Thiết kế giáo án các môn lớp 4 - Tuần 12 - Trường Tiểu học An Lập

Thiết kế giáo án các môn lớp 4 - Tuần 12 - Trường Tiểu học An Lập

Tập đọc

Tiết 23: Mùa thảo quả

I/ Mục tiêu: Giúp HS:

 - Biết đọc diễn cảm bài văn, nhấn mạnh những từ ngữ tả hình ảnh, màu sắc, mùi vị của rừng thảo quả.

 - Hiểu các từ ngữ khó: thảo quả, đản khao, lướt thướt, triền núi, ngọt lựng, chín nục, sinh sôi, sầm uất, nảy, chứa lửa, chứa nắng . và nội dung bài: Bài văn tả cảnh rừng thảo quả vào mùa thu hoạch với vẻ đẹp quyến rũ và hương thơm đặc biệt cùng sự sinh sôi, phát triển nhanh đến bất ngờ của cây thảo quả.

 - Cò lòng yêu quý thiên nhiên.

 - Ngồi học đúng tư thế.

 

doc 25 trang Người đăng hang30 Lượt xem 543Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án các môn lớp 4 - Tuần 12 - Trường Tiểu học An Lập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12
Thứ hai ngày 8 tháng 11 năm 2010
Sáng
Tập đọc
Tiết 23: Mùa thảo quả
I/ Mục tiêu: Giúp HS: 
	- Biết đọc diễn cảm bài văn, nhấn mạnh những từ ngữ tả hình ảnh, màu sắc, mùi vị của rừng thảo quả.
	- Hiểu các từ ngữ khó: thảo quả, đản khao, lướt thướt, triền núi, ngọt lựng, chín nục, sinh sôi, sầm uất, nảy, chứa lửa, chứa nắng ... và nội dung bài: Bài văn tả cảnh rừng thảo quả vào mùa thu hoạch với vẻ đẹp quyến rũ và hương thơm đặc biệt cùng sự sinh sôi, phát triển nhanh đến bất ngờ của cây thảo quả.
	- Cò lòng yêu quý thiên nhiên.
	- Ngồi học đúng tư thế.
II/ Đồ dùng dạy - học:
	GV: SGK, tranh minh hoạ, bảng phụ.
	HS: SGK, vở BT.
III/ Các hoạt động dạy - học:
1/ Kiểm tra.
	- HS đọc bài Tiếng vọng kết hợp TLCH nội dung bài đọc.
2/ Bài mới.
	Giới thiệu bài.
	Dạy - học bài mới.
a/ HĐ 1: Hướng dẫn luyện đọc:
	- .1 HS đọc toàn bài.
	- GV chia đoạn, hướng dẫn HS luyện đọc:
	(Bài gồm 3 đoạn: Đoạn 1: Từ đầu đến “nếp nhăn”.
 	 Đoạn 2: Từ tiếp theo đến “ không gian”
	 Đoạn 3: Phần còn lại.
	- HS đọc tiếp nối các đoạn trong bài. GV quan sát, kết hợp cho HS giải nghĩa từ khó và sửa sai cho HS.
	- HS luyện đọc theo nhóm bàn..
b/ HĐ 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
	- HS đọc đoạn 1, TLCH:
	+/ Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng cách nào? 
	(Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng mùi thơm đặc biệt quyến rũ. Mùi thơm đó rrải theo triền núi; bay vào những thôn xóm; làm cho gió thơm, cây cỏ thơm, đất trời thơm; hương thơm ủ trong từng nếp áo, nếp khăn của người đi rừng.)
	+/ Em có nhận xét gì về cách dùng từ, đặt câu ở đoạn này? 
	(Từ hương và từ thơm được lặp lại có tác dụng nhấn mạnh hương thơm đặc biệt, có sức lan toả rất nhanh, rất mạnh, rất rộng, rất xa của thảo quả... Câu 6 dài, nhiều vế có ý nhấn mạnh hương thảo quả bay đi muôn nơi làm cho cả đất trời và con người thấm đẫm mùi hương nồng nàn.)
	- HS nêu ý 1: Hương thơm đặc biệt của thảo quả.
	- HS đọc đoạn 2, TLCH:
	+/ Chi tiết nào cho thấy cây thảo quả phát triển rất nhanh?
	(Chi tiết: “Mới đầu xuân năm kia ... lấn chiếm không gian)
	- HS nêu ý 2: Sự phát triển nhanh của cây thảo quả.
	- HS đọc đoạn 3, TLCH:
	+/ Hoa thảo quả nảy ra ở đâu?
	(Hoa thảo quả nảy dưới gốc cây, kín đáo và lặng lẽ)
	+/ Khi thảo quả chín rừng có những nét gì đẹp?
	(Dưới tầng đáy rừng .... thảo quả như những đốm lửa hồng .... thắp lên nhiều ngọn mới, nhấp nháy vui mắt.)
	- HS nêu ý 3: Vẻ đẹp của rừng khi thảo quả vào mùa quả chín.
	- HS nêu đại ý của bài: Bài văn tả cảnh rừng thảo quả vào mùa thu hoạch với vẻ đẹp quyến rũ và hương thơm đặc biệt cùng sự sinh sôi, phát triển nhanh đến bất ngờ của cây thảo quả.
c/ HĐ 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm 
- GV treo bảng phụ và gạch dưới những từ cần nhấn giọng, gạch chéo những chỗ cần ngắt nghỉ và HDHS đọc diễn cảm. 
- Cho HS luyện đọc trong nhóm, thi đọc trước lớp, nhận xét.
- GV nhận xét tuyên dương các em đọc tốt.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV n/ xét tiết học.
- Luyện đọc, chuẩn bị bài Hành trình của bầy ong. 
Đạo đức
Tiết 12: Kính già yêu trẻ
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
	- Biết vì sao cần phải kính trọng, lễ phép với người già, yêu thương nhường nhịn em nhỏ.
	- Nêu được những hành vi, việc làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự kính trọng người già, yêu thương em nhỏ.
	- Có thái độ, hành vi thể hiện kính trọng người già, yêu thương nhường nhịn em nhỏ.
	- Ngồi học đúng tư thế.
II/ Đồ dùng dạy - học:
	GV: SGK, bảng phụ, phiếu bài tập
	HS: SGK.
III/ Các hoạt động dạy - học:
1/ Kiểm tra.
2/ Bài mới.
	Giới thiệu bài.
	Dạy - học bài mới
a/ Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung truyện: Sau đêm mưa.
* Mục tiêu: HS biết cần phải giúp đỡ người già , em nhỏ và ý nghĩa của việc giúp đỡ người già em nhỏ.
* Cách tiến hành
- GV đọc truyện: Sau đêm mưa
- HS kể lại truyện 
- Thảo luận 
+/ Các bạn đã làm gì khi gặp bà cụ và em bé?
(Các bạn đã tránh sang một bên để nhường đường cho bà cụ và em bé...)
+/ Vì sao bà cụ cảm ơn các bạn?
(Vì các bạn đã biết giúp đỡ người già và em nhỏ)
+/ Em có suy nghĩ gì về việc làm của các bạn?
+/ Em học được điều gì từ các bạn nhỏ trong truyện? 
(Các bạn đã làm một việc tốt; đã biết kính già, yêu trẻ... Đó là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.)
- Gọi 3 HS đọc ghi nhớ.
b/ Hoạt động 2: Làm bài tập 1 trong SGK
* Mục tiêu: HS nhận biết các hành vi thể hiện tình cảm kính già yêu trẻ
* Cách tiến hành
- Yêu cầu HS làm bài tập 1
- Gọi HS trình bày ý kiến, các HS khác nhận xét
- GVKL: Các hành vi a, b, c, là những hành vi thể hiện tình cảm kính già yêu trẻ. Hành vi d, chưa thể hiện sự quan tâm yêu thương chăm sóc em nhỏ.
3/ Củng cố, dặn dò:
	GV nhận xét giờ học, yêu cầu HS tìm hiểu các phong tục tập quấn thể hiện tình cảm kính già yêu trẻ của địa phương của dân tộc ta.
Chiều
Lịch sử
Tiết 12: Vượt qua tình thế hiểm nghèo
I. Mục tiờu: Giúp HS:
- Biết sau cách mạng tháng Tám nước ta đứng trước những khó khăn to lớn: “giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm”.
	- Biết các biện pháp nhân dân ta đã thực iện để chống lại “giặc đói, giặc dốt”: Quyên góp gạo cho người nghèo, tăng gia sản xuất, phong trào xoá nạn mù chữ, ...
	- Có lòng tự hào về truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc.
	- Ngồi học đúng tư thế.
II. Đồ dựng dạy học: 
- GV: Hỡnh trong SGK phúng to, phiếu học tập của HS.
- HS: SGK, vở BT.
III. Cỏc hoạt động dạy - học:
1. KT bài cũ: 
- Đảng cộng sản VN được thành lập vào ngày thỏng năm nào ? Nờu ý nghĩa của việc thành lập Đảng. 
- Nờu ý nghĩa của sự kiện 2- 9 - 1945? 
2. Bài mới:
	Giới thiệu bài.
	Dạy - học bài mới.
a/ Hoạt động 1: Làm việc theo nhúm 4.
	- GV yờu cầu HS thảo luận theo nhúm bàn cỏc cõu hỏi: 
	+/ Vì sao nói: Ngay sau CMT8 nước ta ở trong tình thế “nghìn cân treo sợi tóc”?
	(Tức tình thế lúc đó vô cùng bấp bênh, nguy hiểm.)
	+/ Em hiểu thế nào là tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”?
	(Cách mạng vừa thành công nhưng đất nước gặp muôn vàn khó khăn tưởng như không vượt qua nổi.)
	+/ Hoàn cảnh nước ta lúc đó có những khó khăn, nguy hiểm gì?
	(Nạn đói năm 1945 ...)
	- Đại diện cỏc nhúm trỡnh bày 
	- Cả lớp và GV nhận xột bổ sung.
	+/ Nếu không đẩy lùi được nạn đói và nạn dốt thì điều gì sẽ sảy ra với đất nước?
	+/ Vì sao Bác Hồ gọi nạn đói và nạn dốt là “giặc?”
	(Vì chúng cũng nguy hiểm như giặc ngoại xâm, chúng có thể làm dân tộc ta suy yếu, mất nước...).
b/ Hoạt đụng 2: Làm việc theo cặp. 
	- HS thảo luận: 
	+/ Để thoỏt khỏi tỡnh thế hiểm nghốo, Bỏc Hồ lónh đạo nhõn dõn ta chống giặc đúi và giặc dốt như thế nào ?
	(Chống giặc đói: Lập “hũ gạo cứu đói”, “ngày đồng tâm” để dành gạo cho dân nghèo; chia ruộng cho nông dân, đẩy mạnh phong trào tăng gia sản xuất nông nghiệp... . Chống “giặc dốt”: Mở lớp Bình dân học vụ ở khắp nơi để xoá nạn mù chữ, xây thêm trường học, trẻ em nghèo được cắp sách tới trường... Chống “giặc ngoại xâm”: Ngoại giao khôn khéo để đẩy quân Tưởng về nước, hoà hoãn, nhượng bộ với pháp để có thời gian chuẩn bị kháng chiến lâu dài.)
	+/ Em hiểu thé nào là Bình dân học vụ? 
	(Lớp Bình dân học vụ là lớp dành cho những người lớn tuổi học ngoài giờ lao động.)
	- Đại diện cỏc nhúm trỡnh bày 
	- Cả lớp và GV nhận xột.
c/ Hoạt động 3: Làm việc cỏ nhõn 
	- HS nờu ý nghĩa của việc đẩy lùi “giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm”.
	- Một số HS trỡnh bày trước lớp.
	- Cả lớp và GV nhận xột 
	- HS quan sỏt hình 2, 3 nờu nội dung của từng hỡnh 
	Cả lớp đọc thầm bài học – 2 HS đọc to
3/ Củng cố, dặn dũ:
	- GV nhận xột giờ học, dặn HS về ôn bài và chuẩn bị bài sau.
Tiếng Việt (ôn)
LTVC: Luyện tập về quan hệ từ
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
 - Củng cố kiến thức đã học về Quan hệ từ, vận dụng vào làm bài tập.
 - Biết sử dụng quan hệ từ để đặt câu, viết văn.
 - Có ý thức tự giác, tích cực học tập.
 - Ngồi học đúng tư thế.
II/ Đồ dùng dạy - học:
 - GV: SGK BT luyện từ và câu, bảng phụ.
 - HS: Vở TV ôn
III/ Các hoạt động dạy - học:
1/ Kiểm tra.
 - Thế nào là quan hệ từ? Đặt câu có sử dụng cặp quan hệ từ.
2/ Bài ôn:
 - GV giúp HS củng cố lại kiến thức về quan hệ từ.
 - GV giao bài tập và hướng dẫn HS làm bài.
* Bài 1. Tìm các quan hệ từ trong các câu sau:
 a/ Nếu việc học tập bị ngừng lại thì nhân loại sẽ chìm đắm trong cảnh ngu dốt, trong sự dã man.
 b/ Cậu không chỉ cho mình những hạt kê ngon lành mà còn cho mình một bài học quý về tình bạn.
* Bài 2. Chuyển các cặp câu sau thành câu ghép có dùng cặp quan hệ từ:
 a/ Rùa biết mình chậm chạp. Nó sẽ cố gắng chạy thật nhanh.
 b/ Thỏ cắm cổ chạy miết. Nó vẫn không đuổi kipk Rùa.
 c/ Thỏ chủ quan coi thường người khác. Thỏ đã thua Rùa.
* Bài 3. Chỉ ra tác dụng của từng cặp quan hệ từ trong mỗi câu sau:
 a/ Vì gió thổi mạnh nên cây đổ.
 b/ Nếu gió thổi mạnh thì cây đổ.
 c/ Nếu Nam học giỏi toán thì Bắc lại học giỏi văn.
 d/ Nếu Nam chăm học thì bạn ấy đã được điểm cao.
HS làm bài. GV quan sát, giúp đỡ Hs gặp khó khăn.
- HS trình bày bài, nhận xét. GV nhận xét, chốt ý đúng.
(- Bài 3: Câu a: - Quan hệ nguyên nhân - kết quả; Quan hệ giả thiết, điều kiện - kết quả.
Câu b: Quan hệ tương phản; Quan hệ giả thiết, điều kiện - kết quả.) 
3/ Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét giờ học, dặn HS về ôn bài và chuẩn bị bài sau.
Thể dục
(Soạn riêng)
Thứ ba ngày 9 tháng 11 năm 2010
Sáng
Khoa học
Tiết 23: Sắt, gang, thép
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
 - Nhận biết một số tính chất của sắt, gang, thép.
 - Nêu được một số ứng dụng trong đời sống và sản xuất của sắt, gang, thép.
 - Quan sát, nhận biết một số đồ dùng làm từ sắt, gang, thép.
 - Ngồi học đúng tư thế.
II/ Đồ dùng dạy - học:
 - GV: Đoạn dây thép ngắn,miếng gang, kéo, SGK, phiếu học tập...
 - HS: SGK, vở BT.
III/ Các hoạt động dạy - học:
1/ Kiểm tra.
 - Nêu đặc điểm và ứng dụng của tre, mây, song?
2/ Bài mới.
 Giới thiệu bài.
 Dạy - học bài mới.
a/ HĐ 1: Nguồn gốc và tính chất của sắt, gang, thép.
* Mục tiêu: Nêu nguồn gốc của sắt, gang, thép và một số tính chất của chúng. 
* Cách tiến hành.
- Bước 1: GV tổ chức và hướng dẫn HS thực hiện:
	+ HS đọc thông tin trong SGK, trao đổi theo nhóm bàn:
	Trong tự nhiên sắt có ở đâu? Gang, thép được làm ra từ đâu? chúng có điểm gì giống và khác nhau?
	(Trong tự nhiên sắt có trong các thiên thạch. Gang, thép được làm ra từ quặng sắt. Gang, thép đều là hợp kim của sắt và các bon. Gang rất cứng và không thể uốn hay kéo thành sợi. Thép có ít các bon hơn gang và có thêm một vài chất khác nên bền và dẻo hơn gang.)
- Bước 2: Làm việc cả lớp.
- HS trình bày ý kiến, nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lại câu trả lời đúng.
b/ Hoạt động 2: ứng dụng của gang, thép trong đời sống. (Làm việc nhóm 2).
* M ...  Hoạt động 1: Cỏc ngành cụng nghiệp và sản phẩm của chúng. 
* Bước 1: Làm việc theo cặp
- GV yờu cầu HS làm bài tập 1 trong SGK
	- HS trỡnh bày kết quả thảo luận 
	 - Cả lớp nhận xét.
	- Gv hỏi thêm:
	- Ngành công nghiệp giúp gì cho đời sống của nhân dân?
	- Một số HS nêu ý kiến:
	+ Tạo ra các đồ dùng cần thiết cho cuộc sống như vải vóc, quần áo, xà phòng, kem đánh răng, ...
	+ Tạo ra các máy móc giúp cuộc sống thoải mái, tiện nghi, hiện đại hơn: máy giặt, điều hoà, tủ lạnh, ...
	+ Tạo ra các máy móc giúp con người nâng cao năng suất lao động, làm việc tốt hơn, ...
	- GV kết luận: Nước ta có nhiều ngành công nghiệp, tạo ra nhiều mặt hàng công nghiệp, trong đó có mặt hàng có giá trị xuất khẩu. Các sản phẩm của ngành công nghiệp giúp đời sống con người thoải mái, hiện đại hơn. Nhà nước ta đang đầu tư để phát triển công nghiệp thành ngành sản xuất hiện đại, theo kịp các nước công nghiệp trên thế giới.
b/ HĐ 2: một số nghề thủ công ở nước ta và snả phẩm của chúng. 
* Bước 1: (Làm việc cả lớp)
- Hóy kể tờn một số nghề thủ cụng mà em biết?
	 - Vài HS nờu, nhận xét. 
	+ Em hãy nêu đặc điểm của nghề thủ công ở nước ta? 
	+ Nghề thủ công có vai trò như thế nào đối với đời sống của nhân dân ta?
 	(+ Nghề thủ công ở nước ta có nhiều và nổi tiếng như: lụa Hà Đông; gốm sứ Bát Tràng, gốm Biên Hoà, chiếu Nga Sơn,...
	+ Đó là các nghề chủ yếu dựa vào truyền thống, và sự khéo léo của người thợ và nguồn nguyên liệu có sẵn.
	+ Nghề thủ công tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động.
	+ Tận dụng nguồn nguyên liệu rẻ, dễ kiếm trong dân gian.
	+ Các sản phẩm có giá trị cao trong xuất khẩu.)
	- GV nhận xét câu trả lời của HS, kết luận: Nước ta có nhiều nghề thủ công nổi tiếng, các sản phẩm thủ công có giá trị xuất khẩu cao, nghề thủ công lại tạo nhiều việc làm cho nhân dân, tận dụng nguồn nguyên liệu rẻ trong nước. Chính vì thế mà Nhà nước đang có nhiều chính sách khuyến khích phát triển các làng nghề thủ công truyền thống.
3/ Củng cố, dặn dũ:
	- GV nhận xét giờ học, dặn HS về ôn bài và chuẩn bị bài sau.
Chiều
Khoa học
Tiết 24: Đồng và hợp kim của đồng
I. mục tiêu: Giúp HS:
- Biết được một số tính chất của đồng. Nêu được tính chất của đồng và hợp kim của đồng.
- Kể tên được một số dụng cụ, máy móc, đồ dùng được làm bằng đồng và hợp kim của đồng.
- Biết cách bảo quản những đồ dùng bằng đồng có trong nhà.
- Ngồi học đúng tư thế.
II. đồ dùng dạy - học:
Hình minh hoạ trang 50, 51 SGK.
Vài sợi dây đồng ngắn.
Phiếu học tập có sẵn bảng so sánh về tính chất giữa đồng và hợp kim của đồng (đủ dùng theo nhóm, 1 phiếu to) 
III. các hoạt động dạy - học:
1/ Kiểm tra.
	- Nêu nguồn gốc, tính chất của sắt? 
	- Hợp kim của sắt là gì? chúng có những tính chất gì? Nêu ứng dụng của gang, thép trong đời sống.
2/ Bài mới.
	Giới thiệu bài.
	Dạy - học bài mới.
a/ HĐ 1: Tính chất của đồng.
- Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm, mỗi nhóm 4 HS.
- Phát cho mỗi nhóm 1 sợi dây đồng.
- Yêu cầu HS quan sát cho biết:
+ Màu sắc của sợi dây?
+ Độ sáng của sợi dây?
+ Tính cứng và dẻo của sợi dây?
- Một nhóm phát biểu ý kiến, các nhóm khác bổ sung và đi đến thống nhất: Sợi dây đồng màu đỏ, có ánh kim, màu sắc sáng, rất dẻo, có thể uốn thành các hình dạng khác nhau.
- GV kết luận: Sợi dây hồng có màu đỏ nâu, có ánh kim, dẻo, dễ dát mỏng, có thể uốn thành nhiều hình dạng các nhau.
b/ HĐ 2: nguồn gốc, so sánh tính chất của đồng và hợp kim đồng.
	- GV cho HS làm việc theo nhóm 2.
- Các nhóm cùng đọc thông tin trong SGK và hoàn thành vào bảng.
- Một số nhóm trình bày, nhận xét. GV nhận xét, đưa ý đúng.
Tính chất
Đồng
Hợp kim của đồng
Đồng thiếc
Đồng kẽm
- Có màu nâu đỏ, có ánh kim.
- Rất bền, dễ dát mỏng và kéo thành sợi, có thể dập và uốn thành bất kỳ hình dạng nào.
- Dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.
- Có màu nâu, có ánh kim, cứng hơn đồng.
- Có màu vàng, có ánh kim, cứng hơn đồng.
+/ Theo em đồng có ở đâu? (Đồng có trong tự nhiên và có trong quặng đồng).
(GV giảng thêm: Đồng là kim loại được con người tìm ra và sử dụng sớm nhất. Người ta đã tìm thấy đồng trong tự nhiên nhưng phần lớn đồng được chế tạo từ quặng đồng lẫn với một số chất khác. Đồng có ưu điểm hơn các kim loại khác là rất bền, dễ nát mỏng và kéo thành sợi, có thể dập và uốn thành bất kỳ hình dạng nào. Đồng có màu đỏ nâu, có ánh kim, dẫn nhiệt và dẫn điện tốt. Hợp kim của đồng với thiếc có màu nâu, với kẽm (còn gọi là đồng thau) có màu vàng. Hợp kim của đồng cũng có ánh kim nhưng cứng hơn đồng)
c/ HĐ 3: Một số đồ dùng được làm bằng đồng và hợp kim của đồng, cách bảo quản.
- Yêu cầu HS quan sát các hình minh hoạ và cho biết:
+/ Tên đồ dùng đó là gì?
+/ Đồ dùng đó được làm từ vật liệu gì? Chúng thường có ở đâu?
- HS TL, nhận xét. GV nhận xét, chốt ý:
(Hình 1: Lõi dẫn điện được làm bằng đồng. Đồng dẫn nhiệt và dẫn điện tốt.
Hình 2: Đôi hạc, tượng, lư hương, bình cổ được làm từ hợp kim của đồng. Chúng thường có ở đình, chùa, miếu, bảo tàng,...
Hình 3: Kèn được làm từ hợp kim của đồng. Kèn thường có ở viện bảo tàng, các ban nhạc, giàn nhạc giao hưởng.
Hình 4: Chuông đồng được làm từ hợp kim của đồng, chúng thường có ở đình chùa, miếu...
Hình 5: Cửu đỉnh ở Huế được làm từ hợp kim của đồng.
Hình 6: Mâm đồng được làm từ hợp kim của đồng. Mâm đồng thường có ở các gia đình địa chủ thời xưa, viện bảo tàng, những gia đình giàu có...) 
+/ Em còn biết những sản phẩm nào khác được làm từ đồng và hợp kim của đồng? (Trống đồng, dây quấn động cơ, thau đồng, chậu đồng, vũ khí, nông cụ lao động,...)
+/ ở gia đình em có những đồ dùng nào bằng đồng? Em thường thấy người ta làm như thế nào để bảo quản các đồ dùng bằng đồng?
Kết luận: Đồng là kim loại được sử dụng rộng rãi bởi tính chất mềm dẻo, dễ dán mỏng, dẫn nhiệt và điện tốt. Đồng được sử dụng làm các đồ điện, dậy điện, một số bộ phận của ô tô, tàu biển,... Các hợp kim của đồng được dùng để làm các đồ dùng trong gia đình như nồi, mâm,.... các nhạc cụ như kèn, cồng, chiêng,.... hoặc chế tạo vũ khí, đúc tượng,.....Các đồ dùng bằng đồng để ngoài không khí thường bị xỉn màu nên thỉnh thoảng người ta lại dùng thuốc đánh đồng để đánh bóng, lau chùi làm cho đồ dùng bằng đồng sáng bóng trở lại.
3/ Củng cố, dặn dò:
	- GV yêu cầu HS trả lời nhanh các câu hỏi : 
+ Đồng và hợp kim của đồng có tính chất gì?
+ Đồng và hợp kim của đồng có ứng dụng gì trong đời sống?
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- Nhận xét tiết học, khen ngợi những HS thuộc bài ngay tại lớp, tích cực tha gia xây dựng bài.
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
Thứ sáu ngày 12 tháng 10 năm 2010
Tập làm văn
Tiết 24: Luyện tập tả người
(Quan sát và lựa chọn chi tiết)
I. Mục tiêu: Giúp HS:
 - Phát hiện những chi tiết tiêu biểu, đặc sắc về hanùh dáng hoạt động của nhân vật qua bài văn mẫu Bà tôi và người thợ rèn
 - Biết cách quan sát hay viết một bài văn tả người phải chọn lọc để đưa vào bài những chi tiết nổi bật và gây ấn tượng
 - Vận dụng để ghi lại kết quả quan sát ngoại hình của một người thường gặp .
 - Ngồi học đúng tư thế.
II. Đồ dùng dạy - học:
 - SGK, bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy - học:
1/ Kiểm tra.
 +/ Hãy nêu cấu tạo của bài văn tả người.
 - Nhận xét, ghi điểm.
2/ Bài mới.
 - Giới thiệu bài
 - Dạy - học bài mới.
a/ Hướng dẫn làm bài tập
 * Bài 1
 - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài 
 - HS hoạt động nhóm
 - 1 Nhóm làm vào giấy khổ to, dán bài lên bảng 
 - Gọi HS đọc phiếu đã hoàn chỉnh. HS khác nhận xét. GV nhận xét, chốt ý: (Những chi tiết tả đặc điểm ngoại hình của người bà:
 + mái tóc đen và dày kì lạ, phủ kín 2 vai , xoã xuống ngực , xuống đầu gối , mớ tóc dày khiến bà đưa chiếc lược thưa bằng gỗ một cách khó khăn
 + Giọng nói: trầm bổng, ngân nga như tiếng chuông , khắc sâu và dễ dàng vào trí nhớ của đứa cháu, dịu dàng, rực rỡ đầy nhựa sống như những đoá hoa.
 + Đôi mắt: hai con ngươi đen sẫm nở ra , long lanh, dịu hiền khó tả , ánh lên những tia sáng ấm áp, tươi vui.
 + Khuôn mặt: đôi má ngăm ngăm đã có nhiều nếp nhăn nhưng khuôn mặt hình như vẫn tươi trẻ.)
 +/ Em có nhận xét gì về cách miêu tả ngoại hình của tác giả?
 (Tác giả quan sát người bà rất kĩ, chọn lọc những chi tiết tiêu biểu về ngoại hình của bà để tả.)
* Bài 2
 - Tổ chức HS làm như bài tập 1
 +/ Em có nhận xét gì về cách miêu tả anh thợ rèn đang làm việc của tác giả?
 (Tác giả quan sát kĩ từng hoạt động của anh thợ rèn: bắt thỏi thép, quai búa , đập...)
 +/ Em có cảm giác gì khi đọc đoạn văn?
 (Cảm giác như đang chứng kiến anh thợ làm việc và thấy rất tò mò, thích thú.)
 - GV kết luận chung: việc biết chọn lọc chi tiết tiêu biểu khi miêu tả sẽ làm cho người này khác biệt với mọi người xung quanh, làm cho bài văn sẽ hấp dẫn hơn, không lan tràn, dài dòng.
3/ Củng cố, dặn dò:
	- GV nhận xét giờ học, dặn HS về ôn bài và chuẩn bị bài sau.
Sinh hoạt
Kiểm điểm tuần 12
I/ Mục tiêu.
- Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua.
- Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần tới.
- Giáo dục HS ý thức chấp hành nội quy trường lớp.
II/ Chuẩn bị.
 - Giáo viên: nội dung buổi sinh hoạt.
 - Học sinh: ý kiến phát biểu.
III/ Tiến trình sinh hoạt.
1/ Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua.
a/ Các tổ thảo luận, kiểm điểm ý thức chấp hành nội quy của các thành viên trong tổ.
- Tổ trưởng tập hợp, báo cáo kết quả kiểm điểm.
- Lớp trưởng nhận xét, đánh giá chung các hoạt động của lớp.
- Báo cáo giáo viên về kết quả đạt được trong tuần qua.
- Đánh giá xếp loại các tổ. 
- Giáo viên nhận xét đánh giá chung các mặt hoạt động của lớp .
- Về học tập:
- Về đạo đức:
- Về duy trì nề nếp, vệ sinh, múa hát, tập thể dục giữa giờ:
- Về các hoạt động khác.
*Tuyên dương: 
* Phê bình:
2/ Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần 13:
- Phát huy những ưu điểm, thành tích đã đạt được
- Tiếp tục thi đua học tập giành nhiều hoa điểm tốt chào mừng ngày 20/11.
- Chăm sóc và hoàn thành công trình măng non.
- Khắc phục khó khăn, duy trì tốt nề nếp lớp.
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 5 Tuan 12.doc