂ
I.Mục tiêu
+ Đánh giá, nhận xét các hoạt động trong tuần 8 vừa qua. Giúp cho các em nhận ra những ưu, khuyết điểm trong tuần để có hướng khắc phục và phát huy.Đồng thời xây dựng được kế hoạch công việc cho tuần 9
+ Rèn cho học sinh có thói quen mạnh dạn, ý thức học tập tự giác và phát huy được tinh thần đoàn kết trong lớp cũng như trong nhà trường. 
II. Biện pháp tổ chức:
Hoạt động 1: Đánh giá, nhận xét các hoạt động ở tuần 9.
 a) Các tổ trưởng lên đánh giá thi đua của tổ trong tuần.( Ưu, Nhược )
b) Lớp trưởng báo cáo các hoạt động của lớp trong tuần:
+ Chuyên cần học tập.(học bài và làm bài ở nhà, hăng say phát biểu xây dựng bài
+Ý thức giữ kỷ luật trong lớp. 
 - Đề nghị tuyên dương các bạn có nhiều tiến bộ, có nhiều thành tích trong học tập.
 - Đề nghị phê bình những bạn chưa tiến bộ, còn hay bị nhắc nhở. 
c) GV nhận xét và đánh giá từng hoạt động ở lớp trong tuần.
Ưu điểm :
* Về nề nếp: Duy trì và thực hiện tốt. Trong tuần vẫn còn có lác đác vài em nghỉ học. Tuy nhiên các bạn nghỉ học đều có lí do.
* Về học tập: Nhìn chung đi đầy đủ, Nắm bài tương đối tốt. Nhiều em có ý thức học tập.
* Xây dựng bài sôi nổi .
* Các hoạt động khác: Có nhiều tiết học tốt chào đón thầy cô về dự giờ thăm lớp. Tham gia sinh hoạt Đội đầy đủ. Có tinh thần giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn. Giữ vệ sinh trường lớp sạch.
Nhược điểm : Một số vở viết chưa cẩn thận, chữ viết xấu, cẩu thả.
- Trong học tập chưa có sự cố gắng, còn nói chuyện trong giờ học.
- Một số em chuẩn bị bài chưa chu đáo.
-Các khoản tiền đóng vẫn còn chậm.
Hoạt động 2: Kế hoạch tuần 10 (từ 19/10 – 23/10)
+ Tiếp tục duy trì tốt nề nếp và chuyên cần.
+ Tiếp tục thi đua giữ vững sĩ số.
+ Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp. 
+ Ôn tập tốt để thứ tư kiểm tra khảo sát đề của bộ
+ Thực hiện ôn bài vào 15 phút đầu giờ.
+ Tập văn nghệ chuẩn bị cho ngày 20/11.
+ Đóng các khoản tiền theo quy định.
-----------------------------------------------
–Ë—–Ë—–Ë—–Ë—–Ë—–Ë—–Ë—–Ë—–Ë—
Kĩ thuật
THÊU CHỮ V (Tiết 2)
I.Mục tiêu: HS cần phải:
- Biết cách thêu chữ V và ứng dụng của thêu chữ V.
- Thêu được các mũi thêu chữ V đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
- Rèn luyện đôi tay khéo léo và tính cẩn thận.
II.Chuẩn bị: - Mẫu thêu chữ V 
 - Một số sản phẩm trang trí bằng mũi thêu chữ V (váy, áo, khăn tay, ).
 - Vật liệu và dụng cụ cần thiết:
 + Một mảnh vải trắng hoặc màu kích thước 35cm x 35cm.
 + Kim khâu len hoặc sợi khác màu vải.
 + Len hoặc sợi, chỉ khâu, phấn vạch thước, kéo.
III.Các hoạt động dạy học 
1.Bài cũ : - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2.Bài mới : Giới thiệu bài, ghi đề 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: Củng cố cách thêu
+Nêu yêu cầu tiết thực hành:
-Cần làm việc đúng tinh thần học tập.
-Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian qui định.
-Không đùa nghịch trong tiết học.
+ Treo tranh qui trình lên bảng.
-Yêu cầu HS nhắc lại cách thêu chữ V.
-Yêu cầu nêu lại các thao tác chính.
Hoạt động 2: HS thực hành 
-Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
-Cho HS thực hiện theo cặp đôi.
-Yêu cầu nhóm trưởng theo dõi quan sát giúp đỡ HS chưa thực hiện đúng kĩ thuật.
-Quan sát giúp đỡ HS yếu.
-Yêu cầu thực hiện 4,5 đường thêu.
-Lắng nghe.
-Các vấn đề chưa rõ cần trao đổi trao đổi các thành viên trong nhóm.
-2 HS nêu lại cách thêu.
-Chiều thêu, vị trí lên kim và xuống kim, khoảng cách giữa các mũi thêu, cách rút chỉ.
+Các tổ trưởng kiểm tra báo cáo.
-Nhóm trưởng theo dõi, giúp đỡ các thành viên trong nhóm.
-Thực hiện các thao tác thêu.
-Nhận xét các thao tác thêu rút kinh nghiệm.
-Cất sản phẩm cho tiết học sau.
3.Củng cố- Dặn dò: -Nhận xét việc học tập của HS.
 -Chuẩn bị bài sau : Các dụng cho tiết học thực hành.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 5(14).doc