Thiết kế giáo án các môn học khối 5 - Tuần số 17, 18

Thiết kế giáo án các môn học khối 5 - Tuần số 17, 18

A. Mục tiêu:

 - HS nắm được ưu nhược điểm trong tuần của bản thân, của lớp

 - Nhận xét tình hình chuẩn bị ĐDHT của HS trong tuần, ý thức học của HS

B. Nhận xét chung:

 1. Tổ chức : Hát

 2. Bài mới

 a. Nhận định tình hình chung của lớp

 - Nề nếp :

 Thực hiện tốt nề nếp đi học đúng giờ, đầu giờ đến sớm

 + Đầu giờ trật tự truy bài

 - Học tập : Nề nếp học tập tương đối tốt. Trong lớp trật tự chú ý lắng nghe giảng nhưng chưa sôi nổi trong học tập. Học và làm bài tương đối đầy đủ trước khi đến lớp

 - Lao động vệ sinh : Đầu giờ các em đến lớp sớm để lao động, vệ sinh lớp học, sân trường sạch sẽ

 - Thể dục : Các em ra xếp hàng tương đối nhanh nhẹn, tập đúng động tác

 - Đạo đức : Các em ngoan, lễ phép hoà nhã, đoàn kết với bạn bè

b. Kết quả đạt được:Trong tuần lớp đã tham gia thi viết chữ đẹp ở trường.

 - Tuyên dương : Cà Văn Đôi

 Lèo Thị Huyền

 - Phê bình : Lèo Thị Tươi

 Lèo Văn Vinh.

 

doc 38 trang Người đăng hang30 Lượt xem 498Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án các môn học khối 5 - Tuần số 17, 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 5: Sinh hoạt : NHẬN XÉT TUẦN 17
A. Mục tiêu: 
 	- HS nắm được ưu nhược điểm trong tuần của bản thân, của lớp
	- Nhận xét tình hình chuẩn bị ĐDHT của HS trong tuần, ý thức học của HS
B. Nhận xét chung:
	1. Tổ chức : Hát
	2. Bài mới
 a. Nhận định tình hình chung của lớp
	- Nề nếp :	
 Thực hiện tốt nề nếp đi học đúng giờ, đầu giờ đến sớm
	 + Đầu giờ trật tự truy bài
	- Học tập : Nề nếp học tập tương đối tốt. Trong lớp trật tự chú ý lắng nghe giảng nhưng chưa sôi nổi trong học tập. Học và làm bài tương đối đầy đủ trước khi đến lớp
	- Lao động vệ sinh : Đầu giờ các em đến lớp sớm để lao động, vệ sinh lớp học, sân trường sạch sẽ
	- Thể dục : Các em ra xếp hàng tương đối nhanh nhẹn, tập đúng động tác
	- Đạo đức : Các em ngoan, lễ phép hoà nhã, đoàn kết với bạn bè
b. Kết quả đạt được:Trong tuần lớp đã tham gia thi viết chữ đẹp ở trường.
	- Tuyên dương : Cà Văn Đôi
 Lèo Thị Huyền
	- Phê bình : Lèo Thị Tươi
 Lèo Văn Vinh.
c. Phương hướng :
 - Tiến hành kiểm tra các môn phụ và chuẩn bị thi định kì cuối kì I các môn do Phòng GD&ĐT ra đề 
TUẦN 18
Soạn: 3/ 1/ 2009 Giảng: 2/5/ 1/2009
Tiết 1: Chào cờ
Tiết 2: Tập đọc : ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA MIỆNG ( Tiết 1)
A. Mục tiêu: 
- Kiểm tra đọc - hiểu - Nội dung : các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 11- 17-
 Kĩ năng đọc thành tiếng: phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 120 chữ/phút, biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu ...
- Kĩ năng đọc hiểu: trả lời được 1- 2 câu hỏi về nội dung bài.
- GDHS ý thức học tập tốt.
B. Đồ dùng dạy học:
- GV: 8 phiếu ghi tên các bài tập đọc.5 phiếu ghi tên một trong các bài học thuộc lòng. Bảng phụ kẻ sẵn bảng thống kê.
- HS: Vở ghi- SGK
C. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. Ổn định tổ chức: 
II. Kiểm tra bài cũ: Không.
III. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học.
2. Kiểm tra tập đọc:
- Cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc
- Yêu cầu HS đọc bài đã gắp thăm và trả lời câu hỏi về nội dung bài
- Gọi HS nhận xét 
- Nhận xét ghi điểm
 3. HD làm bài tập:
Bài 2(173) 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
? Cần thống kê các bài tập đọc theo nội dung như thế nào ?
? Hãy đọc tên các bài tập đọc thuộc lòng chủ điểm Giữ lấy màu xanh ?
? Như vậy cần lập bảng thống kê có mấy cột dọc, mấy hàng ngang ?
- Yêu cầu HS tự làm bài theo nhóm 4.
- Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả.
- Nhận xét kết luận lời giải đúng.
- HS lên gắp thăm
- Đọc và trả lời câu hỏi.
- 1HS đọc yêu cầu.
- Cần thống kê các bài tập đọc theo nội dung tên bài- tác giả - thể loại
- Chuyện một khu rừng, tiếng vọng, mùa thảo quả, hành trình của bầy ông, người gác rừng tí hon, trồng rừng ngập mặn
- Cần có 3 cột dọc : tên bài, tên tác giả, thể loại
7 hàng ngang, 1 hàng là yêu cầu hàng là 6 bài tập đọc 
- Các nhóm tự làm bài vào vở, 1 nhóm lên làm vào bảng phụ.
- Nhóm làm bài vào bảng phụ trình bày kết quả các nhó khác nhận xét bổ xung.
Giữ lấy màu xanh
TT
Tên bài
Tác giả
Thể loại
1
Chuyện một khu rừng
Vân Long
văn
2
Tiếng vọng
Nguyễn Quang Thiều Quang Thiều
thơ
3
Mùa thảo quả
Ma văn Kháng
văn
4
Hành trình của bầy ong
Nguyễn Đức Mậu
thơ
5
Người gác rừng tí hon
Nguyễn Thị Cẩm Châu
văn
6
Trồng rừng ngập mặn
Phan Nguyên Hồng
văn
Bài 3(173) 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS đọc bài của mình.
- Nhận xét cho điểm.
IV. Củng cố dặn dò: 
- Nhấn mạnh nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS đọc yêu cầu.
- Làm bài.
- Một số HS đọc bài viết của mình, các bạn khác theo dõi nhận xét.
VD: Bạn nhỏ trong chuyện là một người bạn rất thông minh và dũng cảm. khi phát hiện ra có dấu hiệu người lớn trong rừng cậu liền đi theo . Cậu lén quan sát và nghe được tiếng bàn bạc ......và cậu đã giúp các chú công an bắt sống hắn.
Tiết 3: Mĩ Thuật: VẼ TRANG TRÍ
TRANG TRÍ HÌNH CHỮ NHẬT
I. Mục tiêu
- HS hiểu được sự giống và khác nhau giữa trang trí hình chữ nhật và trang trí hình vuông, hình tròn.
- HS biết cách trang trí và trang trí được hình chữ nhật.
- HS cảm nhận được vẻ đẹp của các đồ vật hình chữ nhật có trang trí.
II. Chuẩn bị.
- GV : SGK,SGV. Hình gợi ý cách vẽ 
- Một số bài trang trí hình chữ nhật , hình vuông , hình tròn để so sánh; một số đồ vật hoặc hình ảnh hình chữ nhật có trang trí
- HS :SGK, vở ghi, giấy vẽ ,vở thực hành
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Giới thiệu bài
- GV giới thiệu bài cho hấp dẫn và phù hợp với nội dung 
Hs quan sát, lắng nghe
Hoạt động 1: quan sát nhận xét 
GV : Hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung tốt nghiệp khoá V ( 1929- 1934) trường mĩ thuật đông dương. ông vừa sáng tác vừa đam mê tìm hiểu lịch sử mĩ thuật dân tộc 
+ ông tham gia hoạt động cách mạng rất sớm và là một trong những hoạ sĩ đầu tiên vẽ chân dung Bác Hồ tại bắc Bộ phủ
+ kháng chiến bùng nổ, ông đã cung đoàn quân nam tiến vào nam trung bộ , kịp thời sáng tác , góp công sức vào cuộc cách mạng chông thực dân pháp của dân tộc , bức tranh du kích tập bắn ra đời trong hoàn cảnh đó . Hoạ sĩ có 
nhiều tác phẩm sơn dầu nổi tiếng như cây chuối , cổng thành huế, học hỏi lẫn nhau .
+ ông còn là người có công rất lớn trong việc xây dựng viên bảo tàng mĩ thuật Việt Nam , đào tạo đội ngũ hoạ sĩ , cán bộ nghiên cứu mĩ thuật 
+ với đóng góp to lớn cho nền mĩ thuật năm 1996 ông được tặng thưởng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học – nghệ thuật 
Hs nghe
Hoạt động 2: xem tranh du kích tập bắn
GV đặt câu hỏi:
+ hình ảnh chính của bức tranh là gì?
+ hình ảnh phụ của bức tranh là những hình ảnh nào?
+ có những mầu chính nào?
GV kết luận : đây là tác phẩm tiêu biểu của đề tài chiến tranh cách mạng 
HS lắng nghe và thực hiện
- Bức tranh diễn tả buổi tập bắn của tổ du kích 5 nhân vật trung tâm được sắp xếp với những tư thế khác nhau rất sinh động
- phía sau là nhà , cây , núi , bầu trời tạo cho bố cục chặt chẽ sinh động 
- mầu vàng của đất , mầu xanh của trời, mầu trắng bạc của mây diễn tả cái nắng chói chang và thời tiết nóng nực của nam trung bộ 
H/s lắng nghe
Hoạt động 3: nhận xét đánh giá
IV. Củng cố dặn dò.
GV nhận xét chung tiết học , khen ngợi các nhóm và cá nhân tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài
Nhắc nhở h\s quan sát các đồ vật có dạng hình chữ nhật có trang trí
Sưu tầm bài trang trí hình chữ nhật
Hs lắng nghe
Tiết 4: Toán : DIỆN TÍCH HÌNH TAM GIÁC
A. Mục tiêu:
 Giúp HS :
- Nắm được quy tắc tính diện tích hình tam giác.
- Biết vận dụng quy tắc tính diện tích hình tam giác để giải toán.
- GDHS ý thức tự giác học tập.
B. Đồ dùng dạy – học:
- GV: chuẩn bị 2 hình tam giác to, bằng nhau.
- HS: chuẩn bị 2 hình tam giác bằng nhau, kéo cắt giấy.
C. Các hoạt động dạy -học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Vẽ một hình tam giác lên bảng yêu cầu HS lên vẽ thêm đường cao và nêu rõ đường cao tương ứng với cạnh đáy nào.
- Nhận xét và ghi điểm HS.
III.Dạy – học bài mới:
1. Giới thiệu bài: Trong giờ học toán hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm cách tính diện tích của hình tam giác.
2. Cắt – ghép hình tam giác.
- HDHS thực hiện các thao tác cắt ghép hình như SGK :
+ Lấy 1 trong 2 hình tam giác bằng nhau.
+ Vẽ một đường cao lên hình tam giác đó.
+ Dùng kéo cắt hình tam giác thành hai phần theo đường cao của hình.
+ Ghép 2 mảnh 1,2 vào hình tam giác còn lại để thành một hình chữ nhật abcd.
+ Vẽ đường cao eh.
3. So sánh đối chiếu các yếu tố hình học trong hình vừa ghép.
- Yêu cầu HS so sánh :
+ Em hãy so sánh chiều dài DC của hình chữ nhật và độ dài đáy DC của hình tam giác.
+ Em hãy so sánh chiều rộng AD của hình chữ nhật và chiều cao eh của hình tam giác.
+ Em hãy so sánh diện tích của hình chữ nhật ABCD và diện tích hình tam giác EDC.
* Hình thành quy tắc, công thức tính diện tích hình chữ nhật.
- Yêu cầu HS nêu công thức tính diện tích hình chữ nhật ABCD.
- Nêu : Phần trước chúng ta đã biết AD = EH, thay EH cho AD thì ta có diện tích hình chữ nhật ABCD là DC EH.
- Diện tích tam giác EDC bằng một nửa diện tích của hình chữ nhật nên ta có diện tích của hình tam giác EDC là
(DC EH) : 2
- Hướng dẫn để HS rút ra quy tắc tính diện tích hình tam giác.
+ DC là gì của hình tam giác EDC ?
+ EH là gì của hình tam giác EDC ?
+ Như vậy để tính diện tích tam giác EDC chúng ta đã làm như thế nào ?
- Nêu : Đó chính là quy tắc tính diện tích hình tam giác. Muốn tính diện tích hình tam giác ta lấy độ dài cạnh đáy nhân với chiều cao rồi chia cho 2.
- Giới thiệu công thức tính :
+ Gọi S là diện tích.
+ Gọi a là độ dài cạnh đáy của tam giác.
+ Gọi h là chiều cao của tam giác.
+ Ta có công thức tính diện tích của hình tam giác là :
S = 
4. Luyện tập:
Bài 1(88) 
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Nhận xét sửa sai
Bài 2(88) 
- Yêu cầu HS đọc đề bài toán.
+ Em có nhận xét gì về đơn vị đo độ dài đáy và chiều cao của hình tam giác ?
- Vậy trước khi tính diện tích của hình tam giác chúng ta cần đổi chúng về cùng một đơn vị đo. 
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi 1 HS chữa bài trên bảng lớp, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
IV.Củng cố – dặn dò:
- Nhấn mạnh nội dung bài học.
- Về nhà học bài chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
- HS nghe.
- Thao tác theo hướng dẫn của GV.
- So sánh và nêu :
+ Chiều dài hình chữ nhật bằng độ dài đáy của tam giác.
+ Chiều rộng của hình chữ nhật bằng chiều cao của hình tam giác.
+ Diện tích của hình chữ nhật gấp 2 lần diện tích của hình tam giác.
- Nêu : Diện tích hình chữ nhật ABCD là DC x AD
+ DC là đáy của hình tam giác EDC.
+ EH là chiều cao tương ứng với đáy DC.
+ Chúng ta lấy độ dài đáy DC nhân với chiều cao EH rồi chia cho 2.
- HS nghe sau đó nêu lại quy tắc.
- 1 HS đọc đề bài trước lớp, HS cả lớp, HS cả lớp đọc thầm trong SGK.
- 2 HS lên bảng thực hiện tính diện tích của hình tam giác có độ dài đáy và chiều cao cho trước.
a) Diện tích hình tam giác là :
 8 6 : 2 = 24 (cm²)
b) Diện tích hình tam giác là :
 2,3 1,2 : 2 = 1,38 (dm²)
- 1 HS đọc đề bài trước lớp, HS cả lớp, HS cả lớp đọc thầm trong SGK.
- Nêu : Độ dài đáy và chiều cao không cùng một đơn vị đo.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập
a) 24dm = 2,4m
Diện tích của hình tam giác là :
5 2,4 : 2 = 6(m²)
b) Diện tích của hình tam giác là :
42,5 5,2 : 2 = 110,5 (m²)
Tiết 5: Khoa học : SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CHẤT
 A.Mục tiêu
Sau bài học, HS biết:
 - Phân biệt 3 thể của chất.
 - Nêu điều kiện để một số chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác.
-  ... ẽ đúng giơ tay.
+ Để vẽ được hình thang ta phải chú ý điều gì ?
Bài 4(92) 
- Vẽ hình lên bảng.
 A B 
 D C
- Yêu cầu HS đọc tên hình vẽ.
+ Hình thang ABCD có những góc nào là góc vuông ? 
+ Cạnh bên nào vuông góc với hai đáy ?
- Hình thang có cạnh bên vuông góc với hai đáy gọi là hình thang vuông.
- Gọi HS nhắc lại.
IV. Củng cố dặn dò: 
- Nhấn mạnh nội dung bài.
- Về nhà học bài chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- Quan sát hình và biểu tượng.
- Hình ABCD giống như cái thang nhưng chỉ có hai bậc.
- Nghe.
- Thực hành lắp hình thang.
- 2 HS cùng quan sát trả lời câu hỏi cho nhau nghe.
- 4 cạnh là: ab, BC, CD, ad
- Có hai cạnh ab và CD song song với nhau.
- Hình thang là hình là hình có 4 cạnh trong đó có hai cạnh song song với nhau.
- 3 em trình bày, lớp theo dõi nhận xét bổ xung.
- Nghe.
- 2 HS lên bảng chỉ và nêu: 
+ Hại cạnh đáy ab và CD song song với nhau.
+ Hai cạnh bên là ad và BC
- Quan sát hình.
- Đường cao AH vuông góc với hai đáy AB và CD của hình thang abcd.
- Hình thang ABCD có: 
+ Hai đáy AB và CD song song với nhau.
+ Hai cạnh ad và BC gọi là hai cạnh bên.
+ Đường cao AH là đường vuông góc với hai đáy. Độ dài của đường cao AH là chiều cao của hình thang abcd.
- 1HS đọc yêu cầu, lớp theo dõi sgk.
- Quan sát hình sgk.
- Hình 1, 2, 4, 5, 6 là hình thang.
- Vì hình 3 không có cặp cạnh đối diện song song với nhau.
- Đọc yêu cầu và quan sát hình sgk.
- Hình 1 và hình 2.
- Hình 3 chỉ có một cặp cạnh đối diện song song.
- Hình 1 có 4 góc vuông.
- Hình 3 là hình thang.
- Vẽ bài như yêu cầu.
- Kiểm tra chéo bài của nhau.
- thực hiện như yêu cầu.
- Vẽ được hai 2 đường thẳng song song.
- Quan sát hình.
- Hình thang ABCD
- Có góc A và góc D là hai góc vuông.
- Cạnh bên ad.
- 2 HS nhắc lại.
Tiết 3: Thể dục: Bài 36
 SƠ KẾT HỌC KÌ I
A. Mục tiêu.
- Sơ kết học kì 1 . yêu cầu hệ thống được những kiến thức kĩ năng đã học , những ưu khuyết đIểm trong học tập để cố gắng phấn đấu trong học kì 2
- Chơi trò chơi chạy tiếp sức theo vòng tròn . yêu cầu tham gia tương đối chủ động
B. Địa điểm –Phương tiện .
- Sân thể dục 
- Thầy: giáo án , sách giáo khoa , còi .
- Trò : sân bãi , trang phục gọn gàng theo quy định .
 C . Nội dung – Phương pháp thể hiện .
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
Mở đầu
6 phút
1. nhận lớp
*
2. phổ biến nhiệm vụ yêu cầu bài học
2phút
********
********
3. khởi động:
3 phút
đội hình nhận lớp
- học sinh chạy nhẹ nhàng từ hàng dọc thành vòng tròn , thực hiện các động tác xoay khớp cổ tay , cổ chân , hông , vai , gối , 
2x8 nhịp
đội hình khởi động
cả lớp khởi động dưới sự điều khiển của cán sự
Phần Cơ bản
18-20 phút
- Chơi trò chơi chạy tiếp sức theo vòng tròn 
- Sơ kết học kì 1 : hệ thống những kiến thức kĩ năng đã học trong học kì 1 ( kể cả tên gọi cách thực hiện )
- nhận xét đánh giá kết quả học tập của từng tổ , từng học sinh, khen ngợi biểu dương những học sinh , tổ nhóm thực hiện tốt , nhắc nhở học sinh còn tồn tại cần khắc phục để có hướng phấn đấu trong học kì tới
10 phút
10 phút
GV hướng dẫn điều khiển trò chơi yêu cầu các em chơi nhiệt tình, vui vẻ, đoàn kết
GV cho tập chung cả lớp ôn tập sau đó chia nhóm
 *
********
********
********
GV và h/s hệ thống lại bài học
. Kết thúc.
- Tập chung lớp thả lỏng.
- Nhận xét đánh giá buổi tập
- Hướng dẫn học sinh tập luyện ở nhà.
5-7 phút
*
*********
*********
Tiết 4: Khoa học: HỖN HỢP
 A.Mục tiêu
Sau bài học, HS biết:
 - Cách tạo ra một hỗn hợp.
 - Kể tên một số hỗn hợp.
 - Nêu một số cách tách các chất trong hỗn hợp.
 - GDHS ý thức học bộ môn.
B. Đồ dùng dạy - học: 
- Hình trang 75 SGK
- Chuẩn bị
+ Muối tinh, mì chính, hạt tiêu bột, chén nhỏ, thìa nhỏ.
+ Hỗn hợp chứa chất rắn không bị hòa tan trong nước ( cát trắng, nước ) ; phễu giấy lọc, bông thấm nước.
+Hỗn hợp chứa chất lỏng không hòa tan vào nhau ( dầu ăn, nước ); cốc ( li )đựng nước, thìa nhỏ.
+ Gạo có lẫn sạn, rá vo gạo, chậu nước.
C. Các hoạt động dạy - học: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I.Ổn định tổ chức: 
II.Kiểm tra bài cũ: 
Gọi HS trả lời câu hỏi.
+ Vật chất quanh ta tồn tại chủ yếu ở thể nào ? 
+ Nêu đặc điểm nổi bật phân biệt 3 thể này?
Nhận xét đánh giá
III. Bài mới
1.Giới thiệu bài: Trực tiếp
2.Tiến hành các họat động
Hoạt động 1: Thực hành “ Tạo ra một hỗn hợp gia vị ”
Chia lớp làm 3 nhóm, nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm việc:
- Tạo ra một hỗn hợp gia vị gồm muối tinh, mì chính và hạt tiêu bột. Công thức pha do từng nhóm quyết định và ghi theo mẫu sau:
Hát
- 2HS trả lời câu hỏi, HS khác theo dõi nhận xét.
+Vật chất quanh ta tồn tại chủ yếu ở các thể rắn, lỏng, khí.
+ Thể rắn: có hình dạng nhất định, thể lỏng không có hình dạng nhất định, có hình dạng của vật chứa nó, nhìn thấy được, thể khí không có hình dạng nhất định, có hình dạng của vật chứa nó, không nhìn thấy được.
Tên và đặc điểm của từng chất tạo ra hỗn hợp
Tên hỗn hợp và đặc điểm của hỗn hợp 
1. Muối tinh: .................................................
2. Mì chính ( bột ngọt):................................
3. Hạt tiêu ( Đã xay nhỏ ) : ..........................
- Cho HS thảo luận các câu hỏi sau: 
+ Để tạo ra hỗn hợp gia vị cần những chất nào ? 
+ Hỗn hợp là gì ? 
- Gọi đại diện các nhóm nêu công thức trộn gia vị và mời các nhóm khác nếm thử gia vị của nhóm mình. Các nhóm nhận xét so sánh xem nhóm nào tạo ra được một hỗn hợp gia vị ngon.
Tên và đặc điểm của từng chất tạo ra hỗn hợp
Tên hỗn hợp và đặc điểm của hỗn hợp
1.Mì chính: hạt dài, hơi ngọt lợ.
2. Muối tinh: Hạt nhỏ vị mặn.
3. Hạt tiêu ( bột ) : Hạt nhỏ , vị cay
- Tên hỗn hợp: Muối tiêu
- Đặc điểm: có vị mặn của muối, vị ngọt lợ của mì chính và vị cay của hạt tiêu.
-GV nêu lại câu hỏi để HS trả lời
+ Để tạo ra một hỗn hợp cần có những chất nào ? 
+ Hỗn hợp là gì ? 
Nhận xét kết luận: 
- Muốn tạo ra một hỗn hợp, ít nhất phải có hai chất trở lên và các chất đó phải được trộn lẫn với nhau.
- Hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau có thể tạo thành một hỗn hợp.Trong hỗn hợp, mỗi chất vẫn giữ nguyên tính chất của nó.
Hoạt động 2:Thảo luận
Cho HS thảo luận theo cặp câu hỏi sau: 
+ Theo bạn, không khí là một chất hay hỗn hợp ? 
+ Kể tên một số hỗn hợp khác mà em
biết ? 
-Gọi đại diện một số cặp trả lời câu hỏi.
-Gv nhận xét kết luận:
Trong thực tế ta thường gặp một số hỗn hợp như: gạo lẫn trấu; cám lẫn gạo; đường lẫn cát; muối lẫn cát, không khí, nước và chất rắn không tan; .....
Hoạt động 3: Trò chơi: “ tách các chất ra khỏi hỗn hợp ”
- Chia lớp làm 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm một cái bảng con và phấn để ghi.
- Gv hướng dẫn cách chơi GV đọc câu hỏi ( ứng vói mỗi hình ).các nhóm thảo luận rồi ghi đáp án vào bảng. sau giơ tay nhóm nào giơ trước thì được trả lời. Nhóm nào trả lời nhanh và đúng là thắng cuộc.
- Tổ chức cho HS chơi.
- Gv nhận xét đưa ra đáp án đúng.
+ Hình 1: Làm lắng.
+ Hình 2 : Sảy.
+ Hình 3: Lọc 
Hoạt động 4: Thực hành tách các chất ra khỏi hỗn hợp.
GV chia lớp làm 3 nhóm.
+Các nội dung trong thăm:
Bài 1: Thực hành tách cát trắng ra khỏi hỗn hợp Các nội dung trong trong thăm: 
nước và cát trắng.
Bài 2: Thực hành tách dầu ăn ra khỏi hỗn hợp nước và dầu ăn.
Bài 3: Thực hành tách gạo ra khỏi hỗn hợp gạo lẫn sạn.
Cho HS lên bốc thăm chọn hỗn hợp, sau đó về nhóm thảo luận xem để tách hỗn hợp đó thì ta làm thế nào. Cử đại diện lên lấy dụng cụ cần thiết rồi tiến hành làm, ghi chép các bước làm theo mẫu sau.
* Tách ......ra khỏi hỗn hợp............
- Chuẩn bị: .................................
- Cách tiến hành: .......................
Gọi đại các nhóm lên trình bày.
Gv nhận xét đưa ra cách làm đúng :
- HS trả lời câu hỏi.
- Để tạo ra một hỗn hợp cần nhiều chất để trộn với nhau.
- Hỗn là hai hay nhiều chất trộn lại với nhau mà vẫn giữ nguyên tính chất của mỗi chất.
-HS thảo luận theo cặp, các câu hỏi.
- Không khí là một hỗn hợp. Vì thành phần của nó, như đã học ở lớp 4, có các thành phần khí như ni tơ, ô xi, các bô níc, hơi nước bụi bặm, .....
- Một số hỗn hợp như: Gạo lẫn trấu, cám lẫn gạo; đường lẫn cát, nước lãn các chất rắn không hòa tan,...
- HS lắng nghe
HS chơi trò chơi.
HS lên bốc thăm, thảo luận và thực hành làm
Đại diện các nhóm trình bày cách làm, các nhóm khác theo dõi, nhận xét
Bài 1: Thực hành: Tách cát trẳng ra khỏi hỗn hợp nước và cát trắng .
- Chuẩn bị: Hỗn hợp chứa chất rắn không bị hòa tan trong nước ( cát trắng, nước ); phễu giấy lọc, bông thấm nước.
- Cách tiến hành: Đổ hỗn hợp chứa chất rắn không bị hòa tan trong nước qua phễu lọc.
Kết quả: Các chất rắn không hòa tan được giữ lại ở giấy lọc, nước chảy qua phễu xuống chai.
Bài 2: Thực hành: Tách dầu ăn ra khỏi hỗn hợp dầu ăn và nước.
- Chuẩn bị: Hỗn hợp chứa chất lỏng không hòa tan vào nhau ( Dầu ăn, nước ); cốc ( li )đựng nước; thìa.
- Cách tiến hành: Đổ hỗn hợp dầu ăn và nước vào trong cốc rồi để yên một lúc lâu.Nước lắng xuống, dầu ăn nổi lên thành một lớp ở trên nước. Dùng thìa hớt lớp dầu ăn nổi trên mặt nước.
Bài 3: Thực hành: Tách gạo ra khỏi hỗn hợp gạo lẫn với sạn.
- Chuẩn bị: Gạo có lẫn sạn, rá vo gạo, chậu nước.
- Cách tiến hành: + Đổ hỗn hợp gạo lẫn sạn vào rá.
+ Đãi gạo trong chậu nước sao cho các hạt lắng dưới đáy rá, bốc gạo ở phía trên ra còn lại sạn ở dưới.
IV. Củng cố - Dặn dò: 
- Nhấn mạnh nội dung bài.
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
Tiết 5: Sinh hoạt :NHẬN XÉT TUẦN 18
A. Mục tiêu: 
 - HS nắm được ưu nhược điểm trong tuần của bản thân
 - HS có ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập
 - Giáo dục HS có ý thức phấn đấu liên tục vươn lên
B. Nhận xét chung: 
	1. Tổ chức : Hát
	2. Bài mới
 a. Nhận định tình hình chung của lớp
	- Nề nếp : Tuần qua lớp đã thực hiện tốt nề nếp đi học đúng giờ, thực hiện tốt các nề nếp do trường lớp đề ra.
	- Học tập : Các em chăm học, có ý thức tốt trong học tập, trong lớp chưa tích cực hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài. Học và làm bài tương đối đầy đủ trước khi đến lớp, nhưng chưa hiệu quả cao
	- Lao động vệ sinh : Đầu giờ các em đến lớp sớm để lao động, vệ sinh lớp học, sân trường sạch sẽ, gọn gàng
	- Đạo đức : Các em ngoan, lễ phép hoà nhã, đoàn kết với bạn bè, có ý thức đạo đức tốt
 b/. Kết quả đạt được: Trong tuần các em đã kiểm tra kết thúc học kì I tất cả các môn
	- Tuyên dương : Tòng Thị Thơm 
 Lèo Văn Hái
	- Phê bình : Cầm Văn Hà
 Cà Văn Quân
c. Phương hướng :
 	- Thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt
	- Tham gia mọi hoạt động của trường lớp đề ra
 - Chuẩn bị tốt cho học kì II

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an cac mon(3).doc