Thiết kế giáo án các môn học khối 5 - Tuần học 14

Thiết kế giáo án các môn học khối 5 - Tuần học 14

CHUỖI NGỌC LAM

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài. Biết đọc phân biệt lời các nhân vật thể hiện đúng tính cách từng nhân vật: cô bé ngây thơ, hồn nhiên; chí Pi-e nhân hậu, tế nhị; chị cô bé ngay thẳng, thật thà.

2. Kĩ năng: Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi ba nhân vật trong truyện là những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác.

3. Thái độ: Biết yêu thương, quan tâm, giúp đỡ người khác.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên: Tranh phóng to. Ghi đoạn văn luyện đọc.

2. Học sinh: Sách giáo khoa.

 

doc 25 trang Người đăng hang30 Lượt xem 330Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án các môn học khối 5 - Tuần học 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 29 tháng 11 năm 2010
TẬP ĐỌC
CHUỖI NGỌC LAM
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:	Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài. Biết đọc phân biệt lời các nhân vật thể hiện đúng tính cách từng nhân vật: cô bé ngây thơ, hồn nhiên; chí Pi-e nhân hậu, tế nhị; chị cô bé ngay thẳng, thật thà.
2. Kĩ năng: Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi ba nhân vật trong truyện là những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác.
3. Thái độ: Biết yêu thương, quan tâm, giúp đỡ người khác.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Tranh phóng to. Ghi đoạn văn luyện đọc.
2. Học sinh: Sách giáo khoa.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: Trồng rừng ngập mặn
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
- Học sinh đọc bài trả lời câu hỏi theo từng đoạn.
2. Giới thiệu bài: Chuỗi ngọc lam
3. Hoạt động 1: Luyện đọc
ç: Mục đích: Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài.
- Giáo viên nhận xét, giới thiệu ảnh.
- 1 học sinh khá giỏi đọc toàn bài. 
- Giáo viên chia 2 đoạn, hướng dẫn đọc. Giáo viên hướng dẫn giải thích các từ cuối bài, rèn đọc những từ khó: giáo đường, Pi-e, Gioan,
Đoạn 1: Từ đầu... cướp mất người anh yêu
Đoạn 2: Còn lại
- 2 học sinh đọc tiếp nối 2 đoạn (3 lượt) 
- Học sinh đọc thầm toàn bài và phần chú giải.
- Giáo viên đọc toàn bài, nêu xuất xứ. 
- 1, 2 học sinh đọc cả bài.
ç: Kết luận: Học sinh luyện đọc toàn bài.
4. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
ç: Mục đích: Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi ba nhân vật trong truyện là những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác. 
- Giáo viên hỏi: 
+ Cô bé mua chuỗi ngọc để tặng ai?
+ Em có đủ tiền mua không?
+ Chi tiết nào cho biết điều đó?
- Học sinh đọc thầm đoạn 1, trả lời. Cả lớp nhận xét.
Ÿ Giáo viên chốt: Cô bé mua chuỗi ngọc để tặng chị nhân ngày lễ Nô-en. Cô không đủ tiền mua chuỗi ngọc. Chi tiết cho biết điều đó làCô bé mở khăn tay, đổ lên bàn một nắm xu và nói đó là số tiền cô đã đập con lợn đất. Chú Pi-e trầm ngâm nhìn cô, lúi húi gỡ mảnh giấy ghi giá tiền.
- Giáo viên hỏi: Chị của cô bé tìm gặp Pi-e làm gì?
- Học sinh đọc thầm đoạn 2, trả lời câu hỏi.
Ÿ Giáo viên chốt: Chị của cô bé tìm gặp Pi-e để hỏi có đúng cô bé mua chuỗi ngọc ở tiệm của Pi-e không? Chuỗi ngọc có phải ngọc thật không? Pi-e bán chuỗi ngọc cho côbé với giá tiền bao nhiêu?
- Giáo viên hỏi: 
+ Vì sao Pi-e nói rằng em bé đã trả giá rất cao để mua chuỗi ngọc?
+ Em nghĩ gì về những nhân vật trong câu chuyện này?
- Học sinh thảo luận nhóm bàn, trả lời. Cả lớp nhận xét.
ç: Kết luận: Học sinh tìm hiểu nội dung bài.
5. Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm 
ç: Mục đích: Biết đọc phân biệt lời các nhân vật thể hiện đúng tính cách từng nhân vật: cô bé ngây thơ, hồn nhiên; chí Pi-e nhân hậu, tế nhị; chị cô bé ngay thẳng, thật thà. 
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc nối tiếp đoạn cả bài. Giáo viên hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn 2.
- 2, 3 học sinh đọc. Học sinh khác nhận xét cách đọc
- Giáo viên hướng dẫn đọc: giọng nhanh, hồi hộp, gấp gáp.
- Học sinh nêu cách đọc, nhấn giọng từ trong đoạn.
- Giáo viên theo dõi, nhận xét, đánh giá, tuyên dương.
- Học sinh lần lượt đọc diễn cảm đoạn, cả bài
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
- Cả tổ cử đại diện thi đọc diễn cảm 
ç: Kết luận: Học sinh luyện đọc diễn cảm đoạn 2.
* Củng cố
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đua đọc diễn cảm đoạn 2, mỗi tổ chọn 1 học sinh.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Về nhà tập đọc diễn cảm.
- Chuẩn bị: Hạt gạo làng ta.
- Nhận xét tiết học
=====================================
TOÁN
TIẾT 66: CHIA MỘT SỐ TỰ NHIÊN CHO MỘT SỐ TỰ NHIÊN MÀ THƯƠNG TÌM ĐƯỢC LÀ MỘT SỐ THẬP PHÂN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:	 Hiểu được quy tắc chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân.
2. Kĩ năng: Rèn học sinh chia nhanh, thành thạo, chính xác.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học, vận dụng điều đã học vào cuộc sống..
II. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: Chia một số thập phân cho 10, 100, 1000,
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
- 3 học sinh lên bảng làm bài 2a; 2c; 3.
2. Giới thiệu bài: Chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân
3. Hoạt động 1: Hướng dẫn thực hiện chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân.
ç: Mục đích: Hiểu được quy tắc chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân. 
- Giáo viên nêu ví dụ 1, hỏi: Muốn cạnh của cái sân hình vuông dài bao nhiêu mét ta làm thế nào?
- Học sinh trả lời. Cả lớp nhận xét.
Ÿ Giáo viên chốt: Để tính độ dài cạnh của cái sân hình vuông ta thực hiện phép tính 27 : 4.
- Giáo viên yêu cầu học sinh tìm cách tính 27 : 4.
- Học sinh trao đổi nhóm đôi.
- Giáo viên nhận xét, chốt, vừa hướng dẫn cách tính vừa thao tác trên bảng.
- Học sinh trình bày cách làm. Cả lớp nhận xét.
Ÿ Giáo viên chốt:
Đặt tính rồi tính:
- 27 chia 4 được 6, viết 6. 6 nhân 4 bằng 24, 27 trừ 24 bằng 3, viết 3.
- Để chia tiếp ta viết dấu phẩy vào bên phải 6 rồi viết thêm 0 vào bên phải 3 được 30. 30 chia 4 được 7, viết 7. 7 nhân 4 bằng28, 30 trừ 28 bằng 2, viết 2.
- Viết thêm chữ số 0 vào bên phải 2 được 20. 20 chia 4 được 5 viết 5. 5 nhân 4 bằng 20, 20 trừ 20 bằng 0, viết o. Vậy 27 : 4 = 6,75 (m).
- Giáo viên yêu cầu học sinh đặt tính, thực hiện lại phép tính 27 : 4.
- Cả lớp làm bảng con. 1 học sinh làm bảng phụ.
- Giáo viên nêu ví dụ 2, hỏi: Phép chia 43 : 52 có thể thực hiện giống phép chia 27 : 4 được không? Vì sao?
- Cả lớp làm bảng con. 1 học sinh làm bảng phụ.
- Giáo viên nhận xét, chốt.
- Học sinh trình bày cách làm. Cả lớp nhận xét.
Ÿ Giáo viên chốt: Chuyển 43 thành 43,0, đặt tính rồi thực hiện tính 43,0 : 52.
- 43 chia 52 được 0, viết 0. 0 nhân 43 bằng 0, 43 trừ 0 bằng 43, viết 43. Viết dấu phẩy vào bên phải 0.
- Hạ 0; 430 chia 52 được 9. 8 nhân 52 bằng 416, 430 trừ 416 bằng 14, viết 14.
- Viết thêm chữ số 0 vào bên phải 14 được 140. 140 chua cho 52 được 2, viết 2. 2 nhân 52 bằng 104, 140 trừ 104 bằng 36, viết 36.
- Vậy 43 : 52 = 0,82
- Giáo viên rút ghi nhớ.
- Học sinh nêu ghi nhớ.
ç: Kết luận: Học sinh biết cách thực hiện chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân. 
4. Hoạt động 2: Luyện tập
ç: Mục đích: Rèn học sinh chia nhanh, thành thạo, chính xác. 
Ÿ Bài 1:- Giáo viên yêu cầu học sinh tự làm.
- 1 học sinh đọc yêu cầu bài.
- Giáo viên theo dõi, giúp đỡ.
- 2 học sinh làm bảng phụ. Cả lớp làm vở.
- Giáo viên nhận xét, chốt.
- Học sinh trình bày bài.Cả lớp nhận xét.
Ÿ Bài 2:- Giáo viên yêu cầu học sinh tự làm bài.
- 1 học sinh đọc yêu cầu bài.
- Giáo viên theo dõi, giúp đỡ.
- 1 học sinh làm bảng phụ. Cả lớp làm vở.
- Giáo viên nhận xét, sửa bài.
- Học sinh trình bày bài làm. Cả lớp nhận xét.
Ÿ Giáo viên chốt: Bài giải:
May một bộ quần áo hết số mét vải là:
70 : 25 = 2,8 (m)
May 6 bộ quần áo hết số mét vải là:
2,8 6 = 16,8 (m)
 Đáp số: 16,8m
Ÿ Bài 3:- Giáo viên hỏi: Làm thế nào để viết các phân số dưới dạng số thập phân?
- 1 học sinh đọc yêu cầu bài.
- Giáo viên theo dõi, giúp đỡ.
- 1 học sinh làm bảng phụ. Cả lớp làm vở.
- Giáo viên nhận xét, chốt.
- Học sinh trình bày bài làm. Cả lớp nhận xét.
Ÿ Giáo viên chốt: ; ; 
ç: Kết luận: Học sinh thực hành chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân. 
* Củng cố
- Học sinh nêu qui tắc chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân. 
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Chuẩn bị: Luyện tập
- Nhận xét tiết học.
============================================
ĐẠO ĐỨC
TIẾT 14: TÔN TRỌNG PHỤ NỮ (tiết 1)
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Giúp học sinh biết cần tôn trọng phụ nữ và vì sao cần tôn trọng phụ nữ; trẻ em có quyền được đối xử bình đẳng, không phân biệt trai hay gái
2. Kĩ năng: Học sinh biết thực hiện các hành vi quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ phụ nữ trong cuộc sống hằng ngày.
3. Thái độ: Có thái độ tôn trọng phụ nữ.
II. Chuẩn bị: 
1.Giáo viên: Tranh, ảnh, bài thơ, bài hát, truyện ca ngợi người phụ nữ Việt Nam.
2. Học sinh: Sách giáo khoa. 
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: Kính già, yêu trẻ.
- Giáo viên hỏi: Nêu những việc em đã và sẽ làm để thực hiện truyền thống kính già yêu trẻ của dân tộc ta.
- 2 học sinh lên bảng. Cả lớp nhận xét.
2. Giới thiệu bài: Tôn trọng phụ nữ
3. Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin
ç: Mục đích: Học sinh biết những đóng góp của người phụ nữ Việt Nam trong gia đình và ngoài xã hội.
- Giáo viên chia các 4 nhóm quan sát giới thiệu 1 ảnh trong sách giáo khoa.
- Học sinh thảo luận nhóm tổ.
- Giáo viên nhận xét, chốt.
- Các nhóm trình bày. Cả lớp nhận xét.
Ÿ Giáo viên chốt: Bà Nguyễn Thị Định, bà Nguyễn Thị Trâm, chị Nguyễn Thuý Hiền và bà mẹ trong bức ảnh Mẹ địu con làm nương  ... hệ từ là từ nối các từ ngữ hoặc các câu với nhau, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa các từ ngữ hoặc các câu ấy.
- Giáo viên theo dõi, giúp đỡ.
- 1 học sinh làm bảng phụ. Cả lớp làm vở.
- Giáo viên nhận xét, chốt.
- Học sinh trình bày. Cả lớp nhận xét. 1 học sinh đọc lại. 
Ÿ Giáo viên chốt:
Động từ
Tính từ
Quan hệ từ
trả lời, nhịn, vịn, hắt, thấy, lăn, trào, đón, bỏ
xa, vời vợi, lớn
qua, ở, với
ç: Kết luận: Học sinh nhớ lại và nhận biết động từ, tính từ, quan hệ từ.
4. Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài 2
ç: Mục đích: Biết thực hành sử dụng những kiến thức đã có để viết một đoạn văn ngắn.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc lại khổ thơ 2 bài Hạt gạo làng ta.
- 1 học sinh đọc yêu cầu bài. 1 học sinh đọc lại khổ thơ 2 bài Hạt gạo làng ta.
- Giáo viên hướng dẫn: dựa vào ý của khổ thơ để viết đoạn văn miêu tả cảnh người mẹ đi cấy, viết xong lập 1 bảng như bài 1.
- 1 học sinh làm bảng phụ. Cả lớp làm vở.
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
- Học sinh trình bày, 1 học sinh đọc bài. Cả lớp nhận xét.
ç: Kết luận: Học sinh thực hành viết một đoạn văn có sử dụng động từ, tính từ, quan hệ từ. 
Ÿ Giáo viên chốt: 
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét đoạn văn hay, diễn cảm, đủ các từ loại động từ, tính từ, quan hệ từ. 
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Học sinh hoàn tất bài vào vở.
- Chuẩn bị: Mở rộng vốn từ: hạnh phúc.
- Nhận xét tiết học.
TOÁN
 CHIA MỘT SỐ THẬP PHÂN CHO MỘT SỐ THẬP PHÂN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:	Giúp học sinh biết thực hiện phép chia một số thập phân cho một số thập phân.
2. Kĩ năng: Vận dụng giải các bài toán có liên quan đến chia số thập phân cho một số thập phân.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học, vận dụng điều đã học vào thực tế cuộc sống. 
II. Các hoạt động dạy và học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: Luyện tập chung
- Giáo viên chấm vở, nhận xét, ghi điểm.
- 3 học sinh lên bảng làm bài 1a; 2b; 3.
- Cả lớp nhận xét.
2. Giới thiệu bài: Chia một số thập phân cho một số thập phân
3. Hoạt động 1: Hướng dẫn thực hiện chia một số thập phân cho một số thập phân.
ç: Mục đích: Giúp học sinh biết thực hiện phép chia một số thập phân cho một số thập phân.
- Giáo viên nêu ví dụ 1, hỏi: Để tính 1dm của thanh sắt đó nặng bao nhiêu ta lam thế nào?
- Học sinh trả lời. Cả lớp nhận xét.
Ÿ Giáo viên chốt: Lấy cân nặng của cả thanh sắt chi cho độ dài của cả thanh sắt.
- Giáo viên yêu cầu học sinh tìm cách tính 23,56 : 6,2.
- Giáo viên hỏi: Khi nhân cả số bị chia và số chia với cùng một số tự nhiên khác 0 thương có thay đổi không?
- Học sinh trao đổi nhóm đôi: 
+ 23,56 : 6,2 = (23,56 10 ) : (6,2 10)
+ 23,56 : 6,2 = (23,56 100 ) : (6,2 100)
- Giáo viên nhận xét, chốt, vừa hướng dẫn cách tính vừa thao tác trên bảng.
- Học sinh trình bày cách làm. Cả lớp nhận xét.
Ÿ Giáo viên chốt:
- Đếm thấy phần thập phân của số 6.2 có 1 chữ số
- Chuyển dấu phẩy của 23,56 sang bên phải một chữ số được 235,6; bỏ dấu phẩy ở số 6,2 được 62.
- Thực hiện phép chia 235,6 : 62. Vậy 23,56 : 6,2 = 3,8
- Giáo viên yêu cầu học sinh đặt tính, thực hiện lại phép tính 23,56 : 6,2.
- Cả lớp làm bảng con. 1 học sinh làm bảng phụ.
- Giáo viên hỏi: 
+ Vì sao khi thực hiện phép tính 23,56 : 6,2 ta bỏ dấu phẩy ở 6,2 và chuyển dấu phẩy của 23,56 sang bên phải một chữ số mà vẫn tìm được tương đúng?
+ Ta đã chuyển về phép chia có dạng như thế nào để thực hiện?
- Học sinh lần lượt trả lời.
- Giáo viên nêu ví dụ 2.
- Cả lớp làm bảng con. 1 học sinh làm bảng phụ.
- Giáo viên nhận xét, chốt.
- Học sinh trình bày cách làm. Cả lớp nhận xét.
Ÿ Giáo viên chốt: - Đếm thấy phần thập phân của số 82,55 có hai chữ số và phần thập phân của 1,27 cũng có hai chữ số; bỏ dấu phẩy ở hai số đó được 8255 và 127.
- Thực hiện phép chia 8255 : 127. Vậy 82,55 : 1,27 = 65.
- Giáo viên rút ghi nhớ.
- Học sinh nêu ghi nhớ.
ç: Kết luận: Học sinh biết cách thực hiện phép chia một số thập phân cho một số thập phân.
4. Hoạt động 2: Luyện tập
ç: Mục đích: Bước đầu thực hiện phép chia một số thập phân cho một số tự nhiên (trong làm tính, giải bài toán). Rèn học sinh chia thành thạo.
Ÿ Bài 1:- Giáo viên yêu cầu học sinh tự làm.
- 1 học sinh đọc yêu cầu bài.
- Giáo viên theo dõi, giúp đỡ.
- 4 học sinh làm bảng phụ. Cả lớp làm vở.
- Giáo viên nhận xét, chốt.
- Học sinh trình bày bài.Cả lớp nhận xét.
Ÿ Bài 2:- Giáo viên yêu cầu học sinh tự làm bài.
- 1 học sinh đọc yêu cầu bài.
- Giáo viên theo dõi, giúp đỡ.
- 1 học sinh làm bảng phụ. Cả lớp làm vở.
- Giáo viên nhận xét, sửa bài.
- Học sinh trình bày bài làm. Cả lớp nhận xét.
Ÿ Giáo viên chốt: Bài giải:
1l dầu hoả cân nặng là:
3,42 : 4,5 = 0,76(kg)
8l dầu hoả cân nặng là:
0,76 8 = 6,08 (kg)
 Đáp số: 6,08kg
Ÿ Bài 2:- Giáo viên yêu cầu học sinh tự làm bài.
- 1 học sinh đọc yêu cầu bài.
- Giáo viên theo dõi, giúp đỡ.
- 1 học sinh làm bảng phụ. Cả lớp làm vở.
- Giáo viên nhận xét, sửa bài.
- Học sinh trình bày bài làm. Cả lớp nhận xét.
Ÿ Giáo viên chốt: Bài giải:
Ta có 429,5 : 2,8 = 153 (dư 1,1)
Vậy may được nhiều nhất 153 bộ quần áo và còn thừa 1,1m vải. 
 Đáp số: May 153 bộ
 Thừa 1,1m
ç: Kết luận: Học sinh thực hành chia một số thập phân với một số thập phân.
* Củng cố
- Học sinh nêu qui tắc chia một số thập phân với một số thập phân.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Chuẩn bị: Luyện tập
- Nhận xét tiết học.
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP LÀM BIÊN BẢN CUỘC HỌP
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:	Học sinh nắm được tác dụng, nội dung thể thức viết một biên bản cuộc họp.
2. Kĩ năng: Từ những hiểu biết đã có về biên bản cuộc họp, học sinh biết thực hành viết biên bản một cuộc họp.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính trung thực, khách quan.
II. Chuẩn bị: 
1. Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn bảng so sánh để giáo viên điền nhanh kết quả so sánh vào 2 loại biên bản.
2. Học sinh: Sách giáo khoa. 
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: Làm biên bản cuộc họp
- Giáo viên hỏi:
+ Biên bản là gì?
+ Nội dung biên bản gồm mấy phần? Nêu rõ từng phần?
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
- 2 học sinh lên bảng trả lời câu hỏi. Cả lớp nhận xét.
2. Giới thiệu bài: Luyện tập làm biên bản cuộc họp
3. Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập
ç: Mục đích: Từ những hiểu biết đã có về biên bản cuộc họp, học sinh biết thực hành viết biên bản một cuộc họp.
- Giáo viên hướng dẫn:
+ Em chọn cuộc họp nào để viết biên bản? Cuộc họp bàn việc gì?
+ Cuộc họp diễn ra vào lúc nào? Ở đâu?
+ Cuộc họp có những ai tham dự?
+ Ai điều hành cuộc họp?
+ Những ai nói trong cuộc họp? Nói những điều gì?
+ Kết luận cuộc họp nói gì?
- 1 học sinh đọc yêu cầu bài.
- Giáo viên nhận xét, chốt.
- Học sinh lần lượt trả lời. 
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài theo nhóm 4, gợi ý: đọc lại nội dung biên bản, sắp xếp các ý theo đúng thể thức của một biên bản mẫu đã học ở tiết trước.
- Học sinh làm theo nhóm 4.
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
- Học sinh lần lượt đọc bài. Cả lớp nhận xét.
ç: Kết luận: Học sinh thực hành viết một biên bản
* Củng cố
- Giáo viên và cả lớp nhận xét biên bản đúng, đủ nội dung từng phần nhất.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Làm hoàn chỉnh bài.
- Chuẩn bị: Luyện tập tả người (đang hoạt động)
- Nhận xét tiết học
Trường Tiểu học Xuân Bình	Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
	Lớp 5/5	Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
	Bình Lộc, 07 – 12 – 2007 
BIÊN BẢN HỌP LỚP
	I. Thời gian, địa điểm họp:
	- Thời gian: 4h30 chiều ngày 07 – 12 – 2007 
	- Địa điểm: Phòng học lớp 5/5.
	II. Thành phần tham dự:
	- Cô: Nguyễn Thị Hoài Linh, giáo viên chủ nhiệm lớp.
	- Toàn thể học sinh lớp 5/5.
	III. Chủ toạ, thư kí cuộc họp
	- Chủ toạ: Bùi Văn Sơn, lớp trưởng.
	- Thư kí: Nguyễn Thị Phương Trinh, lớp phó phụ trách văn nghệ.
	IV. Chủ đề cuộc họp: Bàn kế hoạch tổ chức chào ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam 22/12.
	V. Diễn biến cuộc họp:
	1. Bạn Sơn phổ biến chương trình tổ chức chào mừng ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam 22/12 và kế hoạch thực hiện của lớp.
	2. Thảo luận:
	- Bạn Mỹ Phụng: Các bạn phải thi đua giành nhiều bông hoa điểm tốt.
	- Bạn Thành Đạt: Lớp phó phụ trách văn nghệ cần phân công các bạn tập văn nghệ chào mừng ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam 22/12.
	- Bạn Kim Oanh: Tổ 2 nhận trang trí ngày lễ chào mừng ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam 22/12.
	- Bạn Lê Trường An: Mỗi tổ chuẩn bị hai câu hỏi để chơi trò chơi Hái hoa dân chủ.
	- Cô Nguyễn Thị Hoài Linh:
	+ Lớp có nhiều ý kiến, ý tưởng hay.
	+ Lớp trưởng và lớp phó phụ trách văn nghệ cần phân công cụ thể từng nhiệm vụ để các bạn hoàn thành chương trình chào mừng ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam 22/12.
	3. Kết luận cuộc họp:
	- Lớp 5/5 chào mừng thành lập quân đội nhân dân Việt Nam 22/12 vào chiều thứ bảy ngày 22/12/2007.
	- Tổ 2 trang trí lớp.
	- Mỗi tổ chuẩn bị hai câu hỏi để chơi trò chơi Hái hoa dân chủ. 
	- Viết báo cáo thành tích: Bạn Hồng Trang, lớp phó học tập.
	Cuộc họp kết thúc lúc 15h 30 phút
	Thư kí	Chủ toạ

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an tuan 14 20102011.doc