Thiết kế giáo án các môn học khối 5 - Tuần số 03

Thiết kế giáo án các môn học khối 5 - Tuần số 03

Tiết 2: Tập đọc : LÒNG DÂN (tiết 1)

 A. Mục tiêu:

1. Biết đọc đúng một văn bản kịch. Cụ thể:

 - Biết đọc ngắt giọng, đủ để phân biệt tên nhân vật với lời nói của nhân vật.

 - Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm trong bài.

 - Giọng đọc thay đổi linh hoạt, phù hợp với tính cách từng nhân vật, hợp với tình huống căng thẳng, đầy kịch tính của vở kịch.

 - Biết đọc diễn cảm đoạn kịch theo cách phân vai.

- HS khuyết tật luyện đọc một câu.

2. Hiểu nội dung, ý nghĩa phần 1 của vở kịch, ca ngợi dì năm dũng ảm, thông minh, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc cứu cán bộ cách mạng.

B. Đồ dùng dạy - học:

- GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong sách. Bảng phụ ghi đoạn 2 của vở kịch.

- HS: Vở ghi- SGK.

 

doc 46 trang Người đăng hang30 Lượt xem 360Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án các môn học khối 5 - Tuần số 03", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 3
Soạn: 20/ 9/2008 Giảng: 2/ 22/ 9/ 2008
Tiết 1: Chào cờ
Tiết 2: Tập đọc : LÒNG DÂN (tiết 1)
 A. Mục tiêu:
1. Biết đọc đúng một văn bản kịch. Cụ thể:
 - Biết đọc ngắt giọng, đủ để phân biệt tên nhân vật với lời nói của nhân vật.
 - Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm trong bài.
 - Giọng đọc thay đổi linh hoạt, phù hợp với tính cách từng nhân vật, hợp với tình huống căng thẳng, đầy kịch tính của vở kịch.
 - Biết đọc diễn cảm đoạn kịch theo cách phân vai.
- HS khuyết tật luyện đọc một câu.
2. Hiểu nội dung, ý nghĩa phần 1 của vở kịch, ca ngợi dì năm dũng ảm, thông minh, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc cứu cán bộ cách mạng.
B. Đồ dùng dạy - học:
- GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong sách. Bảng phụ ghi đoạn 2 của vở kịch.
- HS: Vở ghi- SGK.
C. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trò
I. Ổn định: 
II. Bài cũ: 
 - Đọc thuộc lòng bài thơ Sắc màu em yêu.
 + Bạn nhỏ yêu những màu sắc nào, Vì sao? 
 - GV nhận xét ghi điểm
III. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ học phần đầu trích đoạn lòng dân.Đây là vở kịch đã được giải thưởng trong thời kì kháng chiến chống Pháp( 1945- 1954). Tác giả của vở kịch là Nguyễn Văn Xe đã huy sinh trong kháng chiến.
 Với trích đoạn này, các em sẽ tiếp tục luyện cách đọc một bản kịch, đồng thời hiểu tấm lòng của người dân Nam Bộ.
2. HD luyện đọc và tìm hiểu bài:
a, Luyện đọc: 
- GV gọi HS đọc lời mở đầu giới thiệu nhân vật, cảnh trí, thời gian.
- GV đọc mẫu trích đoạn kịch.
+ Bài chia làm mấy đoạn ?
- GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn.
- Gọi HS đọc từ khó: hổng thấy, tui, quẹo, buông đũa.
- GV gọi HS đọc phần chú giải 
- GV yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- GV gọi HS đọc toàn bài .
- GV đọc mẫu bài.
b. Tìm hiểu bài :
- GV yêu cầu HS đọc lướt toàn bài và thoả luận cặp đôi câu hỏi SGK
+ chú cán bộ gặp chuyện gì nguy hiểm ?
+ Dì Năm đã nghĩ ra cách gì để cứu cán bộ ?
+ Dì Năm đấu chí với địch khôn khéo như thế nào để bảo vệ cán bộ ?
+ Tình huống nào trong đoạn kịch làm em thích thú nhất ? vì sao ?
- GV: Vở kịch nói lên tấm lòng của người dân nam bộ đối với cách mạng, nhân vật dì Năm đại diện cho người dân Nam Bộ rất dũng cảm mưu trí,đối phó với giặc bảo vệ cán bộ cách mạng.Trong bài tình huống kết thúc màn 1 là hấp dẫn nhất vì dì Năm làm bọn giặc hí hửng tưởng Dì sắp khai nhưng chúng tẽn tò khi Dì căn dặn con trai mình.Tình huống đó thể hiện sự mâu thuẫn kịch lên đến đỉnh điểm (thắt nút) sau đó giải quyết rất nhanh và rất khéo.
c. HDHS đọc diễn cảm :
- GVHD cách đọc và đọc mẫu đoạn 1: Nhấn giọng ở những từ ngữ; có thấy, hổng thấy, lâu mau, tức thời, không, rõ ràng, quẹo vô, chồng tui.
 Nghỉ 2 nhịp ở chỗ ngăn cách giữa : nhân vật và lời nói của nhân vật ở các cuối câu. Nghỉ 1 nhịp ở giữa các dấu phẩy.
- GV chia lớp thành các nhóm mỗi nhóm 6 em, mỗi em sắm 1 vai(đóng vai người dẫn chuyện đọc phần mở đầu và các phần ghi trong ngoặc đơn, Dì Năm, An, chú cán bộ, lính, cai)
- GV gọi HS thi đọc
- GV nhận xét và khen nhóm đọc hay 
IV. Củng cố - dặn dò :
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương những em học tốt.
- Về tập đóng vai màn kịch trên. Đọc trước màn 2 của vở kịch Lòng dân.
- HS hát.
- 3em đọc và trả lời câu hỏi
- HS: Nghe.
- 1 HS đọc, lớp theo dõi SGK.
- HS lắng nghe.
- 3 đoạn.
Đoạn 1: từ đầu đến lời dì Năm.
Đoạn 2: tiếp đến rục rịch tao bắn.
Đoạn 3: phần còn lại.
- HS đọc nối tiếp đoạn (2 lượt).
- HS đọc CN.
- 1 HS đọc chú giải.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1 - 2 HS đoạn bài.
 - HS lắng nghe.
- HS đọc lướt toàn bài và thảo luận cặp đôi.
- Chú cán bộ bị giặc rượt đuổi bắt, hết đường,chạy vào nhà dì Năm
- Dì đưa chú một cái áo khác để thay rồi bảo chú ngồi xuống chõng và giả vờ ăn cơm.
- Dì năm bình tĩnh trã lời các câu hỏi của tên cai.Dì nhận chú cán bộ là chồng, Dì kêu oan khi bị giặc trói, Dì vờ chăng chối, căn dặn con mấy lời.
- HS nêu tình huống mình thích.
- HS lắng nghe GVHD và đọc mẫu.
- HS luyện đọc theo nhóm.
- 2 nhóm lên thi đọc.
- Lớp nhận xét.
Tiết 3 :Mĩ thuật: VẼ TRANH ĐỀ TÀI TRƯỜNG EM
I. Mục tiêu
- Hs biết tìm , chon các hình ảnh đẹp về nhà trường để vẽ tranh. 
- HS biết cách vẽ và vẽ được tranh về đề tài trường em.
- Hs yêu mến và có ý thức giữ gìn , bảo vệ ngôi trường của mình.
II. Chuẩn bị.
- GV : SGK,SGV
-1 số tranh ảnh về nhà trường.
- HS :SGK, vở ghi, giấy vẽ ,vở thực hành
III. các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Giới thiệu bài
- GV giới thiệu 1 vài bức tranh , ảnh đã chuẩn bị 
Hs quan sát
Hoạt động 1: Tìm chọn nội dung đề tài
GV : giới thiệu tranh , ảnh và gợi ý để Hs nhớ lại các hình ảnh về nhà trường.
+ khung cảnh chung của nhà trường.
+ hình dáng của cổng trường , sân trường , dãy nhà hàng cây
+ một số hoạt động ở trường.
+ chọn hoạt động cụ thể để vẽ 
Hs quan sát
GV: em có thể vẽ những nội dung sau
- phong cảnh trường
- giờ học trên lớp
- cảnh vui chơi trên sân trường
- lao động
- lễ hội..
Hs chú ý
Hoạt động 2: cách vẽ tranh
GV hướng dẫn hs cách vẽ như sau:
+ cho hs quan sát hình tham khảo ở SGK
+ yêu cầu hs chọn hình ảnh để vẽ về tranh về trường của em
+sắp sếp hình ảnh chính hay phu cho cân đối 
+ vẽ rõ nội dung của hoạt động
Hoạt động 3: thực hành
GV yêu cầu hs làm bài trên giấy vẽ hoặc bài thực hành
 Hs thực hiện
GV : đến từng bàn quan sát hs vẽ
Hoạt động 4: nhận xét đánh giá
IV. Củng cố dặn dò:
GV nhận xét chung tiết học
Khen ngợi những nhóm, cá nhân tích cực phát biểu ý kiến XD bài
Nhắc hs quan sát khối hộp ,khối cầu cho bàI sau
Hs lắng nghe
Ghi nhớ
Tiết 4:Toán : LUYỆN TẬP
A. Mục tiêu : Giúp HS 
- Củng cố kĩ năng chuyển hỗn số thành phân số.
- Củng cố kỹ năng làm tính, so sánh các hỗn số.
B. Đò dùng dạy học:
- GV: Giáo án- SGK.
- HS: Vở ghi- SGK.
C . Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. Ổn định tổ chức 
II. Kiểm tra bài 
- Gọi 2em lên bảng 
- GV nhận xét và cho điểm HS.
III. Dạy – học bài mới
1. Giới thiệu bài
- Trong tiết học này chúng ta cùng làm các bài tập luyện tập về hỗn số.
2. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1(14) : Chuyển các hỗn số sau thành phân số:
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV chữa bài, hỏi 2 HS lên làm bài trên bảng : Em hãy nêu cách chuyển từ hỗn số thành phân số.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2 (14) : So sánh hỗn số:
- GV yêu cầu HS đọc đề toán.
- GV viết lên bảng : , yêu cầu HS suy nghĩ và tìm cách so sánh hai hỗn số trên.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3 (14) Chuyển các hỗn sô thành phân số rồi thực hiện phép tính:
- GV gọi HS đọc đề bài và nêu yêu cầu của bài.
- GV yêu cầu HS làm bài.
-Nhận xét bài là của HS- Ghi điểm 
3. Củng cố dặn dò : 
+ Muốn chuyển đổi hỗn số thành phân số ta làm thế nào ? 
- Về nhà xem lại bài chuẩn bị bài sau 
- Nhận xét tiết học .
HS hát 
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
- HS nghe.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
 ; ; ; 
- 2 HS vừa lên bảng làm bài lần lượt trả lời, HS cả lớp theo dõi để nhận xét.
- HS đọc thầm.
- HS trao đổi với nhau để tìm cách so sánh.
- Một số HS trình bày cách so sánh của mình trước lớp.
 a. ; mà 
 nên 
b. 3 và 3
 3 = , 3 = mà < 
 nên 3< 3
- HS theo dõi nhận xét của GV, sau đó tự làm tiếp phần c, d, làm tương tự phần a, b.
- HS chữa bài miệng trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
- HS nêu : 
- 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập nhận xét bài làm của bạn .
a) b)
c) d)
Tiết 5: Khoa học: CẦN LÀM GÌ ĐỂ CẢ MẸVÀ EM BÉ ĐỀU KHỎE
A.Mục tiêu
Sau bài học, HS biết:
- Nêu những việc nên và không nên làm đối với phụ nữ có thai để đảm bảo mẹ và thai nhi khỏe.
- Xác định nhiệm vụ của người chồng và các thành viên khác trong gia đình là phải chăm sóc, giúp đỡ phụ nữ có thai.
- Có ý thức giúp đỡ phụ nữ có thai.
 B. Đồ dùng dạy - học:
 - GV:Hình trang 12, 13 SGK
- HS: Vở ghi- SGK.
C. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I.Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS trả lời câu hỏi:
+ Hãy nêu tóm tắt quá trình hình thành một cơ thể người ?
- Nhận xét ghi điểm
III. Bài mới
1.Giới thiệu bài: Trực tiếp
2. Tiến hành các hoạt động.
* Hoạt động 1: Làm việc với SGK
- Cho HS làm việc theo cặp, yêu cầu HS quan sát các hình 1, 2, 3, 4 trang 12 SGK, thảo luận để trả lời cẩu hỏi:
+ Phụ nữ có thai nên và không nên làm gì ? Tại sao ?
- HS thảo luận theo cặp
- Gọi một số HS trình bày kết quả làm việc theo cặp. Mỗi em chỉ nói về nội dung một hình
- Nhận xét đưa ra đáp án đúng:
Hát
- 1HS trả lời câu hỏi, lớp theo dõi nhận xét.
+ Cơ thể ngươi được hình thành do sự kết hợp giữa tinh trùng của người bố với trứng của mẹ. Khi tinh trùng và trứng gặp nhau thì có sự thụ tinh. Trứng được thụ tinh tạo thành hơp tử. Hợp tử phát triển thành phôi, phôi phát triển thành bào thai. Sau 9 tháng em bé sẽ ra đời.
Đáp án
Hình
Nội dung
Nên
Không nên
Hình1
Các nhóm thức ăn có lợi cho sức khỏe của người mẹ và thai nhi.
 x
Hình 2
Một số thứ không tốt hoặc gây hại cho sức khỏe của người mẹ và thai nhi.
 x
Hình 3
Người phụ nữ có thai đang được khám thai tại cơ sở y tế.
 x
Hình 4
Người phụ nữ có thai dang gánh lúa và tiếp xúc với các chấtđộc hóa học như thuốc trừ sâu, thuộc diệt cỏ,
 x
- Kết luận: Phụ nữ có thai cần:
+ ăn uống đủ chất, đủ lượng.
+ Không dùng các chất kích thích như thuốc lá, thuuốc lào, rượu, ma túy,
+ Nghỉ ngơi nhiều hơn, tinh thần thoải mái.
+ Tránh lao động nặng, tránh tiếp xúc với các chất độc hóa học như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, 
+ Đi khám thai định kì: 3 tháng một lần.
+ Tiêm vác- xin phòng bệnh và uống thuốc khi cần theo chỉ dẫn của bác sĩ.
* Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp.
- Yêu cầu HS quan sát các hình 5, 6, 7 trang 13 SGKvà nêu nội dung của từng hình.
- Gọi HS nêu nội dung của từng hình.
- Nhận xét đưa ra đáp án đúng.
Đáp án
Hình
Nội dung
Hình 5
Người chồng đang gắp thức ăn cho vợ
Hình 6
Người phụ nữ có thai làm những công việc nhẹ như đang cho gà ăn, người chồng gánh nước về.
Hình 7
Người chồng đang quạt cho vợ và con gái đi học về khoe điểm 10
- Gv nêu câu hỏi yêu cầu cả lớp cùng thảo luận;
+ Mọi người trong gia đình cần làm gì để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc đối vơi phụ nữ có thai ?
- Kết luận: + Chuẩn bị cho em bé chào đời là trách nhiệm của mọi người trong gia đình đặc biệt là người bố.
+ Chăm sóc sức khỏe của người mẹ trước khi có thai và trong thời kì mang thai sẽ giúp cho thai nhi khỏe mạnh, sinh trưởng và phát triển tốt, đồng thời người mẹ cũng khỏe mạnh, giảm được ...  ván... đều được huy động để đãi lúa.
IV. Củng cố - dặn dò :
 - Nhận xét tiết học.
 - Về nhà các em xem lại bài, hoàn chỉnh đoạn văn miêu tả cơn mưa.
 - Chuẩn bị bài: Tả cảnh trường học.
- HS hát.
- 1 em đọc, lớp đọc thầm.
- HS đọc thầm và thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện các nhóm trả lời.
- Đoạn 1: Giới thiệu cơn mưa ào ạt rồi tạnh ngay.
- Đoạn 2: Ánh nắng và các con vật sau cơn mưa.
- Đoạn 3: Cây cối sau cơn mưa.
- Đoạn 4: Đường phố và con người sau cơn mưa.
- HS lắng nghe GVHD.
- HS làm bài vào vở.
- HS nối tiếp đọc bài làm.
- HS nhận xét.
- 1em đọc, lớp đọc thầm.
- Dựa trên hiếu biết về đoạn văn trong bài văn tả cơn mưa của HS, các em sẽ tập chuyển một phần trong dàn ý bài văn tả cơn mưa đã lập trong tiết TLV (trước) thành một đoạn văn miêu tả.
- HS làm bài vào vở.
- HS nối tiếp đọc bài làm của mình.
- HS nhận xét.
Tiết 3 :Toán : ÔN TẬP VỀ GIẢI TOÁN
A. Mục tiêu:
- Giúp HS ôn tập, củng cố cách giải bài toán liên quan đến tỉ số ở lớp 4- tìm hai số khi biết tổng, hiệu và tỉ số của hai số đó .
- Vận dụng làm bài tập thành thạo .
- GDHS ham học toán .
B. Đồ dùng dạy học :
- GV:Bảng phụ, phiếu BT
- HS: Vở ghi- SGK.
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của cô
Hoạt động của trò
I. Ổn định tổ chức 
II. Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi 2 em lên bảng, kết hợp kiểm tra HS dưới lớp 
- Nhận xét chung 
III. Bài mới : 
1. Giới thiệu bài : Trực tiếp
2. HDHS ôn tập 
Bài toán 1: 
+ Bài toán cho biết gì và hỏi gì ?
+ Bài toán thuộc dạng nào ?
+ Em hãy xác định tổng và tỉ số ?
+ Vậy đâu là số lớn, đâu là số bé ?
- Nếu ta biểu thị số bé là 5phần thì số lớn là 6 phần như vậy ta có sơ đồ :
Vẽ sơ đồ như sgk lên bảng 
+ Muốn tìm được số bé và số lớn trước tiên ta phải làm ntn ? 
- Gọi HS lên bảng 
- Nhận xét chữa bài 
+ Ngoài cách giải này ra em nào còn có cách giải nào khác không ?
Bài toán 2:
+ Bài toán này khác bài toán trước ở chỗ nào ? 
+ Đây chính là dạng toán nào?
+ Vậy bài toán cho biết gì ? 
- Vẽ sơ đồ như sgk lên bảng
- Ta biểu thị số bé là 3 phần, số lớn là 5 phần vậy ta biểu thị số lớn và số bé là 192
+ Nhìn vào sơ đồ em hãy cho biết hiệu 192 ứng với mấy phần bằng nhau ?
- Gọi HS lên bảng làm bài 
+ Em hãy nêu lại các bước tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của chúng ?
3. Luyện tập : 
Bài 1(18) 
- Gọi HS lên bảng làm bài 
- Nhận xét sửa sai 
Bài 2 (18) 
- Yêu cầu HS tự làm bài sau đó nêu kết quả 
- Nhận xét chữa bài 
Bài 3 (18 ) 
- Cho HS làm bài vào phiếu bài tập
- Thu bài của HS chấm một số bài nhận xét 
IV. Củng cố dặn dò : 
 - Yêu cầu HS nhắc lại cách tìm hai số khi biết tổng ( hiệu ) và tỉ số của hai số đó .
- Về nhà làm lại các bài tập chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét giờ học 
HS hát 
2 em lên bảng, cả lớp bỏ vở bài tập cho GV kiểm tra 
 = 
HS đọc bài toán 
HS nêu 
Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó
Tổng 121 ; tỉ 
Số lớn : 6 phần 
Số bé : 5 phần
Ta tìm tổng số phần bằng nhau sau đó ta tìm giá trị của 1 phần 
1 em làm bài trên bảng, lớp nháp 
Bài giải
Theo sơ đồ tổng số phần bằng nhau là :
 5 + 6 = 11( phần )
Số bé là : 
 121 : 11 5 = 55 
Số lớn là :
 121 – 55 = 66
 Đáp số : 55 và 66
Tìm số lớn trước
HS đọc bài toán 
 Hiệu của hai số 
Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số 
Cho biết hiệu 192 và tỉ số 
2 phần bằng nhau 
HS làm bài trên bảng 
Bài giải
Hiệu số phần bằng nhau là :
 5 – 3 = 2 ( phần ) 
Số bé là : 
 192 : 2 3 = 288 
Số lớn là : 
 288 + 192 = 480 
 Đáp số : 288 và 480 
+ Vẽ sơ đồ minh hoạ bài toán 
+ Tìm tổng (hiệu) số phần bằng nhau 
+ Tìm giá trị của một phần 
+ Tìm các số 
HSđọc bài - tự làm bài vào vở 
2 HS làm bài trên bảng vẽ sơ đồ và giải bài tập
 Bài giải 
a. Tổng số phần bằng nhau là : 
 7 + 9 = 16 ( phần ) 
Số bé là : ( 80 : 16 ) 7 = 35 
Số lớn là : 80 – 35 = 45 
 Đáp số : 35 ; 45 
b. Hiệu số phần bàng nhau là : 
 9 – 4 = 5 (phần )
Số lớn là : 55 : 5 9 = 99
Số bé là : 99 – 55 = 44 
 Đáp số : 99 ; 44
HS làm bài vào vở, nêu kết quả 
Bài giải
Hiệu số phần bằng nhau là :
 3 – 1 = 2 (phần) 
Số lít nước mắm loại 1 là :
 12 : 2 3 = 18 (lít)
Số lít nước mắm loại 2 là : 
 18 – 12 = 6 ( lít ) 
 Đáp số : 18 lít và 6 lít 
HS làm bài sau đó nộp lại phiếu 
Bài giải
a. Nửa chu vi hình chữ nhật là:
 120: 2 = 60(m)
Tổng số phần bằng nhau là :
 5 + 7 = 12 ( phần ) 
Chiều rộng vườn hoa hình chữ nhật là :
 60 : 12 5 = 25 (m) 
Chiều dài của vườn hoa hình chữ nhật : 
 60 – 25 = 35 (m) 
b. Diện tích vườn hoa là : 
 35 25 = 875 (m2) 
Diện tích nối đi là : 
 875 : 25 = 35 (m2)
 Đáp số : 35m và 25m 
 35 m2 
Hs nhắc lại 
Tiết 3:Thể dục : BÀI SỐ 6: ĐHĐN –TRÒ CHƠI ĐUA NGỰA
I. Mục tiêu.
- Ôn để củng cố và nâng cao kĩ thuật động tác ĐHĐN ; cách chào và xin phép ra vào lớp, tập hợp hang dọc dóng hàng điểm số, đứng nghiêm , đứng nghỉ , quay phải , trái, đằng sau. Yêu cầu thuần thục động tác thực hiện nhanh nhẹn khẩn trương đúng động tác
- trò chơi đua ngựa. Yêu cầu chơi đúng luật , hứng thú trong khi chơi
II. Địa điểm –Phương tiện .
- GV: giáo án , sách giáo khoa , đồng hồ thể thao, còi .
- HS: sân bãi , trang phục gon gàng theo quy định .
 III . Nội dung – Phương pháp thể hiện .
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
Mở đầu
6 phút
1. nhận lớp
*
2. phổ biến nhiệm vụ yêu cầu bài học
2phút
********
********
3. khởi động:
3 phút
đội hình nhận lớp
- học sinh chạy nhẹ nhàng từ hàng dọc thành vòng tròn , thực hiện các động tác xoay khớp cổ tay , cổ chân , hông , vai , gối , 
- thực hiện bài thể dục phát triển chung .
2x8 nhịp
đội hình khởi động
cả lớp khởi động dưới sự điều khiển của cán sự
Cơ bản
18-20 phút
1 . Ôn ĐHĐN
- ôn cách chào và báo cáo 
- tập hợp hàng dọc dóng hàng , điểm số , đứng nghiêm , nghỉ, quay phải trái , đằng sau
7 phút
Học sinh luyện tập theo tổ(nhóm)
GV nhận xét sửa sai cho h/s
Cho các tổ thi đua biểu diễn
 *
********
********
********
2. trò chơi vân động 
- chơi trò chơi đua ngựa
4-6 phút
GV nêu tên trò chơi hướng dẫn cách chơi 
h/s thực hiện
III. kết thúc.
- Tập chung lớp thả lỏng.
- Nhận xét đánh giá buổi tập
- Hướng dãn học sinh tập luyện ở nhà
5-7 phút
*
*********
*********
Tiết 4: Khoa học : TỪ LÚC MỚI SINH ĐẾN LÚC DẬY THÌ
Mục tiêu
Sau bài học, HS biết:
- Nêu một số đặc điểm chung của trẻ emở từng giai đoạn: dưới 3 tuổi, từ 3 đến 6 tuổi, từ 6 đến 10 tuổi.
- Nêu đặc điểm và tầm quan trọng của tuổi dậy thì đổi với cuộc đời của mỗi con người.
B. Đồ dùng dạy - học:
- GV: Thông tin và hình trang14, 15 SGK. HS sưu tầm ảnh chụp bản thân lúc còn nhỏ hoặc ảnh của trẻ em ở các lứa tuổi khác nhau.
- HS: Vở ghi- SGK.
C. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I.Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS trả lời câu hỏi:
+ Hãy nêu một số việc phụ nữ mang thai nên và không nên làm ?
- Nhận xét ghi điểm
III. Bài mới
1.Giới thiệu bài: Trực tiếp
2. Tiến hành các hoạt động.
*Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp
- Gv yêu cầu một số HS đem ảnh của mình hồi nhỏ hoặc ảnh của trẻ em khác đã sưu tầm được lên giới thiệu trước lớp theo yêu cầu: 
+ Em bé mấy tuổi và đã biết làm gì ?
- Nhận xét kết luận: Căn cứ vào những điều chúng ta vừa trình bày, có thể thấy ở từng mức tuổi khác nhau thì trẻ em sẽ có những đặc điểm khác nhau. 
* Hoạt động 2: Trò chơi “ Ai nhanh, ai đúng ? ”
- GV chuẩn bị cho mỗi nhóm 1 cái bảng con và phấn, một cái lúc lắc.
Gv phổ biến cách chơi và luật chơi. Mọi thành viên trong nhóm đều đọc các thông tin trong khung chữ và tìm xem mỗi thông tin ứng với lứa tuổi nào như đã nêu ở trang 14 SGK. Sau đó sẽ cử một bạn viết nhanh đáp án vào bảng. Cử một bạn lắc lúc lắc để làm báo hiệu là nhóm đã làm xong.
Nhóm nào làm xong trước và đúnglà thắng cuộc.
- Các nhóm làm việc
- Gv ghi rõ nhóm nào xong trước, nhóm nào xong sau. Tất cả làm xong GV yêu cầu các nhóm giơ đáp án.
- Gv nhận xét đưa ra đáp án đúng:
Câu1: b, câu 2: a, câu 3: c
Tuyên dương đội thắng cuộc
* Hoạt động 3: Thực hành
- Cho HS làm việc cá nhân, yêu cầu các em đọc thông tin trang 15 SGK và trả lời câu hỏi:
+ Tại sao nói tuổi dậy thì có tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc đời của mỗi con người ?
- Nhận xét kết luận: Tuổi dậy thì có tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc đời của mỗi con người, đây là thời kìcơ thể có nhiều thay đổi nhất. Cụ thể là:
+ Cơ thể phát triển nhanh cả về chiều cao và cân nặng.
+ Cơ quan sinh dục bắt đầu phát triển, con gái xuất hiện kinh nguyệt, con trai có hiện tượng xuất tinh.
+Biến đổi về tình cảm, suy nghĩ và mối quan hệ xã hội.
- Gọi HS đọc lại thông tin trong SGK trang 15
IV. Củng cố - dặn dò:
- Nhấn mạnh nội dung bài học.
- Về học bài, chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
Hát
- 1HS trả lời, lớp theo dõi nhận xét.
+ Khi mang thai người mẹ phải biết giữ sức khỏe bằng cách ăn uống đầy đủ cả chất và lượng, phải đi khám thai định kì, uống thuốc và tiêm phòng theo sự hướng dẫn của bác sĩ, cần nghỉ ngơi nhiều, lao động nhẹ nhàng, tránh tiếp xúc với hóa chất.
- HS mang sưu tầm được lên giới thiệu trước lớp ví dụ:
+ Đây là ảnh của em bé của tôi, em mới 2 tuổi, em đã biết nói và nhận ra những người thân, đã biết hát, múa,..,,
+Đây là ảnh em bé của tôi, em đã 4 tuổi. Nếu chúng mình không cất bút và vở cẩn thận là em lấy và vẽ lung tung vào đấy,
- HS lắng nghe
- Các nhóm đọc thông tin và ghi đáp án ra bảng
Các nhóm giơ đáp án.
- HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi.
+ Tuổi dậy thì có tầm quan trọng đối với mỗi người vì đây chính là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi nhất.
- 2 HS đọc
Tiết 5 : Sinh hoạt : NHẬN XÉT TUẦN 3
A. Mục tiêu : 
- HS nắm được ưu nhược điểm trong tuần của bản thân, của lớp
- Nhận xét tình hình chuẩn bị đồ dùng học tập của HS trong tuần, ý thức học của HS
- GD: HS thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy
B. Nhận xét chung : 
 *Nhận định tình hình chung của lớp
- Đạo đức : Các em ngoan, lễ phép hoà nhã, đoàn kết với bạn bè . Song bên cạnh đó văn còn một vài em còn đánh chửi nhau với bạn 
- Học tập : 
+ Thực hiện tương đối tốt nề nếp đi học đúng giờ, đầu giờ đến sớm
+ Đầu giờ trật tự truy bài
 Trong lớp trật tự chú ý lắng nghe giảng nhưng chưa sôi nổi trong học tập. Học và làm bài tương đối đầy đủ trước khi đến lớp.
- Các hoạt động khác:
+ Đã tổ chức họp phụ huynh. 
+ Lao động vệ sinh : Đầu giờ các em đến lớp sớm để lao động, vệ sinh lớp học, sân trường sạch sẽ.
 Phương hướng :
- Thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt. Lấy thành tích chào mừng ngày 20/11.
- Khắc phục nhung nhược điềm còn tồn tại 
- Đẩy mạnh phong trào thi đua học tập 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an cac mon(7).doc